intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, một số đặc điểm của hạt mướp đắng giống Prền pà tăng và dầu mướp đắng chiết xuất bằng ethyl acetate được xác định. Việc trích ly dầu được tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Kết quả cho thấy, hạt mướp đắng chiếm tỷ lệ 3,93% khối lượng quả. Hạt có tỷ lệ vỏ hạt cao 36,56%. Hàm lượng dầu trong nhân hạt là 46,56%. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate

  1. Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 6: 764-772 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(6): 764-772 www.vnua.edu.vn ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ CỦA HẠT VÀ DẦU MƯỚP ĐẮNG TRÍCH LY BẰNG ETHYL ACETATE Trần Thị Hoài1*, Hoàng Lan Phượng1, Vũ Thị Huyền2, Phạm Thị Minh Huệ3, Ngô Thị Hạnh3, Lại Thị Ngọc Hà1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 3 Viện Nghiên cứu rau quả, Việt Nam * Tác giả liên hệ: hoaitran@vnua.edu.vn Ngày nhận bài: 26.02.2021 Ngày chấp nhận đăng: 20.04.2021 TÓM TẮT Hạt mướp đắng được chứng minh là rất giàu hàm lượng axit béo -eleostearic (C18: 3 9c11t13t). Axit - eleostearic là một axit béo linolenic liên hợp có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống béo phì, chống khối u và chống tiểu đường. Trong nghiên cứu này, một số đặc điểm của hạt mướp đắng giống Prền pà tăng và dầu mướp đắng chiết xuất bằng ethyl acetate được xác định. Việc trích ly dầu được tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Kết quả cho thấy, hạt mướp đắng chiếm tỷ lệ 3,93% khối lượng quả. Hạt có tỷ lệ vỏ hạt cao 36,56%. Hàm lượng dầu trong nhân hạt là 46,56%. Điều kiện chiết xuất dầu tối ưu từ hạt là: dung o môi etyl acetate với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/10, ở nhiệt độ 52 C và trong thời gian 30 phút. Mô hình xây dựng 2 mô tả tốt thực tế quá trình tách chiết (R = 0,82). Dầu thu được có chỉ số axit và peroxide lần lượt là 2,93 ± 0,25mg KOH/g dầu và 0,85 ± 0,12 meq O2/kg. Dầu mướp đắng thu được chứa lượng vicine - một chất phản dinh dưỡng ở mức độ an toàn (8,82 ± 1,11 µg/g dầu). Do đó, dầu mướp đắng có thể được ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Từ khóa: Dầu hạt mướp đắng, vicine, trích ly dầu. Physicochemical Properties of Bitter Melon (Momordica charantia) Seeds and their oil Extracted by Ethyl Acetate ABSTRACT Bitter melon seeds are rich in α-eleostearic acid (C18:3 9c11t13t). α-eleostearic acid with its conjugated double bonds may provide many potential health benefits, including anti-oxidant, anti-inflammatory, anti-tumor, anti-obesity and anti-diabetic effects. This study aimed to characterize bitter melon seeds of Prền pà tăng variety in Vietnam and to investigate the physicochemical properties of bitter melon seed oil extracted with ethyl acetate. The bitter melon seed oil extraction was optimized by using the response surface methodology. The results showed that the bitter melon seeds accounted for 3.93% of fruit weight, the seed with a high percentage of hull at 36.56%, the oil in seed kernel was 46.56%. The optimum extract condition of seed oil was ethyl acetate with solid/solvent ratio: 1/10, at 52C for 30 min. The experimental results properly conformed to the constructed model (R2 = 0.82). The bitter melon oil had the peroxide and free fatty acid index of 0.85 meq O2/kg oil and 2.93mg KOH/g oil, respectively. Vicine content in oil was 8.82 µg/g oil, which is safe for food, pharmaceutical and cosmetic applications. Keywords: Bitter melon seed oil, vicine, extraction conditions. liên hợp, cùng với những tác dụng nổi trội về y 1. ĐẶT VẤN ĐỀ học. Hạt mướp đắng đã được chứng minh là Mướp đắng (Momordica charantia) hay khổ chứa nhiều dầu với hàm lượng lên đến trên 40% qua, thuộc họ bầu bí, là loại rau rất phổ biến ở (Chang & cs., 1996). Axit béo quan trọng nhất Việt Nam. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện trong dầu hạt mướp đắng là axit linolenic liên ra hạt mướp đắng chứa một lượng lớn axit béo hợp (CLnA) trong đó axit -eleostearic (C18:3 764
  2. Trần Thị Hoài, Hoàng Lan Phượng, Vũ Thị Huyền, Phạm Thị Minh Huệ, Ngô Thị Hạnh, Lại Thị Ngọc Hà 9c11t13t) là CLnA chủ đạo, chiếm khoảng 50% dầu và sơ bộ đánh giá chất lượng của dầu hạt thu tổng lượng axit béo (Yoshime & cs., 2016). Axit được. Kết quả của nghiên cứu cung cấp cơ sở cho -eleostearic với các liên kết đôi liên hợp mang việc khai thác dầu từ hạt mướp đắng, ứng dụng lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hoạt động như trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm. một chất chống oxy hóa (Horax & cs., 2010), có tác dụng chống viêm, chống khối u (Dandawate 2. PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU & cs., 2016), chống béo phì và chống tiểu đường (Alam & cs., 2015). Đặc biệt, axit -eleostearic 2.1. Vật liệu và hóa chất có thể được chuyển hóa sinh học thành axit béo Mướp đắng giống Prền pà tăng là giống bản liên hợp cis9, trans11- C18:2 (CLA) ở chuột địa có năng suất tốt, quả chứa nhiều hạt, được (Yuan & cs., 2009) và tế bào người (Schneider & thu thập tại xã Liêng S’Roin, huyện Đam cs., 2012). CLA này đã được chứng minh có Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hạt giống sau khi thu nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe bao gồm ngăn thập được trồng tại Viện rau Quả (Gia Lâm - ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế các loại ung Hà Nội) và thu hoạch vào tháng 5/2019. Chất thư, hạn chế tăng huyết áp và cải thiện chức chuẩn vicine được mua từ Toronto Research năng miễn dịch (Bhattacharya & cs., 2006). Chemicals, Toronto, Canada. Acetonitrile là hóa Mặc dù có nhiều đặc tính quý nhưng việc chất dùng cho HPLC được cung cấp bởi sản xuất dầu hạt mướp đắng gặp phải một trở Samchum, Hàn Quốc. Các hóa chất phân tích: ngại là sự có mặt của vicine, một glycol alkaloid KOH từ Merk, Đức. Na2CO3, Natrithosulfate, phản dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt chiếm Hexan được cung cấp bởi Samchum, Hàn Quốc. khoảng khoảng 0,524% (Zhang & cs., 2003). Các hóa chất khác gồm KI, tinh bột được mua Vicine trong đậu fava đã được chứng minh là của Trung Quốc. gây ra chứng bệnh favism, một bệnh cấp tính đặc trưng bởi thiếu máu tán huyết, ở những 2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu người bị mất enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase do di truyền (Basch & cs., 2003). Mướp đắng giống Prền pà tăng được trồng Mặc dù bệnh favism gây ra bởi hạt mướp đắng tại Viện nghiên cứu Rau quả từ tháng 3 đến chưa được báo cáo, nhưng những người mắc tháng 5/2019. Quả được thu hái khi vỏ quả bệnh này nên tránh ăn hạt mướp đắng. Chất chuyển màu vàng. Hạt được tách khỏi quả và rửa này có thể đi vào dầu hạt mướp đắng và gây bằng nước nhiều lần, cân khối lượng sau đó được mất an toàn cho người sử dụng. đông khô. Hạt đông khô được tách bỏ vỏ hạt để Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc thu nhân hạt. Nhân hạt được bảo quản ở -20C. điểm hóa lý của hạt mướp đắng trồng phổ biến Trước khi tiến hành phân tích và tách dầu, nhân tại Việt Nam, xây dựng phương pháp tách chiết hạt được nghiền đến kích thước 0,5mm. (a) (b) Hình 1. Quả mướp đắng xanh (a) và chín (b) giống Prền pà tăng 765
  3. Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate Bảng 1. Các mức thí nghiệm Mức thí nghiệm X1 - Nhiệt độ (C) X2 - Thời gian (phút) Giá trị trung tâm 60 20 Khoảng biến đổi 10 10 Bảng 2. Ma trận thực nghiệm Biến chuẩn Biến thực Thí nghiệm S S X 1 X 2 Nhiệt độ (C) Thời gian (phút) 1 -1 -1 50 10 2 -1 +1 50 30 3 +1 -1 70 10 4 +1 +1 70 30 5 -1,42 0 45,86 20 6 1,42 0 74,14 20 7 0 -1,42 60 5,86 8 0 1,42 60 34,14 9 0 0 60 20 10 0 0 60 20 11 0 0 60 20 12 -1 -1 50 10 13 +1 +1 70 30 14 -1 -1 50 10 15 +1 +1 70 30 2.3. Phương pháp tối ưu hóa quá trình b11, b22 là hệ số bình phương; b12 là hệ số chiết dầu từ hạt mướp đắng tương tác đôi. Thí nghiệm mô hình hóa và tối ưu hóa được Dựa vào khoảng ảnh hưởng của các yếu tố thiết kế theo Rotatable Central Composite đến hiệu quả tách chiết dầu từ hạt mướp đắng Design (CCRD) bằng phần mềm JMP10. đã được khảo sát sơ bộ, mô hình hóa tối ưu hóa tách chiết dầu từ hạt được tiến hành bằng Các thí nghiệm được tiến hành lặp 1 lần. phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Tại các điểm trung tâm, điểm cực đại và điểm Methodology - RSM). Các yếu tố thí nghiệm bao cực tiểu thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả gồm: X1: Nhiệt độ (C), X2: Thời gian (phút). thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm JMP để Hàm mục tiêu là Y: hiệu suất thu hồi dầu (%). thu mô hình toán học mô tả quá trình tách Các giá trị trung tâm cũng như khoảng biến đổi chiết. Dựa trên mô hình thu được, xác định điều qua thí nghiệm khảo sát, chúng tôi lựa chọn và kiện tối ưu để tách chiết dầu từ hạt mướp đắng. được giới thiệu ở trong bảng 1. Hiệu suất trích ly dầu bằng dung môi được Dạng mô hình như sau: Y = bo+ b1*X1 + tính theo công thức sau: b2*X2 + b11*X12 + b22*X22 + b12*X1X2 wi H  100% Trong đó: w bo là hệ số tự do; Trong đó: b1, b2 là hệ số tuyến tính; H: hiệu suất thu hồi dầu (%); 766
  4. Trần Thị Hoài, Hoàng Lan Phượng, Vũ Thị Huyền, Phạm Thị Minh Huệ, Ngô Thị Hạnh, Lại Thị Ngọc Hà wi: hàm lượng dầu có trong 1g mẫu bột hạt đèn G1365 MWD VL. 20µl dịch chiết được bơm mướp đắng (Trích ly 1 lần với tỷ lệ nguyên vào cột Phenomenex Byphenyl (150  4,6mm liệu/dung môi: 1/10 (w/v) tại các điều kiện nhiệt i.d.; Cỡ hạt 5µm) với cột bảo vệ cùng loại độ, thời gian khác nhau); (Phenomenex, Hà Lan). Các pha động là A w: hàm lượng dầu tổng số có trong 1g (nước) và B (axetonitril). Tốc độ dòng chảy là mẫu bột hạt mướp đắng (%) - Chiết bằng 0,9 ml/phút và nhiệt độ cột là 30C. Gradient phương pháp chuẩn - TCVN 8948:2011, trên hệ pha động như sau: 0-8,5 phút, 0% B; 8,5-11,5 thống Soxhlet). phút, 0-100% B; 11,5-16 phút, 100% B; 16-17 phút, 100-0% B; 17-21 phút, 0% B. Detector 2.4. Phương pháp phân tích được đặt để ghi tín hiệu ở bước sóng 280 nm. 2.4.1. Xác định chất béo tổng số Hàm lượng vicine được xác định bằng cách sử dụng đường chuẩn năm điểm (Hình 2). Hàm lượng chất béo tổng số được xác định bằng phương pháp Soxhlet theo TCVN 8948:2011. 2.4.3. Xác định chỉ số axit và chỉ số peroxide 2.4.2. Xác định hàm lượng vicine trong dầu Xác định chỉ số axit và chỉ số peroxide của Hàm lượng vicine được xác định bằng dầu mướp đắng theo TCVN 6127:2010 và TCVN phương pháp được mô tả bởi Zhang & cs. (2003). 6121:2010. Cân 60 mg dầu được chiết với 1ml nước sau đó 2.5. Xử lí số liệu siêu âm trong 10 phút. Sau khi ly tâm tách dầu, lớp nước được lọc qua màng lọc 0,2µm trước khi Số liệu phân tích định lượng được trình bày bơm vào hệ thống HPLC. Định lượng vicine dưới dạng: giá trị trung bình ± SD (giá trị độ bằng HPLC được thực hiện trên hệ thống lệch chuẩn) tương ứng cho ba lần lặp lại. Mô Aligent 1260 (Mỹ) với bơm G1311B-Quat, bộ lấy hình hóa và tối ưu hóa được thực hiện bằng mẫu tự động G1329B, bộ điều nhiệt G1330B và phần mềm JMP 10 (SAS Institute, Cary, NC). Hình 2. Phương trình đường chuẩn vicine Bảng 2. Đặc điểm hóa lý của hạt mướp đắng Đặc điểm Tỷ lệ/Hàm lượng Tỷ lệ hạt khô/khối lượng quả (%) 3,93 ± 0,21 Tỷ lệ vỏ hạt/khối lượng hạt khô (%) 36,56 ±2,4 Hàm lượng dầu của nhân hạt (%) 46,56 ± 1,12 767
  5. Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN pà tăng của Việt Nam trong nghiên cứu này có hàm lượng dầu cao và có thể là nguồn nguyên 3. 1. Đặc điểm của hạt mướp đắng liệu để khai thác dầu làm dược liệu. Đặc điểm của hạt mướp đắng giống Prền pà tăng trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả được mô 3.2. Tách chiết dầu hạt mướp đắng bằng tả trong bảng 2.Mướp đắng là loại quả thường dung môi dùng để làm rau với thịt quả là bộ phận chủ yếu Việc chiết xuất dầu từ hạt mướp đắng đã nên tỷ lệ hạt khô/khối lượng quả thấp (3,93 ± được tối ưu hóa thông qua phương pháp bề mặt 0,21%), kết quả này tương đương tỷ lệ hạt trong đáp ứng. Dựa trên các kết quả khảo sát ban đầu, quả lựu, loại quả mà đang được quan tâm để ethyl acetate là dung môi được chọn để trích ly khai thác axit béo liên hợp sử dụng làm dược dầu hạt mướp đắng, tỷ lệ bột hạt/dung môi được phẩm, tỷ lệ hạt của quả lựu dao động trong chọn cố định (1/10, w/v) trong khi hai yếu tố là khoảng 2,4-4,34% (Barone & cs., 2001). Hạt nhiệt độ và thời gian được coi là các biến trong mướp đắng có vỏ hạt chiếm tỷ lệ 36.56%. Phần mô hình. Hiệu suất thu hồi dầu ở các công thức nhân hạt chứa dầu chỉ chiếm có 63.44%. Tỷ lệ vỏ thí nghiệm được trình bày trong bảng 4. hạt trong hạt mướp đắng khá cao, cao hơn hạt Kết quả phân tích phương sai và tính phù Mucuna với sự dao động từ 9-15% (Ezeagu & cs., hợp của mô hình (Lack of Fit) cho các yếu tố thí 2003) hay từ 20-30% đối với hạt hướng dương nghiệm được thể hiện ở bảng 5 và bảng 6. Kết (Gupta & cs., 2000). Do đó vỏ hạt nên được tách quả thực nghiệm của thiết kế CCRD hai biến ra trước khi khai thác dầu từ hạt mướp đắng. cho thấy hệ số R2 của mô hình là 0,82 chứng tỏ Điều này sẽ giảm khối lượng nguyên liệu được mô hình mô tả đúng 82% so với thực tế. Hơn chiết xuất. Thêm nữa, việc loại bỏ vỏ hạt có thể nữa, giá trị P của mô hình là 0,004 (P
  6. Trần Thị Hoài, Hoàng Lan Phượng, Vũ Thị Huyền, Phạm Thị Minh Huệ, Ngô Thị Hạnh, Lại Thị Ngọc Hà Bảng 4. Ma trận thực nghiệm và hiệu suất thu hồi dầu Biến chuẩn Biến thực Thí nghiệm S S Hiệu suất thu hồi dầu (%) X 1 X 2 Nhiệt độ (C) Thời gian (phút) 1 -1 -1 50 10 79,09 2 -1 +1 50 30 85,67 3 +1 -1 70 10 77,78 4 +1 +1 70 30 83,02 5 -1,42 0 45,86 20 81,62 6 +1,42 0 74,14 20 81,14 7 0 -1,42 60 5,86 75,95 8 0 +1,42 60 34,14 82,42 9 0 0 60 20 81,01 10 0 0 60 20 84,06 11 0 0 60 20 82,40 12 -1 -1 50 10 80,55 13 +1 +1 70 30 83,09 14 -1 -1 50 10 77,51 15 +1 +1 70 30 85,97 Bảng 5. Bảng phân tích phương sai 2 Nguồn DF Tổng bình phương Trung bình bình phương F Ratio R Mô hình 5 96,15693 19,2314 7,9691 Lỗi 9 21,71917 2,4132 Prob > F C. Total 14 117,87610 0,0040* Lack Of Fit 3 6,754469 2,25149 0,9027 0,82 Bảng 6. Giá trị ước lượng của hệ số hồi quy Thành phần Hệ số hồi quy Sai số t Ratio Prob > |t| Hằng số 82,488285 0,896891 91,97 0,05). Sử dụng lệnh tối ưu hóa kỳ vọng hưởng có ý nghĩa đến hàm mục tiêu (P = 0,0002) (Maximize Desirability) trong phần mềm JMP 769
  7. Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate thu được điều kiện tối ưu cho tách chiết dầu như Mặc dù có nhiều đặc tính quý nhưng việc sau: nhiệt độ, 52°C và thời gian chiết 30 phút sản xuất dầu hạt mướp đắng gặp phải một trở như chỉ ra trong hình 3. Tiến hành kiểm tra ngại là sự có mặt của vicine, một chất phản dinh tính đúng đắn của mô hình bằng cách thực hiện dưỡng có trong hạt mướp đắng gây ra bệnh tách chiết 3 lần riêng biệt tại điều kiện tối ưu. favism. Vicine cũng được chứng minh là gây hạ Kết quả thực nghiệm nằm trong khoảng tiên đường huyết ở chuột nhịn ăn không tiểu đường đoán của mô hình (81,81-86,44%). (Ham & Wang, 2009). Thí nghiệm của Muduuli Bột hạt mướp đắng được chiết xuất bằng & cs. (1981) khi cho gà ăn 0,5-1% vicine trong ethyl acetate tại nhiệt độ tách chiết là 52°C và khẩu phần ăn gây ra việc giảm khối lượng trong 30 phút theo quy trình chiết xuất dầu trứng, giảm lòng đỏ và khả năng nở của trứng. hạt mướp đắng được mô tả ở hình 4. Vicine được tìm thấy trong mướp đắng (Momordica charantia L.) với hàm lượng trong 3.3. Đặc điểm của dầu mướp đắng hạt, lá và quả lần lượt là 0,524%; 0,0456%; 0,115% (Zang & cs., 2003). Trong quá trình sản Kết quả xác định trị số axit và peroxide của dầu chiết bằng dung môi, cũng như xác định xuất dầu hạt mướp đắng, hợp chất phản dinh vicine trong dầu được thể hiện trong bảng 7. Chỉ dưỡng này cần được loại bỏ. Vì vậy, sau khi số peroxit của dầu hạt mướp đắng trung bình là chiết dầu từ hạt mướp đắng, chúng tôi tiến 0,85 meq O2/kg. Chỉ số axit của dầu hạt mướp hành tách chiết và xác định lượng vicine trong đắng là 2,93 mg KOH/g. Theo Codex-Stan 210- dầu. Sau khi tách chiết vicine từ dầu hạt chúng 1999, giá trị peroxide của dầu hạt mướp đắng tôi nhận thấy rằng, mặc dù vicine hòa tan trong nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho dầu tinh chế nước nhưng lượng nhỏ vicine được tìm thấy (
  8. Trần Thị Hoài, Hoàng Lan Phượng, Vũ Thị Huyền, Phạm Thị Minh Huệ, Ngô Thị Hạnh, Lại Thị Ngọc Hà Hạt mướp đắng Tách vỏ Vỏ Nghiền (0,5mm) Chiết (ethyl acetate, 52C/30 phút) Cô quay Dầu hạt mướp đắng (a) (b) Hình 4. Quy trình trích ly dầu hạt mướp đắng (a) và dầu hạt mướp đắng sau trích ly (b) Trong một nghiên cứu trên gà, khi bổ sung dầu trong hạt cao. Trích ly dầu hạt mướp đắng nồng độ vicine thấp trong khẩu phần ăn của gà bằng dung môi etyl acetate được tối ưu hóa với mái đẻ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bất điều kiện 52C, 30 phút. Dầu hạt mướp đắng thu kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến năng suất hoặc được bằng phương pháp trích ly có các chỉ số axit, đặc tính của trứng, và không có bất kỳ nguy cơ peroxide đáp ứng yêu cầu của dầu thực vật tan máu nào của hồng cầu (Lessire & cs., 2017). nguyên chất (TCVN 7597:2018). Hàm lượng Trong nghiên cứu của Hussein (2012), LD50 của vicine hòa tan thấp, đảm bảo độ an toàn của dầu vicine là 2.100 mg/kg thể trọng đường uống. trong ứng dụng vào thực phẩm hoặc dược phẩm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vicine ở nồng độ 50-50 mg/kg thể trọng cho thấy tác dụng chống viêm tốt và không có hoạt tính độc với LỜI CẢM ƠN gan. Giả sử rằng 1 người 50kg sử dụng 50g dầu Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Học viện mướp đắng làm thuốc/ ngày thì người này tiêu Nông nghiệp Việt Nam và Cơ quan Hợp tác thụ một lượng tương đương khoảng 440µg Phát triển Giáo dục Đại học (CUD) của Vương vicine, nhỏ hơn khoảng 4.772 lần so với giá trị quốc Bỉ đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề tài LD50. Điều này có nghĩa mức độ vicine trong này (Mã số đề tài: T2020-08-12VB). dầu hạt mướp đắng rất thấp để gây độc. Như vậy có thể kết luận, dầu hạt mướp đắng trích ly bằng dung môi an toàn về vicine và có chất TÀI LIỆU THAM KHẢO lượng của dầu nguyên chất (TCVN 7597:2018) Alam MA., Uddin N., Subhan N., Rahman M.M., Jain có thể sử dụng như loại dầu chức năng trong P. & Reza H.M. (2015). Beneficial role of bitter thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm melon supplementation in obesity and related complications in metabolic syndrome. Journal of lipids. 18p. 4. KẾT LUẬN Applewhite T.H. (1993). Proceedings of the World Conference on Oilseed Technology and Hạt mướp đắng giống Prền pà tăng là giống Utilization. The American Oil Chemists Society, địa phương được trồng ở Lâm Đồng có hàm lượng Urbana, IL, USA, ISBN 0935315454. 771
  9. Đặc điểm hóa lý của hạt và dầu mướp đắng trích ly bằng ethyl acetate Barone E., Caruso T., Marra F.B. & Sottile F. (2001). Albino rats. Free Radicals and Antioxidants. Preliminary observations on some Sicilian 2(2): 44-54 pomegranate (Punica granatum L.) varieties. Lessire M., Gallo V., Prato M., Akide-Ndunge O., Journal of American Pomological Society. Mandili G., Marget P., Arese P. & Duc, G. (2017). 55(1): 4-7. Effects of faba beans with different concentrations Basch W.E., Gabardi S. & Ulbricht C. (2003). Bitter of vicine and convicine on egg production, egg melon (Momordica charantia). A review of quality and red blood cells in laying hens Animal. efficacy and safety. Am J Health Syst Pharm. 11(8): 1270-1278. 60: 356-359. Muduuli D.S., Marquardt R.R. & Guenter W. (1982). Bhattacharya A., Banu J., Rahman M., Causey J. & Effect of dietary vicine and vitamin E Fernandes G. (2006). Biological effects of supplementation on productive perlormance of conjugated linoleic acids in health and disease. growing and laying chickens. Br. I. Nutr. 47: 53-60. The Journal of nutritional biochemistry. Raheja R., Batta S., Ahuja K., Labana K. & Singh M. 17(12): 789-810. (1987). Comparison of oil content and fatty acid Chang M.K., Conkerton E.J., Chapital D.C., Wan P.J., composition of peanut genotypes differing in Vadhwa O.P. & Spiers J.M. (1996) Chinese melon growth habit. Plant Foods Hum. Nutr. 37: 103-108. (Momordica charantia L.) seed: Composition and Schneider A.C., Beguin P., Bourez S., Perfield II J.W., potential use. Journal of the American Oil Mignolet E., Debier C. & Larondelle Y. (2012). Chemists’ Society. 73: 263 -265 Conversion of t11t13 CLA into c9t11 CLA in Dandawate P.R., Subramaniam D., Padhye S.B. & Caco-2 cells and inhibition by sterculic oil. PloS Anant S. (2016). Bitter melon: a panacea for one. 7(3): 1-8 inflammation and cancer. Chinese journal of Umamaheshwari P. & Reddy S.D.P. (2016). Effect of natural medicines. 14(2): 81-100. Operating Parameters on Extraction of Oil from Ezeagu I., Maziya-Dixon B. & Tarawali G (2003). Bitter Gourd Seeds: A Kinetic and Seed characteristics and nutrient and antinutrient Thermodynamic Study. Chemical Engineering. composition of 12 Mucuna accessions from 5(2): 1243-1246 Nigeria. Trop. Subtrop. Agroecosyst. 1: 129-139. Were B.A., Onkware A.O., Gudu S., Welander M. & Gunstone F. (2009). The Chemistry of Oils and Fats: Carlsson A.S. (2006). Seed oil content and fatty Sources, Composition, Properties and Uses. John acid composition in East African sesame Wiley & Sons: Hoboken, NJ, USA, ISBN (Sesamum indicum L.) accessions evaluated over 3 1405150025. years. Field Crops. Res. 97: 254-260. Gupta R. & Das S. (2000). Fracture resistance of Yoshime L.T., Pereira de Melo I.L., Sattler J.A.G., Teixeira de Carvalho E.B. & Mancini-Filho J. sunflower seed and kernel to compressive loading. (2016). Bitter gourd (Momordica charantia L.) seed J. Food Eng. 46: 1-8. oil as a naturally rich source of bioactive compounds Ham C. & Wang J. (2009). Optimization of conditions for nutraceutical purposes. Nutrire. 41: 1-7. for charantin extraction in PEG/Salt aqueous two- Yuan G.F., Sinclair A.J., Sun H.Y. & Li D. (2009). phase systems using response surface Fatty acid composition in tissues of mice fed diets methodology. Open Compl Med J. 1: 46-50. containing conjugated linolenic acid and Horax R., Hettiarachchy N. & Chen P. (2010). conjugated linoleic acid. Journal of food lipids. Extraction, quantification, and antioxidant 16(2): 148-163. activities of phenolics from pericarp and seeds of Zhang H., Wang Y., Zhang X., Liu M. & Hu Z. (2003). bitter melons (Momordica charantia) harvested at Analysis of Vicine in Bitter Melon with High three maturity stages (immature, mature, and Performance Liquid Chromatography. Analytical ripe). Journal of agricultural and food letters. 36: 1597-1605. chemistry. 58(7): 4428-4433. Zheljazkov V.D., Vick B.A., Ebelhar M.W., Buehring Hussein M.A. (2012). Anti-inflammatory effect of N., Baldwin B.S., Astatkie T. & Miller J.F. (2008). natural heterocycle glucoside vicine obtained from Yield, oil content, and composition of sunflower Vicia faba L. and its aglucone (divicine) and their grown at multiple locations in Mississippi. Agron. effect on some oxidative stress biomarkers in J. 100: 635-642. 772
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2