Academia.eduAcademia.edu
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ TRẠM Y TẾ/KHOA/PHÒNG KHÁM BỆNH, QUẬN 6 TP. HỒ CHÍ MINH TỔ 26 : TT Họ và tên 1 Bùi Chí Công 2 Ngô Thị Trúc Giang 3 Võ Phạm Nguyên Hưng 4 Nguyễn Khánh Linh 5 Phạm Nguyễn Hồng Ngọc 6 Trần Lê Nam Phương 7 Lê Phước Thịnh 8 Lê Vương Hoàng Trung 9 Tạ Hữu Yên Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019 MỤC LỤC Phần 1 : Bệnh viện Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và các hoạt động thường niên của TTYTDP/BV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 Vị trí, cơ cấu tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 Chức năng/Nhiệm vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 Các hoạt động thường niên của bệnh viện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế và các hoạt động thường niên của Khoa Khám Bệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 Cơ cấu tổ chức Khoa Khám Bệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 Chức năng/Nhiệm vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 Quy chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12 Các hoạt động thường niên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Nhiệm vụ của Trưởng Khoa/Phòng tại đơn vị thực tập. . . . . . . . . . . . . . . . .15 Phần 2 : Tại trạm y tế Giới thiệu trạm y tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19 Cơ cấu trạm y tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20 Sơ đồ tổ chức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20 Chức năng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 Nhiệm vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 Quy chế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 Các hoạt động của trạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22 Các nội dung quản lý và các thành viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 Mạng lưới cộng tác viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22 Nhiệm vụ của trưởng trạm y tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 Các chương trình Y tế đang thực hiện tại Trạm y tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . .24  Chương trình Tiêm chủng mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 Chương trình Tâm thần-Động kinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25 Chương trình Lao-Phong. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26 Các chỉ số sức khỏe thu nhập được tại Trạm y tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27 Phần 3 : Nhận xét chung Bệnh viện quận 6. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 Bệnh viện. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31 Khoa Khám Bệnh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32 Trạm y tế phường 14, quận 6. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34 2.1. Nhận xét chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34 2.2. Về chức năng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35 2.3. Về nhiệm vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35 2.4. Về chuyên môn kĩ thuật. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35 2.5. Về tổ chức nhân sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 2.6. Về các chương trình y tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 2.7. Về phía bệnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39 2.8. Cảm nhận của nhóm thực tập (tổ 26). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39 Phần 1: Bệnh viện Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và các hoạt động thường niên của TTYTDP/BV : 1.1. Vị trí, cơ cấu tổ chức : -Bệnh viện quận 6 là bệnh viện hạng II chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về hành chánh của Ủy ban nhân dân quận 6, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật theo ngành của Sở Y tê. -Bệnh viện quận 6 là bệnh viện hạng 2 hiện tại trực thuộc UBND Quận 6 và theo lộ trình sắp tới (Quý 3) bệnh viện quận 6 sẽ chuyển về trực thuộc Sở Y tế. - Bệnh viện quận 6 tọa lạc tại 241 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, có chức năng nhiệm vụ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. - Diện tích 5005 m2 và diện tích sàn xây dựng 7716.68 m2. - Bệnh viện quân 6 có hai tòa nhà chính, tòa A có 1 tầng trệt và 5 lầu chủ yếu điều trị nội trú và hoạt động hành chính, tòa nhà B có 1 tầng trệt và 3 lầu có khoa Y học cổ truyền và đơn vị thận nhân tạo. - Bệnh viện có tổng cộng 160 giường bệnh trong đó có 140 giường nội trú và 20 giường lưu. Tổng nhân viên hiện tại là 180 người trong đó có 47 Bác sĩ (trong đó 1 Tiến Sĩ, 1 BSCK2, 15 BSCK1) - Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện, bệnh viện hạng 2 được phụ trách bởi một giám đốc và từ hai đến ba phó giám đốc. Bệnh viện quận 6 do Giám đốc TS.BS Lê Tự Phương Thảo, hai Phó Giám đốc BSCK1. Nguyễn Thị Anh Thư và BSCK2 Ngô Hoài Quốc phụ trách. - Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về toàn bộ công tác của Bệnh viện quận 6, đồng thời chịu sự hướng dẫn vê chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế thành phố. - Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên vê những công việc được phân công phụ trách và được ủy quyên thực hiện một số công việc cụ thể khi Giám đốc vắng mặt. - Riêng đặc thù bệnh viện quận 6, trong BGĐ phân công phụ trách các khoa phòng như sau : Giám đốc TS.BS. Lê Tự Phương Thảo phụ trách thêm phòng Tổ chức hành chính quản trị và phòng Tài chính kế toán. Phó Giám đốc BSCK2. Ngô Hoài Quốc phụ trách khối ngoại và khối Hành chánh quản trị của phòng ban và phòng Điều dưỡng. Phó Giám đốc BSCK1. Nguyễn Thị Anh Thư phụ trách khối Nội và Hồi sức cấp cứu, phòng Kế hoạch Tổng hợp và Vật tư trang thiết bị y tế. - Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 quyết định bổ nhiệm theo quy định. - Giám đốc Bệnh viện quận quyết định bổ nhiệm Trưởng, Phó các phòng, khoa trực thuộc Bệnh viện. - Việc bổ nhiệm lại, điêu động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định theo quy định. - Theo quy định, bệnh viện hạng 2 cần đảm bảo 10 phòng ban nhưng để tiết kiệm diện tích phục vụ cho lâm sàng nên các phòng ban được gộp thành 4 phòng : Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính quản trị, Phòng Tổ chức kế toán và trang thiết bị y tế, Phòng Điều dưỡng và 13 khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong đó 8 khoa lâm sàng (Khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, Khoa khám bệnh, Liên chuyên khoa, Khoa nội, Khoa Nhi, Khoa Sản, Khoa Ngoại, Khoa Y học cổ truyền) và 5 khoa cận lâm sàng (Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Dinh dưỡng) với quy mô 160 giường. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ: 1.2.1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: -Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. -Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. -Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành. -Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. -Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. 1.2.2. Đào tạo cán bộ y tế: -Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học. -Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. 1.2.3. Nghiên cứu khoa học về y học: -Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. -Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. -Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. 1.2.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: -Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. -Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. 1.2.5. Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. 1.2.6. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 1.2.7. Quản lý kinh tế y tế: -Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh. -Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác. 1.3. Các hoạt động thường niên của bệnh viện: 1.3.1. Sinh hoạt KHTH Thời gian Nội dung Người tập huấn Tháng 1 Vai trò thuốc ức chế beta trong điều trị tăng huyết áp BS. CK1 Nguyễn Thái Hùng Tháng 2 Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp BS. CK1 Nguyễn Thị Anh Thư Tháng 3 Tập huấn cấp cứu sản phụ khoa BS BV Hùng Vương Tháng 4 Cách làm hồ sơ bệnh án BS. CK1 Nguyễn Thị Anh Thư Tháng 5 Tập huấn kỹ thuật đặt nội khí quản cấp cứu BS. CK1 Vũ Thị Thơm Tháng 6 Ý nghĩa chỉ số trong xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu BS. CK1 Đặng Hoàng Khái Tháng 7 Chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim BS. CK1 Nguyễn Phước Duy Tháng 8 Chỉ định đường huyết mao mạch - Cách xử trí Hạ đường huyết BS. CK1 Hà Ngọc Tường Vy Tháng 9 Cách dùng Insulin trong điều trị đái tháo đường BS. CK1 Hà Ngọc Tường Vy Tháng 10 Đọc ECG cơ bản BS. CK1 Lưu Sanh Tháng 11 Xử trí cấp cứu bệnh lý nhồi máu não TS. BS. Lê Tự Phương Thảo Tháng 12 Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc NSAID TS. BS. Lê Tự Phương Thảo 1.3.2. Dự kiến lịch hoạt động TT-GDSK năm 2019 THÁNG Các hoạt động TTGDSK chính và Nội dung chủ đề TT-GDSK Đơn vị- Bộ phận thực hiện và phối hợp 10/2018 Tuyên truyền luật phòng chống THTL. Sinh hoạt T2G “ Các biện pháp phòng ngừa Bệnh Tay chân miệng”. T3G, Ban giám đốc T2G Khoa Nội 11/2018 Sinh hoạt T2G “Phòng chống bệnh do virus Zika”. Sinh hoạt T2G “ Phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường”. T2G Khoa Nội và Khoa Khám T2G Khoa Nội 12/2018 Giao ban T3G-T2G quý 4. Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 01/12/2017. T3G, T2G. T2G. 01/2019 Sinh hoạt T2G “ Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm”. Sinh hoạt T2G “ Tăng cường kiểm soát, tiêm chủng, phòng ngừa bệnh Bạch hầu”. T2G Khoa Khám và Khoa Nội. T2G Khoa Nội, Khoa Khám và Khoa Nhi. 02/2019 Tuyên truyền luật phòng chống tác hại của thuốc lá. T3G. 03/2019 Sinh hoạt T2G “Phòng chống bệnh tay chân miệng”. Giao ban T3g quý 1. T2G Khoa Nhi và Khoa Khám. T3G,T2G. 04/2019 Sinh hoạt T2G “Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengues”. Sinh hoạt T2G “ Chế độ dinh dưỡng cho Bệnh nhân tiểu đường “. T2G Khoa Nhi. T2G Khoa Nội. 05/2019 Tuyên truyền về những tác hại của thuốc lá, hưởng ứng ngày thế giới phòng chống tác hại của thuốc lá 31/5. Sinh hoạt T2G “Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengues”. T3G, T2G. T2G Khoa nội và Khoa khám. 06/2019 Sinh hoạt T2G khoa nội “Lợi ích của việc tuân thủ điều trị trong phòng ngừa bệnh tăng huyết áp”. Giao ban T3G quý 2. T2G Khoa Nội. T3G, T2G. 07/2019 Sinh hoạt T2G “Phòng ngừa hen phế quản, COPD”. Sinh hoạt T2G “Các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng”. T2G Khoa Khám. T2G Khoa Nhi. 08/2019 Sinh hoạt T2G “ Phòng chống tác hại của thuốc lá”. T3G, T2G các khoa. 09/2019 Sinh hoạt T2G “Phòng chống cúm A H1N1, H7N9”. Giao ban T3G quý 3. T2G Khoa Khám và Khoa Nội. T3G, T2G. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế và các hoạt động thường niên của Khoa Khám Bệnh : Cơ cấu tổ chức Khoa Khám Bệnh Chức năng/Nhiệm vụ : Khoa khám bệnh và khoa lâm sàng có nhiệm vụ: Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu. Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú: thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật. Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo nhiệm vụ được giao. Các trưởng khoa điều trị trong bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng khám chuyên khoa, điều trị người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh; cử cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa, luân phiên 3 đến 6 tháng ra công tác tại khoa khám bệnh. Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện. Quy chế. QUY ĐỊNH CHUNG: Các cuộc họp của bệnh viện không được làm ảnh hưởng đến khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh. Họp giao ban bệnh viện hàng ngày được thực hiện không quá 30 phút vào đầu giờ mỗi buổi sáng. QUY ĐỊNH CỤ THỂ: Họp giao ban hàng ngày: Bệnh viện hạng 2, tổ chức giao ban từng khoa trước khi giao ban toàn bệnh viện. Họp giao ban khoa: - Chủ trì: trưởng khoa - Nội dung: Bác sĩ các phòng khám báo cáo tình hình người bệnhngày hôm trước. Người chủ trì nhận xét, rút kinh nghiệm, thông báo công việc hàng ngày. - Thành phần: Trưởng khoa, các bác sĩ và y tá (điều dưỡng) trong khoa. - Thời gian: 15 phút đầu giờ làm việc buổi sáng. - Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa. Tham dự họp giao ban toàn bệnh viện: - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện - Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét, rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày. - Thành phần tham dự : Trưởng khoa, phó trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa - Thời gian: 30 phút ngay sau khi họp giao ban khoa. Họp hàng tuần: Tham dự họp y tá (điều dưỡng) trưởng khoa: - Chủ trì: Trưởng phòng y tá (điều dưỡng) - Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tuần và bàn kế hoạch công tác tuần sau. - Thành phần: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa tham dự. - Thời gian: Chiều thứ năm hàng tuần. 3) Họp hàng tháng: a. Họp toàn khoa, phòng: - Chủ trì: Trưởng khoa, Phó khoa - Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tháng và bàn kế hoạch công tác tháng sau. - Thành phần: Các thành viên trong khoa - Thời gian: Chiều thứ sáu của tuần cuối tháng, họp không quá một giờ. - Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa b. Tham dự họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện: - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Nội dung: Kiểm điểm công tác trong tháng và bàn kế hoạch công tác tháng sau. - Thành phần: Trưởng khoa, phó trưởng khoa - Thời gian: Chiều thứ hai của tuần cuối tháng ngay sau khi họp giao ban giám đốc bệnh viện: họp không quá một giờ. 4) Họp sơ kết 6 tháng: a. Họp toàn khoa, phòng - Chủ trì: Trưởng khoa, Phótrưởng khoa. - Nội dung: Sơ kết công tác 6 tháng, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, trưởng khoa, trưởng phòng làm báo cáo gửi lên giám đốc bệnh viện. - Thành phần: Trưởng khoa, các thành viên trong khoa. - Thời gian: Chiều thứ sáu tuần thứ ba của tháng 6. - Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa b. Tham dự họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện. - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Nội dung: Kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, xét duyệt thi đua. - Thành phần: Trưởng khoa, phó trưởng khoa và mời Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bíthư Đoàn thanh niên tham dự. - Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ tư của tháng 6. c. Tham dự họp toàn bệnh viện: - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Nội dung: Giám đốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, công bố danh hiệu thi đua, phổ biến kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, phát động thi đua. - Thành phần: Cán bộ chủ chốt và đại biểu đại diện các thành viên các khoa, và mời bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên,Trưởng khoa , phó khoa, điều dưỡng trưởng tham dự. - Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ tư của tháng 6. 5) Họp tổng kết năm: a. Họp toàn khoa, phòng - Chủ trì: Trưởng khoa. - Nội dung: trưởng phòng, trưởng khoa tổng kết công tác trong năm, bình danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch năm sau; trưởng khoa, trưởng phòng làm báo cáo gửi lên giám đốc bệnh viện. - Thành phần: Các thành viên trong khoa. - Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ ba của tháng 12. - Ghi sổ họp: Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, viên chức của phòng. b. Tham dự họp cán bộ chủ chốt toàn bệnh viện. - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Nội dung: Giám đốc bệnh viện nhận định tình hình thực hiện công tác trong năm, xét duyệt danh hiệu thi đua, xây dựng kế hoạch công tác năm sau. - Thành phần: Trưởng khoa, phó trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa tham dự. - Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ tư của tháng 12. c. Tham dự họp toàn bệnh viện: - Chủ trì: Giám đốc bệnh viện. - Nội dung: Giám đốc tổng kết công tác trong năm, công bố danh hiệu thi đua, phổ biến kế hoạch công tác năm sau, phát động thi đua: có thể kết hợp họp đại hội cán bộ công chức viên chức bệnh viện. - Thành phần: Cán bộ chủ chốt, đại biểu đại diện các thành viên các khoa, phòng và mời bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên Trưởng phó khoa , điều dưỡng trưởng tham dự. - Thời gian: Một buổi chiều vào tuần thứ tư của tháng 12. 2.4. Các hoạt động thường niên - Với mục đích thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người khuyết tật trên địa bàn quận. Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Quận 6 đã phối hợp với Phòng LĐ-TBXH Quận tổ chức thành công những buổi khám và chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật nặng. - Các y, bác sĩ của bệnh viện đã khám và phát thuốc miễn phí cho người khuyết tật, phổ biến lần lượt là các bệnh về cơ xương khớp, thiếu các yếu tố dinh dưỡng, bệnh tiêu hóa, rối loạn tiền đình, tim mạch,…Ngoài ra Hội Chữ thập đỏ Bệnh viện còn hỗ trợ những phần quà cùng với những lời động viên, chia sẻ với những khó khăn mà người khuyết tật thường xuyên gặp phải. - Hoạt động không chỉ mang lại niềm vui, sức khỏe với Người khuyết tật mà còn thể hiện ý nghĩa nêu cao tinh thần tình nguyện, xung kích của các đoàn viên thanh niên Bệnh viện trong các hoạt động vì an sinh xã hội của Quận nói chung và của tuổi trẻ Việt Nam với các trách nhiệm với cộng đồng, xã hội nói chung. 2.5. Nhiệm vụ của Trưởng Khoa/Phòng tại đơn vị thực tập 2.5.1 Tiếp đón người bệnh: a. Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm: - Bố trí y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm, thái độ niềm nở hòa nhã, trang phục chỉnh tề tiếp đón người bệnh ngay từ lúc ban đầu đến khoa khám bệnh. - Tổ chức nơi chờ có đủ ghế ngồi, nước uống, ấm về mùa đông, mát về mùa hè cho người bệnh. - Tuyên truyền giáo dục phòng dịch bệnh và giáo dục sức khỏe với các hình thức thích hợp. b. Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm: - Thăm hỏi, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh để họ yên tâm, tin tưởng vào khám bệnh, chữa bệnh. - Thực hiện các thủ tục hành chính chuyên môn theo quy định, hướng dẫn hoặc đưa người bệnh tới các buồng khám chuyên khoa. - Khẩn trương tiếp đón người bệnh cấp cứu, đưa ngay vào buồng cấp cứu, các thủ tục giải quyết sau. - Ghi sổ khám bệnh chung, ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo quy định. - Dành thời gian hàng ngày phổ biến, hướng dẫn người bệnh về kiến thức giáo dục sức khỏe. - Làm báo cáo hàng ngày, hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và báo cáo đột xuất. - Bảo quản hồ sơ khám bệnh, điều trị ngoại trú theo chuyên khoa. 2.5.2. Khám bệnh tại buồng cấp cứu( đối với BS khoa khám bệnh trực tại cấp cứu ) a. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm: - Thăm khám ngay , chẩn đoán ban đầu, ra y lệnh và làm các thủ thuật cấp cứu. - Làm hồ sơ bệnh án tóm tắt ban đầu , sau khi người bệnh qua cơn nguy hiểm sẽ làm bệnh án đầy đủ. - Theo dõi tình trang người bệnh nếu : + Bệnh ổn định kê đơn cho người bệnh về tiếp tục điều trị tại nhà. + Bệnh chưa rõ để người bệnh nằn lưu theo dõi. + Bệnh nặng đưa ngay người bệnh vào khoa hồi sức cấp cứu hoặc các khoa điều trị nội trú thích hợp. Trường hợp người bệnh nằm lưu phải làm hồ sơ bệnh án, theo dõi ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh và chăm sóc như người bệnh nội trú . Không để người bệnh nằm lưu quá 24 giờ . Phải bố trí buồng lưu người bệnh nam , nữ , trẻ em riêng . Trường hợp người bệnh bị tai nạn , mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bệnh tử vong…phải ghi nhận xét đầy đủ vào hồ sơ bệnh án và báo cáo trưởng khoa Khám bệnh, giám đốc bệnh viện biết và giải quyết 2.5.3. Khám bệnh tại các buồng khám a. Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm : - Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng và chính xác, thăm khám toàn cơ thể hoặc từng bộ phận theo chuyên khoa , kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng. - Chỉ định điều trị thích hợp sau khi thăm khám xác định mức độ bệnh. - Kê đơn thuốc về nhà điều trị và theo dõi ở tuyến y tế cơ sở hoặc hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú. - Làm hồ sơ bệnh án vào viện điều trị nội trú. b. Bác sĩ cận lâm sàng có trách nhiệm: - Trả kết quả xét nghiệm thường quy cho người bệnh trong ngày. - Các xét nghiệm đặc biệt làm trong khoa xét ngiệm cũng phải trả kết quả sớm để phục vụ cho công việc chẩn đoán. c. Y tá ( điều dưỡng) có trách nhiệm : - Ghi sổ khám bệnh chuyên khoa - Đưa người bệnh vào khoa điều trị , bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án , tình trạng người bệnh với y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc y tá ( điều dưỡng ) hành chính khoa. 2.5.4. Trật tự vệ sinh - Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện : - Bố trí dây chuyền phòng khám 1 chiều, thuận tiện , có phòng khám truyền nhiễm riêng, lối đi riêng. - Có đủ ghế cho người bệnh ngồi chờ. - Có buồng vệ sinh, buồng tắm cho người bệnh và các thành viên trong bệnh viện riêng. - Có quầy thuốc phục vụ người bệnh. - Có nơi để xe đạp, xe máy riêng cho người bệnh và các thành viên trong bệnh viện. b. Trưởng khoa Khám bệnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện: - Có bảng sơ đồ chỉ dẫn của khoa khám bệnh , các buồng khám chuyên khoa, buồng thủ thuật chuyên khoa. - Có nội quy của khoa khám bệnh, quy định về y đức, về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh đối với bệnh viện. - Xây dựng lịch làm việc của các chuyên khoa ,niêm yết tại nơi tiếp đón người bệnh . - Có biển đề tên buồng khám chuyên khoa và biển đề tên bác sĩ , y tá ( điều dưỡng )phục vụ. Quy cách biển, chữ viết và màu sắc thống nhất. 2.5.5. Nhiệm vụ a. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. b. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. c. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện. d. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công. e. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý. f. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới. g. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện; quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. h. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. Phần 2: Tại trạm y tế Giới thiệu về trạm y tế: Cơ cấu phường 14: gồm 5 khu phố và 117 tổ dân phố. Diện tích phường 14: 42,24 hecta. Diện tích trạm y tế phường 14: 340 m2. Dân số: khoảng 23.401 nhân khẩu. Vị trí địa lý trạm y tế phường 14: 137 đường Tân Hòa Đông, phường 14, quận 6. Kinh tế - Văn hóa – Xã hội: trong suốt thời gian qua cơ sở hạ tầng được cải tạo, quy hoạch, nâng cấp đô thị đã làm phát triển trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự ở địa phương. Đảng bộ - Chính quyền, ban ngành, đoàn thể đều có sự quyết tâm thực hiện các chương trình an sinh xã hội đạt hiệu quả. Trạm y tế phường 14 đã chung sức góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thông qua các hoạt động chương trình sức khỏe quốc gia. Ngoài ra còn một số khó khăn như đa số dân cư trên địa bàn sinh sống bằng các nghề lao động phổ thông, buôn bán nhỏ có thu nhập thấp và không ổn định. Tình trạng biến động dân số đã ảnh hưởng đến kết quả quản lý lịc sử tiêm chủng của trẻ. Giáo dục có các chương trình: “Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết”, “Phòng ngừa tăng huyết áp”, “Phòng ngừa lao sỏi”, “Không kì thị với những người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng”, “Nói không với thuốc lá”, “Tiêm chủng mở rộng”. Các dịch vụ y tế: khám bệnh, tiểu phẫu, tiêm ngừa, y học cổ truyền ( châm cứu), xét nghiệm, sản. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Trạm y tế và trưởng Trạm y tế: Sơ đồ tổ chức: Trưởng trạm: Huỳnh Thị Tố Phi: Trình độ: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: Quản lí chung và phụ trách chương trình Truyền thông giáo dục sức khỏe. Phó trạm: Nguyễn Thị Hoa: Trình độ: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình Lao và chương trì:nh HIV/AIDS. Nhân viên: – Lê Thị Hồng Thanh: Trình độ: Nữ hộ sinh. Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình Sức Khỏe Sinh Sản. – Lê Nguyễn Minh Thông: Trình đô: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình Sốt rét và Dịch bệnh. – Nguyễn Thị Bích Trâm: Trình độ: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình Tâm thần - Động kinh, chương trình Sức khỏe trẻ em, Khảo sát chất lượng nước tại hộ dân và Quản lí xử lí nước thải. – Trần Thị Huyền Trang: Trình độ: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình Phong, Bệnh không lây và Quản lí Người Cao Tuổi, Người Khuyết Tật. – Lữ Thị Thanh Xuân: Trình độ: Trung cấp điều dưỡng. Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: phụ trách chương trình tiêm chủng, thực hiện thống kê báo cáo hàng tháng, hàng quý, quản lí số liệu Tai nạn thương tích, phụ trách Khu phố 4. – Nguyễn Thị Ngọc Mai: Trình độ: Chức năng và nhiệm vụ tại trạm: NGHỈ HẬU SẢN. Chức năng: Trạm y tế phường có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn phường. Nhiệm vụ: Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: về y tế dự phòng, về khám chữa bệnh kết hợp ứng dụng y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông giáo dục sức khỏe. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế tổ dân phố. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp phường vê công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc TTYT quận và Chủ tịch UBND phường giao cho. Quy chế: Các hoạt động của trạm: y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, khám – chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, truyền thông giáo dục sức khỏe. Các nội dung quản lý và các thành viên: Cơ cấu nhân lực ở trạm có: 1 bác sĩ YHDP, 1 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ YHCT, 1 nữ hộ sinh, 1 dược và 1 điều dưỡng. Nội dung quản lí: Thực hiện, quản lcác chương trình y tế tại địa phương: chương trình TCMR, chương trình Lao & Phong, chương trình HIV/AIDS, chương trình Sức khỏe sinh sản, chương trình Bệnh lây nhiễm, chương trình Tâm thần-Động kinh,…. Thực hiện, quản líTruyền thông giáo dục sức khỏe. Quản lí Người cao tuổi và Người khuyết tật tại địa phương. Quản lí 3 công trình vệ sinh tại địa phương: khảo sát chất lượng nước tại hộ dân & quản lí xử lí nước thải. Quản lí số liệu Tai nạn thương tích. Mạng lưới cộng tác viên (CTV): mỗi khu phố đều có CTV, các CTV y tế được đào tạo theo khung chương trình do Bộ y tế quy định, thường xuyên hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, lồng ghép vào các chương trình y tế và có giao ban chuyên môn hàng tháng với Trạm y tế. Nhiệm vụ của Trưởng trạm y tế: Trưởng trạm y tế xã, thị trấn là người đứng đầu đơn vị, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm y tế, chỉ đạo của UBND xã, thị trấn và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm y tế, thực hiện các nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch hoạt động của trạm y tế xã, thị trấn trình Trung tâm y tế phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm. Tham gia ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm phó ban thường trực chỉ đạo, chủ trì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Xây dựng quy chế hoạt động của trạm y tế xã theo hướng dẫn của giám đốc trung tâm y tế huyện, quản lý nhân lực và hoạt động của trạm theo quy chế, theo chức trách cá nhân và thực hiện các chế độ, chính sách theo Quy định của Nhà nước đối với cán bộ y tế thuộc quyền quản lý. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiện các Quy chế chuyên môn tại trạm y tế. Phân công các nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phù hợp với chuyên môn của từng người, đạt hiệu quả: chương trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế trường học, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp nước sạch và các chương trình y tế Quốc gia khác... Quản lý, chỉ đạo y tế thôn hoạt động chuyên môn, tổ chức giao ban hàng tháng, chỉ đạo hoạt động về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình với cán bộ chuyên trách xã và cộng tác viên thôn. Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế thôn. Tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể tại trạm theo nội dung TTYT qui định. Tham mưu cho UBND xã triển khai thực hiện các nội dung trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn. Bảo đảm quản lý và tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu, sử dụng thuốc an toàn hợp lý chữa bệnh tại trạm cho nhân dân và các đối tượng chính sách khác theo Qui định, quy chế hiện hành. Tham mưu cho UBND xã, quản lý hành nghề y dược tư nhân trên toàn xã. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh... của trạm y tế. Quản lý tài chính thu chi của trạm theo Qui định. Tiếp nhận và quản lý công văn, tài liệu. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo Qui dịnh và khi có dịch trên địa bàn quản lý phải báo cáo kịp thời đúng qui định. Tham gia các cuộc họp, giao ban tại TTYT và các công việc khác khi được giao. Các chương trình Y tế đang thực hiện tại trạm y tế: Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Tổng quan chương trình: Giới thiệu: tiêm chủng mở rộng là dự án mục tiêu quốc gia y tế. Tại tuyến tỉnh có bộ phận chuyên trách tiêm chủng mở rộng nằm trong khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm hoặc khoa dịch tễ thuộc TTYT của quận. Trạm y tế phường là nơi chịu trách nhiệm công tác tiêm chủng mở rộng Nhân sự chịu trách nhiệm về chương trình: chị Lữ Thị Thanh Xuân Thời gian thực hiện: hằng năm. Mục tiêu: giữ vững kết quả đã đạt được tiến tới khống chế và loại trừ một số bệnh có vac-xin phòng ngừa, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng. Đối tượng: chủ yếu là trẻ em. Kết quả thực hiện: Năm 2017 Tổng số trẻ em phường 14 được trạm y tế quản lí trong chương trình tiêm chủng mở rộng là: 245 trẻ Tổng số trẻ em đến tiêm đầy đủ VAT là: 237 trẻ Phần trăm đạt được: 96,73% Số trẻ 2016: Tổng số trẻ em phường 14 được trạm y tế quản lí trong chương trình tiêm chủng mở rộng là: 244 trẻ Tổng số trẻ em tiêm đầy đủ DPT4 năm 2016: 203 trẻ Phần trăm đạt được: 83,19% Nhận xét đánh giá: Kết quả: Thuận lợi: Trình độ dân trí đã được dân cao, ý thức về tiêm phòng cho trẻ em để phòng chống các bệnh truyền nhiễm cũng ngày càng tiến bộ. Đồng thời, nhờ vào sự hỗ trợ của Bộ y tế về các chương trình tuyên truyền tiêm chủng mở rộng đã giúp việc tiêm chủng đến gần với người dân ở địa phương hơn. Khó khăn: Lịch tiêm chủng chia thành nhiều đợt, gây khó khăn trong việc ghi nhớ cho người dân. Do đó để đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng nhân viên y tế cần phải viết thư mời gửi về từng hộ dân để nhắc nhở tiêm ngừa. Đề xuất: cung cấp thêm các sổ tiêm chủng để người dân dễ dàng ghi nhớ. Bên cạnh đó nên phát triển hệ thống truyền tin nhắc nhở qua tin nhắn để thuận lợi hơn cho nhân viên y tế và thông tin được truyền đầy đủ hơn. Chương trình Tâm thần-Động kinh: Tổng quan chương trình: Giới thiệu: trạm y tế phường 14 có nhiệm vụ quản lí các bệnh nhân tâm thần tại địa phương có bác sĩ phụ trách riêng. Nhân sự chịu trách nhiệm chương trình: chị Nguyễn Thị Bích Trâm Thời gian thực hiện: hằng năm Mục tiêu: giữ vững kết quả đạt được, khống chế các biến chứng của hầu hết bệnh nhân và tăng sự hỗ trợ cho các bệnh nhân. Đối tượng: các bệnh nhân và người có nguy cơ. Kết quả thực hiện: Tâm thần: tổng số 46 bệnh nhân gồm 28 nam và 18 nữ với 21 bệnh nhân đang điều trị tại trạm. Động kinh: tổng số 35 bệnh nhân gồm 21 nam và 14 nữ với 21 bệnh nhân đang điều trị tại trạm. Trầm cảm: 1 bệnh nhân nữ. Nhận xét đánh giá: Thuận lợi: Đa số các bệnh nhân đều tuân thủ lịch hẹn tái khám và đến nhận thuốc đầy đủ. Số bệnh nhân tâm thần do phường quản lí cũng tương đối ít nên bệnh nhân tới là được tiếp nhận liền, tránh tình trạng chờ đợi khám bệnh lấy thuốc lâu. Bên cạnh đó, trạm y tế nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để tặng thêm lương thực và thuốc men cho bệnh nhân. Bệnh nhân cảm thấy rất thoải mái khi tiếp xúc với bác sĩ theo dõi điều trị của mình và nhân viên y tế ở trạm. Sau một khoảng thời gian điều trị, trạm y tế phường 14 quận 6 còn phát quà khuyến khích cho những bệnh nhân tuân thủ điều trị và bệnh tình có tiến triển tốt. Khó khăn: vẫn còn một số bệnh nhân không thể tự đến khám và nhận thuốc mà chỉ có hoặc không có người nhà đến thay. Do đó để đảm bảo chương trình nhân viên y tế phải đi tới từng địa bàn để xem xét bệnh nhân còn ở đó không?, tại sao họ không đến khám ở trạm nữa? làm mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các chương trình khác đang thực hiện Đề xuất: phân bố thêm nhân viên hoặc cộng tác viên đến nhà từng hộ dân để thăm khám và phân phát thuốc. Như vậy sẽ an toàn và việc tiếp nhận thuốc men của bệnh nhân sẽ dễ dàng và đầy đủ hơn. Đồng thời kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để cung cấp thêm các chế độ hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân. Chương trình lao, phong: Tổng quan chương trình: Giới thiệu: Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong các loại nhiễm trùng. Tình hình dịch lễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và thực trạng tại phường 14 cũng không ngoại lệ. Trạm y tế phường 14 thực hiện chương trình phòng chống lao dưới sự chỉ đạo của TTYT quận 6. Nhân sự chịu trách nhiệm chương trình: Chương trình Lao: chị Nguyễn Thị Hoa. Chương trình Phong: chị Trần Thị Huyền Trang. Nhận xét đánh giá: Thuận lợi: bệnh đã được chuẩn đoán và điều trị tại bênh viện tuyến trên (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) nên khi về tuyến quận và phường chỉ theo dõi điều trị và phát thuốc hàng tháng. Khó khăn: do Lao là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nên nhân viên y tế cần đến tận nhà khuyến khích cả gia đình tầm soát bệnh. Ngoài ra, tình trạng lao kháng thuốc ngày càng nhiều khiến việc điều trị gặp khó khăn và không đạt hiệu quả cao. Đề xuất: Tăng cường tuyên truyền và khuyến khích bệnh nhân đến trạm nhận thuốc đúng thời hạn và tránh tự ý mua, sử dụng thuốc không kê đơn. Đồng thời tăng cường giáo dục và tuyên dục các phòng chống lây lan bệnh cho gia đình và cộng đồng. Việc nâng cao ý thức của người dân về bệnh nhân lao cũng giúp giảm tình trạng kì thị và xa lánh bệnh nhân lao. (*) Bệnh phong chỉ được trạm y tế phường 14, quận 6 lập hồ sơ sổ sách nhưng do không có bệnh nhân nên các nhân viên y tế chỉ làm công tác tuyên truyền phòng chống bệnh hàng tháng. Các chỉ số sức khỏe thu nhập được: Chỉ số trẻ em tiêm chủng VAT năm 2017 trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Tổng số trẻ em phường 14 quận 6 được trạm y tế quản lí trong chương trình tiêm chủng mở rộng là: 245 trẻ Tổng số trẻ em đến tiêm đầy đủ VAT là: 245 trẻ Phần trăm đạt được: 100% Nhận xét: nhờ công tác tuyên truyền rộng rãi, đầy đủ và đúng thời điểm cùng với ý thức về sức khỏe cho con em ngày càng nâng cao của các bậc cha mẹ trong địa bàn phường mà tất cả các gia đình có con em trong độ tuổi tiêm chủng đều đến trạm để tiêm chủng đưa đến tỉ lệ trẻ tiêm đầy đủ VAT là 100%. Chỉ số trẻ em tiêm chủng đầy đủ mũi tiêm năm 2017 trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Tổng số trẻ em phường 14 quận 6 được trạm y tế quản lí trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 237 trẻ. Tổng số trẻ được tiêm đầy đủ số mũi là: 237 trẻ. Phần trăm đạt được: 96,73%. Nhận xét: tỉ lệ trẻ em phường 14 quận 6 đạt tỉ lệ tiêm chủng đầy đ ủ số mũi đạt tỉ lệ 96,73% là cao, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu là 98% do vẫn còn một số trẻ chưa tuân thủ chương trình tiêm chủng. Nguyên nhân là do số lượng mũi tiêm nhiều và thời gian tiêm dàn trải gây khó khăn trong việc ghi nhớ, đồng thời ảnh hưởng đến công việc của phụ huynh nên không đưa con em đi tiêm ngừa. Chỉ số trẻ em tiêm DPT4 năm 2016 trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Tổng số trẻ em phường 14 được trạm y tế quản lí trong chương trình tiêm chủng mở rộng là: 244 trẻ Tổng số trẻ em tiêm đầy đủ DPT4 năm 2016: 203 trẻ Phần trăm đạt được: 83,19% Nhận xét: tỉ lệ trẻ em phường 14 quận 6 đạt tỉ lệ tiêm chủng DPT4 đạt tỉ lệ 83,19% là khá cao, tuy nhiên vẫn còn 41 trẻ không tuân thủ chương trình tiêm chủng gây khó khăn và mất thời gian cho nhân viên y tế phải gọi điện để thông báo lịch tiêm trong khi lịch tiêm ngừa đã được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Nguyên nhân là chủ yếu từ phía người dân không ghi nhớ lịch tiêm cho con em mình hoặc nhớ ngày đó tiêm nhưng quá bận công việc không thể đưa con em đi tiêm ngừa. Chỉ số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần trên địa bàn phường 14 năm 2018: Tổng số nhân khẩu của phường: 23401 nhân khẩu Số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần: 46 bệnh nhân Phần trăm mắc bệnh: 0,20% Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tâm thần năm 2018 trên địa bàn phường 14 là 0,2% có giảm so với năm 2017 là 51 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,22%. Tỉ lệ bệnh nhân bệnh tâm thần giảm qua mỗi năm là do bệnh nhân tuân thủ điều trị, hằng tháng đến trạm y tế theo dõi bệnh và lấy thuốc, bên cạnh đó trạm y tế phường 14 cũng quan tâm chặt chẽ bệnh nhân, thực hiện đúng chỉ tiêu và cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm Chỉ số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần đang điều trị tại trạm y tế phường 14 so với tổng số bệnh nhân bệnh tâm thần trên địa bàn phường 14 năm 2018 là: 21 bệnh nhân so trên tổng số 46 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 45,65%; giảm 7,29% so với năm 2017 là 27 bệnh nhân trên tổng số 51 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 52,94% Chỉ số bệnh nhân mắc bệnh động kinh trên địa bàn phường 14 năm 2018: Tổng số nhân khẩu của phường: 23401 nhân khẩu Số bệnh nhân mắc bệnh động kinh: 35 bệnh nhân Phần trăm mắc bệnh: 0,15% Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tâm thần năm 2018 trên địa bàn phường 14 là 0,15% có giảm 0.02% so với năm 2017 là 40 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,17%. Tỉ lệ bệnh nhân bệnh động kinhgiảm qua mỗi năm là do bệnh nhân tuân thủ điều trị, hằng tháng đến trạm y tế theo dõi bệnh và lấy thuốc, bên cạnh đó trạm y tế phường 14 cũng quan tâm chặt chẽ bệnh nhân, thực hiện đúng chỉ tiêu và cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Chỉ số bệnh nhân mắc bệnh động kinh đang điều trị tại trạm y tế phường 14 so với tổng số bệnh nhân bệnh động kinh trên địa bàn phường 14 năm 2018 là: 21 bệnh nhân so trên tổng số 35 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 60%%; giảm 7,5% so với năm 2017 là 27 bệnh nhân trên tổng số 40 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 67,5% Chỉ số bệnh nhân mắc bệnh lao trên địa bàn phường 14 quý I năm 2019: Tổng số nhân khẩu của phường: 23401 nhân khẩu Số bệnh nhân mắc bệnh lao: 12 bệnh nhân, chiếm 0.05% so với tổng số dân trên địa bàn; trong đó AFB (+) là 8 chiếm tỉ lệ 66,67% bệnh nhân mắc lao, AFB (-) là 1 chiếm tỉ lệ 0,83% bệnh nhân mắc lao và lao ngoài phổi là 3 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 25% bệnh nhân mắc lao trên địa bàn phường 14. Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao quý I năm 2019 trên địa bàn phường 14 là 0,05% có tăng 0.02% so với năm 2017 là 7 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,03%. Tỉ lệ bệnh nhân bệnh lao tăng từ năm 2018 đến quý đầu năm 2019 là do bệnh nhân tuân thủ điều trị, hằng tháng đến trạm y tế theo dõi bệnh và lấy thuốc, bên cạnh đó trạm y tế phường 14 cũng quan tâm chặt chẽ bệnh nhân, tầm soát kĩ những thành viên khác trong gia đình bệnh nhân mắc lao để khuyến khích họ đi khám bệnh và điều trị dự phòng nếu cần thiết vì đây là chương trình chống lao quốc gia, miễn phí thuốc cho người dân, các nhân viên y tế của trạm cố gắng đưa chương trình này rộng khắp trong cộng đồng người dân để làm giảm lây lan cũng như tỉ lệ người. Chỉ số phụ nữ sinh con được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ 163/164, đạt 99,4%, tăng 0,7% so với năm 2017 là 98,7%. Chỉ số phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh là 164/164, đạt 100%, giữ vững mục tiêu so với năm 2017. Chỉ số phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh 164/164, đạt 100%, giữ vững tỉ lệ với năm 2017. Chỉ số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vaccine phổ cập trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế là 235/245, đạt 96%, cải thiện so với năm 2017 là 220/231, đạt 95,2%. Chỉ số trẻ em từ 6 đén 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm là 868/876, đạt 99,08%, tăng so với cùng kỳ năm 2017 là 98,87%. Chỉ số trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần là 466/473 đạt 99%, trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi tháng 1 lần là 6/6, đạt 100%; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần là 818/818, đạt 100%, các chỉ số đều cải thiện so với năm 2017. Chỉ số trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) là 6/1284, đạt 0,46%, giảm 0,08% so với năm 2017 là 7/7891, đạt 0,54%. Chỉ số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt từ 62,06%, tăng 4,49% so với năm 2017. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 6,7%, giảm 0,3% so với năm 2017. Chỉ số sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con là 20/228, đạt 8,77%, giảm so với năm 2017 là 24/239, đạt 10,04%. NHẬN XÉT CHUNG: Bệnh viện quận 6, khoa Khám Bệnh : Bệnh viện: Sau thời gian 1 tuần thực tập tại BVQ6, chúng em cảm thấy BVQ6 là nơi đáng để sinh viên năm 2 nói chung và các sinh viên y đa khoa khác nói chung thực tập về bộ môn tổ chức quản lí y tế. Tại đây, ngay ngày đầu tiên chúng em đã được tiếp xúc, được giới thiệu, được chỉ dẫn tận tình của cô phó giám đốc BVQ6 Nguyễn Thị Anh Thư làm cho chúng em biết cần đi những nơi nào và cần làm gì ở đó để chuẩn bị thật tốt cho bài báo cáo BVQ6 có cơ cấu tổ chức, quản lí chặt chẽ, phân cấp rõ rang phù hợp với cấp độ và công việc của mỗi nhân viên y tế như đã trình bày ở phần 1.1 (cơ cấu tổ chức BVQ6). BVQ6 thực hiện chương trình theo chỉ tiêu từ cao xuống cấp thấp, phù hợp với trình độ mỗi cấp để đảm bảo công việc được bàn giao và hiệu quả làm việc. Ví dụ chỉ tiêu khám bệnh cho BVQ6 là khám 20 bệnh nhân trên 1 buổi sáng do UBND quận 6 nắm giữ và bàn giao hết lại cho Sở y tế rồi về đến BVQ6, chia ra các khoa, các phòng để triển khai chương trình thực hiện đúng chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt 20 bệnh nhân trong 1 buổi sáng đến mỗi bác sĩ BVQ6 là bệnh viện hạng II xếp theo cấp bậc phân hạng của cấp bậc bệnh viện ở Việt Nam. Để giữ vững mục tiêu đã được thì BVQ6 không ngừng hoàn thiện trong công tác tổ chức, chuyên nghiệp trong công việc chuyên môn, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng về một bệnh viện của mình: 1.Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh 2.Đào tạo cán bộ y tế 3.Nghiên cứu khoa học về y học và y tế 4.Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật 5.Phòng bệnh 6.Hợp tác quốc tế 7.Quản lý kinh tế trong bệnh viện Tuy nhiên trong 1 tuần thực tập tại BVQ6, nhóm chúng em gặp phải khó khan là bệnh viên đang nâng cấp sửa chữa lại. Do đó dẫn đến vệ sinh và mỹ quan của bệnh viện theo đó mà kéo xuống, trang thiết bị lộn xộn, các dụng cụ sửa chữa, xây dựng nằm trong khung viên bệnh viện làm mất đi vẻ đẹp của bệnh viện Nhân viên y tế ở BVQ6 rất nhiệt tình, giúp đỡ các em hoàn thành tốt đợt thực tập. Tổ 26 được phân công đi khoa khám bệnh, ngày đầu tiên chúng em được các chị điều dưỡng giới thiệu khoa và các quy trình bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Điều này rất cần thiết đối với sinh viên y2 như chúng em vì sau này chúng ta sẽ là những bác sĩ, mà bác sĩ thì không thể làm việc một mình được, cần phải có sự hỗ trợ của các công cụ cũng như những nhân viên y tế khác. Vì thế cần phải biết quy trình vì quy trình này chi phối hầu như định hướng khám và chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Những ngày tiếp theo, chúng em được gặp và học hỏi từ bác trưởng khoa Khám bệnh. Bác trưởng khoa rất nhiệt tình chỉ dạy chúng em và hỗ trợ chúng em những phần thắc mắc. Chúng em học được ở bác cách lãnh đạo, đúng đầu một khoa lớn là phải cứng rắn, bình tĩnh trước mọi tình huống, biết phân công, bàn giao và cách hối thúc để hoàn thành một chỉ tiêu, chương trình nào đó. Sau một tuần thực tập tại BVQ6, chúng em không tiếp cận bệnh nhân theo kiểu hỏi bệnh, khám bệnh trước đây mà hỏi về ý kiến, nhận xét của bệnh nhân về BVQ6: đa số là khen BVQ6 khám nhanh, bác sĩ nhiệt tình, bệnh tình thuyên giảm, họ còn giới thiệu bà con đến BVQ6 để chữa trị, khám bệnh nhẹ nhàng mà ít tốn kém. Bên cạnh đó cũng không ít bệnh nhân phàn nàn BVQ6 quá đông, thời gian chờ khám lâu, bác sĩ chữa k hết bệnh, cơ sở vật chất kém so với các bệnh viện khác. Sau đó chúng em có giải thích do bệnh viện đang tu sửa và mong bệnh nhân thông cảm. Khoa Khám bệnh: Khoa khám bệnh ở bệnh viện quận 6 nằm ở tầng trệt và tầng 1của tòa nhà A gần ngay cửa phía nam của tòa nhà nên thuận tiện cho việc tiếp nhận bệnh nhân đến khám một cách dễ dàng, nhanh chóng. Trong đó, tầng trệt có quầy tiếp nhận bệnh, 8 phòng khám cho bệnh nhân thường, bảo hiểm y tế và tầng 1 là khu khám theo yêu cầu, một số phòng khám khác như khám mắt, khám tai-mũi-họng,… Khoa khám được xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam (Thiết kế theo mô hình một chiều: Bộ phận tiếp nhận bệnh nhân đến Phòng khám đến Thu phí). Vì vậy, người bệnh sẽ không mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. Cơ sở hạ tầng: Tuy lúc nào cũng trong tình trạng đông bệnh nhân nhưng sàn nhà lúc nào cũng sạch sẽ, còn trần nhà thì được trang bị quạt, ngoài ra cấu trúc tầng trệt được xây dựng có không gian thoáng khí ở giữa giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tránh cảm giác ngột ngạt đông đúc khi đi khám bệnh. Phía bên tay trái cửa phía Nam tòa nhà A dẫn vào khoa khám bệnh có một bàn đo huyết áp có điều dưỡng thường trực giúp theo dõi và đo nhanh huyết áp cho người bệnh, rút ngắn thời gian của quá trình khám bệnh. Khu vực bộ phận tiếp nhận: có 15băng ghế ngồi chờ, mỗi băng chứa 4 ghế đáp ứng đủ số lượng bệnh nhân đến khám giúp bệnh nhân và người nhà thoải mái, không phải đứng trong khi đợi đến lượt khám. Đồng thời khu vực tiếp nhận bệnh chia làm 7 quầy với nhiều mục đích và mức độ ưu tiên: 5 quầy 1-5 tiếp nhận các bệnh đến khám, xét nghiệm cận lâm sàng với 3 mức độ ưu tiên: khám thường, bảo hiểm y tế, dịch vụ. Quầy 6 tiếp nhận người đến làm giấy khám sức khỏe và thanh toàn ra viện. Quầy 7 trong quá trình thực tập không thấy hoạt động. Việc phân chia quầy tiếp nhận theo từng nhu cầu của người đến khám và theo từng mức độ ưu tiên khiến cho việc khám bệnh công bằng, làm cho quá trình khám bệnh trở nên nhanh chóng, trơn tru, giảm thiểu thời gian chờ của người đến khám. Khu vực thăm khám: tất cả phòng khám đều được trang bị điều hòa, giúp các bác sĩ làm việc trong nhiệt độ thoải mái, từ đó quá trình thăm khám đạt hiệu quả hơn nên cở sở hạ tầng phòng khám tốt, tạo cảm giác thoải mái không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho các nhân viên y tế, điều này giúp cho quá trình thăm khám và điều trị của bệnh nhân đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó trong mỗi phòng khám đều có bồn rửa tay và nước rửa tay đáp ứng nhu cầu vệ sinh trong quá trình thăm khám. Phía trước mỗi phòng khám có 1-2 băng ghế giúp bệnh nhân ngồi chờ đến lượt của mình. Cuối khoa khám có 1 căn-tin để người nhà, người bệnh có thể nghỉ ngời giúp nâng cao chất lượng phục vụ. Chất lượng thăm khám: Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng đều có trình độ chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng và cải thiện trình độ; phong cách phục vụ ân cần, chuyên nghiệp nên đa số bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng và thoải mái sau khi thăm khám. Ngoài ra, đến với phòng khám của bệnh viện quận 6, các thủ tục giấy tờ cũng được nhân viên y tế hướng dẫn tận tình cho bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) nên giúp việc làm giấy tờ, thủ tục nhanh gọn. Điểm cộng là khoa khám bệnh của bệnh viện quận 6 có thêm các Cộng Tác Viên hướng dẫn quá trình nhiệt tình giúp quá trình làm thủ tục dễ dàng và nhanh chóng hơn. Về phía các bác sĩ, người trực tiếp thăm khám: tuy luôn phải làm việc trong tình trạng quá tải hơn so với bộ quy định, nhưng các anh, chị vẫn cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc. Về phía người bệnh: chúng em đã khảo sát mức độ hài lòng của những bệnh nhân đến. Trong tổng số 72 bệnh nhân được khảo sát có đến 64 bệnh nhân cảm thấy thoải mái, có nhiều đánh giá tích cực về khoa khám của bệnh viện, và ngoài việc sẽ quay trở lại thăm khám, họ cũng sẽ giới thiệu người thân, hàng xóm đến để được thăm khám vì có nhiều ưu điểm khoa khám như: gần nhà, tiết kiệm, chất lượng thăm khám tốt. Chỉ số hài lòng về khám bệnh của khoa khám ở bệnh viện quận 6 khoảng 89% là tương đối cao. Nhược điểm của khoa khám: Các bác sĩ phải thăm khám số lượng bệnh nhân nhiều hơn 65 người/ngày. Bệnh nhân có than phiền khi được chỉ định quá nhiều xét nghiệm do tình trạng quá tải, nên các bác sĩ không kịp giải thích cho bệnh nhân về tác dụng của các xét nghiệm. Trạm y tế phường 14, quận 6  Nhận xét chung: Môi trường: ít tiếng ồn, vệ sinh sạch sẽ, không khí trong lành thoáng mát, có cây xanh phủ mát trước cổng trạm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng chỉ tiêu của Bộ y tế, phù hợp với mục tiêu là cơ sở tiếp nhận bệnh ban đầu. Diện tích: rộng rãi khoảng 340 m2. Thời gian hoạt động: tuân thủ theo thời gian làm việc quy định của Nhà nước (7h30-11h30 và 13h30-16h30). Công việc: công việc không quá tải, đầy đủ nhân lực, đầy đủ thiệt bị làm việc. Về chức năng: trạm y tế phường 14 quận 6 đã thực hiện đầy đủ hai chức năng của mình: Cung cấp thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn phường. Có trụ sở riêng: tọa lạc tại trung tâm phường 14 quận 6, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Về nhiệm vụ: Trạm y tế phường 14 đã thực hiện tốt và đầy đủ các nhiệm vụ trong thông tư của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã phường thị trấn. Về chuyên môn kĩ thuật: đáp ứng đủ chuyên môn và kĩ thuật của một trạm y tế để tiếp nhận bệnh ban đầu. Trạm y tế phường 14 quận 6 có khả năng thực hiện được 453 kĩ thuật y tế và đã được Sở y tế thẩm định và công nhận. Đã thực hiện tốt hướng dẫn chuyên môn và hoạt động nhân viên y tế thôn bản: phường 14 quận 6 có 5 khu phố và được phụ trách bởi 5 cộng tác viên là nhân viên y tế. Các anh chị nhân viên y tế của trạm xuống từng khu vực của mình được phân công quản lí giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của bà con như hộ gia đình nào mới sinh em bé thì thông báo cho họ biết các chương trình tiêm chủng mở rộng, còn về chương trình phòng chống lao thì các anh chị phải xuống tận nhà xem địa chỉ bệnh nhân khai lúc đi khám tuyến trên là có chính xác hay không và vận động các thành viên khác trong gia đình có bệnh nhân bệnh lao phải đi khám bệnh tầm soát lao hoặc điều trị dự phòng. Thực hiện tốt công tác DS – KHHGĐ: các anh chị nhân viên y tế trong trạm thực hiện công tác tuyên truyền về gia đình văn hóa, mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc 2 con bằng cách phát loa hằng tuần hoặc treo các băng rôn ngoài đường để ai cũng có thể đọc được. Về phía người dân thì trình độ văn hóa ngày càng nâng cao, bà con nhân dân đủ nhận thức để biết về kế hoạch hóa gia đình cho mình, người dân hưởng ứng phong trào DS-KHHGĐ cùng với nhà nước nói chung và bộ Y tế nói riêng đã góp phần tạo nên thành công, hoàn thành tốt công tác của các cán bộ y tế mà cụ thể là trạm y tế phường 14 quận 6. Các anh chị nhân viên y tế của trạm y tế phường 14 thống kê được các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phường 14 nhưng không có thẩm quyền để kiểm tra hoạt động của các cơ sở đó mà phải là thẩm quyền cao hơn thuộc Sở y tế. Thường trực Ban chăm sóc sức khỏe cấp phường về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế của địa phương: trạm y tế phường 14 quận 6 không có chương trình này vì chưa phù hợp với tình hình thưc tế của địa phương, phường chỉ tập trung vào các chương trình được phổ biến từ trên xuống thông qua nhân viên y tế của trạm xuống các khu vực sinh sống của bà con chứ không có quân đội về tập kết phối hợp với nhân viên y tế của trạm thực hiện. Quản lý tốt nhân lực, tài chính, tài sản của trạm theo phân công và theo quy định của pháp luật: sau 1 tuần thực tập ở trạm y tế phường 14, em thấy tổ chức nhân sự ở trạm khá chặt chẽ tuân thủ theo cơ cấu của bộ y tế về trạm; mỗi sáng sớm 7h30 bắt đầu làm việc thì 7h sẽ phân công 1 nhân viên y tế được phân công trực nhật để đảm bảo môi trình sạch sẽ cho nhân viên y tế, cho bệnh nhân và cho sinh viên thực tập, bên cạnh đó cũng góp phần bảo vệ trang thiết bị, máy móc của trạm, bảo vệ tài sản chung. Trạm đã thực hiện tốt chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật hàng quý, hàng năm lên cấp cao hơn về các chương trình thực tập tại trạm. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ do Giám đốc TTYT quận 6 và chủ tịch UBND phường 14 quận 6 giao như khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, hiến máu nhân đạo, văn nghệ thi đua thể dục thể thao. Về tổ chức nhân sự: Trạm y tế phường 14 có 1 trưởng trạm, 1 phó trạm và 4 nhân viên y tế đáp ứng với nhu cầu thực tế,khối lượng công việc, điều kiện kinh tế - xã hội của phường. + Trưởng trạm: Huỳnh Thị Tố Phi. + Phó trạm: Nguyễn Thị Hoa. + Nhân viên: Nguyễn Thị Ngọc Mai – Lê Nguyễn Minh Thông – Nguyễn Thị Bích Trâm – Trần Thị Huyền Trang. Trạm y tế phường 14 quận 6 đã thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tầm soát, phòng ngừa cho đến điều trị, đúng tiến độ, đúng chỉ tiêu của cấp trên đưa xuống. Tại trạm thực hiện rất nhiều chương trình như chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng ngừa đái tháo đường, phòng ngừa tang huyết áp, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình,… nhưng trong thời gian một tuần chúng em được thực tập ở trạm thì chúng em thấy có 3 chương trình nổi bật đó là chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình chống lao và chương trình điều trị tâm thần, động kinh. Chương trình chống lao: Nhận xét chung về chương trình: qua quan sát và tìm hiểu thì nhận thấy đây là chương trình chống lao quốc gia, thuốc trị lao được phát miễn phí cho người dân, không tính trong bảo hiểm y tế Nhân sự phụ trách chương trình: Y sĩ Nguyễn Thị Hoa Thời gian thực hiện chương trình: diễn ra suốt trong cả năm Quy trình thực hiện: Ban đầu bệnh nhân thấy cơ thể mình bất thường và có các triệu chứng như ho có đờm ngày càng nặng, có khi kèm máu, sụt cân, sốt về chiều. Khi gặp các bệnh về phổi như vậy, chính bản thân bệnh nhân cũng biết có thể họ mắc bệnh lao nên họ thường lên thẳng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để khám. Tại đây họ được khám, làm xét nghiệm thì phát hiện lao. Họ uống thuốc lần đầu là thuốc mua từ nhà thuốc BV Phạm Ngọc Thạch và không được hổ trợ từ nhà nước. Nhưng do trị lao là chương trình quốc gia được hổ trợ thuốc miễn phí nên các bệnh nhân này được chuyển về các trung tâm y tế quận để theo dõi và điều trị theo địa chỉ quận mà bệnh nhân đã cung cấp. Tại TTYT quận, hồ sơ các bệnh nhân tiếp tục được chuyển về trạm y tế phường theo địa chỉ mà bệnh nhân cung cấp Tại trạm y tế, việc đầu tiên các anh chị trong trạm phải làm đó là xuống địa chỉ nhà mà bệnh nhân cung cấp kiểm tra xem địa chỉ mà bệnh nhân cung cấp có đúng hay không, bệnh nhân có chuyển nhà đi đâu không hay có phải là đúng bệnh nhân mình cần tìm hay không. Nếu tất cả đều chính xác thì việc tiếp theo là thông báo lịch lấy thuốc và theo dõi bệnh nhân bệnh lao tại trạm y tế phường 14 . Sau một tháng điều trị, bệnh nhân được đưa đến TTYT quận 6 để kiểm tra bệnh trở lại bao gồm xét nghiệm đàm và chụp xquang phổi, xem có tiến triển hay không để điều trị tiếp hoặc chỉnh liều thuốc cho phù hợp Bên cạnh đó để phòng chống lao lây lan cho những người xung quanh bệnh nhân thì các nhân viên y tế trạm cũng xuống từng nhà của bệnh nhân mắc lao khuyến khích người nhà họ đi tầm soát và khám bệnh trên TTYT quận 6 để uống thuốc dự phòng hoặc điều trị như một người mắc lao mới. Kết quả thực hiện: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao trên địa bàn phường 14 quý I năm 2019: Tổng số nhân khẩu của phường: 23401 nhân khẩu Số bệnh nhân mắc bệnh lao: 12 bệnh nhân, chiếm 0.05% so với tổng số dân trên địa bàn; trong đó AFB (+) là 8 chiếm tỉ lệ 66,67% bệnh nhân mắc lao ,AFB (-) là 1 chiếm tỉ lệ 0,83% bệnh nhân mắc lao và lao ngoài phổi là 3 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 25% bệnh nhân mắc lao trên địa bàn phường 14. Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao quý I năm 2019 trên địa bàn phường 14 là 0,05% có tăng 0.02% so với năm 2017 là 7 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,03%. Tỉ lệ bệnh nhân bệnh lao tăng từ năm 2018 đến quý đầu năm 2019 là do bệnh nhân tuân thủ điều trị, hằng tháng đến trạm y tế theo dõi bệnh và lấy thuốc, bên cạnh đó trạm y tế phường 14 cũng quan tâm chặt chẽ bệnh nhân, tầm soát kĩ những thành viên khác trong gia đình bệnh nhân mắc lao để khuyến khích họ đi khám bệnh và điều trị dự phòng nếu cần thiết vì đây là chương trình chống lao quốc gia, miễn phí thuốc cho người dân, các nhân viên y tế của trạm cố gắng đưa chương trình này rộng khắp trong cộng đồng người dân để làm giảm lây lan cũng như tỉ lệ người bệnh. Về phía bệnh nhân: qua 1 tuần thực tập ở trạm y tế phường 14 quận 6, chưa ghi nhận sự phàn nàn của bệnh nhân về bất cứ vấn đề gì của trạm. Bệnh nhân nói rằng họ nhận được thông tin thông báo các hoạt động của trạm chủ yếu qua phát thanh và dán các bảng thông báo ở trạm. Những bệnh nhân có con em bị trễ lịch tiêm chủng lần sau họ lên tiêm bổ sung khi hỏi thì biết được do họ quên lịch, hoặc có người thì nói họ nhớ là ngày đó nhưng do công việc quá bận và họ không có thời gian đến trạm y tế trong giờ hành chánh để tiêm ngừa cho con. Còn về phía các chương trình khác ví dụ như lao: bệnh nhân khá hài long về chương trình này của Nhà nước đặc biệt là trạm y tế, nơi trực tiếp theo dõi và điều trị bệnh cho họ. Bệnh nhân không phải tốn tiền để mua thuốc lao, đảm bảo cho người nghèo cũng có cơ hội trị lao dứt điểm Qua 1 tuần thực tập ở trạm y tế phương 14 quận 6, chúng em rút ra được nhiều điều, không chỉ là nắm được cơ cấu tổ chức y tế từ trung ương đến địa phương mà còn biết được tại cơ sở y tế địa phương, cụ thể là trạm y tế họ làm những công việc gì, chương trình gì, cách thức thực hiện như thế nào. Điều đó rất cần thiết cho một sinh viên Y2 chuẩn bị dần dần, từ một công việc của tuyến cơ sở y tế thấp cho đến những phân công, những chỉ đạo và chỉ tiêu mà cấp trên đưa xuống. Chúng em còn học được cách thống kê số liệu từ các anh chị để báo cáo, cách sao chép, lưu trữ số liệu trong hồ sơ bệnh tại trạm. Sau đợt đi thực tập 1 tuần ở trạm y tế phường 14 quận 6, chúng em có rất nhiều điều cần lưu ý để năm sau đi thực tập ở bệnh viện trở lại: ví dụ như biết được chương trình phòng chống lao cấp quốc gia, nếu khám và hỏi bệnh ở bệnh viện gặp những bệnh nhân này thì hỏi họ đã biết đến chương trình cấp thuốc lao miễn phí này chưa, bảo họ hỏi lại bác sĩ khám và chữa bệnh cho mình để về trạm y tế địa phương lấy thuốc uống, tránh trường hợp người nghèo không có đủ tiền ăn, tiền mặc mà phải chịu them khoảng tiền thuốc lao khổng lồ được Nhà nước hổ trợ và họ bỏ trị làm bệnh càng ngày càng nặng không chỉ ảnh hưởng đến chính bản than họ mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. - 46 - TRƯỞNG KHOA PHÓ KHOA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG NHẬN BỆNH TRẢ THẺ ĐO ĐIỆN TIM & TIÊM TRUYỂN KHÁM SỨC KHỎE ĐO HUYẾT ÁP & HỖ TRỢ PHÒNG KHÁM 2 PHÒNG KHÁM 3 PHÒNG KHÁM 4 PHÒNG KHÁM 4 PHÒNG KHÁM 5 PHÒNG KHÁM 6 PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ 1