You are on page 1of 16

Khái quát về tình hình chính trị của Trung Quốc trước năm 1978 – sự

cần thiết và tính cấp thiết của cải cách


Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCS trước năm 1978 đã trải qua một quá trình gần 60
năm (1921 - 1978) giai đoạn cách mạng dân chủ tiến đến giai đoạn xây dựng CNXH .
Đây là một gia đoạn đầy biến động của đất nước Trung Hoa. Trong giai đoạn này, ĐCS
đã lãnh đạo nhân dân TQ giành thắng lợi trong cách mạng dân chủ năm 1949 và thu được
những thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc xây dựng CNXH những năm đầu của
CHND Trung Hoa. Đây cũng là quá trình tìm tòi, thử nghiệm phương thức lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản trong chiến tranh và trong công cuộc xay dựng hòa bình xây dựng
XHCN. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ và những thành tựu của công cuộc xây
dựng CNXH gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCS, tuy nhiên quá trình đó cũng bộc
lộ những mặt yếu kém, những sai lầm khiếm khuyết trong lãnh đạo của Đảng. Từ cuối
những năm 50 đến những năm 70 đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng văn hóa 1966 –
1976 sự lãnh đạo của đảng cộng sản trở nên độc đoán đến cực điểm, xuất hiện tệ sung bái
cá nhân, tập quyền cao độ cách mạng văn hóa bước đến giai đoạn hỗn loạn vượt ra ngoài
tầm kiểm soát, sau khi Mao chết, phái cực tả đúng đầu là “bè lu bốn tên” lợi dụng danh
nghĩa Mao, nhân danh đảng khống chế toàn bộ đời sống chính trị - xã hội, đàn áp vô hiệu
hóa những lực lượng chống lại chúng, vô hiệu hóa chính quyền, các tổ chức chính trị, các
đoàn thể quần chúng nhân dân. Dân chủ không còn tồn tại trong mọi mặt của đời sống
nhân dân Trung Hoa. Tất cả tạo nên một bức tranh của cuộc “đấu tranh quyền lực” giữa

v
cá phe phái trong nội bộ đảng cộng sản. “đẩy sự nghiệp cách mạng và đất nước Trung
Hoa vào thảm họa có thể ví với chủ nghĩa phát xít” (nhận định của chủ tịch Diệp Kiếm
Anh tại quốc khánh Trung Quốc 1-10-1979), để thoát ra khỏi tình trạng này, Trung Quốc
chỉ còn một con đường duy nhất là phải cải cách
“Tháng N ăm 1964, ấn bản đầu tiên của tác phẩm "Những trích dẫn từ Mao Chủ Tịch"
được xuất bản. Ðó là tác phẩm nhỏ, chỉ để lọt lòng bàn tay, bìa màu đỏ. Thế là chiến dịch
tôn thờ Mao Trạch Ðông bắt đầu. Lâm Bưu là người đầu tiên phát động phong trào. Ông
ta nêu cao một khẩu hiệu gọi là Tứ Nhất (bốn cái nhất): Yếu tố con người, công tác chính
trị, công tác tư tưởng, và ý kiến sống động. Mao thích nịnh bợ, nên trả công những tâng
bốc của Lâm Bưu bằng đôi lời khen thưởng "Ý kiến về Bốn Cái Nhất của Lâm Bưu là
một sự sáng tạo vĩđại." Mao chỉ thị cho cả nước học tập về khẩu hiện Bốn Nhất của Lâm
Bưu và quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Và bất ngờ cả nước lao vào công tác
nghiên cứu chính trị, đọc các tác phẩm của Mao và học thuộc lòng những bài viết của
Mao. Sự tôn thờ cá nhân Mao lan rộng đến mọi nhà máy, mọi trường học. Không phải ai
cũng a dua theo Lâm Bưu để tôn thờ Mao, ít nhất là Ðặng Tiểu Bình và Lục Ðịnh Nhất.
Ðặng Tiểu Bình, Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng và Lưu Ðịch Nhất,
Giám Ðốc Tuyên Truyền Trung Ương Ðảng, cho rằng tác phẩm của Mao quá đơn giản.”
theo “The private life of Chairman Mao - Bác Sĩ Lý Chí Thỏa nguồn ebook”
Cách mạng văn hoá : Mao cho rằng các cán bộ nhà nước đã được sống mấy năm trong
hoà bình, cán bộ đã bị hủ hoá, mất tinh thần cách mạng năm 1935 (vụ Trường hành),
thành một bọn công chức tiểu tư sản, sợ khó nhọc, biếng nhác… vậy phải làm lại cách
mạng, đưa hết những bọn cán bộ, trí thức, học sinh ở thành thị về nông thôn sống với dân
quê, vào trong các nhà máy sống với các thợ thuyền, lao động cực khổ, để cho tinh thần
cách mạng của họ phục hồi lại. Họ phải có tinh thần chịu nghèo, thích nghèo, thích làm
các công việc tay chân, không thèm dùng máy móc của bọn tư sản không chuyên môn
hoá, luôn luôn chống bọn thư lại, tiểu tư sản.. Ngày 18.8.1966, mấy trăm ngàn Hồng vệ
binh tập hợp nhau tại Thiên An Môn (Bắc Kinh) để tỏ lòng trung thành với Mao rồi chia
nhau thành đoàn đi khắp tỉnh, vênh váo ra lệnh cho người lớn, dạy bảo hạng người bằng
tuổi cha ông chúng. Chúng thấy sách là đốt vì sách nào cũng lạc hậu, nếu không phải là
phản động, đồi truỵ. Mới 4-5 giờ sáng, chúng đã cho máy khuyếch thanh chạy oang oang,
nhồi vào tai thiên hạ tư tưởng của Mao. thị dân phải về nông thôn, sống vời nông dân, làm
việc với nông dân. Thật là một phong trào di cư vĩ đại. Ở Thiên Tân, hơn 40.000 học sinh
trung học và trên 10.000 sinh viên đại học về nông thôn. Nhưng tỉnh Giang Tây mới đáng
làm kiểu mẫu: trên 720.000 người (130.000 cán bộ, giáo viên, y sĩ) về nông thôn chia làm
12.000 đội sản xuất như nông dân. Các nhân viên hành chánh giảm xuống chỉ còn 1/5,
còn 4/5 về nông thôn. Mục đích của Mao là nghiền các giai cấp, trộn lộn làm một chỉ còn
một thôi. Công việc của nông dân, thợ làm cũng được, và ngược lại công việc của giáo sư,
y sỹ, bác học,… nông dân và thợ làm thay cũng được và ngược lại, công việc hốt phân,
cày ruộng, đập sắt, xây nhà,… nhà trí thức nào làm cũng được.

Đặng Tiểu Bình


“ba lần đổ, ba lần lên”
Đặng Tiểu Bình được học hành tử tế, đào tạo có bài bản khi du học ở Pháp.bằng những học vấn
vượt trội, trí thông minh, ông được đánh giá cao và có vị tí quan trọng trong TW đảng.
Đầu thập kỉ 30, do tán thành đường lối tích cực phòng ngự của Mao, chống lại cách làm sai lầm
của “tả khuynh” nên bị chỉ trích là hoạt động bè phái(La Minh), bị cách chức và đưa xuống cơ sở
rèn luyện. Cho đến năm 1935, khi Mao thắng thế, Đặng Tiểu Bình mới được quay trở lại chính
trường TW.
Đến năm 1956, với uy tín lên cao có khả năng vượt lãnh tụ tối cao Mao – người đã có những sai
lầm nghiêm trọng trong đường lối xây dựng dất nước. chính những câu như “khuyến khích vật
chât”, lý luận “mèo trắng, mèo đen”, Đặng bị Mao cùng Lâm Bưu hất khỏi vũ đài chính trị lần
hai năm 1966 – bị đầy đi chuồng bò ở Giang Tô.
Trong cuộc ĐCMVH, Mao bất lực trong việc xây dựng một Sino phồn thịnh, ông biết người duy
nhất có thể làm được việc này là Đặng(chính vì vậy ông không bị thủ tiêu như những cán bộ cách
mạng khác); sau khi Lâm Bưu chết, Đặng nhận thức đây là thờ điểm thích hợp để quay lại sau
bức thư đầu 4000 chữ không được chú ý, bức thư thứ hai của ông đã được Ma quan tâm
Năm 1975, thay thế Chu Ân Lai chưa được một năm nhưng đã tiến hành rất nhiều cải cách, sửa
chữa những sai lầm của ĐCMVH một cách hiệu quả, mà không chịu nhượng bộ trong vấn đề
đánh giá lại ĐCMVH, ông đã dùng Hoa thay Đặng và Đặng Tiểu Bình trở thành “kẻ đi theo
đường lối tư bản đến chết cũng không chịu hối cải.”
09/09/1976, Mao chết, Đặng lại viết thư gửi Hoa tích cực vận động trở lại chính trường. đập tan
bè lũ bốn tên, người ta mô tả Đặng là “một công ty gang thép.”
“Đặng tiểu bình là một trong những nhà chính trị kiệt xuất nhất của thế kỉ XX, ông đã chia tay
với những trường phái giáo điều của những người theo chủ nghĩa Max, sửa đổi chủ nghĩa kế
hoạch quan liêu tuyệt đối , nhờ đó mà đã giải phòng được tiềm lực của 1/5 dân số của thế giới.”
Richard Nixon.
Cải cách kinh tế
Kinh tế Trung Quốc dưới thời mao Trạch Đông:
_Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa không cần phương Tây.
Sau khi tuyên bố thành lập, CHND Trung Hoa rút khỏi GATT – tiền thân của WTO (hiệp định
chung về thuế quan và mậu dịch).
Nguyên nhân tụt hậu: do sự phong tỏa từ bên ngoài (cấm vận), và do quá tin vào khả năng tự lực
cánh sinh – đóng cửa đối với thế giới. “làm cho Sino nghèo nàn lạc hậu, ngu muội và vô tri.”
Ngày 10 – 10 – 1978: trong buổi tiếp đoàn đại biểu của CHLB Đức, Đặng Tiểu Bình đánh giá:
“một quãng thời gian trước đây chúng ta học tập khoa học kỹ thuât tiên tiến thì bị coi là “sung bái
nước ngoài”. Bây giờ mọi người đã biết rõ: đó là một sự ngu xuẩn. chúng ta đã cử không ít người
ra nước ngoài để có thêm người biết được bộ mặt cuar thế giới như thế nào. Cài kín then cửa, tự
cao tự đại, tự phong mình là giỏi thì không thể phát triển được.”
Những thất bại về kinh tế:
Giai đoạn một là tiến hành cải cách về ruộng đất: “tịch thu tài sản của bọn quan liêu phản động”;
“thanh lý tài sản và các bộ phận công cộng trong xí nghiệp”(thanh lọc giai cấp), chia đất cho dân
ngheo, huy động nhân dân tham gia công xã. Kết quả là rất nhiều người đã bị thanh trừng trong
giai đoạn này (theo những thống kê không chính thức là khoảng hơn 5 triệu người)
Giai đoạn hai là thời kì: đường lối chung, đại nhảy vọt, công xã nhân dân. Trong đó phong trào
đại nhảy vọt hay còn gọi là phong trào “toàn dân luyện gang thép” trở thành nỗi kinh hoàng, biến
thời kì này trở thành thời kì đen tối nhất của nước CHNDTH.
Sau khi “đại nhảy vọt” thất bại; Mao tìm cách lấy lại uy tín, đẩy TQ đến cuộc chiến tranh giành
quyền lực, Đặng Tiểu Bình và những người như ông bị quy kết là có tư tưởng tư sản, bị đẩy ra
ngoài bộ máy lãnh đạo. từ đó tiến tới một thời kì gọi là “Đại cách mạng văn hóa”.gây thiệt hại
nặng nề không chỉ về mặt kinh tế mà còn đẩy lùi TQ lại khoảng 20 năm phát triển, uy lực của nhà
nước bị giảm sút.
 sự cần thiết phải cải cách

mục đích của cuộc cải cách:


Thay đổi về cơ bản cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ đã kìm hãm kt phát triển
Xây dựng chế độ kinh tế thị trường
Giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội
Tìm ra con đường xây dựng CNXH mang màu sắc TQ, xây Dựng một nước TQ giàu mạnh, phồn
vinh, phát triển .
Cải cách trải qua ba giai đoạn:
GĐ thứ I (10/1978-9/1984): Trọng Điểm: nông dân, đồng thời TP tiến hành thí điểm mở rộng
quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh, xây dựng đặc trưng KT.
GĐ II (10/1984-12/1991): là giai đoạn triển khai.
Trọng Điểm: ở TP, xí nghệp quốc doanh làm khâu trung tâm của toàn bộ cuộc cải cách. Từ KT
mở rộng ra các lĩnh vực khác
Mục đích của hai giai đoạn này là Xóa bỏ chế độ cũ
GĐ III: từ đầu năm 1992 => nay: bước đầu xây dựng cơ chế kinh tế thị trường XHCN.
Trọng Điểm: xây dựng chế độ mới chủ yếu là mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường, xây dựng
chế độ xí nghiệp hiện đại,cấu tạo xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô mới
Mục đích của giai đoạn này là Xây dựng ngôi nhà mới Cơ chế mới
Các biện pháp thực hiện
Xây dựng và thực hiện các chính sách sau
Chính sách đặc khu kinh tế:
Việc thực hiện chính sách đặc khu kinh tế như là một cửa sổ mở ra bên ngoài. Cần móc nối với
thế giới TB bên ngoài cho phép tồn tại một số nhân tố TBCN. Như vậy là đặc khu không giống
với chế độ XHCN trên toàn đại lục
“đặc khu là cửa sổ, là cửa sổ kĩ thuật, là cửa sổ quản lý, cửa sổ tri thức, cũng là cửa sổ của chính
sách đố ngoại. có thể nhập kỹ thuật từ các đặc khu, thu được tri thức, học tập được cách quản lý,
quản lý cũng là tri thức. đặc khu trở thành căn cứ địa để mở cửa, không chỉ có lợi cho chúng ta về
mặt kinh tế, về mặt đào tạo nhân tài mà còn có thể mở rộng ảnh hưởng của ta với nước ngoài.”
Trong bối cảnh kinh tế thị trường chưa phát triển, đặc khu kinh tế(SEZs) được coi là “phòng thí
nghiệm” các chính sách kinh tế.
Nền kinh tế nhiều thành phần.
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là cần thiết để làm cho kinh tế sống động, là làm cho CNXH
sống động không hại gì đến bản chất XHCN.
Điều quan trọng là chính quyền nằm trong ta chúng ta. Một khi thấy tình trạng đi chệch hướng,
bộ máy nhà nước phải ra tay can thiệp, sửa chữa lại tình trạng đó.
Nèn kinh tế nhiều thành phần:
- Cho phép thành lập những công ti liên doanh, trong đó có sự tham gia góp vốn của các
công ty nhà nước
- Việc khuyến khích kinh tế các thể phát triển cho phép Sino giải quyết một số lương lớn
lao động việc làm
- Phát triển mạnh mẽ kinh tế gia đình, kinh tê tư nhân, từ đó nền công nghiệp hương trấn
(địa phương) của Sino mới có đk pháp triển, giúp giải phóng năng lực sản xuất
Sự độc lập tương đối của chính quyền
Công cuộc cải cách thể chế chính quyền của Đặng Tiểu Bình thiết kế gồm 2 bước:
1. tách riêng chính quyền và xí nghiệp, để cho xí nghiệp thoát ly khỏi chính quyền và tự
mình phát triển
2. tinh giản bộ máy, biến bộ máy chính quyền thành công cụ trong sạch và có hiệu quả.
Đặng Tiểu Bình co rằng mối quan hệ giữa chính quyền và xí nghệp lúc đó là quan hệ “mẹ chồng,
con dâu”. Để giải quyết vấn đề mẹ chồng lạm quyền thì phải “dỡ miếu đuổi thần” là thực hiện
bước 2.
Công bằng không phải là cào bằng; phát triển phải ưu tiên hiệu quả.
Tâm lý chung của người TQ là: “không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng” – có nghĩa là “ấm ức
với nhau trong sự bất bình đẳng của việc phân phối lợi ishc vất chất, và người kia giàu hơn
mình.” -tâm lý cào bằng tất cả, cho dù tất cả cùng “nghèo”.
Đặng Tiểu Bình phân tích lý luận “nồi cơm to” mà Mao cho rằng đây là tính ưu việt của CNXH:
“nồi cơm to có hai cái xấu: một là “nồi cơm to” nuôi anh lười, hai là “nồi cơm to càng ăn càng
nghèo”. Chủ nghĩa bình quân không có nghĩa là bình đẳng thậm chí còn là bất bình đẳng.
Để đạt đến sự gaiuf có chung của một cộng đồng: trong thời kì qua độ, cho phép một nhóm
người, một số khu vực giàu lên trước, những người đi trước sẽ dẫn dắt và giúp đỡ những người đi
sau, cuối cùng đạt đến sự giàu có chung của cộng đồng. vì vậy cần phải giải phóng sức sản xuất
tức là xóa bỏ “nồi cơm nghèo chung”, tiến đến xây dựng một “nồi cơm giàu chung”. Nhưng nếu
nóng vội trong việc thực hiện công bằng sẽ dẫn đến sự cào bằng, làm cho nền kinh tế bần cùng,
mức sống của nhân dân phát triển chậm, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội không được thể hiện
đầy đủ sự sụp đổ của CNXH ở LX & Đ.Âu.
“nồi cơm to” là thuật ngữ có từ rất sớm ở Sino, người phát minh sớm nhất về “nồi cơm to” có
thể là Trương Lỗ đời Hán (đầu công nguyên). Trương Lỗ lập nên tôn giáo “ngũ đấu mễ ”(5 đấu
gạo) trong đó có một biện pháp gọi là “Trí Nghĩa Xã”tức là ăn cơm ko mất tiền, Mao lập công
xã nhân dân “nhất đại nhị công”là từ gợi ý của Trương Lỗ cộng thêm việc nhập khẩu mô hình
“xô viết” từ LX
Chính Sách Đầu Tư
Cải cách thể chế ngoại thương: đa nguyên hoá thành phần kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ.
Phát triển mạnh mẽ du lịch, “ngành công nghiệp không có khói"
Từng bước mở rộng địa bàn thu hút FDI(Foreign Direct Investment)
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Chính sách ưu đãi thuế
Đa dạng hóa các loại hình đầu tư
Đa dạng hóa chủ đầu tư
Các bước cải cách
Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978) quyết
định cải cách và mở cửa kinh tế. Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy lý luận
đến hoạt động thực tiễn, từ quan hệ sở hữu tài sản tới cơ chế quản lý kinh tế, từ điều hành nền sản
xuất tới phân phối thu nhập...
Năm 1979: Trung Quốc quyết định xây dựng các đặc khu kinh tế, gồm ba đặc khu kinh tế là
Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu kinh tế Hạ Môn tại tỉnh Phúc
Kiến. Việc quyết định xây dựng đặc khu nhằm mở rộng hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với
nước ngoài, tận dụng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
Trung Quốc.
Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc
giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong
kinh tế nông thôn. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn
1980 - 1985, gấp 3,5 lần giai đoạn 1953 - 1980.
Năm 1986, Trung Quốc khởi động cải cách doanh nghiệp nhà nước. Năm 1993, Trung Quốc hiện
đại hóa khu vực kinh tế nhà nước gồm tổ chức các tập đoàn lớn, đổi mới kỹ thuật, áp dụng
phương pháp quản lý khoa học. Các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ có quyền lựa chọn hình
thức tổ chức và hoạt động như cổ phần hóa, cho thuê, chuyển thành sở hữu tập thể hoặc bán cho
tư nhân. Đến cuối năm 2007, 1.550 doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.
Năm 1992, Trung Quốc xác lập mục tiêu “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Mở đầu thị
trường hóa trong lĩnh vực y tế và nhà ở thị trường hóa từ năm 1992 – 1994. Kết quả điển hình của
thị trường hóa là doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống tăng gấp 225 lần; bình quân năm
tăng 20,53%.
Năm 1993, Trung Quốc tiến hành cải cách chính sách thuế theo hướng thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển và áp dụng chính sách giá theo giá thị trường. Năm 1996, Trung Quốc áp dụng tỷ giá
ngoại tệ thống nhất dựa theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Năm 1999, kinh tế
ngoài quốc doanh được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa.
Năm 1994: Trung Quốc thông qua Luật ngoại thương, bãi bỏ việc lập kế hoạch theo chỉ thị hoạt
động xuất nhập khẩu; trao cho doanh nghiệp quyền hoạt động kinh tế đối ngoại, bãi bỏ việc cấp
quota đối với một loạt hàng hóa. Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu tiên và ưu đãi về thuế.
Năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO. Đến năm 2002, các ngân hàng
nước ngoài đã mở 175 công ty với tổng số vốn 31,7 tỉ USD; chín công ty bảo hiểm nước ngoài
thuộc tám nước đã mở 12 công ty tại Trung Quốc. Các tổ chức tài chính thu hút vốn FDI tập
trung tại các thành phố và đặc khu như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ
Môn, Chu Hải, Thiên Tân…
Năm 2004, Trung Quốc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh; đưa điều khoản bảo
hộ tài sản tư hữu vào Hiến pháp.
Năm 2005, Trung Quốc bãi bỏ thuế nông nghiệp; đưa ra nhiệm vụ lịch sử xây dựng nông thôn
mới xã hội chủ nghĩa.
Năm 2007: Luật về quyền tài sản tư ra đời.
Thành tựu:
“giàu có là vinh quang” –Đặng Tiểu Bình khẳng định
Thành tựu: “Giàu có là vinh quang” Đặng Tiểu Bình khẳng định
Trong 30 năm, GDP bình quân của Sino là 9,7%,lần lượt vượt qua Ý, Anh, Pháp và đang tiếp cận
với Đức (biểu đồ)
Nông dân chiếm hơn 70% dân số Trung Quốc thoát nghèo, một số người và khu vực dần giàu
lên. Từ năm 1978 – 2007, người nghèo ở nông thôn từ 250 triệu người giảm còn 14,79 triệu
người.
Phát triển công nghiệp của TQ
Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy của Trung Quốc vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các
nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới.
Các khu vực kinh tế tự do như khu Phố Đông ở thành phố Thượng Hải, Thâm Quyến… trở thành
trung tâm thu hút tư bản nước ngoài và là “trung tâm phát triển”. Từ năm 1978 – 2007, kim
ngạch ngoại thương tăng từ 20,64 tỉ USD lên 2.170 tỉ USD, hơn 100 lần!
Căn cứ theo số liệu của tạp chí Forbes, Trung Quốc có 10 tỉ phú USD năm 2005 trong số 691 tỉ
phú USD của thế giới.
Cũng theo tạp chí này tháng 3.2008, số lượng tỉ phú USD của Trung Quốc là 42 người; cộng
thêm 26 tỉ phú của đặc khu Hongkong, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước có nhiều tỉ
phú nhất châu Á. Ngoài ra, Trung Quốc còn là một trong những nước có nhiều triệu phú nhất thế
giới.
Với tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 11.000USD/năm trở lên) ước khoảng 100 - 150 triệu người,
Trung Quốc đang là thị trường đầy sức hút của các hãng thời trang, mỹ phẩm thế giới.
Năm 2000, Trung Quốc có 87 triệu thuê bao điện thoại di động, đến nay con số đó là 432 triệu
thuê bao. Internet cũng phát triển nhanh chóng với 220 triệu thuê bao, vượt Mỹ để dẫn đầu thế
giới.
Nhưng đáng kể nhất là cơn sốt tiêu thụ xe hơi tại nước đông dân nhất thế giới này. Kể từ năm
1994, chính phủ Trung Quốc chính thức cho phép người dân sở hữu xe hơi, đến nay số lượng xe
hơi sở hữu tư nhân tại Trung Quốc là 11,5 triệu chiếc. Hiện nay, xe hơi là cơn sốt tiêu dùng trong
giới trung lưu tại Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã qua mặt Nhật để trở thành thị trường xe
hơi lớn thứ nhì thế giới, sau Mỹ. Với hàng loạt liên doanh và công ty 100% vốn Trung Quốc
trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, thị trường này là đất hứa cho họ. Người ta tính trung bình mỗi
ngày có thêm 1.000 chiếc xe mới lăn bánh tại Bắc Kinh. Ước tính có đến 37% người dân Trung
Quốc biết lái xe hơi. Tuy hiện nay số xe hơi trên 1.000 dân Trung Quốc là 9 so với 450 của Mỹ,
nhưng đến năm 2025, dự kiến Trung Quốc có nhiều xe hơi hơn Mỹ. Chính vì thế, hãng xe hơi đắt
tiền Rolls-Royce đã xếp Trung Quốc là thị trường nóng số 1 của họ. Giá trung bình một chiếc
Rolls-Royce tại thị trường số 1 này là 397.000USD, và có đến 96% người Trung Quốc mua xe
thanh toán ngay bằng tiền mặt. Đến cuối năm nay, tổng số đường cao tốc của Trung Quốc sẽ dài
gấp 1,5 lần chu vi trái đất. Tuy nhiên, số tai nạn xe cộ ở nước này lại cao gấp 4,5 lần so với Mỹ.
Theo Nhân dân nhật báo, tiền dự trữ trong dân tăng gấp 700 lần trong 30 năm.
Trong 30 năm, GDP (tổng giá trị sản phẩm nội địa) bình quân tăng 9,7%, lần lượt vượt qua Ý,
Pháp và Anh vào các năm 2004, 2005, 2006 và đang dần tiếp cận với Đức.
sau 30 năm, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đáng nể. Đến năm 2005, nền
kinh tế Trung Quốc đã đứng thứ tư thế giới, sau Mỹ, Nhật và Đức. Dự báo 10 năm nữa Trung
Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
Ngày nay, với 1,3 tỉ người, trong đó lực lượng lao động 803,3 triệu người – lớn nhất thế giới,
Trung Quốc trở thành “đại công xưởng” của thế giới và cũng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ.
Thu hút FDI
Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy của Trung Quốc vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các
nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới.

Những thách thức


Bài học kinh nghiệm

Cải cách chính trị


A - Nguyên nhân cải cách:
1.để khắc phục những thiếu sót và khuyết tật chủ yếu của thể chế chính trị cũ
những bất cập trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước của Trung Quốc
Đặc điểm của CNXH ở Trung Quốc
Ngay từ khi hình thành, CNXH ở Trung Quốc đã mang những đặc sắc riêng của Trung Quốc. nó
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- tàn dư của xã hội có truyền thống quân chủ chuyên chế phong kiến sâu nặng, lâu đời.
- ảnh hưởng của hoàn cảnh chiến tranh cách mạng lâu dài, từ đó xuất hiện: “thể chế kinh tế
tập trung cao độ” và “thể chế chính trị tập quyền cao độ”
- chịu ảnh hưởng bởi mô hình XHCN của Liên Xô, mà ĐặngTiểu Bình nhận xét khi tiếp
nhà lãnh đạo Ba Lan vào tháng 9-1986 rằng: “thể chế chính trị của hai nước chúng ta đều
là từ mô hình Liên Xô mà ra, xem ra Liên Xô cũng đã không thành công rồi”
- đối xử không đúng đắn với hình thức dân chủ tư sản (đại cách mạng văn hóa là một ví dụ
điển hình)
- lý giải, áp dụng một cách giáo điều và tuyệt đối hóa của nguyên lý chủ nghĩa Marx.
Từ đó dẫn đến những sai lầm trong hệ thống tổ chức và quy tắc vận hành trong thể chế chính trị.
Theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã đưa ra: Hệ thống tổ chức của Trung Quốc đang ở
trong tình trạng không hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng kinh tế và
nền quản lý hiện đại hóa.
Những sự không hợp lý trong hệ thống tổ chức :theo nhận thức của Trung Quốc, chế độ Dân Chủ
Nhân dân là ưu việt, nghĩa là họ có một cơ sở và một hướng đi đúng đắn, họ coi bản chất của
công cuộc cải cách về chính trị này là cải cách những vấn đề thiếu sót, không hợp lý trong hệ
thống tỏ chức chính trị, và có một số những thể chế phù hợp thì chỉ “hoàn thiện ” chứ không “cải
cách”. Qua đó họ xác định những thiếu sót chủ yếu phải cải cách là:
- Sự “tập quyền cao độ”: “Đảng quyền” cao hơn “chính quyền” và “dân quyền”, quyền lực
của nhà nước tập trung chủ yếu vào Đảng cộng sản; quyền lực ảu Đảng cộng sản lại tập
trung chủ yếu vào một số cá nhân lãnh đạo cao cấp vì vậy sự dân chủ trong nhân dân
không được thực hiện
- Bộ máy chính quyền bị “Quan liêu hóa” gây ảnh hưởng tiêu cực trong các cơ quan và tổ
chức chính quyền các cấp.
- “nhân trị” thay cho “pháp trị” tất cả chỉ dựa vào ý chí tư tưởng của một các nhân lãnh đạo
Theo như trên cho thấy: vấn đề “tập quyền cao độ” là vấn đề có tính chất nghiêm trọng nhất trong
thể chế chính tị của Trung Quốc lúc này.
2. cải cách thể chế chính trị là do yêu cầu của cải cách thể chế kinh tế
.thể chế chính trị của Trung Quốc trước đây xây dựng trên cơ sở của thể chế kinh tế tập trung cao
độ (thời kì cách mạng và nội chiến). vì vậy nhiều khuyết tật trong thể chế chính tị đó có quan hệ
nhân quả với những khuyết tật của thể chế kinh tế hiện thời. khi cuộc cải cách kinh tế ngày càng
phát triển đi sâu thì nó càng đặt ra những đòi hỏi đối với cải cách chính trị. Biểu hiện là:
Việc mở cửa thị trường đòi hỏi chính phủ phải thay đổi chức năng của mình, chuyển biến
từ điều tiết trực tiếp mọi hoạt động kinh tế sang điều tiết gián tiếp đối với kinh tế vĩ mô, cùng với
đó là sự sắp xếp bộ máy và nhân sự của chín hphur cũng phải phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế thị trường.
Cải cách thể chế chính trị để bảo đảm được những thành quả của cải cách kinh tế.
Dân chủ hóa kinh tế một mặt cũng đòi hỏi phải được bảo đảm bằng dân chủ hóa chính trị,
nhưng mặt khác cúng tạo điều kiện cho dân chủ hóa chính trị. Bởi vì khi một công dân đã tiếp
nhận được những bài học về cạnh tranh tự do, bình đảng trong đời sống kinh tế, thì năng lực lý
giải về dân chủ chính trị và thực hiện quyền dân chủ của họ sẽ được nâng cao. Vì vậy để thích
ứng với yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, cần phải tích cực, thận trọng thúc đẩy tiến
trình dân chủ hóa về chính trị.
3.yêu cầu phát huy tính tích cực của nhân dân và nâng cao trình độ quản lý đất nước
Theo “lý luận Đặng Tiểu Bình”: “bản chất của CNXH là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức
sản xuất”. muốn thúc đẩy sức sản xuất thì phải phát huy đẩy đủ tính tích cực,sáng tạo của Nhân
Dân. Vì vậy cần phải cải cách những mặt hạn chế trong hệ thống quản lý làm cản trở việc phát
huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân trong thể chế chính trị, xây dựng một nền dân chủ
thực sự.
Bên cạnh đó, sở dĩ trước đây Trung Quốc thường mắc sai lầm trong những quyết sách lớn là do
quyền lực quá tập trung, vì vậy phải xây dựng một thể chế lãnh đạo hiện đại, sao cho đảm bỏa
việc ra quyết sách đúng đắn, chấp hành nghiêm chisrng và giám sat có hiệu quả khách quan.
4.yêu cầu của việc giải quyết vấn đề Hongkong và Makao, đài Loan thự hiện thống nhất đất
nước
Việc thống nhất đất nước luôn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa lên thành vấn đề lớn của
quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, tư tưởng “một quốc gia, hai chế độ” được đưa ra và trở thành
một nội dung quan trọng của lý luận xây dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, nhằm
đạt mục tiêu cao nhất là thống nhât đất nước. Qua đây cúng thể hiện sự mềm dẻo mà kiên quyết.
Chính yêu cầu thống nhất đất nước đã mang lại cho công cuộc cải cách chính trị của Trung Quốc
một lối rẽ mới táo bạo và mang lại hiệu quả
5.do yêu cầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
Một nguyên nhân khác là công cuộc cải cách mở cửa nền kinh tế, xây dựng hiện đại hóa XHCN
và thống nhất đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải cải cách thể chế chính trị.
Cải cách chính trị hiệu quả sẽ làm cho thượng tầng kiến trúc phù hợp hơn với cơ sở hạ tầng kinh
tế, từ đó phát huy tính quảng đại quần chúng nhân dân, thúc đẩy sức sản xuât phát triển, phát huy
tốt hơn tính ưu việt của chế độ XHCN. Vì vậy, cải cách thể chế chính trị được ví như cuộc “cách
mạng thứ hai” ở Trung Quốc có quan hệ đến toàn bộ công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng
hiện đại hóa XHCN của nước này
“tích cực tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế là sự lựa chọn khó khăn (chấp nhận kinh tế thị trường
cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải đổi mới toàn bộ cả nhận thức lẫn hành động để phù hợp với
tình hình thế giới, nhất là phải chuyển đổi chúc năng của chính quyền các cấp từ TW đến địa
phương. Nếu như trong cơ chế cũ, chính quyền bao biện làm thay tất cả, chi phối mọi nguồn
lwujc trong xã hội thì giờ đây chức năng của chính quyền là quản lý gián tiếp và điều tiết vĩ mô
đối với nền kinh tế, thay đổi bộ máy chính quyền, làm gọn nhẹ bộ máy sẽ gây ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của một số tổ chức cá nhân ) song cũng là lối thoát duy nhất để Trung Quốc bổ
sung sự thiếu hụt về vốn, kĩ thuật và các yếu tố sản xuất, là thời cơ để chuyển dịch các nguồn lực
trên phạm vi toàn cầu thông qua các con đường phát triển mậu dịch và thu hút vốn đâì tư nước
ngoài. Ngược lại nếu rút ra khỏi quá trình toàn cầu hóa hay có thái độ đối phó tiêu cực, Trung
Quốc không những không thu được lợi ích mà còn có thể bị rơi vào tình trạng lạc hậu, khó khăn,
luẩn quẩn” theo ông Long Vĩnh Đồ - trưởng đoàn đàm phán cấp cao re Trung Quốc gia nhập
WTO
B - Công cuộc cải cách:
Mục tiêu: cải cách chính trị là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp vì vậy việc xác định
đúng đắn mục tiêu, phương hướng, nội dung của cải cách là vô cùng quan trọng
Vào tháng 8 – 1980, trong bài phát biểu tại hội nghị mở rộng Bộ Chính Trị ĐCS Trung Quốc,
Đặng Tiểu Bình đã nêu lên những yêu cầu cần phải thực hiện đó là:
về kinh tế: phải nhanh chóng phát triển sức sản xuất xã hội; về chính trị: phải phát huy đầy đủ
dân chủ nhân dân; về mặt tổ chức: phải bồi dưỡng và sử dụng nhiều nhân tài cho xây dựng hiện
đại hóa, và chỉ rõ: “các loại chế độ của Đảng và nhà nước rốt cục tốt hay không tốt, hoàn thện
hay chưa hoàn thiện, đều phải lấy ba điều trên dể kiểm nghiệm xem co lợi hay không có lợi”
Ông cũng nêu ba mục tiêu chính trong cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc là: 1.duy trì sức
sống trong đảng và nhà nước; 2.phát triển dân chủ, phát huy tính tích cực, quảng đại của quần
chúng nhân dân, 3.khắc phục chủ nghĩa quan liêu, nâng cao hiệu quả công tác của cán bọ nhà
nước.
Mục tiêu chung của công cuộc cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc trong đại hội XVI năm
2002 của đảng tổng hợp cụ thể và nệu lên nhũng mục tiêu chính,lâu dài:
1. công cuộc CCTCCT phải có lợi cho việc tăng cường sức sống của đảng và nhà nước
2. phải có lợi cho việc phát huy những đặc điểm và ưu thế của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa
3. phải có lợi cho việc phát huy đầy đủ tính tích cục và sáng tạo của quần chúng nhân dân
4. phải có lợi cho việc bảo vệ sự thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội
5. phải có lợi cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ toàn diện
Nhiệm vụ: gồm 9 nhiệm vụ chủ yếu (theo văn kiện đại hội XVI của Đảng tổng kết từ thực tiễn
cải cách dựa trên cơ sở nhưng nhiệm và tinh thần chung là “giả phóng tư tưởng, thực sự cầu thị
và tiến cùng thời đại”)
1. kiên trì và hoàn thiện chế độ dân chủ
2. tăng cường xây dựng pháp chế XHCN
3. cải cách và hoàn thiện phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền của Đảng – một
vấn đề được coi là có tác dụng mang tính toàn cục đối với việc đẩy mạnh xây dựng nền
chính trị dân chủ XHCN: đảng cầm quyền về chính trị, vạch ra chính sách và chỉ đạo thực
hiện và nêu rõ mối quan hệ của Đảng với nhà nước
4. cải cách và hoàn thiện cơ chế quyết sách – (vấn đề này được coi là tền đề quan trọng dẫn
đến thành công trong các mặt công tác)
5. đi sâu cải cách thể chế quản lý hành chính
6. thúc đẩy cải cách thể chế tư pháp
7. đi sâu cải cách chế độ nhân sự cán bộ.
8. tăng cường giám sát và chế ước đối với quyền lực
9. giữ vững ổn định xã hội
công cuộc cải cách thực tế:
nền tảng là những mục tiêu và nhiệm vụ kể trên, Trung Quốc đã bắt tay vào công cuộc cải cách
bắt đầu từ sự khởi xướng của Đặng Tiểu Bình năm 1978. quá trình cải cách như sau
1. cải cách và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Hội nghị TW 3 khóa XI ĐCS TQ tháng 12 – 1978 là một bước ngoặt, tạo điều kiện cho TQ
chuyển sang giai đoạn cải cách mở cửa, thực hiện hiện đại hóa XHCN.
Đặng Tiểu Bình nhận xét “những sai lầm mà chúng ta mắc phải trước đây tất nhiên có liên quan
đến tư tưởng, tác phong của một số nhà lãnh đạo, nhưng quan trọng hơn là vấn đề chế độ tổ chức,
chế độ công tác. Nếu chế độ tổ chức, chế độ công tác tốt thì người xấu không thể tùy tiện làm
bậy, chê độ không tốt thì người tốt cũng không thể làm được việc tốt thậm chí có thể trở thành
người xấu” qua đây thì xác định vấn đề quan trọng hàng đầu là giải quyết tốt mối quan hệ giữa
đảng lãnh đạo và chính quyền nhà nước, kiên quyết loại bỏ “đảng chính bất phân” – đảng và
chính quyền nhập làm một.
Đại hội đảng khóa XIII - 1987 chỉ ra việc thực hiện: “đảng mang vai trò lãnh đạo, đưa ra tư
tưởng, quyết sách và giám sát thực hiện, quyền thực hiện thuộc về chính quyền nhà nước” Đại
hội chỉ rõ: Đảng và bộ máy chính quyền nhà nước có tính chất khác nhau, chức năng khác nhau,
hình thức tổ chức khác nhau và phương thức công tác khác nhau. Cần phải phân biệt rõ ràng chức
năng của tổ chức Đảng và chức năng của chính quyền nhà nước
Đại hội XV – 1997: một lần nữa đặt ra vấn đề lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong giai đoạn mới,
cung với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề nhận thúc đầy đủ ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc cầm quyền phải dựa vào pháp luật.
Đại hội XVI – 2002 chỉ đạo đẩy mạnh tiến hành đổi mới các mối quan hệ sau căn cứ vào các tư
tưởng chỉ đạo trên.đó là các mối quan hệ
- Đảng và đại hội đại biểu nhân dân các cấp
- Đảng và cơ quan chính quyền
- Đảng và cơ quan tư pháp
- Cải cách, hoàn thiện sự lãnh đạo của đảng với các tổ chức kinh tế
Bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề tăng cường và cải cách công tác xây dựng đảng
Tăng cường và cải cách công tác xây dựng Đảng nhằm giữ vững mối quan hệ giữa đảng và quần
chúng nhân dân, cần lấy việc thực hiện lợi ishc của quần chúng nhân dân làm điểm xuất phát và
mục tiêu của mọi công tác. Cần phải phát huy công tác phê bình và tự phê bình, thành lập tác
phong tư tưởng, học tập, làm việc, lãnh đạo và sinh hoạt của cán bộ đảng tốt, và phòng chống
tham nhũng có hiệu quả (hyperlink)
Cải cách phương thức cầm quyền và phương thúc lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
mới – tư tưởng “ba đại diện”
Xác định rõ: “Đảng cộng sản cầm quyền có nghĩa là lãnh đạo và giúp đỡ nhân dân nắm vững
quyền quản lý nhà nước, thực hiện dân chủ trong bầu cử, dân chủ trong quyết sách, dân chủ trong
quản lý và dân chủ trong giám sát, bảo đảm cho nhân dân được hưởng những quyền lợi và tự do
mà pháp luật đã quy địn, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền” (báo cáo chính trị do đ/c Giang Trạch
Dân trình bày tại đại hội XV ĐCS)
Và vạch ra ba vấn đề mà Đảng Cộng Sản đại diện
- Đại diện cho yêu cầu phát triển của sức sản xuất tiên tiến Trung Quốc. Nghĩa là mọi lý
luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và hoạt động của Đảng phải cố gắng phù
hợp với quy luật phát triển của sức sản xuất, thể hiện yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao mức
sống của nhân dân
- Đại diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc. Nghĩa là mọi
lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và hoạt động của Đảng phải ra sức thể
hiện yêu cầu của nền văn hóa XHCN dân tộc, khoa học, đại chúng, phát triển theo hướng hiện đại
hóa, hướng ra thế giới, hướng tới tương lai
- Đại diện cho lợi ích căn bản của quảng đại quần chúng nhân dân. Nghĩa là mọi lý luận,
đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và hoạt động của Đảng phải lấy lợi ishc can bản
của nhân dân làm điểm xuất phát
2. cải cách và hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân
Hiến pháp của nước CHND Trung Hoa quy định: “mọi quyền lực của nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa tập trung trong tay nhân dân. Cơ quan thực hiện quyền lực của nhân dân là Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc và đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương” chứng tỏ chế độ chính
trị của nhà nước Trung Quốc là chế độ Đại hội đại biểu nhân dân.
Việc hoàn thiện chế độ đại hội đại biểu nhân dân thứ nhất là yêu cầu của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật.
Thứ hai là do yêu cầu của việc tăng cường dân chủ hóa
Thứ ba là do yêu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách kinh
tế (bởi vì việc xây dựng pháp luật quốc gia thông qua các cuộc họp đại hội đại biểu nhân dân –
quốc hội, hoàn thiên chế độ đại hội đại biểu nhân dân nhằm cho việc xây dựng một hệ thống pháp
lậu hoàn chính trong đó có cả hệ thống pháp luật về kinh tế )
Thứ tư do yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế, hoàn thiện để phù hợp với xu thế quốc tế
Từ những yêu cầu trên Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra nội dung của cải cách và hoàn thiện
chế độ đại hội đại biểu nhân dân:
- Tiến hành cải cách và hoàn thiện chế độ bầu cử
- Mở rộng quyền hạn của ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
- Kiện toàn hệ thống tổ chức đại hội địa biểu nhân dân các cấp địa phương
- Thông qua luật đại biểu, bảo đảm đại hội đjai biểu nhân dân các cấp thực hiện quyền đại
biểu theo pháp luật
- Đổi mới cơ chế làm việc của đại hội đại biểu nhân dân về chế độ lập pháp, về chế độ giám
sát, về chế độ nghị sự, về chế độ tổ chức.
3. Cải cách bộ máy hành chính
4. Mục tiêu và nguyên tắc là thu hẹp những cơ quan có chức năng giống nhau, tinh giản bộ
máy, đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm và khắc phục chủ nghĩa quan liêu tinh giản bộ máy,
biến bộ máy chính quyền thành công cụ trong sạch và có hiệu quả.
Đặng Tiểu Bình co rằng mối quan hệ giữa chính quyền và kinh tế lúc đó là quan hệ “mẹ chồng,
con dâu”. Để giải quyết vấn đề mẹ chồng lạm quyền thì phải “dỡ miếu đuổi thần” là thực hiện
việc tinh giản bộ máy hành chính quá cồng kềnh, đồ sộ.
Việc thực hiện chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1978 – 1997: chủ yếu mang tính chỉ thăm dò và tập trung vào tinh giản biên chế mà
không cải cách cơ chế vận hành và chức năng của các cơ quan hành chính. Trong giai đoạn này
có ba lần cải cách với quy mô tương đối lớn:
Lần 1: 1982-1983: cách mạng văn hóa kết thúc hậu quả để lại là một bộ máy chính quyền phình
to, quan liêu, thiếu trách nhiệm. Vì vậy giai đoạn này chủ yếu làm công tác làm gọn nhẹ ban lãnh
đạo với phương châm “4 hóa”: cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và chuyên nghiệp hóa. bãi bỏ
chế độ giữ chức vụ suốt đời, tinh giản bộ máy và nhân viên
Lần 2: 1988 và lần 3 năm 1993 – 1996.
Hiệu quả của giai đoạn cải cách này còn rất nhỏ, chức năng và phương thức quản lý của bộ máy
hành chính về cơ bản vẫn chưa có chuyển biến lớn.
Giai đoạn từ năm 1998 đến nay: bao gồm các lần cải cách năm 1998 – 2000, cải cách quốc vụ
viện năm 2003, trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào chuyển biến chức năng nâng caao hiệu
quả quản lý nhà nước và đưa ứng dụng KHKT vào quản lý hành chính các cấp
5. cải cách thể chế tư pháp
tiến hành cải cách mở của từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, bước đầu hình thành một thể chế chính trị tương
đối hoàn thiện, bảo đảm trật tự xã hội ổn định, tạo lập cơ sở vững chắc cho nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa phát triển. trong công cuộc đó, cải cách thể chế tư pháp có tầm quan trọng đặc
biệt bởi nó không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật mà còn thúc đẩy cải
cách thể chế chính trị, mở rộng dân chủ, cải thiện môi trường pháp lý, đảm bảo quản lý nhà nước
bằng pháp luật nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cải cách thể chế kinh tế đang đi vào chiều sâu và
những yêu cầu cấp thiết của công cuộc hiện đại hóa XHCN tại Trung Quốc
6. Hoàn thiện chế độ hợp tác nhiều đảng và chế độ hiệp thương chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản.
Ở Trung Quốc ngoài Đảng Cộng Sản ra còn có 8 đảng phái dân chủ khác tồn tại đó là:
Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc
Đồng minh dân chủ Trung Quốc
Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc
Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc
Đảng dân chủ công – nông Trung Quốc????????
Đảng chí công Trung Quốc
Cửu tam học xã
Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan
các đảng phái dân chủ tại Trung Quốc không phải là đảng không nắm quyền , cũng không phải là
đảng đối lập , mà là đảng tham chính . Các đảng phái này đa số thành lập thời kháng chiến chống
Nhật và chiến tranh giải phóng. Các đảng phái này đã có mối quan hệ hợp tác với đảng cộng sản
với nhiều mức độ khác nhau, cùng nhau thỏa thuận “cương lĩnh chung hội nghị hiệp thương
chính trị nhân dân Trung Quốc” năm 1949. trong thời gian cách mạng dân chủ các đảng phái này
lần lượt lên tiếng ủng hộ và tuyên bố tiếp nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. từ đó chế độ hiệp
thương chính trị và hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trug Quốc được xem
là một chế độ chinh trị cơ bản của Trugn Quốc, vì vậy từ khi cải cách mở của ĐCS TQ rất quan
tâm đến việc hoàn thiện nó:
- Làm rõ tính chất và địa vị của chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác nhiều đảng trong
thòi kì mới,với việc bổ sung và phát triển phương châm 8 chữ của Mao Trạch Đông : “tồn tại lâu
dài, giám sát lẫm nhau” thành “tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau, chân thành với nhau, vinh nhục
có nhau” đâylà phương châm cơ bản của sự hợp tác giữa ĐCS và các đảng phái dân chủ và nhân
sĩ ngoài đảng khác.
- Tăng cường công tác hiệp thương chính trị nhân dân nhằm phát huy cao độ dân chủ trong
đời sống chính trị, công tác hiệp thương chính trị có ba chức năng lớn: hiệp thương chính trị,
giám sát dân chủ và “tham chính, nghị chính”. Tất cả những vấn đề quan trọng về mọi mặt của
đất nước đều được đem ra hiệp thương trước khi quyết định.
- ủng hộ nhân sĩ của các đảng phái dân chủ và không đảng phái tham gia đảm nhận chức vụ
lãnh đạo của các cơ quan nhà nước. Hiện nay , trong ủy ban thường vụ quốc hội , ủy ban chính
hiệp các cấp , cơ quan chính phủ cũng như những ngành kinh tế , văn hóa , giáo dục và khoa học
kỹ thuật , đều có nhiều thành viên của các đảng phái dân chủ giữ chức lãnh đạo , ví dụ , chủ tịch
ủy ban trung ương của 8 đảng phái dân chủ đang đảm nhiệm phó chủ tịch Quốc hội hoặc phó chủ
tịch Chính hiệp . Đồng thời các thành viên trong các đảng phái cũng có bước phát triển rất lớn , ở
các tình , khu tự trị , thành phố trực thuộc và các thành phố cỡ lớn và vừa đều có tổ chức địa
phương và tổ chức cơ sở của các đảng phái dân chủ
Tóm lại: hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân đã trở thành một tổ chức mặt trận thống nhất
rộng rãi nhất TQ với số ủy viên lên đến 50 vạn người (=500.000) với hơn 30 giới chính trị xã hội
khác nhau ở hơn 3000 khu vực hành chính từ cấp huyện trở lên. Hình thức chế độ hiệp thương
chính trị này góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa chính trị ở Trung Quốc.
C – Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách thể chế chính trị
Sau 30 năm cải cách, công cuộc cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc đã đạt được một số
mục tiêu quan trọng đã đề ra chứng tỏ Trung Quốc đang đi đúng hướng.
Những thành tựu về mặt đối nội:
- Việc duy trì, hoàn thiện chế đội đại hội đại biểu nhân dân đã mang lại hiệu quả trong công
cuộc tổ chức chính quyền, tổ chức Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, giải quyết được vấn đề
không rõ ràng giữa Đảng và nhà nước, “đảng quyền” và “chính quyền”.
- Tăng cường việc điều tiết, quản lý vĩ mô của nhà nước
- Giải quyết tốt cá quan hệ trên các phương diện thông qua việc phân chia hợp lý trách
nhiệm và quyền hạn. (hình hai người hòa thuận)
- Bộ máy chính quyền được làm gọn nhẹ hơn :
Cuộc cải cách năm 1998: quốc vụ viện giảm được 11 cơ quan giảm 27%; số vụ trong các bộ giảm
¼, tổng số nhân viên trong biên chế giảm 47,8%; giảm hơn 16.000 người trong tổng số 32.000
nhân viên trong các cơ quan nhà nước, trong đó có hơn 1000 cán bộ cấp cao (4 example), đối với
những cán bộ bị tinh giảm, nhà nước cho họ đi đào tạo những ngành nghề mà họ muốn làm với
tổng số 13.800/hơn 16.000 người. làm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tỉ lệ cán bọ từ si40 tuổi tăng lên
59,3%, ở một số cơ quan, độ tuổi trung bình của cán bộ là 37.5. số lượng phó thủ tướng giảm từ 6
xuống 4,ủy viên quốc vụ từ 8 xuống còn 5 người, tỉ lệ casnc bộ tốt nghiệp đại học 77,4% trong đó
có 20,8% là tiến sĩ trở lên (TTXVN, tài liệu tham khảo đặc biệt)
- Hiện nay tại Trung Quốc đã hình thành một thể chế tư pháp độc lập, bảo vệ có hiệu quả
quyền và lợi ích của công dân.
- Cải cách chính trị góp phần làm trong sạch đội ngu cán bộ nhà nước, công tác chống tham
nhũng được đẩy mạnh đặc biệt là dưới thời thủ tướng Chu Dung Cơ:
Một loạt các vụ án tham nhũng được đưa ra xét sử như: vụ Hồ Trường Thanh, nguyên phó chủ
tịch khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây; vụ Thành Khắc Kiệt nguyên phó chủ tịch ủy ban
thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Trần Hy Đồng, nguyên bí thư thành
ủy Bắc Kinh, ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc khóa XVI làm chấn động xã hội
Trung Quốc. giai đoạn năm 1993 – 1997 có trên 669.300 cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền bị
xủ lý về tội tham nhũng, bình quân mỗi ngày có 10 cán bộ cấp huyện và 1 cán bộ cấp tỉnh bị xử
lý kỷ luật hoặc bị truy tố trước pháp luật vì tội tham nhũng. Năm 1998, có trên 4220 cán bộ tòa
án có liên quan tới tội nhận hối lộ, tham nhũng trong đó có trên 2500 thẩm phán, loại khỏi biên
chế ở viện kiểm sát tối cao 4,665 người bãi miến 1,221 kiểm sát viên trong đó có cả cục trưởng
cục chống tham nhũng Mục Tân Thanh. Năm 2001, có 174.633 vụ tham nhũng bị xử lý tăng 30
% so với năm 2000
- Việc dung hòa mối quan hệ giữa các đảng phái dân chủ được đảng cộng sản thừa nhận với
đảng cộng sản đã góp phần duy trì trật tự xa hội khiến cho tình hình chính trị trong nước khá ổn
định, dân chủ được duy trì
Một quốc gia, hai chế độ
“KHKT phát triển, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề của con người, cũng trải qua những
nỗi đau mất mát của chiến tranh, con người đã biết quý trọng hơn hòa bình, chiến tranh dẫn trở
thành điều bất đắc dĩ.
Mỹ hùng mạnh như vậy cũng không thể nuốt sống Sino được, vậy thì Đài Loan, Hongkong,
Makao làm sao lại là một mối nguy hiểm với đại lục?” đó là logic của vấn đề để Dặng có thể cho
rằng một đất nước có thể có hai chế độ cùng tồn tại hòa bình. Và ông cho rằng “chủ nghĩa tư bản
là một sự bổ sung rất cần thiết cho CNXH, cái mà CNXH chưa làm được là xây dựng kinh tế
vững mạnh thì CNTB đã làm được.”
Cùng với việc cho rằng, Trung Quốc với diện tích tương đương và dân số nhiều hơn cả Châu Âu,
trong khi đó ở Châu Âu hiện vẫn tồn tại nhiều chế độ chính trị khác nhau mà không cản trở đến
sự phồn thịnh, vậy việc TQ tồn tại hai chế độ cũng không cản trở nước này đến thịnh vượng
Chính những điều này đã giải quyết tốt vấn đề Hongkong, Macau và tiến tới bình ổn vấn đề Đài
Loan.
Những thành tựu về mặt đối ngoại
- Việc đề ra tư tưởng “một quốc gia hai chế độ” đã giúp Trung Quốc thu hồi được Ma Cao
và Hongkong  Hyperlink vấn đề Macao và Hong Kong
- Hongkong:
TQ xác định, vấn đề Hongkong chủ yếu chỉ có ba vấn đề chính. Thứ nhất là vấn đề chủ quyền,
đó là đến năm 1997 Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp gì để quản lí Hồng Kông; thứ hai là
làm sao để tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của Hồng Kông; và thứ ba là hai chính phủ Anh và
Trung Quốc cần thương lượng để làm sao trong 15 năm từ thời điểm này cho đến năm 1997 sẽ
duy trì không để xảy ra bất cứ tranh chấp và bất đồng nào".
luôn khẳng định:Hongkong thuộc chủ quyền Trung Quốc. Thiết lập đặc Khu hành chính
Hongkong: HongKong do Chính nhân dânHongkong lãnhĐạoNgười Anh, người Hoa đều có
quyền như nhau
Chính sách “một quốc gia, hai chế độ” đã giúp Trung Quốc gây được sự tin tưởng từ Anh,
Hongkong quay trở về dưới chủ quyền của Trug Quốc

D- Những hạn chế


• Chiến tranh Việt Nam, Ấn Độ,…
• Vụ Thiên An Môn
• Tình hình bất ổn ở một số nơi như Tây Tạng, Tân Cương
• Tranh chấp lãnh hải trên biển với các quốc gia láng giềng: Nhật Bản, Nga, Việt Nam và
một số nước Đông Nam Á khác
Vụ Thiên An Môn.

Tại Tân Cương: xảy ra tại thủ phủ Urumqi, khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) vào tối 5-7 –
2009,mâu thuẫn, và bạo loạn âm ỉ vẫn còn kéo dài cho đến bây giờ
Nguyên nhân: một số người Hồi Tân Cương muốn thành lập một khu tự trị riêng
Nguyên nhân sâu xa được cho là do mâu thẫn dân tộc giữa người Hán và người Hồi về lợi ích
kinh tế và các chính sách ưu đã của chính phủ. chính sách dân tộc của Trung Quốc không thuyết
phục được người Hồi. Họ cảm thấy văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ của họ không được người Hán
tôn trọng. Vùng đất đai mà tổ tiên họ để lại đa phần lại nằm trong tay người Hán, mọi hoạt động
kinh tế thương mại chính đều nằm trong tay người Hán.hiện nay, người Hán chiếm tới 75% dân
số ở Tân Cương.
Bên cạnh đó, khoảng cách giàu nghèo giữa miền Đông và miền Tây là nguyên nhân sâu xa của
hầu hết các cuộc bạo loạn ở Sino những năm gần đây. Người dân – đặc biệt là các dân tộc ở các
khu tự trị cảm thấy họ bị bóc lột về tài nguyên, sức lao động để làm giàu cho khu vực người hán
ở miền đông – khu vực Trung Nguyên cũ.
Tại Tây Tạng:
Bạo động tại Tây Tạng năm 2008 bắt đầu bằng các cuộc biểu tình ngày 10 tháng 3 năm 2008, kỷ
niệm lần thứ 49 ngày nổi dậy Tây Tạng, một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa ở Tây Tạng. Các cuộc phản đối bắt đầu bằng việc các nhà sư kêu gọi thả các sư
đang bị giam giữ tháng 10 năm 2007, khi họ kỷ niệm Đạt-lại Lạt-ma ( Đăng-châu Gia-mục-thố )
nhận Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 9 năm 2007. Các cuộc tuần
hành phản đối đã chuyển thành kêu gọi độc lập và đã chuyển sang bạo động, đốt phá vào ngày 14
tháng 3 cũng như các cuộc tấn công vào các dân tộc không phải là người Tây Tạng. Đây được
xem là một trong trong những cuộc phản đối chống lại sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung
Quốc lớn nhất trong 20 năm lại đây.
Tây Tạng đã chính thức thành một khu tự trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1951 và
được phần lớn các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc công nhận, tính hợp pháp của chủ
quyền Trung Quốc .
Ít có thông tin về cuộc bạo động này do chính quyền Trung Quốc ngăn cản truyền thông nước
ngoài vào khu vực này để đưa tin, ngoại trừ James Miles, một phóng viên của tờ The Economist,
người được cho phép vào đây trong một tuần trùng với thời điểm leo thang căng thẳng. phía Sino
cho rằng cuộc bạo loạn Tây Tạng là âm mưu của giới lãnh đạo lưu vong Tây Tạng gây khó cho
Bắc Kinh ngay trước thềm của Thế vận hội Bắc Kinh, với hy vọng thu hút sự chú ý quốc tế quan
tâm tới yêu cầu độc lập của người Tây Tạng, như kiểu người Albania tại Kosovo.(nhóm chúng tôi
không có bình luận gì them (-;D))
Tóm lại về công cuộc cải cách của Sino.
Từ hội nghị TW3 khóa XI ĐCS Sino cuổi năm 1978 đến nay, Sino đã tiến hành cải cách toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội.Đặng Tiểu Bình khẳng định “cuộc cách mạng
của chúng ta(Sino) là cải cách toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính
trị và các lĩnh vực tương ứng khác”.
Xác định cải cách là toàn diện nhưng thời gian đầu đã ưu tiên cải cách kinh tế trước với phương
châm “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, và khi cải cách thể chế kinh tế bắt đầu đạt được
thành tựu và đi vào chiều sâu thì Sino tiến hành cải cách chính trị theo phương châm “thận trọng,
tiến hành có trật tự dưới sự lãnh đạo” biểu hiện là quá trình cải cách thể chế chính trị đi qua rất
nhiều giai đoạn.
Sino xác định: cải cách không phải là làm thay đổi tính chất của chế độ cơ bản của CNXH ở Sino
mà làm cho thể chế chính trị hiện có “hoàn thiện hơn, tăng cường sức sống hơn.”và việc cải cách
thể chế lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và cải cách bộ máy chính phủ được coi là quan trọng nhất,
còn một số lĩnh vực khác (như đã trình bày ở trên) chỉ đặt vấn đề là hoàn thiện chứ không cải
cách.
Chính những thành quả của cải cách thể chế chính trị đã góp phần quan trọng trong việc củng cố
những thành tựu mà cải cách thể chế đã đạt được, đồng thời tjao môi trường thuận lợi cho cải
cách kinh tế tiếp tục phát triển, đi sâu.
Những bài học từ công cuộc cải cách chính trị của Sino.
1.Khi tiến hanh cải cách thể chế chính trị cần xác định rõ tính chất, nội dung và phương thức thực
hiện.
2. Cải cách chính trị phải phối hợp với cải cách kinh tế, phục vụ cho mục tiêu kinh tế: phát triển
sức sản xuất, xây dựng hiện đại hóa.
3.phát triển dân chủ phải dưới tiền đề ổn định, không chạy theo dân chủ hình thức, không dập
khuôn theo mô hình phương Tây

You might also like