Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giải bài tập Ngữ văn bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Đức tính giản dị của Bác Hồ

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) quê ở Mộ Đức - Quảng Ngãi là nhà cách mạng nổi tiếng. Ông tham gia cách mạng 1925, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Ông còn là nhà văn hoá lớn có nhiều bài, nhiều công trình viết về văn hoá, văn nghệ về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá dân tộc.

Những tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

- Về tác phẩm: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Bài văn nghị luận về một đức tính, một phẩm chất cao quý của Bác Hồ, đó là sự giản dị.

+ Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu:

“Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.

+ Những phương diện nêu ra để chứng minh:

- Giản dị trong đời sống hàng ngày: Ăn uống chỉ có vài ba món, căn nhà sàn xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

- Giản dị trong lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 2, Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục bài văn.

+ Trình tự lập luận:

Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Chứng minh luận điểm. Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ luận điểm. Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

+ Bố cục bài văn: Vì đây là đoạn trích cho nên bố cục chỉ có hai phần.

- Phần 1 (từ đầu đến tuyệt đẹp): Nêu lên nhận định tổng quát.

- Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trên nhiều phương diện cuộc đời Bác.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

+ Câu mở đầu của đoạn nêu lên phạm vi vấn đề cần chứng minh: Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào..

+ Phần tiếp theo đưa ra các dẫn chứng để làm rõ từng luận cứ, cụ thể là:

- Nói về sự giản dị trong bữa ăn, có các dẫn chứng:

• Chỉ vài ba món đơn giản.

• Không để rơi vãi một hột cơm.

• Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

Sau đó đưa ra lời nhận xét: “Bác kính trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.

- Nói đến sự giản dị về nơi ở, có các dẫn chứng:

• Chỉ vỏn vẹn vài ba phòng.

• Nhà lúc nào cũng lộng gió và phảng phất hương...

+ Nghệ thuật chứng minh:

- Rõ ràng, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.

- Dẫn chứng cụ thể, xác thực, phong phú, phản ánh được nhiều mặt của đời sống.

Câu 4. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác.

+ Đoạn văn trên gồm có 2 câu:

+ Câu một dùng phép lập luận theo mối quan hệ nhân quả – vế trước là quả – vế sau là nhân, từ liên kết hai vế: Bởi vì.

+ Câu hai dùng phép lập luận theo mối quan hệ tương đồng, cụm từ liên kết hai vế: Càng hoà hợp. Vế trước nói về đời sống vật chất, vế sau nói về đời sống tinh thần.

Câu 5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? Nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài văn là:

+ Vừa có chứng cứ cụ thể, vừa có nhận xét sâu sắc.

+ Luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

+ Lời văn thắm đượm tình cảm chân thành, sâu sắc của người viết, thể hiện mối quan hệ gắn bó, gần gũi của tác giả với Bác.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.

+ Sự giản dị trong thơ văn của Bác.

- Cuộc sống của Bác trong những ngày kháng chiến:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo be rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pắc Bó)

- Bác Hồ khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

- Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

- Sự giản dị của Bác qua những bài thơ viết về Bác:

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo...

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Giữa Hà Nội tươi vui đẹp màu áo sắc cờ Bác vẫn giản đơn như cuộc đời bộ đội Vẫn đôi dép cao su bốn mùa không thay đổi Vẫn bộ đồ ka-ki quen thuộc, bạc màu.

(Giang Nam, Con viết bài thơ dâng Bác)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 23: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Đánh giá bài viết
9 2.252
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm