« Home « Kết quả tìm kiếm

KInh Tế Chính Trị


Tóm tắt Xem thử

- Câu hỏi ôn tập giữa kì môn kinh tế chính trịCâu 1: Nội dung cơ bản của quy luật giá trị là gì? Ví dụ minh họa? Vận dụng quy luật này vào quá trìnhphát triển kinh tế VN?* Nội dung cơ bản của quy luật giá trị- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sx hàng hóa.
- Ở đâu có sx và trao đổi hàng hóa thì ở đó cósự hoạt động của quy luật giá trị.-Quy luật giá trị yêu cầu việc sx và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí laođộng xã hội cần thiết.
- Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sx muốn bán được hàng hóa trên thịtrường, muốn được xã hội thừa nhận SP thì lượng giá trị của một hàng hóa các biệt phải phù hợp vớithời gian lao động xã hội cần thiết, vì vậy họ luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏhơn hoặc bằng hao phí xh cần thiết.- Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xh làm cơ sở, không dựatrên giá trị cá biệt.- Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị(giá trị như trục của giá cả) dưới tác động của quan hệ cung-cầu.
- Thông qua sự vận động của giá cả thịtrường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Những người sx và trao đổi hàng hóa phải tuântheo mệnh lệnh của giá cả thị trường.Ví dụ:Cả 2 người đều bán cùng một sản phẩm với giá bán như nhau nhưng thời gian hao phí lao độngcần thiết của người thứ nhất là 5h, của người thứ hai là 10h thì người thứ nhất sẽ lỗ vì giá cả được tínhbằng mức hao phí trung bình của xã hội và người mua chỉ chấp nhận trả giá với mức hao phí trung bìnhnên người thứ nhất sẽ không bù đắp đủ chi phí Khi giá café tăng, nhiều người trồng café dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu.
- Điều đó cho thấy giá cảkhông chỉ phụ thuộc vào giá trị mà còn dựa vào quan hệ cung-cầu.*Vận dụng quy luật giá trị vào quá trình phát triển kinh tế VN- Hàng hóa được sàn xuất trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau nhưng trên thịtrường được trao đổi mua bán theo giá tương ứng với mức hao phí trung bình của xh.
- Vì vậy người sxcần hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí xh cần thiết bằng cách cải tiếnkhoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, làm chủ công nghệ mới đồng thời đẩy mạnh công tác đàotạo chuyên môn kĩ thuật cho người lao động.-Hàng hóa cần được sx theo mối quan hệ cung cầu để cân bằng thị trường và tránh gây thiệt hại.-Giảm chi phí vận chuyển, phân phối bằng cách đặt các nhà máy sx gần nguồn nguyên liệu và nơi tiêuthụ.- Cần tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại ở các thịtrường tiềm năng.Câu 2: Tại sao nói sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Theo bạn sức lao động ở VN hiện nay có phải làhàng hóa không? Tại sao?-Sức lao động là hàng hóa khi thỏa mãn những điều kiện nhất định+ Người lao động tư do về thân thể+Người lao động không có đủ tư liệu sx cần thiết nên phải bán đi sức lao động-Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng+ Thuộc tinh giá trị: hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Ngoài những nhu cầuvề vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa… Những nhu cầu đó phụthuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi quốc gia ở từng thời kì, đồng thời còn phụ thuộc vào điều kiện địalí, khí hậu…+Thuộc tính giá trị sử dụng: Hàng hóa sức lao động có tính đặc biệt mà không hàng hóa thông thườngnào có được đó là trong quá trình sử dụng, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ralượng giá trị lớn hơn, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà chỉ có hàng hóa sức lao động mới có thểtạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt( giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động mà có).Những điều kiện trên đã biến hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc tính màkhông loại hàng hóa thông thường nào có được.*Theo quy định của nhà nước, sức lao động là hàng hóa khi thỏa mãn hai điều kiện+ Người lao động tư do về thân thể+Người lao động không có đủ tư liệu sx cần thiết nên phải bán đi sức lao độngCâu 3: Tại sao nói cạnh tranh là động lực của phát triển kinh tế XH? Vn cần làm gì để nâng cao nănglực cạnh tranh?*Cạnh tranh là động lực của phát triển kinh tế xh vì mang lại nhiều tác động tích cực trong nền kinh tếthị trường- Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lí, bất bìnhđẳng trong kinh doanh-Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, áp dụng cáccông nghệ mới và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.-Thúc đẩy sự đa dạng hóa SP đáp ứng nhu cầu phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xh vàphát triển nền kinh tế-Giúp nền kinh tế nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổsung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.*Việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnhtranh mạnh mẽ giữa các quốc gia hiện nay.
- Do vậy, để nâng cao năng lực canh trạnh, VN cần:-Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, hoàn thiện cơ chế phối hợp đa ngành, đa lĩnhvực, đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất cho các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, phát triển cácngành xuất khẩu tiềm năng.-Nâng cao hiệu quả huy động tiếp cận nguồn lực và thị trường trong nước, thế giới, thúc đẩy mạnh mẽliên kết trong nước giữa các ngành kinh tế, các khu vực, các vùng kinh tế và năng lực hội nhập quốc tế.Tập trung phát triển và tăng cường tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sx, đặc biệt là vốn, laođộng, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài nguyên-Phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp ở Vn.
- Tạo lập môi trường pháp lí đảm bảo quyền tự dokinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế có sự điều tiết vĩ mô củanhà nước.-Coi trọng các kế hoạch phát triển bền vững, xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả Chương trình nghịsự 2030 của LHQ về phát triển bền vững.Câu 4: Tại sao nói đầu tư vốn ra nước ngoài là tất yếu? Việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo ranhững tác động tích cực và tiêu cực gì? Biện pháp khác phục?*Đầu tư vốn ra nước ngoài là tất yếu vì:Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu to lớntrong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình.
- Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia nàyvà các nước đang phát triển ngày càng giãn cách nhưng sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đòihỏi phải kết hợp chung lại.
- Các nước phát triển không chỉ tìm thấy ở các nước đang phát triển nhưng cơhội đầu tư hấp dẫn do chi sx giảm, lợi nhuận cao, thuận lợi trong việc dịch chuyển thiết bị, công nghệ lạchậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêuthụ SP.
- Ngược lại, các nước đang phát triển cũng đang trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầutư, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngàycàng xa.
- Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào.
- Có nhucầu vốn, có nguốn cung cấp từ đó làm xuất hiện những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia.
- Các dòng vốndi chuyển tuân theo đúng qui luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách khách quan, do vậy hoạt động đấu tưra nước ngoài mang tính tất yếu khách quan.*Tích cực:-Cung cấp vốn, công nghệ, tiến bộ khoa học kĩ thuật và mở rộng quy mô sản xuất như máy móc, thiết bị,nhà xưởng… tạo ra những năng lực sản xuất mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ởcác nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-Đầu tư từ nước ngoài sẽ làm tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế dưới hình thức máy móc, thiết bị, nhàxưởng, dẫn đến năng suất lao động cao hơn và tiền lương của người lao động được cải thiện.-Đầu tư từ nước ngoài là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ, các tiến bộ khoa học đãđược phát triển và đang được sử dụng ở các quốc gia giàu hơn, dẫn đến năng suất lao động cao hơn vàtiền lương của người lao động được cải thiện.-Đầu tư nước ngoài còn giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp cho các nước nhận đầutư.Chính vì những lý do này, nhiều nhà kinh tế khuyên Chính phủ các quốc gia kém phát triển ửng hộ cácchính sách khuyến khích đầu tư từ nước ngoài.*Tiêu cực:-Các nước đầu tư thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mớicông nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ.
- Chính vì vậy việcchuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là:+Tính giá trị thực của những máy móc chuyển giao rất khó làm cho nước đầu tư thường bị thiệt hạitrong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợinhuận.+Gây tổn hại môi trường sinh thái.+Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thểcạnh tranh trên thị trường thế giới.-Các nước nhận đầu tư từ nước ngoài sẽ chịu sự phụ thuộc vào vốn, kĩ thuật, mạng lưới tiêu thụ hànghóa của các công ty xuyên quốc gia- Chi phí của việc thu hút FDI: Các nước tiếp nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tưnhư là được nhà nước bảo hộ thuế quan, giảm thuế, miễn thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng trongmột thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài và một số các dịch vụ trong nước có chiphí rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước.
- làm cho lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mànước chủ nhà nhận được.-Tổn hại đến môi trường đất, nước, không khí, rừng…tại các khu công nghiệp chưa được đầu tư hệthống xử lý hiện đại-Ảnh hưởng ổn định chính trị của các nước nhận đầu tư, mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn vớithành thị.*Biện pháp khắc phục-Thay đổi chiến lược thu hút FDI: chọn lọc các lĩnh vực cho phép đầu tư và ưu tiên chọn các nhà đầu tưcó công nghệ cao, hiện đại thân thiện với môi trường.-Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đầu tư: điều chính các chính sách thuế, chính sách tiền tệ vàchính sách tài khóa, áp dụng các biện pháp liên quan đến tỷ giá và điều tiết dự trữ ngoại hối thích hợp vàtránh sự lợi dụng trong việc ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư, hiện tượng chuyển giá của các nhà đầutư nước ngoài.-Thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, lành mạnh thị trường vốn: Cải thiện chất lượng nguồn cung chứngkhoán, chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành.
- Quản lý vốn nhằm điều tiết và giảm thiểu sự biến động của các dòng vốn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt