Academia.eduAcademia.edu
Tư duy đột phá VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ Edward de Bono sinh năm 1933 tại Malta. Ông có bằng thạc sỹ về tâm lý học, sinh lý học và hàm tiến sĩ y khoa, là giáo sư tại các Đại học Oxford, London, Cambridge, Harvard và giáo sư thỉnh SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY Một phương pháp cần thiết trong quản lý kinh doanh (The Six Thinking Hats) giảng tại 52 quốc gia khác nhau. Edward de Bono là tác giả của gần 70 tác phẩm chuyên khảo về tư duy đặc biệt là các phương pháp tư duy định hướng (lateral thinking), được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một số trường sử dụng tác phẩm của ông như tài liệu học tập bắt buộc. Ngoài ra, Edward de Bono còn cộng tác tư vấn, đào tạo cho Tác giả: Edward De Bono Nhà xuất bản: MICA Management Resources Năm xuất bản: 1985 Số trang: 207 Dịch giả: Nguyễn Hữu Dũng NXB Việt Nam: Trẻ Năm xuất bản: 2008 Số trang: 220 nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới như IBM, Du Pont, Prudential, AT&T, British Airways, British Coal, NTT (Nhật), Ericsson (Thụy Điển), Total (Pháp), Siemens, và Microsoft. Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO Mơ hồ là kẻ thù lớn nhất của một lối tư rành mạch. Sự đơn giản chính là chìa khoá. “Khi tư duy rõ ràng và đơn giản, nó trở nên thú vị và hiệu quả hơn.” Phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy rất dễ hiểu và do đó rất dễ sử dụng. Công cụ này có thể sử dụng cho bất cứ quy mô tổ chức nào, dù to hay nhỏ, để tạo ra một môi trường sáng tạo hơn, cải thiện giao tiếp và hướng dẫn mọi người một lối tư duy rõ ràng hơn. Chiếc mũ là thứ bạn có thể dễ dàng đội lên đầu hoặc bỏ ra. Những chiếc mũ tượng trưng cho việc chúng ta có thể dễ dàng thay đổi cách thức tư duy của mình. Điều tuyệt vời là tất cả chúng 1 2 Sáu chiếc mũ tư duy ta, từ trẻ em cho đến những giám đốc điều hành cấp cao, đều có thể áp dụng phương pháp này. GIỚI THIỆU Chúng ta phải luyện cho trí não chúng ta chỉ làm một việc tại một thời điểm. Cùng một lúc, chúng ta không thể có cả cảm xúc, logic, thực tế, sáng tạo, lẫn tư duy tổ chức. Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy cho phép chúng ta tập trung quá trình tư duy, sàng lọc những ý tưởng và thông tin đầu vào. Mô hình tư duy dựa trên lập luận của phương Tây chưa đủ để giải quyết tất cả những vấn đề đa dạng mà chúng ta thường xuyên gặp phải trong hầu hết các tổ chức. Để tìm ra con đường mới, một cách tư duy phù hợp hơ, chúng ta cần phương pháp Sáu chiếc mũ hay “tư duy song song.” Tư duy song song là xem xét một vấn đề trên mọi khía cạnh. Mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng về một ý kiến hay vật nào đó. Hãy để mọi người đứng ở bốn phía khác nhau của một ngôi nhà và bạn sẽ thấy mỗi người có một hình ảnh riêng về ngôi nhà. Tư duy song song tán thành ý kiến cho rằng mọi người phải thử nhìn ngôi nhà theo cùng một hướng. Mục đích không phải là để tranh luận cho đến khi 3 chỉ ra ai là người thắng cuộc, mà là để xem xét mọi khả năng hay mọi khía cạnh của một tình huống. Khi sử dụng phương pháp tư duy sáu chiếc mũ, tất cả mọi người đều tham gia vào một hoạt động sắm vai tại một thời điểm xác định. Mỗi người đội một mũ màu khác nhau và lần lượt chuyển sang các chiếc mũ màu khác. Chẳng hạn như, phương pháp này cho phép mọi người chỉ tập trung vào những lý luận và phê bình khi đội Mũ xanh lục và đưa ra những giải pháp sáng tạo, hoặc quan điểm lạc quan khi đội Mũ vàng. Phương pháp tư duy Sáu chiếc mũ là một phương pháp tiết kiệm thời gian bằng cách giảm bớt những cuộc thảo luận dài dòng. Ví dụ, Optus, công ty viễn thông lớn thứ hai Australia thường phải dành bốn tiếng cho một buổi thảo luận quan trọng. Phương pháp sáu chiếc mũ giúp họ đưa ra kết luận chỉ trong vòng 45 phút. Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ loại bỏ được rào cản lớn nhất đối với tư duy nhanh và hiệu quả đó chính là cái tôi (hay bản ngã). Thay vì tấn công ý kiến của người khác để thể hiện mình là người thông minh, với phương pháp sáu chiếc mũ, lối tư duy chống đối và đối đầu bị loại bỏ vì khả năng tư duy của bạn sẽ được thể hiện qua việc bạn sử dụng 4 Sáu chiếc mũ tư duy mỗi chiếc mũ hiệu quả như thế nào. Thay vì những cuộc họp chỉ thể hiện cái tôi, các cuộc họp sẽ có tính xây dựng hơn, hiệu quả hơn và diễn ra nhanh hơn. “Tư duy mũ vàng như thế là được rồi. Hãy đội mũ trắng nào”. CÁCH SỬ DỤNG MŨ SÁU CHIẾC MŨ, SÁU MÀU SẮC Mũ trắng trung tính và khách quan, tập trung vào số liệu, thông tin thực tế. Mũ đỏ thể hiện tình cảm, cảm nhận. Mũ đen là chiếc mũ của sự thận trọng. Nó chỉ ra những điểm yếu của một ý kiến. Mũ vàng tích cực, sáng sủa và lạc quan Mũ xanh lục thuộc về những ý tưởng mới và sáng tạo. Mũ xanh dương mát mẻ và giống như bầu trời, cao hơn tất cả mọi thứ. Chiếc mũ này liên quan tới việc điều khiển, tổ chức quá trình tư duy và việc sử dụng các mũ khác. Trên thực tế, chúng ta gọi tên những chiếc mũ theo màu sắc chứ không bao giờ gọi theo chức năng, chẳng hạn: “Hãy bỏ chiếc mũ đen ra một lát”. “Hãy đội những chiếc mũ xanh lục này”. 5 Dùng riêng lẻ Có thể dùng mũ để đưa ra một lối tư duy nhất định nhằm định hướng cho một cuộc thảo luận. Dùng lần lượt Có thể dùng lần lượt từng mũ một. Có thể dùng thường xuyên bất kỳ chiếc mũ nào mà bạn muốn. Cách dùng lần lượt có thể áp dụng cho 2, 3, 4 mũ hoặc nhiều hơn. Trình tự dùng mũ phải được xác định ngay ở đầu cuộc họp bằng cách sử dụng chiếc mũ xanh dương đầu tiên. Mô tả sơ bộ trình tự rồi thực hiện theo trình tự đó. Có thể có những thay đổi nhỏ tuỳ thuộc vào dữ kiện đầu vào. Chỉ tăng số lần luân chuyển với những người có nhiều kinh nghiệm với phương pháp tư duy sáu chiếc mũ. Các thành viên có thể chọn mũ trong quá trình thảo luận hoặc để nhà tư vấn chọn giúp. 6 Sáu chiếc mũ tư duy Hết giờ! Dành cho mỗi người một phút với mỗi chiếc mũ. Tốt nhất là dành những khoảng thời gian thật ngắn và chỉ kéo dài hơn nếu có nhiều ý kiến. Nếu không ai bổ sung thêm điều gì thì hãy chuyển sang chiếc mũ tiếp theo. Nên dùng những chiếc mũ xanh dương ở đầu và ở cuối cuộc họp Mũ xanh dương đầu tiên chỉ ra tại sao chúng ta lại có cuộc họp này, xác định vấn đề, chỉ ra những mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được, dự định sử dụng lần lượt các chiếc mũ như thế nào. Mũ xanh dương cuối cùng phải chỉ ra những điều thu được từ cuộc họp: kết quả, kết luận, kế hoạch, giải pháp và những bước tiếp theo. Đôi khi bạn có thể đội mũ đỏ vào cuối buổi họp để hỏi mọi người về cảm nghĩ của họ về kết quả của cuộc họp và liệu họ có cảm thấy đã làm tốt hay không. này khuyến khích người tư duy tách biệt đâu là sự thật và đâu là suy diễn. Có hai lớp sự thật là sự thật được tin (hay sự thật chưa kiểm chứng), và sự thật đã kiểm chứng. Những sự thật chúng ta không thể kiểm chứng được, tức là những sự thật được tin, có thể được đưa ra trong những phần tư duy mũ trắng, nhưng phải làm rõ rằng những sự thật này là chưa được kiểm chứng. Nguyên tắc cơ bản cho tư duy mũ trắng là không nên trình bày một điều gì đó ở mức độ cao hơn tình huống thực tế. Ý kiến cá nhân của bạn có thể không bao giờ được nhấp nhận khi áp dụng tư duy mũ trắng nhưng bạn có thể thuật lại ý kiến của một ai đó khác. Tư duy mũ trắng khuyến khích thái độ trung lập đúng đắn. Không ai được quá đề cao một quan điểm nào, mà chỉ đơn giản là trình bày nó ra mà thôi. Mục đích của tư duy mũ trắng là phải thực tế. Những người tư duy mũ trắng có thể trình bày về các giai thoại hay những ví dụ chứng minh. Tư duy mũ trắng là cách hỏi về thông tin và dữ liệu thực tế để xem xét theo cách trung lập. Chiếc mũ Tư duy mũ trắng không bao gồm việc đưa ra các ý kiến, trực giác, nhận định dựa trên kinh nghiệm, cảm nhận và ấn tượng. 7 8 Mũ Trắng Sáu chiếc mũ tư duy Những khả năng có thể xảy ra với tư duy mũ trắng bao gồm một khoảng từ “luôn đúng” đến “không bao giờ đúng”. Trong khoảng đó là những phát biểu như “đôi khi, nói chung, thỉnh thoảng, cho là sẽ xảy ra, v.v.” Tư duy mũ trắng là kỷ luật và định hướng. Người tư duy phải cố gắng trung lập và khách quan hơn trong việc trình bày thông tin. Mũ Đỏ Mũ đỏ mang đến cho mọi người cơ hội thể hiện cảm nhận của họ về một tình huống nào đó. Những tình cảm, cảm xúc, trực giác đều nằm trong tư duy mũ đỏ. Lối tư duy này được thực hiện dựa trên cơ sở cá nhân và luôn được áp dụng cho một ý kiến hay tình huống cụ thể. Người tư duy không thể thay đổi ý kiến và không thể nói rằng: “Tôi không có gì để nói” khi được hỏi về những cảm xúc mũ đỏ. Người tư duy có thể sử dụng những từ như bình thường, không chắc chắn, bối rối, nghi ngờ, hay lẫn lộn. Mục đích của mũ đỏ là thể hiện cảm xúc như nó vốn có, chứ không phải để buộc phải đưa ra một nhận định. Trực giác có thể dựa trên những kiến thức về thị trường hay kinh nghiệm sẵn có. 9 Linh cảm là giả thiết dựa trên trực giác. Quyết định được đưa ra không chỉ dựa trên trực giác, nhưng những cảm nhận mũ đỏ lại đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quyết định kinh doanh lớn. Mũ đỏ làm cho những cảm giác được công nhận như là một phần quan trọng trong tư duy. Mũ đỏ khiến cho các cảm xúc trở nên hữu hình và trở thành một phần trong sơ đồ tư duy và cũng là một phần trong hệ thống các tiêu chí lựa chọn lộ trình trên sơ đồ đó. Mũ đỏ cung cấp một phương pháp thuận tiện cho người tư duy để có thể thay đổi trạng thái cảm xúc theo cách mà thường không thể xảy ra nếu không có phương pháp này. Với chiếc mũ đỏ, tính chất nghi thức hóa việc biểu lộ cảm xúc đã khiến cho nó ít mang tính cá nhân hơn. Người ta thường dùng tình cảm để tạo dựng những vị thế trong thương lượng. Đừng bao giờ cố gắng chứng minh hay đưa ra cơ sở logic cho những cảm xúc. 10 Sáu chiếc mũ tư duy Mũ Đen Mũ đen là chiếc mũ của sự thận trọng. Đây là chiếc mũ hay được sử dụng nhất trong sáu chiếc mũ. Đó là chiếc mũ của sự tồn tại. Tuy nhiên, lạm dụng mũ đen có thể dẫn tới những chỉ trích không lành mạnh, khiến mọi người chỉ chăm chăm tìm lỗi ở mọi thứ. Mũ đen chỉ ra những sai sót trong tư duy. Tư duy mũ đen luôn logic. Mũ đen chỉ được sử dụng khi có đủ thời gian dành cho tư duy phê phán. Bạn không thể sử dụng tư duy mũ đen làm gián đoạn các phần tư duy khác. Mũ đen dùng để nêu ra những khó khăn, trở ngại, rắc rối và nguy cơ. Nhà tư vấn phải duy trì được kỷ luật sử dụng những chiếc mũ để mọi người không ngắt lời hoặc làm gián đoạn tư duy của nhau. Một số người thích phê phán nhưng không thể đóng góp gì cho những lựa chọn mang tính xây dựng. Hãy kiềm chế để không lạm dụng tư duy mũ đen. Thật dễ dàng để phê phán thiết kế của một ngôi nhà, nhưng để đưa ra một thiết kế đẹp hơn thì khó hơn nhiều. Sự phê phán nên đi kèm một lựa chọn thay thế. 11 Mũ Vàng Mũ vàng khó đội hơn là mũ đen, bởi não bộ của chúng ta gắn với tư duy mũ đen một cách rất tự nhiên. Mũ đen là chiếc mũ cho phép con người tiến hóa và tồn tại nhờ thận trọng và quản lý được rủi ro. Mũ vàng rất cần thiết bởi nó cung cấp “độ nhạy về giá trị” Sẽ là lãng phí thời gian nếu bạn cố tỏ ra sáng tạo nhưng lại không công nhận những ý tưởng hay. Không ít người thích chộp lấy một ý tưởng và xé tan nó thành trăm mảnh. Còn mũ vàng tìm kiếm giá trị, do đó ngay cả những ý tưởng không hề hấp dẫn chút nào cũng được công nhận thích đáng. Trở nên tích cực là một lựa chọn Tất cả những người thành công đều có một khao khát là làm cho mọi việc diễn ra như ý muốn. Bởi thế mà nảy sinh một điều gọi là lạc quan thái quá, ví dụ như những người suốt đời tin rằng mình sẽ trúng số độc đắc. Điều đó thật ngớ ngẩn. Mũ vàng khơi gợi một sự lạc quan hợp lý. Tư duy mũ vàng là tư duy tìm kiếm những lợi ích có thể có và tìm cách để chứng mình cho những lợi ích đó. 12 Sáu chiếc mũ tư duy Với mũ vàng, mọi người rất thoải mái đưa ra những ý tưởng hay đề xuất riêng. Đây chính là khía cạnh có tính chất xây dựng của mũ vàng. Mũ vàng đòi hỏi mọi người phải thật sự mong muốn đưa ra những đề xuất, ngay cả khi chúng có vẻ tầm thường. Tư duy mũ vàng chú trọng vào những đánh giá tích cực. Tư duy mũ vàng gồm những tư duy từ logic và thực tế, đến những mơ ước, tầm nhìn và hy vọng. Mũ Xanh Lục Mũ xanh lục là chiếc mũ của năng lượng, sự phát triển, và những ý tưởng mới. Một khoảng thời gian cụ thể được dành cho tất cả mọi người để nỗ lực sáng tạo. Mỗi người phải đưa ra được một ý tưởng, sẽ không có chuyện một người chịu trách nhiệm nêu ý tưởng trong khi những người khác ngồi chờ để phê phán ý tưởng đó. Khi đội chiếc mũ xanh lục, tất cả mọi người đều phải đóng góp ý kiến, sẽ không ai yên lặng cả. Mũ xanh lục khám phá những khả năng. Mũ xanh lục bao gồm cả những thay đổi. 13 Mũ xanh lục tìm kiếm giải pháp cho vấn đề từ một góc độ khác. Tư duy mũ xanh lục đem lại một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới. Lối tư duy định hướng, hay sự gạt bỏ khuôn mẫu phát huy hiệu quả khi người tư duy bỏ đi các khuôn mẫu thay vì làm theo nó, nhờ đó tạo ra được “hiệu ứng Eureka” “PO” (Provocative Operation – kỹ thuật kích thích) là một kỹ thuật tư duy mũ xanh lục cho phép mọi người suy nghĩ và sử dụng khả năng kích thích. Ví dụ, những chiếc xe PO có thể có bánh xe hình vuông, những máy bay PO có thể hạ cánh lộn ngược. Các giám đốc điều hành PO đều có khả năng tự thăng chức. Một người quản lý các ý niệm có vai trò và trách nhiệm thu thập, kích thích và định hướng những ý tưởng được đưa ra. Những ý tưởng sinh ra dưới chiếc mũ xanh lục sau đó sẽ được tập hợp lại và đánh giá dưới chiếc mũ vàng để phát triển thêm, tiếp đó có thể sử dụng mũ đen. Trong bất cứ trường hợp nào, mũ trắng cũng có thể được sử dụng để có được những dữ liệu và thông tin trung lập nhằm hỗ trợ hoặc đánh giá 14 Sáu chiếc mũ tư duy liệu một ý tưởng có hiệu quả hay không. Tư duy mũ đỏ là bước cuối cùng. Hãy hỏi những câu hỏi như: chúng ta có muốn thực hiện ý tưởng này không? Chúng ta có hứng thú hay không? Mũ Xanh Dương Mũ xanh dương là chiếc mũ điều khiển. Nó là chiếc mũ chúng ta sử dụng để tư duy về những tư duy. Nó là chiếc mũ “khái quát”. Mũ xanh dương còn là chiếc mũ lập kế hoạch, và phác thảo những gì cần phải đạt được. Mũ xanh dương đề ra chiến lược và giữ kỷ luật để mọi người sử dụng đúng chiếc mũ phù hợp. Nhà tư vấn hay chủ tịch cuộc họp dùng mũ xanh dương. Cuối phần tư duy, người tư duy mũ xanh dương rút ra kết luận, tóm tắt hay quyết định và chỉ ra những bước hành động tiếp theo. trong trường hợp này là những suy nghĩ đã được trình bày. LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁU CHIẾC MŨ Rút ngắn một nửa thời gian đưa ra quyết định. Rốt cục, tất cả những quyết định cuối cùng đều là quyết định hoàn toàn mũ đỏ hay những quyết định mang tính cảm xúc. Mục đích đầu tiên của phương pháp sáu chiếc mũ là đơn giản hóa tư duy để chúng ta có thể giải quyết một vấn đề tại một thời điểm. Mục đích chính thứ hai là để có được một cơ chế thay đổi dễ dàng. Phương pháp này không đe dọa những “cái tôi” của mọi người và có thể sử dụng như một trò chơi. Người tư duy mũ xanh dương phải quan sát những suy nghĩ đang diễn ra, và ghi chép sơ đồ hay lộ trình tư duy mà những người khác trong nhóm đang đi theo. Tóm tắt hay báo cáo cuối cùng nằm trong phần của mũ xanh dương. Người tư duy mũ xanh dương giống một thợ chụp ảnh ghi lại những tư duy đang diễn ra, hay 15 16 Quản lý thời gian 17