You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ: TỰ DO VÀ QUYỀN TỰ DO

NHÓM 17:
1.Trần Quang Duy
2. Nguyễn Lê Thùy Linh
3. Huỳnh Thị Phượng
4. Thạch Sol
5. Lê Thị Ngọc Trinh
6. Nguyễn Văn Trường

I. LỜI NÓI ĐẦU


Hẳn các bạn đã biết quyền tự do có tầm quan trọng như thế nào trong thời đại cuộc sống
ngày nay.Tự do được hiểu nôm na là 1 cá nhân có thể có khả năng hành động theo đúng
với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do
của Tổ quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã nhiều
lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ thực tiễn đấu tranh
chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh
giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam, và giá trị cuối cùng của
các cuộc đấu tranh gian khổ này không gì khác hơn là sự tự do; nó đã được thể hiện mạnh
mẽ thông qua chính Quốc Hiệu của Nước Vệt Nam “ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc”
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản
lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.Bác đã nói “Không có gì
quý hơn độc lập, tự do”. Người hiểu rõ chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các
dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do.
Quyền tự do là sự tự do về thể chất và tinh thần của mỗi một cá nhân, sự hiểu biết
và vận dụng quyền tự do này của con người ngày càng thay đổi theo từng giai đoạn lịch
sử đôi khi vẫn tồn tại mặt tích cực và cả tiêu cực xoay quanh sự “tự do” này.
Như khi xưa thì quyền tự do của mỗi con người không có được thể hiện như ngày
nay, nó bị hạn chế, bị bó buộc về nhiều mặt do lối sống và phong tục tập quán của người
xưa. Biểu hiện cụ thể rõ nhất là qua mối quan hệ trong gia đình “ Trọng nam khinh nữ”
,thân phận phụ nữ thì “thấp cổ bé họng” luôn chịu sự tủi nhục, cam chịu số phận mà
không 1 lời than phiền, trách móc hay đòi hỏi gì. Họ không có 1 quyền gì trong gia đình,
ngay cả quyền nói lên suy nghĩ bản thân cũng bị cấm đoán. Họ chỉ biết phục tùng và làm
theo mệnh lệnh.

1
Chính vì thế, khi xã hội loài người phát triển, kéo theo các phong tục tập quán
cũng dần thay đổi. Kéo theo các quyền về con người, XH cũng dần được cải thiện và đã
tạo thế cân bằng cho xã hội bằng các quyền như:Tự do lập hội, tự do báo chí, tự do ngôn
luận, tự do tôn giáo, ….

Trong cuộc sống ngày nay khi cách sống của người Việt ta đã dần thay đổi, quyền
tự do của mỗi con người đã dần được khẳng định và được bảo vệ. phụ nữ thì được quyền
học tập, tham gia chính trị, trẻ em có đủ điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài ngày
càng tốt hơn, cuộc sống này trở nên phong phú. Nhưng tốt hay chăng khi quyền tự do của
mỗi con người lại bị hiểu một cách thoái hóa nó bị biến thành cái tôi của mỗi cá nhân và
chính điều này tức chính các cái tôi này đã ảnh hưởng và làm mất dần đi nếp sống và
truyền thống của người Việt, sự thoái hóa này ta không hẳn đã nhận thấy ngay mà nó
diển ra trong âm thầm nhưng lan rộng nên chẳng khác gì bom nổ chậm, tiêu biểu khi
trong môi trường học đường ngày nay lối cư xử “Nho nhã” kín đáo của một học sinh dần
biến mất hay chỉ tồn tại với một con số nhỏ nhoi mà thay vào đó là phong cách ăn mặt
:thoải mái”, giải quyết những mâu thuẫn bằng vũ lực và cả sự dụng cả các trang web tự
do đăng phim hình ảnh để bêu xấu, vậy đây có còn là cách sử dụng quyền tự do một cách
chính đáng, cách sống của người Việt Nam, hay nó đã bị biến thành công cụ của một cá
nhân hay một tập thể nào đó, và chính cá nhân hay tập thể này đã không biết rằng mình
đang xâm phạm đến quyền tự do của người khác.

Nhóm chúng tôi chọn chủ đề này để thuyết trình, trước hết không phải để chỉ trích một
cách sống nào mà chỉ muốn trình bày quan điểm, những cách nghĩ về quyền tự do của
mỗi người, xin nhận được sự hổ trợ của các bạn.

II. TỰ DO LÀ GÌ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỰ DO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI


Tự do vừa là bản chất tự nhiên, vừa là khát vọng thường trực của mỗi người. Ai cũng yêu
tự do, ai cũng khao khát tự do. Tự do mạnh mẽ và vĩ đại ở chỗ tìm kiếm nó trở thành bản
năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng khao khát tự do, giống
như sự thèm muốn bị thôi thúc bởi cơn khát khi không có nước. Chính vì thế, không một
con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một dân tộc nào
cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Tự do không phải là một loại quyền
được trao tặng bởi bất kì ai, bất kì lực lượng nào mà nó là tài sản tự nhiên của con người.
Điều này có nghĩa tự do không phải là không gian cho phép, không một nhà nước nào có
quyền ban phát tự do cho con người. Tự do là tất cả những gì liên quan đến đời sống của
con người kể cả vật chất lẫn tinh thần. Tự do là cái mà trí tưởng tượng của con người
luôn vươn tới, là một không gian dành cho mỗi cá nhân, tùy thuộc vào khả năng của
mình, mỗi cá nhân đều có quyền làm chủ không gian ấy.
Tự do không hề xa lạ, nó là bản chất tự nhiên của con người. Tự nhiên gắn liền với đời
sống con người từ quá khứ, đến hiện tại, đến tương lai như một công cụ để tồn tại, để
sống và để phát triển. Càng ngày, những nghiên cứu về tự do càng cho thấy sự cần thiết
phải biến tự do trở thành cấu trúc tinh thần hay trở thành thực phẩm hằng ngày của đời

2
sống tinh thần con người. Con người phải thấy được giá trị, địa vị của tự do trong đời
sống và ứng dụng nó để tạo ra hạnh phúc của chính mình.
Trong lịch sử dân tộc, quyền tự do của dân tộc luôn được ông cha ta đấu tranh giành
lấy và gìn giữ ngay từ những giai đoạn đầu của đất nước, từ thời các vua Hùng cho đến
tận ngày nay. Khẳng định tiêu biểu có thể nói tới là bài “ Nam Quốc Sơn Hà “ được xem
là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Đó là quyền tự do sống và tự do dân tộc. Tự do
còn là tự do của cá nhân, tự do trong cách sống, lựa chọn môi trường sống và hình thức
sống, là tự do về tinh thần của con người. Tự do về cách quyết định bản thân, không bị
ràng buộc là tự do về thân xác. Nhưng trong thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề tác động đến
việc nhận thức và phát huy quyền tự do của con người đó là tập quán sống, môi trường
sống và cả pháp luật.

III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN TỰ DO


Trong cuộc sống của mỗi một người luôn có những yếu tố khách quan hay chủ quan ảnh
hưởng đến cách suy nghỉ và nhận định về sự tự do của mình. Những vấn đề này xuất phát
từ các yếu tố phong tục, nếp sống nơi họ được sinh ra và lớn lên và cả ảnh hưởng của
pháp luật.

1.PHONG TỤC
Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục
bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội....
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức
mạnh hơn cả những đạo luật,có câu “ phép vua thua lệ làng”. Trong truyền thống văn hoá
của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương
xã hội.
Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn
mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ,
cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài
mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng,
mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất
nhường chỗ cho hàm răng trắng.
Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã
hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông
đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục
hồi và phát huy thuần phong mỹ tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ,
hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.
Tuy nhiên bên cạnh đó có một số phong tục của một nước, một làng, một dân tộc nào đó
cũng có thể ảnh hưởng đến quyền tự do của con người,làm cho họ muốn thoát khỏi hay
không muốn làm theo nhưng vì phong tục bắt buộc họ phải làm.nhiều khi mình cảm thấy
bị ràng buộc bởi phong tục, không được tư do làm theo ý mình muốn, nhưng vì mình là
thành viên trong gia đình, gia đình thì từ xưa đến nay đã theo tục lễ này rồi nên chúng ta

3
không còn cách nào khác ,mà phải thực hành theo mà thôi, như thế quyền tự do của mình
không còn rộng nữa, nó đã bị ảnh hưởng bởi phong tục.

VD:
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà
vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình.
Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa
kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng
cha mẹ già. Hay việc cưới hỏi cũng vậy nhiều khi cô dâu chú rể muốn làm theo ý mình
muốn cũng không được, mà phải làm theo phong tục truyền thống của gia đình.

2.LỐI SỐNG:
Đã là con người được sinh ra và lớn lên trong cuộc đời, ai ai cũng cần có mục đích lối
sống, dù người ấy thuộc bất kỳ thành phần, giai cấp hay ở địa vị nào. Cuộc đời chẳng
khác nào như một tấm giấy trắng, không màu sắc, nhưng nếu mỗi người muốn biến cuộc
đời trở thành một bức tranh đẹp cho riêng mình, thì tự người ấy phải vẽ lên bằng những
đường nét của chính mình, chứ thật sự không ai có thể vẽ thay cho mình cả. Cũng vậy,
mục đích cuả lối sống trong cuộc đời được nhìn theo từng góc độ hay khía cạnh khác
nhau của mỗi cá nhân bằng những lối tư duy và nhận định để tạo cho mình có những
đường nét về nhân cách, giá trị và lối sống cao thượng.
Cuộc đời, hẳn nhiên bao giờ cũng có hai mặt trái và phải. Điều mà chúng tôi muốn đề cập
ở đây là lẽ phải, là mục đích của lối sống trong cuộc đời, từ đó mỗi người phải tự định
nghĩa hay đánh giá về nó theo quan niệm sống của mình bằng tư duy.… . Thông thường,
chúng ta hay lo lắng những lời nhận xét và tư cách của ta từ những người xung quanh,
chứ hiếm khi, tự mỗi người trong chúng ta biết nhìn lại chính mình, vì mức độ nhận xét
hay đánh giá của họ chỉ ở trong vòng tương đối mà thôi
Trong khi đó cũng có lối sống ảnh hưởng đến quyền tự do của chúng ta, như chúng ta
muốn làm gì, muốn nói gì, muốn ăn gì thì chúng ta luôn lo sợ những người thân, những
người xung quanh, bạn bè nói như thế này nói như thế nọ, nên chúng ta không được tự do
như những gì mà mình muốn nói những gì mình muốn làm hay muốn ăn một món ăn nào
đó.Vì mọi người trong chúng ta có một lối sống, hoàn cảnh sống khác nhau đôi khi muốn
theo lối sống của người khác thì nó lại không phù hợp với lối sống trong gia đình mình,
lối sống trong tập thể nó khác xa đối với lối sống của từng cá nhân, sống trong tập thể thì
chúng ta phải luôn nghĩ cho nhiều người hơn là nghĩ cho bản thân mình, mà phải làm sao
cho họ hiểu mình và thương mình, bạn bè hay bạn thân nhất của mình lúc nào mình cũng
lo nghĩ làm thế nào mình có thể thay đổi được lối sống của mình để hòa nhập vào lối
sống trong tập thể,trong tình bạn vì trước đây mình luôn quen sống theo lối sống của gia
đình mình, như thế quyền tự do của cá nhân mình không còn nữa v.v.. như vậy tâm trạng
của mình sẽ bị ức chế do đó lối sống đôi khi cũng ảnh hưởng đến quyền tự do của chúng
ta.
VD: khi chúng ta sống trong một phòng trọ có 3 người mà mình thì quen ngủ trễ, còn hai
bạn kia thì quen ngủ sớm, thì bắt buộc mình phải ngủ thôi, có khi muốn xem tivi hay

4
nghe nhạc cũng không được vì sợ ảnh hưởng đến các bạn đang ngủ và các phòng xung
quanh khác.Ngoài phong tục và pháp luật thì lối sống cũng ảnh hưởng đến quyền tự do
của chúng ta.

3. LUẬT
Nếu như xem phong tục tập quán và môi trường sinh sống (lối sống) là nhân tố tác động
nên việc nhận thức quyền tự do của mỗi một con người thì pháp luật là một yếu tố khác
ảnh hưởng đến quyền tự do này bằng cách điều chỉnh những hành vi ( biểu hiện của
quyền tự do thông qua các hành vi cụ thể) và bảo vệ những quyền tự do chính đáng của
con người trên một quốc gia nhất định.
Ở đây xin được phân tích hai ý: một là chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với quyền
tự do, hai là những vấn đề biểu hiện của quyền tự do được pháp luật bảo vệ.
3.1 Khả năng điều chỉnh của luật đối với quyền tự do:
Trong tất cả các yếu tố hình thành lên nhận thức của con người về sự tự do đã chứa trong
nó chức năng điều chỉnh hành vi, nhưng nhờ vào các công cụ đi kèm như nhà tù, công an
… mà luật nói chung đã trở thành yếu tố quan trọng nhất để điều chỉnh những hành vi
biểu hiện của sự tự do quá mức của một cá nhân hay một tập thể nào đó và có ảnh hưởng
xấu đến quyền lợi chung của toàn xã hội.

Trước hết ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bộ luật dân sự tại mục 2 chương III, về quyền
nhân thân được quy định rõ từ điều 24 đến điều 51 quy định về các quyền của nhân dân
và trong bộ luật hình sự tại điều 159 quy định về xử phạt đối với việc lạm dụng quyền tự
do trong tu do tín ngưỡng, … nhưng ảnh hưởng của pháp luật đối với quyền tự do không
chỉ dừng ở các điều luật này mà là xuyên suốt tất cả các bộ luật. Vì sao? Vì biểu hiện của
“tự do” không chỉ ở những mặt đã được nêu trong các điều luật trên mà tồn tại khách
quan trong xã hội được biểu hiện qua nhiều hành động cụ thể theo từng không gian và
thời gian nhất định. Con người luôn chịu sự điều chỉnh này của pháp luật theo nhiều mặt
khác nhau của cuộc sống.

Ví dụ: Nếu như chưa có luật giao thông, khi tham gia giao thông trên đường ta đi thế nào
cũng được, nhưng khi luật giao thông ra đời thì sự tự do lưu thông trên đường phải theo
một trật tự mà luật cho phép như dừng xe khi tín hiệu đèn đỏ, nếu cố ý vượt đèn đỏ mà bị
bắt thì đương nhiên hành vi này sẽ bị xử phạt theo luật giao thông quy định.
3.2 Khả năng bảo vệ của luật đối với quyền tự do:
Luật được lập ra là để bảo vệ cái lớn nhất là quyền tự do chung của cả một tập thể người
cùng sống trên một lãnh thổ, nên luật sẽ điều chỉnh tất cả các hành vi ảnh hưởng đến
quyền tự do chung của tập thể và của từng cá nhân; lấy lại ví dụ trên để phân tích giả sử
nếu có trường hợp tai nạn giao thông xảy ra do có một đối tượng vượt đèn đỏ gây ra thì
người bị nạn nên cần được giúp đỡ và người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm, vai trò
của luật sẽ đảm bảo cho được bồi thường và chịu trách nhiệm cho cả hai bên để mọi vấn
đề luôn đạt được sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho nhau.

5
Khi đã nói những biểu hiện khác nhau của quyền tự do tác động đến xã hội là khách quan
thì không thể nào cố định nó một chỗ trong bộ luật, luật sẽ luôn thay đổi để phù hợp với
từng giai đoạn, nên những quyền tự do tối thiếu của con người sẽ được luật liệt kê để mọi
người cùng biết và cùng bảo vệ, còn những biểu hiện khác của sự tự do mà luật cho là
nguy hại đến xã hội sẽ được luật liệt kê vào những điều mục nhất định để điều chỉnh nó,
luôn đảm bảo cho quyền lợi chung của toàn xã hội được bảo vệ.

Luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do của tất cả mọi người; điển
hình mọi công dân đầu có quyền được kinh doanh mọi lĩnh vực mà luật cho phép, sự cho
phép ở đây là để ngăn ngừa các hình thức kinh doanh các hàng hóa gây ảnh hưởng đến
các quyền tự do khác của con người như buôn bán ma túy là nguồn gốc của nhiều tội ác
nói rõ ra là nó sẽ tạo ra những đối tượng chuyên cướp đi quyền tự do của mọi công dân
để thỏa mãn bản thân.

IV. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ LẠM DỤNG QUYỀN TỰ DO


Trong cuộc sống có trong nhiều hoàn cảnh con người chúng ta đôi khi đã để sự tự do đi
xa quá mức, thậm chí còn lạm dụng quyền tự do của mình để đạt được những mục đích
nhất thời mà để lại hậu quả có khi là rất nghiêm trọng. Xin được nêu một số các biểu hiện
thường gặp nhất của vấn đề này

Quyền tự do ngôn luận:


Tự do ngôn luận là một trong những quyền mang tính xã hội cao nhất và có tầm ảnh
hưởng lớn nhất ở nhiều mặt cả tích cự lẫn tiêu cực. Thông tin được đưa đi nhanh nhất
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay chỉ đơn giản là truyền miệng với
nhau, nó giúp cho chúng ta nhận thức được mọi việc đang xảy ra. Nhưng đây cũng chính
là quyền bị lạm dụng nhiều nhất, khi mọi lời nói, bình phẩm về một vấn đề nào đó hoặc
về một cá nhân nào đó mà đã đi quá xa, chưa nói đến là sai sự thật hoặc chưa nắm rõ vấn
đề đã được đem ra bàn luận thì như vậy là đã xâm hại đến nhân cách con người và làm
việc trở nên nghiêm trọng không cần thiết.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại:
Quyền này thường bị lạm dụng nhất là trong thời kỳ mà công nghệ thông tin ngày càng
phát triển để thông tin cá độ, đánh bạc, đánh đề, buôn lậu, đe dọa tống tiền,…..đây thật sự
là một quyền tự do tối thiểu của con người, được giữ bí mật cho chính mình, nhưng ta
cũng nên tôn trọng quyền tự do này như tôn trọng chính bản thân mình vì đây còn là biểu
hiện cho nhân cách của chúng ta. Khi mọi vấn đề đều được tự do hóa, việc đăng ký tài
khoản trên mạng tự do không kiểm soát và mọi việc đều được giữ bí mật thì sẽ xuất hiện
ngày càng nhiều các đối tượng lạm dụng nó như một công cụ không chỉ để giải trí hay
tìm bạn mà là để thể hiện cái tôi, đôi khi là những bản chất không đẹp, và nó sẻ ảnh
hưởng đến tâm lý của chính mình và của cả các cá nhân khác.

6
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân:
Những quyền lợi tối thiểu như vậy thường dể bị hiểu sai và bị lạm dụng, hiểu sai ở chổ:
đúng là ai cũng có nhu cầu được bảo vệ tính mạng, sức khỏe và danh dự, và không chỉ
một cá nhân nào mới có quyền này nên cần phải luôn tôn trọng lẫn nhau đừng để mọi
việc đi quá xa tầm kiểm soát đặc biệt là khi sự việc đã chạm vào danh dự của nhau;
trường hợp lạm dụng quyền này thường thấy nhất ở các cá nhân có hiểu biết về luật, họ
khôn khéo sử dụng quyền này để cho mình tránh khỏi liên can nhiều đến sự việc. Điều
muốn nói ở đây là ta nên không quá lạm dụng quyền này trong cuộc sống xã hội vì những
ảnh hưởng của nó là rất xấu đối với tính quan hệ cộng đồng vốn rất được xem trọng trong
văn hóa người Việt.

Những quyền trên chỉ là những quyền bị lạm dụng thường thấy nhất hiện nay, còn rất
nhiều biểu hiện của việc lạm dụng quyền tự do trong xã hội như trong lạm dụng quyền sở
hữu nhà ở, đất ở… nhiều vấn đề cấp thiết, rối rắm trong xã hội đều bắt đầu từ việc nhận
thức sai lệch về quyền tự do mà đã làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội và lối sống của
người Việt từ góc độ văn hóa và góc độ hành vi ứng xử ngày nay của người Việt.

V. KẾT LUẬN:
Tự do hay quyền tự do là một định nghĩa hết sức trừu tượng nhưng nó vẫn luôn tồn tại
trong mỗi chung ta, nó thật sự là một yếu tố không thể thiếu để dung hòa mọi hình thức
sống, sinh hoạt và cảm nhận mọi vật xung quanh.
Tự do luôn được quy định theo nhiều cách thức, từng cách nghĩ từng phong tục sẽ có cảm
nhận khác nhau về sự tự do của mình, nếp sống ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận
vấn đề và nó cũng chính là thước đo chuẩn mực cư xử trong xã hội, từ đó con người cùng
chung sống trên một phạm vi lãnh thổ căn cứ vào nó xem xét và phản ánh lại bằng hành
động theo khuôn thước chung.
Nếu xã hội càng phát triển mọi người cũng chung sống tuyệt đối tôn trọng quyền tự do
chung và quyền tự do của người khác thì cũng chẳng cần có luật pháp, nhưng thực tế
ngày nay khi xã hội càng phát triển nhu cầu con người đòi hỏi càng cao thì việc xâm hại
đến quyền tự do của người khác để hưởng được phần lợi nhiều hơn là điều tất nhiên, bằng
chứng là nấc thang các thời kỳ, phong kiến lên chiếm hữu nô lệ …

Yếu tố pháp luật được đặt ra nhằm kiềm hãm những vấn đề chung của toàn xã hội của
một quốc gia, nơi mà một cộng đồng người cùng chung sống cùng có một nến văn hóa
chung. Pháp luật là công cụ để bảo vệ cho những quyền được gọi là quyền tự do chung
nhất của mỗi cá nhân con người và để cải tạo hành vi sai trái xâm hại quyền tự do của
người khác duy trì trật tự xã hội. Thực tế các yếu tố hình thành nên nhận thức về tự do
cũng đã chứa trong nó một khả năng điều chỉnh hành vi nhưng nó rất mập mờ, chỉ mang
hình thức là cảnh tỉnh nhưng không thật sự có yếu tố răng đe, nhưng lật lại có yếu tố răng
đe đó nhờ vào các công cụ đi kèm theo như tòa án, công an, nhà tù… luật đã trở thành
một phương tiện điều chỉnh hành vi cao nhất, và kiên quyết nhất, ta có thể khẳng định
rằng đây là một sản phẩm của trí tuệ loài người để nhằm mục đích chung nhất.

7
Khi tất cả đều trở nên quá tự do thì nhiệm vụ giữ gìn được bản sắc dân tộc càng trở nên
cấp thiết và có chiều sâu, mọi nền văn hóa đều có cái đẹp riêng và chính cái đẹp riêng
này mới hình thành nên con người của chính đất nước đó, chúng ta có quyền được học
hỏi nhưng cũng có quyền từ chối tiếp nhận những gì chúng ta không muốn, vậy sao
chúng ta không bắt đầu từ việc học hỏi từ chính nền văn hóa dân tộc trước khi hiểu gần
hết tất cả văn hóa của một nước nào đó. Phong cách sống, sự nhận thức về hành vi và cả
nhận thức đúng về tự do trong tư duy luôn cần có nhiều người, nhiều cơ sở chung tay
thực hiện để truyền thống luôn có sự tiếp nối vững bền

You might also like