You are on page 1of 3

CHỦ QUYỀN

1. Khái niệm: Chủ quyền quốc gia là Quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc
tính chính trị - pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia. Chủ quyền quốc gia
bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là quyền bất khả xâm
phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền
độc lập trong quan hệ đối ngoại. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cấu
thành quốc gia.
2. Thực hiện chủ quyền quốc gia:
- Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia: Quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi
lãnh thổ của mình, thể hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện thẩm quyền
mang tính hoàn toàn, tuyệt đối và riêng biệt.
+ Về phương diện quyền lực: Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh
thổ; quyết định đường lối phát triển đất nước, lựa chọn các phương thức
thích hợp để thực hiện quyền lực trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội…; thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua hệ
thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện thẩm
quyền đối với các cá nhân và tổ chức đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia.
+ Về phương diện vật chất: quốc gia có quyền khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn tại nguyên nằm phía trong bên giới quốc gia, bao gồm tài nguyên
vùng lòng đất, tài nguyên đất, nước, không khí…Quốc gia thực hiện quyền
lợi của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cộng
đồng dân cư sống trên đó, đồng thời phù hợp với các nguyên tắc dân tộc cơ
bản.
+ Các quốc gia thực hiện chủ quyền một cách riêng biệt, không chia sẻ với
các chủ thể khác của luật quốc tế. Thông qua hệ thống các cơ quan nhà
nước, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng lãnh thổ của mình và
thực hiện quyền lực trên lãnh thổ đó. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn
trọng, không áp đặt và can thiệp.
- Ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia: quốc gia hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc
vào bất kì chủ thể nào trong việc tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế
cụ thể. Việc kí kết các điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao, … là
nhưng biểu hiện điển hình của việc thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc
gia.
NAM SUDAN: Tư cách chủ thể của Nam Sudan là một quốc gia
- Lãnh thổ: là một quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển nằm trên phần phía
nam của Cộng hòa Sudan trước đây. Thủ đô là thành phố Juba. Đất nước này
có biên giới với Ethiopia ở phía đông; Kenya, Uganda, và Cộng hòa Dân
chủ Congo ở phía nam; và Cộng hòa Trung Phi ở phía tây. phía bắc giáp với
Sudan

- Dân cư: 13.039.192 người với trên 200 dân tộc


- Bộ máy lãnh đạo: Chế độ cộng hòa tổng thống với người đứng đầu là tổng
thống Salva Kiir Mayardit
- Chủ quyền: Nam Sudan trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 7
năm 2011, sau một cuộc trưng cầu dân ý được thông qua với 98,83% phiếu
bầu. Đây là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, và một quốc gia
thành viên của Liên minh châu Phi, Cộng đồng Đông Phi và của Tổ chức
Liên Chính phủ về Phát triển.
ĐÔNG TIMOR: Tư cách chủ thể của Đông Timor là quốc gia
- Lãnh thổ: là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của
đảo Timor, những đảo lân cận, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong
Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410
km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.

- Dân cư: Khoảng 1 triệu người


- Bộ máy lãnh đạo: chế độ cộng hòa bán tổng thống. Đứng đầu nhà nước là
Tổng thống Đông Timor, được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm
kỳ 5 năm. Mặc dù vai trò chỉ mang tính biểu tượng và quyền hành pháp hạn
chế, tổng thống có quyền phủ quyết đối với một vài loại đạo luật. Sau bầu
cử, tổng thống sẽ chỉ định người đứng đầu đảng đa số hoặc liên minh đa số
trong nghị viện làm Thủ tướng Timor-Leste. Là người đứng đầu chính phủ,
Thủ tướng sẽ điều hành Nội các. Cơ quan lập pháp duy nhất ở Đông Timor
là Nghị viện Quốc gia.
- Chủ quyền: Bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI, Đông Timor
được biết đến như Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nó bị xâm
lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của
Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất
nước do Liên Hiệp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ
và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên
trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002.

You might also like