You are on page 1of 4

Nội dung của quyền bình đẳng về chủ quyền quốc gia - Khoản 1 điều 2 UN Charter,

nghị quyết 2625


- Mọi quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý.
- Mọi quốc gia được hưởng quyền cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Mọi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền quốc gia khác.
- Mọi quốc gia có quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền độc lập về chính trị của quốc gia
là bất khả xâm phạm.
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị- kinh tế - văn
hoá xã hội.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ, thiện chí nghĩa vụ quốc tế của mình và
chung sống trong hoà bình với quốc gia khác.
Ví dụ minh hoạ: Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Nicaragua khi tiến hành các chuyến bay
trái phép trên vùng trời quốc gia của Nicaragua, đặt thủy lôi trong nội thủy và lãnh hải
của Nicaragua.

Nguyên tắc cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực - Khoản 4 điều 2, nghị quyết 2625
- Cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
khác kể giới tuyến ngừng bắn.
- Cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực để chống lại tranh chấp quốc tế.
- Cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia khác.
- Cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền dân
tộc tự quyết của mình.
- Cấm tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia các cuộc nội chiến hoặc
hành vi khủng bố tại quốc gia khác.
- Cấm tổ chức/giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào
phá hoại lãnh thổ quốc gia khác.
- Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
Ví dụ minh hoạ: Ngày 24/3/1999 tổng thống Mỹ Bill Clinton thay mặt liên quân gửi tối
hậu thư cho Liên bang Nam Tư đe doạ Liên bang Nam Tư không rút lực lượng quân sự
khỏi Kosovo thì sau 48 giờ NATO sẽ tiến hành không kích Nam Tư; 26/3/1999 Mỹ và
liên quân đã tấn công Nam Tư.
Ví dụ cho trường hợp ngoại lệ: Để sử dụng vũ lực chống lại thế lực IS ở Iraq, Anh và
Nga đã lần lượt viện dẫn vào sự cho phép của quốc gia sở tại là Iraq và Syria.

Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình - Khoản 3 điều 2, nghị quyết
2625
- Có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế = biện pháp hoà bình
- Có quyền lựa chọn bất kì giải pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp mà chủ yếu là
các biện pháp được ghi nhận tại điều 33 Hiến chương: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà
giải, trọng tài, toà án
- Phải giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của quốc gia khác
Ví dụ minh hoạ: Phillippines giải quyết vụ kiện liên quan tới Biển Đông với Trung
Quốc bằng Toà trọng tài ad hoc.

Không can thiệp vào công việc nội bộ - Nghị quyết 2625, Khoản 7 điều 2,
- Không can thiệp vũ trang, có hình thức hoặc đe doạ can thiệp chống lại các quốc gia.
- Không sử dụng biện pháp kinh tế, chính trị hay biện pháp khác để buộc quốc gia khác
phụ thuộc vào mình.
- Không tổ chức khuyến khích, giúp đỡ băng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động phá
hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền nước đó.
- Không can thiệp vào cuộc nội chiến của quốc gia khác.
Ví dụ minh hoạ: Vụ việc Nicaragua vs Mỹ. Toà ICJ đã xác định rằng Mỹ đã can thiệp
vào công việc nội bộ của Nicaragua qua việc viện trợ tài chính cho các nhóm phiến quân
contra chống lại chính phủ Nicaragua.

Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau - Khoản 3 điều 1, nghị quyết 2625
- Có nghĩa vụ hợp tác với quốc gia khác trong lĩnh vực quan hệ quốc tế để gìn giữ hoà
bình an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, vì lợi ích chung của các dân tộc
và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá.
- Hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản
trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả hình thức phân biệt sắc tộc và tôn giáo
- Thực hiện các lĩnh vực quan hệ quốc tế dựa vào nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và ko
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Ví dụ minh hoạ: Cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo các nước trong khối G7 (Canada,
Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản) luôn bàn tới những vấn đề như xoá/giảm/giãn nợ,
viện trợ nhân đạo cho các quốc gia đói nghèo, kém phát triển ở châu Phi.

Quyền dân tộc tự quyết - Khoản 2 điều 1, nghị quyết 2625


- Phát triển hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia
- Chấm dứt lập tức chế độ thuộc địa, tôn trọng sự tự do thể hiện ý nguyện của các dân tộc
thuộc địa. UN nhận thức rõ rằng việc tiếp tục là thuộc địa, bị phụ thuộc và bóc lột bởi
nước ngoài của các dân tộc sẽ vi phạm nguyên tắc này, phủ nhận quyền cơ bản của con
người, trái vs UN Charter
- Mọi quốc gia có nghĩa vụ khuyến khích, thông qua các hành động tập thể hoặc riêng lẻ
tôn trọng và tuân thủ quyền con người và quyền tự do cơ bản phù hợp với Charter.
- Việc thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền, tự do liên kết hoặc hợp nhất với một
quốc gia độc lập hoặc dưới bất kì quy chế chính trị nào do dân tộc ấy tự do quyết định
chính là cách thực hiện quyền dân tộc tự quyết.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ hành động vũ lực nhằm tước đi quyền tự quyết, tự do và
độc lập của các dân tộc. Để chống lại hành động sử dụng vũ lực nói trên và thực hiện
quyền tự quyết của mình, các dân tộc có quyền tìm kiếm và quyền nhận đc sự trợ giúp
phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Ví dụ minh hoạ: Sự đồng ý cho phép Uganda đồn trú quân đội trên lãnh thổ của Công-
gô, và tham gia vào các hoạt động quân sự, không phải là vô điều kiện. Công-gô chỉ chấp
nhận Uganda có thể hoạt động, hay hỗ trợ hoạt động chống lại các nhóm phiến quân ở
biên giới phía đông và cụ thể là ngăn chặn các nhóm này hoạt động xuyên biên giới
chung [giữa hai nước].

Pacta sunt servanda (tận tâm thực hiện nghĩa vụ của mình) - Nghị quyết 2625
- Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí nghĩa vụ của mình phù hợp với UN
Charter, nguyên tắc + quy phạm được LQT thừa nhận chung
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí nghĩa vụ của mình trong thoả thuận
có hiệu lực theo nguyên tắc + quy phạm được LQT thừa nhận chung
- Khi có sự xung đột giữa nghĩa vụ phát sinh từ ĐƯQT với từ UN Charter thì nghĩa vụ
quy định trong Charter có ưu thế hơn.

You might also like