« Home « Kết quả tìm kiếm

Làm gì để tăng năng suất lao động


Tóm tắt Xem thử

- Làm gì để tăng năng suất lao động ? Năng suất lao động xã hội là nhân tố bảo đảm cho sản xuất phát triển và đời sống con ngườiđược nâng cao.
- Nhờ tăng năng suất lao động mà khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ choxã hội, doanh thu và lợi nhuận tăng.
- Tăng năng suất lao động xã hội là yếu tố quyết định nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, thúc đẩy hộinhập.
- Nhân tố tác động đến tăng năng suất lao động Theo những nghiên cứu gần đây thì có nhiều nhân tố tác động đến tăng năng suất lao độngnhư:1.chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao động;2.khoa học, kỹ thuật và công nghệ;3.tổ chức và cơ cấu sản xuất;4.quản lý lao động;5.tài nguyên thiên nhiên và khí hậu.
- ổn định chính trị xã hội quốc gia và ổn định của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...Trong các nhân tố đó,chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao động cótác động mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợp người lao động với tư liệu sảnxuất và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ xã hội.Trình độ lànhnghề và tác phong làm việccủa người lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụsản xuất thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản phẩmhàng hoá có tính chuyên nghiệp hoá.
- Người lao động có trình độ nghề nghiệp không nhữngcần có kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất.
- Thực tế cho thấychỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếpcận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có ý thứcvà tinh thần sáng tạo.
- Có thể nói, thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta trong hơn20 năm qua quan trọng nhất chính là do tăng năng suất lao động xã hội mà có.Gắn liền với người lao động để tăng năng suất lao động là công cụ sản xuất với trang bị côngnghệ và kỹ thuật ngày càng cao.
- Đó là máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất tiên tiến cùng cácquy trình sản xuất và quản lý hiện đại, giảm bớt những chi phí trung gian.
- Khoa học, côngnghệ, kỹ thuật luôn gắn với tổ chức bộ máy quản lý, quá trình hợp lý hoá sản xuất nhằm thúcđẩy sản xuất mang tính cạnh tranh hơn và người lao động làm việc hiệu quả hơn, sản phẩmnhiều hơn, chất lượng cao hơn, tiêu thụ được nhiều hơn...Việc tăng năng suất lao động xã hội có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩynhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những chính sách an sinh xã hội.Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động xã hội là yêu cầu thường xuyên và cấp thiết để nềnkinh tế của các quốc gia phát triển nhanh và bền vững.
- Như Lê-nin từng chỉ rõ: Suy cho cùngthì năng suất lao động là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho chế độ xã hội này chiến thắng chế độxã hội khác.
- Giải pháp nâng cao năng suất lao động Trong những năm từ 2001 đến 2008 năng suất lao động ở Việt Nam tăng gấp năm lần, nhưngcòn nhỏ bé vì GDP và thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Năng suất lao động tuy tăng nhưngkhông ổn định, không đều ở các ngành và thành phần kinh tế.
- Năng suất lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm sút, thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng liêntục với mức cao, thành phần kinh tế nhà nước tăng nhưng không ổn định.
- So với các nước thì năng suất lao động ở nước ta còn thấp, thí dụ năm 2006, so với Xin-ga-po chỉ bằng 4,5%, sovới Mỹ bằng 4,2% và bằng 53,2% so với Trung Quốc và với Lào chỉ bằng 82,3%.Để năng suất lao động tăng tốc hơn nữa, một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là nhận thức đầy đủvai trò của năng suất lao động trong điều kiện mới.
- Năng suất lao động là nhân tố quyết địnhnăng lực cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ dài, chứ không chỉ trong ngắn hạn.
- Suốt mấy thậpkỷ qua, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa trên khai thác lao động giárẻ và tài nguyên thiên nhiên, tăng cường độ lao động và tăng vốn đầu tư chứ chưa thật sự tínhtoán đầy đủ đến những hệ luỵ cùng những hạn chế nên năng suất lao động tăng không ổnđịnh, dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia ở mức thấp.Từ những thay đổi nhận thức này chúng ta cần phải thay đổi những chính sách để cho nềnkinh tế phát triển theo chiều sâu và bền vững.
- Phải cơ cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, thay đổi cơ cấu đầu tư và chính sách sử dụng nguồn nhân lực cũng như thayđổi một cách căn bản để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế trí thức, hội nhập, tham gia tích cựcquá trình toàn cầu hoá.Hiện nay, việc cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra rất bức thiết vì sau cuộc khủng hoảng tài chính vàsuy giảm kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hoá đang gặp khó khăn.
- Do vậy phải đẩy mạnh táicơ cấu kinh tế trong các ngành kinh tế, nghề, sản phẩm, thành phần kinh tế, vùng kinh tế và cảvề mô hình phát triển kinh tế theo hướng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùngcủa dân cư và tiêu dùng của Nhà nước ngày một tăng (tiêu dùng nội địa) và nhu cầu xuấtkhẩu.
- Việc tái cơ cấu kinh tế cần xuất phát từ lợi thế có tầm dài hạn, nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh, đóng góp nhiều cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động để tái sản xuất sứclao động.
- Coi trọng cơ cấu lại kinh tế của các ngành vì năng suất lao động đóng góp hơn 55%là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành có năng suất lao động thấp sang ngành laođộng có năng suất cao.Trong bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Nhà nước, các ngành chức năng cần nghiên cứu để bổsung những chính sách, luật pháp liên quan đến người lao động ở mọi thành phần kinh tế, nhấtlà kinh tế ngoài Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động cũng như lợiích hợp pháp của những chủ sở hữu.
- Những chính sách phù hợp có tác dụng khuyến khíchngười lao động làm việc có năng suất cao, có thêm thu nhập, hạn chế được đình công, lãncông và cũng động viên những chủ sở hữu đầu tư máy móc và công nghệ để làm ra các sản phẩm mới có chất lượng.Đối với nguồn nhân lực, cần tập trung làm hai việc có tác động đến năng suất lao động vừacấp thiết vừa lâu dài là nâng cao chất lượng và đẩy nhanh sử dụng.
- Trong thời giantới cần đẩy nhanh hơn việc sử dụng lao động trên cơ sở phát triển các ngành kinh tế và dịch vụmới, gắn liền với nâng cao trình độ tay nghề và tác phong làm việc của lao động.Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở , nền tảng tốt của giáo dục phổ thôngnhư hiện nay, cần tập trung đổi mới đào tạo bậc đại học và dạy nghề theo hướng đào tạo nhânlực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng một số ngành, nghề mới đáp ứngyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt