intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural studies) lược sử hình thành và cách tiếp cận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này khái lược sự hình thành của ngành Nghiên cứu văn hóa từ những khởi đầu trong giới học thuật Anh và sau đó được lan truyền, phát triển và biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên ngành, Cultural Studies dựa trên nhiều lý thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural studies) lược sử hình thành và cách tiếp cận

  1. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGÀNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA (CULTURAL STUDIES) LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH TIẾP CẬN PHẠM QUỲNH PHƯƠNG Tóm tắt Nếu như ở Việt Nam, tên gọi Văn hóa học đã trở nên quen thuộc, thì ngành Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) của phương Tây vẫn còn ít được biết đến. Bài viết này khái lược sự hình thành của ngành Nghiên cứu văn hóa từ những khởi đầu trong giới học thuật Anh và sau đó được lan truyền, phát triển và biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên ngành, Cultural Studies dựa trên nhiều lý thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa Từ khóa: Nghiên cứu Văn hóa, hình thái, tiếp cận Abstract In Vietnam, Culturology has been familiar while Cultural Studies in the West has hardly been known. This paper features the development of Cultural Studies from the beginning with British academia and its spread and changes later to other parts of the world. Based on theories and methods of other disciplines, Cultural Studies is interdisplinary with focus on dimensions of power, discourse, ideology and politics of culture Keyword: Cultural studies, types, approach V ăn hóa là chủ đề thu hút được sự học về văn hóa thường được quan niệm đồng quan tâm đặc biệt của nhiều ngành nhất, nhưng trên thực tế, cách tiếp cận của hai nghiên cứu như nhân học, lịch sử, ngành này không hoàn toàn giống nhau. Văn xã hội học, địa lý nhân văn, văn học v.v.. và hóa học (Culturology) được sử dụng ở nước ta mỗi ngành khai thác văn hóa theo một khía xuất phát từ tuyến học thuật của nước Nga Xô cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ Viết, còn Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies) qua, thế giới đã hình thành thêm một ngành lại là sản phẩm của khuynh hướng nghiên cứu nghiên cứu mang tính liên ngành, vượt qua của các nước Âu - Mỹ. Theo sự tổng hợp của những ranh giới chuyên biệt về văn hóa - Nguyễn Xuân Kính (12), giới nghiên cứu của ngành Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies). Nga có nhiều định nghĩa về văn hóa học. Ví Các thuật ngữ “Nghiên cứu văn hóa” và dụ, trong cuốn sách Văn hoá học, những bài “Văn hóa học” – với tư cách như một khoa giảng do A.A. Radughin chủ biên, xuất bản Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 85
  2. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU năm 1997 (13), X.N. Giarov cho rằng: “Văn hoá nghiên cứu, vừa là nơi định vị của hoạt động và học là ngành khoa học nhân văn nghiên cứu phê bình chính trị. bản chất, những quy luật tồn tại và phát triển Vậy sự hình thành cũng như cách tiếp cận của văn hoá, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của và phương pháp của ngành Nghiên cứu văn văn hoá và những phương pháp tìm hiểu văn hóa có gì đặc biệt so với các ngành khoa học hoá”. Còn A.A. Belik (3) xác định Văn hoá học xã hội và nhân văn? Bài viết này nhằm mục có hai nghĩa: 1) Khoa học về những đặc điểm đích giới thiệu khái quát lịch sử hình thành của sự phát triển, hoạt động và sản xuất các ngành Nghiên cứu văn hóa ở phương Tây, văn hoá, về các kiểu thức lịch sử của các văn cũng như những nét đặc trưng nhất của một hoá và các phương pháp nghiên cứu chúng; ngành mới ra đời trong khoảng vài thập kỷ 2) Lý thuyết văn hoá của L. White, một trong qua. Để làm rõ sự khác biệt với thuật ngữ Văn những phương thức nhận thức tính đa dạng hóa học, tránh sự nhầm lẫn về nội hàm thuật văn hoá của loài người. Cũng như nhiều nhà ngữ cũng như phương pháp tiếp cận, trong nghiên cứu Việt Nam, Trần Ngọc Thêm khẳng bài viết này chúng tôi dùng “Nghiên cứu văn định: “Với tư cách là một khoa học lý luận, văn hóa” khi nói đến ngành Cultural Studies có nền hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa như tảng từ các nước Âu-Mỹ. Cũng để phân biệt với một đối tượng riêng biệt trên cơ sở những tư việc nghiên cứu văn hóa như một thực hành, liệu do các ngành khác cung cấp với mục đích ngành Nghiên cứu văn hóa sẽ được viết hoa. phát hiện các đặc trưng, những qui luật hình Lược sử hình thành ngành Nghiên cứu văn thành và phát triển”(15,tr.49). Nhưng nội hàm hóa (Cultural Studies) của “Cultural Studies” của giới học thuật Âu Mỹ có những điểm khác. Theo McGuigan, Cultural Cultural Studies là một lĩnh vực được khởi Studies có ba khía cạnh: Thứ nhất, đó là sự tập đầu trong giới học thuật Anh từ những năm hợp (hay một phong trào/làn sóng) của các ý sáu mươi của thế kỷ XX. Ngay từ đầu, nó đã là tưởng mới mẻ trong lĩnh vực văn hóa. Thứ hai, một lĩnh vực đa ngành/liên ngành, vượt qua đó là một dạng thiết chế, liên quan đến các những ranh giới chuyên biệt của các chuyên bối cảnh lịch sử, sự hình thành và biến đổi của ngành có đối tượng nghiên cứu là văn hóa. một ngành nghiên cứu. Thứ ba, thuật ngữ này Cũng có thể coi nó là một sự thử nghiệm mang hàm ý về tính chính trị của sự biểu đạt. học thuật đầu tiên trong một nỗ lực tạo ra Nói cách khác, Cultural Studies tìm hiểu cơ chế một chuyên ngành không có chuyên ngành bao hàm và loại trừ, ai có quyền xác định các (‘non-disciplinary’ discipline), hay “hậu chuyên vấn đề và với mục đích gì (10, tr.29). Theo Berry ngành” (postdisciplinarity) (2). và Epstein (5), một trong những điểm khác Sự hình thành của ngành gắn liền với trào nhau cơ bản giữa Văn hóa học (Culturology) lưu quan tâm đặc biệt đến văn hóa phổ thông và Nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) là sự (popular culture) ở các xã hội phương Tây vào quan tâm đặc biệt của ngành Nghiên cứu văn thời điểm đó. Theo Rosaldo (14), có thể truy hóa đối với chính trị, quyền lực, hệ tư tưởng và gốc của ngành Nghiên cứu văn hóa từ 2 hệ truyền thông, trong khi Văn hóa học xác định “gia phả”. Gia phả đầu tiên liên quan đến một văn hóa với tư cách là một tổng thể, thống nhóm người trong các trường đại học (chủ nhất hữu cơ, không phụ thuộc vào tự nhiên yếu từ trường luật, nhân văn, văn học và nhân và các mối quan hệ quyền lực. Theo các tác học) cùng tham gia vào đọc và thảo luận sách giả, văn hóa trong Cultural Studies luôn luôn (Reading Group), cũng như cùng tranh luận thực hiện hai chức năng, vừa là đối tượng của về một số vấn đề liên quan đến văn học giả 86 Số 6 - Tháng 12 - 2013
  3. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA tưởng, văn hóa đại chúng, lý thuyết xã hội, thành tầng lớp lao động Anh của Thompson kinh tế chính trị... Tuy nhiên, sự hoạt động của gây được tiếng vang lớn, là công trình nghiên nhóm cũng chỉ dừng lại trong việc thảo luận cứu về lịch sử của giai cấp công nhân vào cuối học thuật và chưa tạo thành một thiết chế thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với cái nhìn “lịch sử riêng. từ bên dưới” (history from below). Tác phẩm đã thách thức cách diễn giải Mác-xít truyền thống Gia phả thứ 2 của ngành Nghiên cứu văn về lịch sử của chủ nghĩa tư bản khi đưa ra một hóa được chuẩn hóa hơn và cũng là nền tảng cái nhìn khác về giai cấp công nhân, những cho sự phát triển của ngành. Nó khởi đầu với người thực ra có năng lực chủ thể/tự quyết một số tên tuổi như Edward Thompson (1924- (agency) và có sức mạnh/quyền lực trong việc 1992), Raymond Williams (1921-1988), Richard tạo lập nên chính giai cấp của họ. Nói cách Hoggart (1919), và đặc biệt là với Stuart Hall khác, tác phẩm đã cung cấp những cách hiểu (1932) và hoạt động của Trung tâm Nghiên mới về giai cấp và quyền lực, không phải như cứu văn hóa đương đại (CCCS) ở Trường Đại những mối quan hệ kinh tế, mà là những mối học Birmingham (Anh). Họ được coi là những quan hệ xã hội và văn hóa. người đã định hướng cho sự xuất hiện của ngành Nghiên cứu văn hóa, xác định mục tiêu Tuy vậy, ngành Nghiên cứu văn hóa chỉ đặc và chương trình nghị sự cho ngành. Richard biệt được định hướng rõ nét với Stuart Hall và Hoggart là một trong những học giả Anh đầu hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu văn hóa tiên phát triển cách tiếp cận tổng thể liên đương đại (CCCS) ở Trường Đại học Birmingham ngành trong nghiên cứu văn hóa, tìm hiểu văn (Anh). Trở thành giám đốc điều hành của trung hóa của giai cấp công nhân thông qua việc tâm này vào năm 1968, Stuart Hall có ảnh phân tích các tạp chí, truyện viễn tưởng, âm hưởng lớn tới xu hướng nghiên cứu của trung nhạc, quan sát nơi họ thường tụ họp, kết hợp tâm cũng như đặt những cơ sở lý thuyết cho giữa phân tích những trải nghiệm cá nhân với ngành Nghiên cứu văn hóa. Dưới thời lãnh điều tra dân tộc chí và phân tích văn hóa. Là đạo của Stuart Hall, Trung tâm Nghiên cứu văn một nhà phê bình văn học và phân tích văn hóa đương đại hoạt động rất hiệu quả và năng hóa, Raymond Williams lại quan tâm nhiều động. Các nhà nghiên cứu của trung tâm sau đến “văn hóa đời thường”. Ông có vai trò lớn này đều trở thành những chuyên gia trong đối với sự phát triển ban đầu những ý tưởng lĩnh vực nghiên cứu văn hóa. Với quan điểm của ngành Nghiên cứu văn hóa, và vì thế được Mác-xít trong cách tiếp cận về hệ tư tưởng, coi như một trong những người sáng lập của bản sắc, văn hóa và chính trị, Stuart Hall và ngành. Tác phẩm có ảnh hưởng của Williams, các cộng sự đã đóng góp vào việc tạo dựng có thể kể đến hai cuốn sách: Văn hóa và Xã nên một cách tiếp cận mới. Những quan điểm hội (Culture and Society) xuất bản năm 1963, mang tính lý thuyết của Stuart Hall được ứng nhấn mạnh đến bản chất hình thành của văn dụng rộng rãi trong ngành nghệ thuật, chính hóa như là một sự đáp trả sự phát triển của trị và truyền thông, và là nền tảng của ngành chủ nghĩa công nghiệp; và Cách mạng trường Nghiên cứu văn hóa theo trường phái Âu - Mỹ. kỳ (The Long Revolution) xuất bản năm 1965, Ngoài những nhà sáng lập, ngành Cultural nhấn mạnh đến tiềm năng dân chủ của cuộc Studies được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của cách mạng lâu dài trong văn hóa. Edward rất nhiều các nhà tư tưởng khác, những người Thompson là nhà lịch sử và hoạt động chính trị không hoàn toàn thừa nhận họ thuộc về một Mác-xít người Anh, có ảnh hưởng lớn đến một ngành đã vượt ra khỏi biên giới chuyên biệt thế hệ các nhà lịch sử xã hội. Tác phẩm Sự hình của một chuyên ngành truyền thống. Trong Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 87
  4. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU khi một số tác giả như Tony Bennett, Lawrence và “Vượt qua chuyên ngành: Cultural Studies Grossberg, Stuart Hall, Meaghan Morris… trong những năm 1990” tại Đại học Oklahoma tuyên bố những nghiên cứu của họ theo (tháng 10/1990)... Cultural Studies trở thành hướng “Nghiên cứu văn hóa’” thì khá nhiều nhà nền tảng lý luận cho ngành phê bình ở Anh, có lý thuyết có tên tuổi khác như Jacques Derrida, ứng dụng rộng rãi từ điện ảnh cho đến truyền Michel Foucault, Roland Barthes, Pierre thông, từ Anh đã lan rộng sang Mỹ, châu Âu, Bourdieu, Anthony Giddens... không thừa nhận Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, điều đó, mặc dù quan điểm lý thuyết của họ có Hồng Kông, Đài Loan… Một loạt các nghiên tác động lớn đối với sự hình thành nền tảng lý cứu, xuất bản phẩm, trung tâm nghiên cứu, thuyết của ngành Nghiên cứu văn hóa (2). các khoa và viện được hình thành dưới cái Từ Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa đương đại tên “Nghiên cứu văn hóa” (Cultural Studies). ở Anh, Nghiên cứu văn hóa dần mở rộng nền Nhiều tạp chí ra đời có liên quan đến ngành, tảng học thuật và không gian địa lý. Điều cần ví dụ như các tờ Australian Journal of Cultural chú ý là cũng như tính chất liên ngành/hậu Studies, Cultural studies, International Journal ngành của nó, có khá nhiều “phiên bản” của of Cultural Studies, Ecumene, Gender, Place and Nghiên cứu văn hóa, ở nhiều nước khác nhau, Culture; Media, Culture and Society; Theory, như Anh, Mỹ, lục địa châu Âu (Pháp), Úc, châu Culture and Society, New Formations, Sign… Á, Phi và châu Mỹ. Tuy nhiên, “phiên bản” được Cách tiếp cận của ngành Nghiên cứu văn hóa biết đến nhiều nhất, và cũng gây ảnh hưởng nhất là Cultural Studies của phương Tây, với Như đã trình bày ở trên, xuất hiện tương việc đặt ngôn ngữ là trọng tâm của nghiên cứu. đối muộn so với các chuyên ngành học thuật Mặt khác, cũng bởi tính chất liên ngành hay khác, Cultural Studies là một lĩnh vực hoạt động hậu chuyên ngành nên sự ra đời và tồn tại của học thuật liên ngành, được nảy sinh và phát ngành Nghiên cứu văn hóa đã gây ra nhiều triển từ trong chính sự tương tác và hợp tác tranh cãi xoay quanh đặc thù của ngành với giữa các ngành khác nhau. Tuy nhiên, từ trong tư cách một ngành độc lập. Vào những năm chính cái nền của sự tương tác liên ngành đó, 1980, với sự nổi lên của chủ nghĩa Tự do Mới ở Nghiên cứu văn hóa đã tạo ra một hướng đi Anh và chủ nghĩa Bảo thủ ở Mỹ, do mối liên hệ hoàn toàn mới, tạo sân chơi cho những khám chặt chẽ giữa các học giả của nó với lý thuyết phá và phân tích mới mẻ về văn hóa, đồng Mác-xít và chính trị cánh tả nên Nghiên cứu thời có tác động đến diễn ngôn chính thống văn hóa đã gặp phải sự phê phán từ cả trong trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn và ngoài giới học thuật. Đỉnh cao là việc năm ở phương Tây. Nói cách khác, Nghiên cứu văn 2002, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa đương hóa “không phải là một hòn đảo trong một đại đại (CCCS) ở Đại học Birmingham bị giải thể. dương của các chuyên ngành, mà nó là một Tuy nhiên, bất chấp những ý kiến trái chiều dòng chảy cuốn phăng bờ của các chuyên về sự tồn tại như một ngành học thuật độc ngành khác để tạo ra những dạng thức mới lập, Cultural Studies đã và đang hiện diện ở mẻ và thay đổi” (1, tr.42). Dù có gây tranh cãi, nhiều nơi trên thế giới. Đầu những năm 1990, thế mạnh của Nghiên cứu văn hóa chính là nhiều cuộc hội thảo xoay quanh sự bùng nổ nằm ở tính chất “mở”, luôn ẩn chứa khả năng của Cultural Studies và những vấn đề đặt ra. Ví để phát triển và biến đổi. Nói cách khác, ngành dụ, riêng năm 1990, ở Mỹ đã tổ chức hai cuộc Nghiên cứu văn hóa phản chiếu chính sự phức hội thảo “Cultural Studies hiện nay và trong tạp và yếu tố “đa thanh” của đối tượng mà nó tương lai” tại Đại học Illinois (tháng 4/1990), phản ánh - đó là văn hóa. 88 Số 6 - Tháng 12 - 2013
  5. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA Do đặc biệt quan tâm đến những ý nghĩa cận chính, vừa được thừa hưởng từ những và thực hành hàng ngày nên văn hóa phổ chuyên ngành khác, vừa được làm mới từ thông (popular culture), văn hóa đại chúng trong chính những nội dung mà nó nghiên (mass culture) và văn hóa đời thường (everyday cứu, đó là phương pháp khảo tả dân tộc học culture) là đối tượng nghiên cứu chính của (ethnography); tiếp cận phân tích văn bản ngành Nghiên cứu văn hóa. Qua các giai đoạn (textual approach), và nghiên cứu tiếp nhận khác nhau của quá trình phát triển, ngành của độc giả/khán giả (reception studies). cũng thay đổi trọng tâm nghiên cứu. Vào giai Có thể nói, so với quan niệm truyền thống, đoạn mới hình thành, trong bối cảnh xã hội các nhà nghiên cứu của ngành Nghiên cứu nước Anh và châu Âu những năm 50 và 60 văn hóa đưa ra một cách nhìn khác về văn hóa. của thế kỷ XX nhiều biến động, ngành Nghiên Trong bài luận “Cultural Studies: Two Paradigms” cứu văn hóa tập trung phân tích văn hóa đại (Nghiên cứu văn hóa: Hai hệ thuyết), Stuart chúng, coi văn hóa đại chúng đóng vai trò Hall đưa ra gợi ý về việc việc khảo cứu lại cách quan trọng trong sự hòa nhập của giai cấp lao hiểu khái niệm văn hóa. “Nói đến văn hóa, ở động vào các xã hội tư bản chủ nghĩa. Những đây tôi nói đến những lĩnh vực nền tảng của nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu văn hóa thực hành, biểu trưng, ngôn ngữ và phong tục đương đại chú trọng tới giai cấp lao động và của bất kỳ xã hội nào. Tôi cũng nói đến những những nhóm thanh niên bất đồng quan điểm, dạng thức mâu thuẫn của những hiểu biết cũng như những đặc trưng của truyền hình và chung đã được bắt rễ trong đời sống và góp khán giả. Đồng thời các nhà Nghiên cứu Văn phần tạo nên đời sống nói chung” (8, tr.439). hóa cũng khám phá một nền văn hóa truyền Theo quan điểm này, văn hóa là một lĩnh vực thông và tiêu thụ mới đang dần thiết lập - tạo quan trọng của các hành động và can thiệp xã nên một dạng thức mới của sự bá chủ tư bản hội, nơi mà các mối quan hệ quyền lực được chủ nghĩa. Sang giai đoạn những năm 70 và 80 thiết lập và luôn chứa đựng những vấn đề của thế kỷ XX, ngành tập trung vào nghiên cứu bất ổn. Theo ông, việc gán những chức năng chủ nghĩa vị nữ, thuyết chủng tộc phê phán, chung và mang tính phổ quát cho những thuyết đa dạng tính dục, thuyết hậu hiện đại giá trị mang tính trừu tượng chỉ có thể hiểu và các mô hình lý thuyết khác. Giai đoạn sau, được trong những bối cảnh lịch sử và xã hội Nghiên cứu văn hóa có xu hướng gắn với tính cụ thể của nền văn hóa đó. Bởi thế, có nhiều chính trị của việc biểu đạt. nền văn hóa cùng tồn tại trong các xã hội hậu Về nền tảng lý thuyết, ngành Nghiên cứu công nghiệp. Văn hóa, đặc biệt là văn hóa phổ văn hóa tiếp nhận tư tưởng từ nhiều ngành thông, là một lĩnh vực của sự xung đột. (lý thuyết xã hội, lý thuyết chính trị, lý thuyết Nói cách khác, Nghiên cứu văn hóa là một truyền thông, thuyết vị nữ, triết học, văn học, hệ thống những lý thuyết được đưa ra bởi nghiên cứu video/phim, thông diễn, kinh tế những nhà tư tưởng coi sản phẩm của tri thức chính trị, nghiên cứu bảo tàng, phê bình nghệ chính là một “thực hành chính trị”, và trong đó, thuật…). Nó dựa trên một số chủ thuyết nền quyền lực được coi là một khái niệm trung tâm. tảng như chủ nghĩa văn hóa (culturalism), chủ Đối với ngành Nghiên cứu văn hóa, tất cả các nghĩa Mác, cấu trúc luận, ký hiệu học, hậu cấu khía cạnh của đời sống xã hội và văn hóa đều trúc luận, hậu hiện đại, nữ quyền luận, hậu có liên quan và ẩn chứa trong các mối quan hệ thuộc địa luận… Về mặt phương pháp, tựu quyền lực. Ý nghĩa, bản sắc, nghệ thuật, hay các chung, ngành Nghiên cứu văn hóa dựa trên mối quan hệ xã hội đều là sự thương thỏa của ba phương pháp và cũng là những cách tiếp quyền lực. Đó cũng có thể là những mối quan Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 89
  6. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU hệ quyền lực liên quan đến các giới, các giai Ở đây khái niệm “văn bản” không chỉ ám chỉ cấp, các chủng tộc, các dân tộc hay tộc người. những tác phẩm in ấn, mà bao hàm tất cả các Quyền lực cũng là cái định khuôn cũng như dạng thức giao tiếp - hình ảnh, biểu cảm, lời chi phối các dạng thức văn hóa, các dạng biểu nói, âm thanh. Vì vậy, các chương trình phim, trưng, các mối quan hệ và thiết chế xã hội (như truyền hình, thể thao, tiểu thuyết, các bài phát gia đình, tôn giáo, hệ thống giáo dục và luật biểu của chính trị gia, video, bản dạng của con pháp). Và như vậy, quyền lực lan tỏa từ mọi người… đều là những văn bản, được kiến tạo ngõ ngách trong cuộc sống và chi phối mọi nên bằng ngôn ngữ, thông qua một quá trình chiều kích văn hóa, do đó, phân tích văn hóa “tương quan hóa” (mọi sự vật đều được đặt không thể bỏ qua khía cạnh này. trong mối quan hệ với nhau - và sự “khác biệt” (giữa chúng ta với người khác tạo nên bản sắc Không chỉ Nghiên cứu Văn hóa đặt mục riêng) (11). Cách tiếp cận này coi văn hóa, bản tiêu khám phá bản chất chính trị của văn hóa sắc, và thậm chí cả “dân tộc” cũng là những văn đương đại thông qua việc tìm hiểu sự vận bản và những tự truyện (narratives). Chúng hành của diễn ngôn và quyền lực, mà bản cũng là những thiết chế xã hội dựa trên nhà thân ngành Nghiên cứu Văn hóa cũng có thể nước, hoặc dựa trên thị trường và các thiết coi là một dạng thức mang tính diễn ngôn chế xã hội dân sự (6). Có thể “đọc” văn hóa (discursive formation), “một tập hợp của các như một văn bản, sử dụng các khái niệm như ý tưởng, hình ảnh và thực hành, cung cấp các ký hiệu hóa (signification), mã (code) và diễn phương thức để tranh luận, các dạng thức ngôn (discourse). Việc khám phá văn hóa được của tri thức và hành vi liên quan đến một chủ xem là tương đồng với việc khám phá ý nghĩa đề nhất định, một hoạt động xã hội hay một ẩn chứa một cách trừu tượng thông qua một không gian được thiết chế hóa trong xã hội” hệ thống ký hiệu trong ngôn ngữ. Không chỉ (7). Vì vậy, một luận điểm quan trọng khác ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu, mà văn hóa của ngành đó là coi văn hóa như là văn bản cũng là một hệ thống các ký hiệu - với ý nghĩa (text). Theo quan điểm nổi tiếng của nhà hậu được sản sinh thông qua sự khác biệt, qua các cấu trúc luận Jacques Derrida, người có ảnh quan hệ cú pháp và quan hệ liên tưởng. Ngôn hưởng tới nhiều ngành xã hội nhân văn, trong ngữ không phải là phương tiện trung gian đó có Nghiên cứu Văn hóa, “không có cái gì mang tính trung lập để truyền tải ý nghĩa và tồn tại ngoài văn bản”. Các “văn bản” này chứa tri thức đã tồn tại độc lập, mà bản thân ngôn ngữ cũng mang tính chủ quan, cung cấp ý đựng những ý nghĩa, các sự kiện và những nghĩa cho một đối tượng vật chất và những trải nghiệm, sản phẩm của những trường lực thực hành xã hội. Những quá trình sản sinh ý xã hội được kiến tạo bằng những dòng chảy nghĩa này là những thực hành biểu đạt. Vì thế quyền lực, sự phân cấp vị thế và cơ hội. Văn để hiểu được văn hóa, cần khám phá ý nghĩa hoá và các cá nhân được kiến tạo thông qua được sản sinh ra như thế nào trong ngôn ngữ những mạng lưới của những cách sử dụng (2). Mặt khác, như quan điểm của các học giả ngôn ngữ, biểu tượng và diễn ngôn liên kết với của ngành Nghiên cứu văn hóa, trò chơi ngôn nhau; toàn bộ cuộc sống này là một văn bản, là ngữ (language-game) thể hiện qua diễn ngôn một chuỗi những quan hệ biểu nghĩa. Không không bao giờ mang tính trung lập khách quan. thể cô lập bất cứ văn bản nào khỏi sự vận hành của nghĩa trong đời sống văn hoá, mọi văn bản Tóm lại, là một lĩnh vực học thuật tương đều kết nối và được tạo lập thông qua/ bởi các đối “mở”, bất chấp trên thực tế vẫn có người phản đối việc tạo ra ranh giới riêng cho chuyên văn bản khác (9, tr.90-106). 90 Số 6 - Tháng 12 - 2013
  7. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ngành Nghiên cứu văn hóa, nhưng lĩnh vực Hobson, Andrew Lowe và Paul Willis chủ biên. nghiên cứu này vẫn đã, đang tồn tại và phát University of Birmingham: Academic Division of triển theo nhiều hướng khác nhau. Chẳng hạn Unwin Hyman (Publishers) Ltd. như hướng nghiên cứu về cảm xúc (emotion), 8. Hall, Stuart (1996), Cultural studies: two tinh thần/tâm linh (spirituality) và mối quan hệ paradigms, in What is Cultural Studies? A.Reader, giữa chúng với các vấn đề về quyền lực (16) J. Story chủ biên. London: Arnold Press. v.v... Có thể nói ngành Nghiên cứu văn hóa 9. Lye, John (1993), Lý thuyết văn chương đã đóng góp một cách nhìn mới mẻ về một đương đại, The Brock Review, Số 1. chiều kích khác của văn hóa. Hướng tiếp cận của Nghiên cứu văn hóa phương Tây sẽ là một 10. McGuigan, Jim (1992), Cultural Populism, sự bổ sung cho Văn hóa học trong việc khám London: Routledge. phá một lĩnh vực phong phú, biểu trưng và đa 11. Nayar, Pramod (2008), An Introduction to nghĩa như văn hóa. Cultural Studies, New Delhi, Viva Books. P.Q.P 12. Nguyễn Xuân Kính (2006), Văn hóa Việt (TS, Viện NCVH, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) Nam và các ngành khoa học nghiên cứu, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 6. Tài liệu tham khảo 13. Radughin, A.A chủ biên (2004), Văn hoá 1. Baldwin, Elaine, Brian Longhurst, Scott học những bài giảng, Vũ Đình Phòng dịch, Từ Thị McCracken, Miles Ogborn, và Greg Smith (1999), Loan hiệu đính, Viện Văn hoá - Thông tin xb, Hà Introducing Cultural Studies, London: Prentice Nội (bản tiếng Nga in năm 1997). Hall Europe. 14. Rosaldo, Renato (1994), Whose Cultural 2. Barker, Chris (2008), Cultural Studies: Studies? American Anthropologist, New Series, Theory and Practice, SAGE Publications. Vol. 96, No. 3, pp. 524-529. 3. Belik, A.A (2000), Văn hoá học những lý 15. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề thuyết Nhân học văn hoá, Đỗ Lai Thuý, Hoàng văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa- Vinh, Huyền Giang dịch, Tạp chí Văn hoá Nghệ Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. thuật xuất bản, Hà Nội (bản tiếng Nga in năm 1999). 16. Zevnik, Luka (2010), Towards a new perspective in cultural studies: Emotional and 4. Bennett, Tony (1998), Culture: A Reformer’s spiritual problems and happiness in contemporary Science, Allen and Unwin Pty Limited. Western societies, International Journal of 5. Berry, Ellen và Epstein, Mikhail (1999), Cultural Studies, 13: 391-408. Transcultural Experiments: Russian and American Models of Creative Communication, New York: St. Ngày nhận bài: 4 - 5 - 2013 Martin’s Press. Ngày phản biện, đánh giá: 6 - 9 - 2013 6. During, Simon (2005), Cultural Studies: Ngày chấp nhận đăng: 9 - 12 - 2013 A critical introduction, London and New York: Routledge. 7. Hall, Stuart (1980), Cultural Studies and the Centre: some problematics and problems, Trong Culture, Media, LanguageWorking Papers in Cultural Studies, 1972–79, Stuart Hall, Dorothy Số 6 - Tháng 12 - 2013 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2