You are on page 1of 8

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ


MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

Đề bài: Vì sao nhà nước dân chủ cần có hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân
chủ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013.
*Đề bài: Vì sao nhà nước dân chủ cần có hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân
chủ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013.

A.LỜI NÓI ĐẦU


Hiến Pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện
vọng của tuyệt đại đa số Nhân dân tồn tại trong và ngoài nhà nước đó( Nhưng vẫn là
nhân dân thuộc nhà nước đó ). Mục đích của sự ra đời Hiến Pháp là đảm bảo sự an
toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người người dân. Từ khi ra đời đến nay, nước ta đã
trải qua 5 lần sửa đổi Hiến Pháp để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Trả lời: Nhà nước dân chủ cần có Hiến Pháp vì nhà nước dân chủ luôn đề cao
nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, mà bản
chất của Hiến Pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của Nhân dân và được thông
qua với sự đồng ý của Nhân dân.Vậy nên có thể nói Hiến Pháp là công cụ hiệu quả để
Nhân dân có thể kiểm soát và kiềm chế quyền lực của nhà nước.
B.NỘI DUNG
I . KHÁI NIỆM
- Hiến Pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quý
định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia , chế độ chính trị , chính sách
kinh tế , văn hoá , xã hội , tổ chức quyền lực nhà nước , địa vị pháp lý của con người
và công dân .
- Dân chủ có nghĩa là một hệ thống chính phủ được thành lập và mang tính chính
danh thông qua bầu cử. Nhà nước dân chủ thừa nhận Nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

II . TÍNH CHẤT DÂN CHỦ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013.
Hiến Pháp năm 2013 đã khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng nhiều hình
thức khác nhau mà trong đó làm chủ thông qua Nhà nước (bộ máy nhà nước) là một
hình thức quan trọng. Tính chất dân chủ được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong
toàn bộ nội dung của Hiến Pháp năm 2013, trong đó tính dân chủ được thể hiện tập
trung chủ yếu qua một số nội dung cụ thể sau:
1. Bầu cử
* Khái niệm: Bầu cử là quá trình các cử tri của cả nước đưa ra quyết định của họ
theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình
nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa
phương trong phạm vi lãnh thổ của đất nước.
Trong nhà nước dân chủ, bầu cử được tiến hành để xác định quyền cho những
người đại diện nắm giữ những cương vị chính trị. Một vấn đề quan trọng của Hiến
Pháp là quy định việc nhân dân lựa chọn (bằng cách bầu) đại diện của mình để giữ
những chức danh nhà nước ở trung ương và địa phương - cơ sở để cho rằng, nhà nước
được nhân dân trao quyền và nhà nước thực hiện quyền lực chừng nào nhân dân còn
tín nhiệm. Như vậy, bầu cử là phương thức được sử dụng để quyền lực nhà nước thiết
lập ra bởi nhân dân. Vì thế, việc phản ánh trung thực ý chí của nhân dân là vấn đề cốt
lõi của mọi cuộc bầu cử.
* Về nguyên tắc bầu cử:
Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín”. Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân, toàn diện, công khai và dân
chủ rộng rãi của bầu cử. Bầu cử là công việc của mọi công dân, là sự kiện chính trị
trọng đại của xã hội, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu
cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt, nhằm bảo đảm sự khách quan trong bầu cử, không
thiên vị. Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo đảm để
đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ chiếm tỷ lệ thích đáng trong bộ máy của mình.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp bảo đảm để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm
vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng lá phiếu của mình, không qua khâu trung gian.
Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết bảo đảm tính
khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn,
để sự lựa chọn đó không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài.
Các nguyên tắc bầu cử nêu trên thống nhất với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử
khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Các nguyên
tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm
của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về bầu cử.
* Về quyền bầu cử của công dân
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện
quyền lựa chọn người đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu
cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử, bỏ phiếu, tức là khả năng chủ động
trong lựa chọn của công dân.
Ở nước ta, quyền bầu cử được coi là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự của
công dân. Công dân thực hiện quyền đó tự nguyện. Vì tính chất quan trọng của quyền
bầu cử nên quyền bầu cử chỉ được quy định cho những người bình thường về mặt
thần kinh, đạt đến độ chín của sự phát triển tâm, sinh lý nhằm bảo đảm cho họ có sự
lựa chọn chính xác và độc lập. Tại Khoản 1 Điều 17 của Hiến pháp 2013 quy định:
“Công dân nước Cộng hòa cộng hòa xã hội Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam”. Điều 27 của Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có
quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,
HĐND”. Ngoài các quy định về độ tuổi là cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự
lựa chọn của cử tri, pháp luật nước ta không quy định điều kiện nào khác.
Cho nên, bầu cử là yếu tố quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và
là biểu hiện, thước đo của dân chủ.
2. Quyền con người, quyền công dân
* Khái niệm:
- Tư tưởng về quyền con người (human rights, droits de l’home), cũng có thể gọi
là “quyền của con người” - “rights of human person” hình thành cùng với sự xuất
hiện của những nền văn minh cổ đại, quyền con người xuất phát từ các quyền thiêng
liêng, tự nhiên, vốn có của con người, không do chủ thể nào ban phát.
- Quyền công dân là quyền con người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng
cho công dân của mình, là tập hợp những quyền đượcHiến pháp và pháp luật của mỗi
Nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.
* Bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân:
Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng loài người thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến
xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu
của hầu hết các dân tộc. Chính vì điều đó, quyền con người, quyền công dân là yếu tố
quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và quyền con
người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội
dung chính trị - pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công
bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, hơn suốt hai mươi năm
qua các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi thông qua việc ghi nhận
nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân
Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của
truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của
các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Với phương châm “tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người
với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” đã được
thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về những nội dung liên quan quyền con người và
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến Pháp Việt Nam qua các
thời kỳ đã chứng minh Việt Nam luôn quan tâm đến công dân cũng như luôn quan
tâm đến việc phát triển con người Việt Nam, phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp
quốc trong việc thực hiện quyền con người nhằm xây dựng, kết mối quan hệ đại đoàn
kết toàn dân tộc ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh việc
nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con người,
quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh thần về quyền con
người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời mọi cơ quan nhà
nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.
Như vậy, quyền con người, quyền công dân được bảo đảm, bảo vệ thì Nhân
dân mới có thể thực hiện tốt quyền dân chủ.
3. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
* Khái niệm:
- Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng cách trực
tiếp thể hiện ý chí của mình không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt cho
mình.
- Dân chủ đại diện là việc nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước một cách gián
tiếp thông qua các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan
khác của Nhà nước), các cá nhân được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của
nhân dân.
* Trong Hiến pháp năm 2013, dân chủ trực tiếp được thể hiện khá đa dạng và ở
nhiều cấp độ khác nhau. Các hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng nhất đã được quy
định ngay trong Hiến pháp như quyền bầu cử, ứng cử (Điều 7, Điều 27), quyền tham
gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28), quyền được biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân (Điều 29), quyền khiếu nại, tố cáo của Nhân dân đối với việc
làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 30), ở quy định "Nhân
dân là người xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp” (lời nói đầu của bản Hiến
pháp) và việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp (các khoản 3, 4 Điều 120), ở
chế định Hội đồng bầu cử quốc gia quy định tại Điều 117 (Hội đồng bầu cử quốc gia
là cơ quan do Quốc hội thành lập có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ
đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp) nhằm tạo
thêm một cơ chế để bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, ở quy
định trách nhiệm thông báo tình hình hoạt động của các cơ Nhà nước cho nhân dân
của Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình (khoản 6 Điều 98, khoản 2
Điều 99, khoản 1 Điều 116). Các hình thức dân chủ trực tiếp khác như tham gia ý
kiến, thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở… thì trên cơ sở quy định của Hiến
pháp đã và đang được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Dân chủ đại diện được thể hiện qua nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà
nước: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp, pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi
biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8); qua các quy định về Quốc hội,
Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 (Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị nhân dân (cử tri)
hoặc Quốc hội bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân),
Điều 69 (Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Điều 113 quy định về
Hội đồng nhân dân (Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên), khoản 1 Điều 115 quy định về đại biểu Hội đồng nhân dân (Đại biểu
Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa
phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp
xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời
những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
Ta thấy, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân, giữa chúng có mối quan
hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tổ chức thực hiện tốt và bảo đảm hài hòa cả hai
hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên cơ sở quy định của Hiến
pháp là cơ sở vững chắc để hướng tới một thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa hoàn thiện mà nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực
nhà nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
* Nhà nước dân chủ cần có Hiến Pháp vì nhà nước dân chủ luôn đề cao nguyên tắc
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, mà bản chất của Hiến
Pháp là dân chủ, vì nó thể hiện quyền lực của Nhân dân và được thông qua với sự
đồng ý của Nhân dân.Vậy nên có thể nói Hiến Pháp là công cụ hiệu quả để Nhân dân
có thể kiểm soát và kiềm chế quyền lực của nhà nước.
*Thông qua việc tìm hiểu các nội dung trên, ta có thể tính chất dân chủ được thể
hiện một cách rất sâu sắc, xuyên suốt, và nhất quán trong Hiến Pháp năm 2013

You might also like