Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bài 19: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

I. Kiến thức cơ bản

• Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác... đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

• Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng đắn đề, phạm vi tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

• Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

+ 11 đề văn nêu ở trong bài đều có thể xem là đề bài đầu đề được và tất nhiên đều có thể dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết.

+ Căn cứ để nhận biết đó là văn nghị luận.

Căn cứ vào nội dung của đề: Đó là những nhận định, những quan điểm, những tư tưởng của con người trước cuộc sống.

+ Tính chất của đề văn kích thích được sự chủ động sáng tạo trong hoạt động tư duy của người viết. Người viết có thể tự do bày tỏ chính kiến của mình mà không bị giới hạn bó hẹp về mặt thể loại.

b) Tìm hiểu đề văn nghị luận

CHỚ NÊN TỰ PHỤ

Đề nêu vấn đề gì?

• Nêu vấn đề về cách sống trong quan hệ giữa người với người. Đối tượng phạm vi nghị luận?

• Cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Khuynh hướng của đề?

• Phủ định lối sống tự kiêu, tự phụ. Đề này đòi hỏi người biết làm gì?

• Giải thích: Thế nào là tự phụ! Phân tích tác hại của tính tự phụ - Thuyết phục mọi người không nên có tính tự phụ.

Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần phải làm gì?

• Phải tìm hiểu tính chất của đề.

• Đối tượng cần nghị luận.

• Phạm vi nghị luận.

2. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận

a) Luận điểm: Chớ nên tự phụ (vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài).

b) Luận cứ:

+ Thế nào là tự phụ?

+ Tác hại của tự phụ. .

  • Làm cho mọi người xa lánh mình. .
  • Dễ thất bại trong công việc. .
  • Dẫn chứng minh hoạ.

+ Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ.

III. Hướng dẫn luyện tập.

Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”

SÁCH LÀ NGƯỜI BẠN LỚN CỦA CON NGƯỜI

1. Tìm hiểu đề

+ Đề nêu lên vấn đề: Giá trị của sách đối với đời sống con người.

+ Đối tượng phạm vi nghị luận: Sách trong việc nâng cao nhận thức và đời sống tâm hồn.

+ Khuynh hướng nghị luận: Khẳng định vấn đề.

+ Yêu cầu: Thuyết phục được người nghe về ích lợi của sách.

2. Lập dàn ý

+ Giới thiệu về sách.

+ Lợi ích của sách.

- Sách giúp con người hiểu biết về vũ trụ.

- Giúp con người hiểu về lịch sử nhân loại, hiện tại và hướng tới tương lai.

- Hiểu và cảm thông, chia sẻ với mọi người.

- Đưa lại những giây phút thư giãn.

- Hiểu được những lời hay ý đẹp.

+ Khái quát: Sách là báu vật đối với con người.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Rút gọn câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội

Đánh giá bài viết
1 153
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm