You are on page 1of 6

Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

Duy trì thiết lập


củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.

- Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.
Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường mối quan hệ bang giao giữa
các quốc gia.

- Bảo vệ và quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội

- Pháp luật được xây dựng dựa trên hoàn cảnh lịch sử địa lý của dân tộc

- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn
ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm
bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các
công dân khác.

-----> Như vậy, bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân
mà pháp luật trở thành phương tiện để:

Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại
của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà
nước.

Nguồn: (http://thienminhlawfirm.info/1187-vai-tro-cua-phap-luat-trong-doi-
song-xa-hoi.html)

Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội:

An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong
sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí
mật đời tư, danh dự, uy tín... không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều
mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong
các giao dịch xã hội... An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong mọi xã hội, đó là tiền đề,
đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã hội luôn
có nguy cơ bị phá vở hoặc bị xâm hại từ nhiều phía mà nguyên nhân chủ yếu là lòng
tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường
xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội... Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều
mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo đảm, tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín...
của con người được bảo vệ. Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho các chủ thể,
pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống. “Phàm hình pháp là
cái gốc của thiên hạ, ngẫn cẩm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác là để răn những điều
chưa xảy ra”. Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác sẽ
bị trừng trị, an toàn sẽ được bảo đảm: “luật pháp nói chung không chỉ là khuôn mẫu cho
hành vi con người, giúp họ giải quyết có hiệu quả các công việc thực tiễn mà còn tạo lập
cho họ niềm tin về “an ninh” của chính mình”. Bằng pháp luật, nhà nước thể chế hoá
những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn, giáo dục con
người ý thức tự bảo vệ minh... Pháp luật còn có sự tác động mạnh mẽ đến các mặt của
đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cải thiện điều kiện vật chất kĩ thuật
của xã hội.

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương
thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói,
nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của
dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan,
tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo
dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng
chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận
động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới
hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong
khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những
hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn
cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể. Qua đó, pháp
luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn
ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù
họp với quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù
hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự
phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế
và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục
đích, định hướng của nhà nước.

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng
được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố
mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược
lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn.
Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều
tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng
đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự
tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược. Có thể nói, mọi
chủ trương cải cách, đổi mới nếu không được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thể thành
công. “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong những
nguyên nhân là người ta đã đặt các cải cách xã hội tách biệt với luật pháp ”.

Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội:


Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình
“chọn lọc, đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội. Trải qua bao biến cố
xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như
những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách quan. Chính vì vậy, pháp luật được xem như
một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội. Với ưu
thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã
hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người:

Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn
cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế,
ràng buộc, cấm đoán một cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị
chung được toàn thế giới công nhận. Trong lịch sử, cùng với sự phân chia giai cấp thì sự
áp bức giai cấp cũng xuất hiện, các quyền con người bị xâm phạm, bị chà đạp. Từ đó cho
đến nay, vấn đề tái lập sự bình đẳng trong xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền, tự do, dân
chủ của con người luôn là nhu cầu, khát vọng mạnh mẽ của nhân loại bị áp bức. Có thể
nói, lịch sử loài người từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp là lịch sử đấu tranh
nhằm giải phóng con người, vươn tới tự do, đòi quyền làm chủ.

Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người. Vai trò quan trọng
này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ
của con người, cần lưu ý rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức
của nhà nước về các quyền vốn có của con người. Pháp luật quy định trách nhiệm của
nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các quyền con người được hiện
thực hoá. Đồng thời, pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người
khỏi bị xâm hại.

Quyền con người, tự do cá nhân cũng cần phải có điểm dừng, nó không thể được hiểu là
được làm tất cả hay muốn làm gì thì làm. Tự do “chỉ có thể là được làm những cải nên
làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm “Nếu một công dãn làm điều trái luật
thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu đế anh ta tự do làm thì mọi người đều được làm
trái luật cả ". Lênin đã khẳng định, sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để
được tự do, đó là điều không thể được. Chính vì vậy, quyền, tự do cá nhân luôn phải
được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quy
tắc chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn họng cái chung, vừa có điều kiện để tự do
hành động nhằm đáp ứng lợi ích riêng của mình. Nói cách khác, quyền tự do của mỗi
người phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác. Pháp luật là phương tiện để mỗi
cá nhân phải ràng buộc đối với cá nhân khác và xã hội. Một mặt cá nhân được làm tất cả
trừ những việc bị pháp luật cấm, mặt khác, họ không được làm những gì có hại cho người
khác, cho cộng đồng. Đồng thời, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm với
nghĩa vụ.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội:

Dân chủ, công bằng, bình đẳng là những giá trị của nhân loại. Dân chủ được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trên bình diện chung nhất, dân chủ có nghĩa là người dân
là chủ, người dân làm chủ, làm chủ chính bản thân mình và làm chủ xã hội trên tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi người được tự quyết định vận mệnh của chính mình, đồng
thời tham gia quyết định những vấn đề chung của xã hội. Công bằng, bình đẳng không
phải là những khái niệm bất di bất dịch, nó mang tính tương đối và phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể. Hai khái niệm này có nội hàm gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng
nhất. Khi nói tới bình đẳng xã hội, người ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người
với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hoá...
Trong khi đó, công bằng xã hội chỉ là một dạng của bình đẳng xã hội, đó là sự ngang
bằng nhau trong quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa công - tội và thưởng - phạt..
theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, có công được thưởng,
có tội phải bị trừng phạt, tội càng nặng mức phạt càng nặng. Nói cách khác, bình đẳng là
ngang bằng nhau về địa vị xã hội, công bằng là được đối xử ngang bằng nhau, không có
sự thiên vị trong phân phối, ttong khen thưởng, xử phạt... Tiến bộ xã hội được hiểu là sự
vận động, biến đổi của xã hội theo chiều hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước. Tiến bộ xã
hội có nội dung toàn diện, bao quát trên cả phương diện vật chất và tinh thần của xã hội,
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kĩ thuật...

Pháp luật của các nhà nước hiện đại có vai trò to lớn trong việc bảo đảm dân chủ, bình
đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra,
giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân...
Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân,
chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản... Pháp luật
thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Bằng pháp luật, nguyên
tắc phân phối theo lao động, theo mức vốn và các nguồn lực khác góp vào sản xuất kinh
doanh, theo mức độ cống hiến đối với xã hội được bảo đảm. Pháp luật bảo đảm, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các giai tầng xã hội, nhất là những người ở vị thế
xã hội yếu hơn. Thông qua pháp luật, người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị
trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy
xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được
nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày
càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.

Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội:

Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có ổn định để tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển
phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, sự phát triển của xã hội phải bao hàm trong đó tăng
trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường,
công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát
huy.

Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vấn đề rất cấp
bách, đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan
trọng. Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề
quan ừọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản
xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp phần ngăn ngừa
những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần
quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của
nền kinh tế. Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác
và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nhờ có pháp luật mà sự
phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm
công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn
cho mai sau.

Nguồn: (https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-phap-luat-la-gi---phan-tich-vai-tro-cua-
phap-luat-doi-voi-nha-nuoc-va-xa-hoi--.aspx)

You might also like