« Home « Kết quả tìm kiếm

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH


Tóm tắt Xem thử

- NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆPCạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường.
- Theo các nhà kinh tế, môi trườngcạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tớinăng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợinhuận.
- Do đó, đạt được vị thế cạnhtranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.Mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích cácyếu tố cấu thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau.Phân tích sức cạnh tranh là công việc rất phức tạp.
- Đó là tác động của người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạolàm nên năng lực cạnh tranh.
- là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lựctạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp.
- là hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhànước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một quốc gia, là các cơ cấu tổ chức xãhội của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngành.1 – Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp a – Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩmVề nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm đó.Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra nhữngsản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng.
- ở đây có một số lưu ý:Thứ nhất, ngày nay các sản phẩm nói chung có vòng đời tương đối ngắn, kể cả các vậtphẩm tiêu dùng lâu bền như các đồ dùng gỗ, điện tử, phương tiện đi lại… Người tiêudùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình dáng, mẫu mã đẹphơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống… Do đó, doanh nghiệp phảicó sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phùhợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng.
- Để làm được, doanh nghiệp phải chi phí nhiềutiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường.Công đoạn này trong doanh nghiệp thường được gọi là giai đoạn thiết kế và nó cũng gópphần tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
- Ngày nay, ở các nước lạc hậu, khảnăng thiết kế còn ở trình độ thấp, các doanh nghiệp có thể mua, thuê bản quyền thiết kếcủa các doanh nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc giacông.
- Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc mua bản quyền thiết kế cólợi hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến thiết kế đó để mang lại bảnsắc riêng có của doanh nghiệp.
- Những sáng tạo thêm sẽ tạo cho sản phẩm của doanhnghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản phẩm.Phương thức thứ hai là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sảnphẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
- Cáchthức để doanh nghiệp có thể làm chủ loại công nghệ đó là: 1 – Doanh nghiệp luôn là đơnvị đi đầu trong nghiên cứu, phát minh công nghệ của ngành.
- Hoạt động phát minh đòi hỏi chi phí tốn kém và có độ rủiro cao nên các doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh mới có tính khảthi cao.
- 2 – Doanh nghiệp có khả năng chuyển giao công nghệ từ tổ chức khác và cải tiếnđể nó trở thành công nghệ đứng đầu.
- Tuy nhiên, để chuyển giao công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp phải có kinhnghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người laođộng sáng tạo và có môi trường doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo.Phương thức thứ ba là cách thức bao gói sản phẩm thuận tiện và khả năng giao hànglinh hoạt, đúng hạn.
- Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong mua,bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng lựachọn sản phẩm của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, trong xãhội hiện đại, thời gian là vốn quý của người tiêu dùng, nếu được thỏa mãn đúng lúc thì lợiích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn, sức hấp dẫn của sản phẩm tăng lên.
- Ngày nay, cácdoanh nghiệp đều tìm các phương thức giao hàng tiện lợi, thoải mái, tốn ít thời gian vàđặc biệt là đúng hẹn cho sản phẩm của mình.
- Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tạinhà theo đặt hàng điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thứcgiúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả.b – Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmThị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào sức cạnh tranhcủa sản phẩm.
- Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn,dịch vụ bán hàng tiện lợi hơn so với các đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ giành được thịphần xứng đáng.
- Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, khách hàng có thể thích mua hàng hóaở cửa hàng gần nhà, thích tiêu dùng sản phẩm mà họ đã trải nghiệm là phù hợp, tiêu dùngloại sản phẩm mà họ hiểu biết nhiều, hoặc ưu tiên mua hàng ở các cửa hàng sang trọng…Để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm tối ưu của mình, các doanh nghiệp phải tìm cách tậndụng các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bánhàng tối ưu, thông qua quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệusản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm vàchi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cònkết hợp với các doanh nghiệp khác thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh,văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm củamình.c – Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ,nhân lực, quản lýSức cạnh tranh của doanh nghiệp do chính sức mạnh về tài chính, công nghệ, nhân lực vàkhả năng quyết sách đúng, linh hoạt của doanh nghiệp quy định.
- Ngày nay, sức mạnh tàichính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quyđịnh mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính,ngân hàng quy định.
- Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớntài trợ cho các dự án hiệu quả của mình.
- Trên thị trường tài chính, uy tín của doanh nghiệp do quy mô tài sản, do truyềnthống làm ăn đứng đắn và hiệu quả, do các quan hệ đối tác lành mạnh… quy định.
- Đểnâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinhdoanh chân chính, hiệu quả, lâu dài và luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như tài sản vôgiá của doanh nghiệp.Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạovà giữ người tài.
- Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho ngườilao động sáng tạo mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu,phù hợp với yêu cầu của mình.
- Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quảchính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lựccạnh tranh.
- Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ nhưchính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất lànhững lao động giỏi.Về phần công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thìthị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp.
- Do đó, năng lựcnghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng thànhlập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp.
- đề ra các chính sách hấpdẫn để thu hút người tài làm việc cho doanh nghiệp.
- Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môitrường thuận lợi cho từng người lao động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc củahọ.Ngày nay, thị trường cán bộ quản lý cao cấp đã hình thành, nhưng số cán bộ quản lý giỏicó tình trạng cung ít hơn cầu.
- Vì thế, bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạocán bộ quản lý cho chính mình.
- Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trungthành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùngngười, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độlinh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.
- Tổng hợp các năng lực tài chính, nhân sự vàcông nghệ là tỷ lệ và quy mô sinh lợi của doanh nghiệp.
- Nếu cả hai tiêu chí tỷ suất vàkhối lượng lợi nhuận đều khả quan thì doanh nghiệp có thêm sức mạnh tiềm tàng để hạgiá, chia sẻ lợi nhuận cho đối tác, đầu tư cho nghiên cứu, tiếp thị… và sẽ gián tiếp làmtăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.2 – Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệpDưới góc nhìn của doanh nghiệp, cạnh tranh là một tất yếu khách quan.
- Xét về ích lợi,cạnh tranh là động lực buộc doanh nghiệp phải nỗ lực tìm kiếm sản phẩm phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng, phải tìm ra cách thức sản xuất có chi phí xã hội chấp nhận được,đồng thời là cuộc đua tranh để tiến đến vị trí của người giỏi nhất.
- Trong thời đại thương mại tự do đang thắng thế trênquy mô thế giới hiện nay, vị thế cạnh tranh chính là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệptồn tại và phát triển.Là một nước đi sau trong phát triển kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam có thểthông qua các bài học của doanh nghiệp nước khác để tránh được sai lầm.
- Căn cứ vàokinh nghiệm đã có và thực tiễn kinh tế ngày nay, có thể gợi ý các hướng suy nghĩ về cạnhtranh cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:Thứ nhất, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và thị trườngthế giới đã tương đối tự do.
- Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựngchiến lược cạnh tranh của mình trên cơ sở lợi thế cạnh tranh xét ở quy mô thị trường thếgiới.
- Sản xuất sản phẩm gì, tập trung chuyên môn hóa để bảo đảm chất lượng và giảm chiphí hay nên đa dạng hóa sản phẩm ngay từ đầu để tận thu thị trường và tránh rủi ro.
- Tuy nhiên,doanh nghiệp nước ta, trừ các sản phẩm có tính đặc sản, còn các sản phẩm khác đứngcách rất xa các doanh nghiệp đứng đầu thế giới về kỹ thuật và quy mô sản phẩm.
- Vì vậy,chiến lược phát triển doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn một trong hai cách: Chuyên môn hóasản phẩm hẹp trong mạng sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia.
- Liên doanh, liênkết để sử dụng ưu thế của doanh nghiệp khác quốc tế hóa sức cạnh tranh của doanhnghiệp mình.
- Nếu tự mình làm mọi việc và đi từ đầu thì làm cho quãng đường đuổi kịpđối thủ cạnh tranh sẽ càng dài thêm.
- Do đó, nên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tất cảcác lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
- Song lợi thế cạnh tranh của một đất nướccũng như của một doanh nghiệp có tính biến động rất lớn theo đà phát triển của tiến bộkhoa học – kỹ thuật, công nghệ và của nhu cầu tiêu dùng.
- Chính vì thế, doanh nghiệpViệt Nam cần phát hiện, khai thác mọi lợi thế so sánh để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.Muốn vậy, cần khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường trong nước và thếgiới.
- Chỉ trong cọ xát với đối thủ cạnh tranh thì các tiềm năng vốn có mới được phát hiệnvà sử dụng triệt để.Thứ hai, phải thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh để tổ chức lại các doanhnghiệp trong nền kinh tế.
- Trong tương quan thị trường, một doanh nghiệp tăng trưởngmạnh hơn thì sẽ lấy mất thị trường đã có hoặc sẽ có của doanh nghiệp khác.
- Nhờ đó, cácdoanh nghiệp có cách tổ chức mới, hiệu quả sẽ được thiết lập trên thị trường, các doanhnghiệp không thể thay đổi buộc phải rút khỏi thị trường làm cho nền kinh tế liên tục tiếnvề mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn.
- Nói cáchkhác, cần dùng cạnh tranh để luyện doanh nghiệp Việt Nam có bước trưởng thành.
- Kinhnghiệm Nhật Bản cho thấy, để có hệ thống doanh nghiệp mạnh, nhà nước chỉ hỗ trợ cácdoanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, và cũng chỉ hỗ trợ thông qua các giải pháp để cóthị trường thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh, nhờ đó các doanh nghiệp Nhật Bảntrưởng thành rất nhanh chóng.Thứ ba, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, về cơ bản phụ thuộcvào chiến lược của từng doanh nghiệp cụ thể.
- Trong thực trạng của doanh nghiệp ViệtNam hiện nay có một số điểm chung cần lưu ý như:- Các doanh nghiệp chưa khai thác hết khả năng tạo uy tín và hiệu quả thông qua chínhsách tài chính hỗ trợ tối đa cạnh tranh để có thể tiếp cận nguồn vốn không đến nỗi khanhiếm hiện nay.
- Vấn đề là cácdoanh nghiệp phải năng động, phải đầu tư để có thông tin thị trường và thông tin về đốithủ để có quyết sách đầu tư đúng đắn, qua đó mới có sức mạnh về sản phẩm, về giá cả vàquy mô để thắng thế trong cạnh tranh.
- Lợi thế lao động này có thể khai thác trênphương diện phí đào tạo chuyên môn hóa hẹp và chuyển nghề thấp, độ khéo léo của côngnhân nếu được sử dụng thích hợp có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao.Lượng lao động xã hội khá lớn và độ tuổi trung bình trẻ là lợi thế giúp doanh nghiệpnhanh chóng đổi mới kỹ thuật mà không vấp phải lực cản lớn.
- Điều căn bảntrong doanh nghiệp là ban quản lý phải gắn với lợi ích của công nhân, công khai các lolắng cùng công nhân và tạo nên không khí cởi mở, tin tưởng lẫn nhau.
- Doanh nghiệp hiệnnay cũng còn chi phí quá ít cho đào tạo lâu dài nguồn nhân lực, chất lượng lao động chưađược tiêu chuẩn hóa, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động củadoanh nghiệp.
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng caonăng suất lao động, tăng thu nhập cho công nhân, đồng thời giảm chi phí lương trong sảnphẩm.
- Cóđội ngũ cán bộ quản lý đầy năng lực, tích cực, năng động và tận tụy là lợi thế so sánh lớnnhất của doanh nghiệp trong cạnh tranh.Doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực mở cửa liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác,kể cả doanh nghiệp nước ngoài.
- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thếgiới cho thấy: không có doanh nghiệp nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của ngành.
- Đợichờ sự tích tụ năng lực trong từng doanh nghiệp ngày nay thì rất chậm.
- Tăng quy mô sảnxuất bằng vốn vay cũng chỉ giải quyết được những lợi thế hạn hẹp của một doanh nghiệp,còn liên doanh, liên kết, thậm chí sát nhập để trở thành các tập đoàn kinh tế lớn sẽ ngaylập tức hội tụ được các lợi thế mà từng doanh nghiệp đã tích lũy được theo những conđường khác nhau.
- Liên kết để cùnghợp lực cạnh tranh có lẽ là mặt yếu kém lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam.
- Trong nềnkinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp còn cần đến cả những liên kết xã hội mangtính ngành nghề nhằm hỗ trợ nhau về mặt tổ chức và pháp lý trong môi trường cạnh tranhquốc tế.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt