« Home « Kết quả tìm kiếm

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI BA TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM.
- Nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá thực trạng liên kết phát triển du lịch bền vững của ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền vững.
- Tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp liên quan đến hai đối tượng chính đó là chính quyền của ba địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch..
- Từ khóa: du lịch bền vững, liên kết, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam..
- Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xúc tiến việc liên kết phát triển du lịch bền vững.
- do nhu cầu cần đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa của các địa phương.
- Thực trạng liên kết phát triển du lịch bền vững của ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam.
- đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt dựa trên lợi thế của mỗi địa phương..
- khu dự trữ sinh quyển thế giới đang phát triển mạnh loại hình du lịch homestay cùng với Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới.
- Cùng với đó, các chương trình tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm du lịch cũng được mở rộng trong và ngoài nước.
- Trong khi đó, năm 2017, du lịch Đà Nẵng đạt 6,6 triệu lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016 (khách quốc tế đạt 2,3 triệu lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt, tăng 11,3% so với năm 2016).
- Tổng thu du lịch trong năm 2017 cán mốc 19.403 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016.
- khách du lịch qua đường tàu biển là 127.598 lượt).
- Doanh thu du lịch ước đạt trên 3.520 tỷ đồng, tăng 9,87% so với cùng kỳ.
- Thống kê số lượng khách du lịch trong vùng năm 2017.
- Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng .
- Ba địa phương tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế chung là Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu.
- Việc thành lập các tổ công tác phát triển du lịch cũng được các địa phương phối hợp thực hiện một cách hiệu quả.
- Đây thật sự là đòn bẩy, thúc đẩy du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung, nhất là vào khu vực miền Trung nói riêng.
- Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch trong nước và các tổ chức, doanh nghiệp du lịch quốc tế gặp gỡ, giới thiệu các sản phẩm du lịch, thu hút sự phát triển du lịch trong khu vực..
- Mô hình liên kết Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng đã được Tổng cục Du lịch chọn làm điển hình cho cả nước.
- Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, mô hình hợp tác liên kết du lịch này đã mang lại những kết quả khá tích cực cho ba địa phương.
- sách quản lý, phát triển sản phẩm du lịch.
- phát triển nguồn nhân lực… giúp từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng của ba địa phương như là một điểm đến có giá trị và thú vị nhất ở Việt Nam với sản phẩm đa dạng, chất lượng.
- Du khách trong nước và nước ngoài hiện nay hướng đến du lịch bền vững.
- Mô hình liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được xem là điển hình trong các mối liên kết phát triển du lịch vùng.
- Sự hợp tác giữa các địa phương với nhau chưa chặt chẽ nên sản phẩm du lịch của các tỉnh trong khu vực trùng lặp nhau khá nhiều.
- Chính sự tương đồng về tiềm năng cũng như các ưu tiên phát triển du lịch của các địa phương trong vùng đã khiến sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu, khi vùng này chỉ thu hút được 50% lượng khách so với cả nước.
- Festival Huế - Lễ hội làng nghề truyền thống, Festival biển Ðà Nẵng, Liên hoan Du lịch Bà Nà.
- sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch bộc lộ nhiều điểm yếu.
- Phần lớn, doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, các sản phẩm du lịch chưa chuyên nghiệp.
- Các doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành chưa liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm dùng chung cho ba địa phương.
- Chất lượng dịch vụ, chất lượng các sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả.
- Một số sản phẩm du lịch truyền thống thiếu sức cạnh tranh do chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ.
- quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập, làm giảm sức thu hút du lịch so với một số địa phương trong cả nước..
- Nguồn lực hạn hẹp cũng là vấn đề cản trở sự phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên.
- Khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phát triển du lịch là rất hạn chế.
- Ðội ngũ làm du lịch vừa thiếu vừa yếu.
- cơ sở hạ tầng du lịch phát triển bậc nhất Việt Nam.
- Lao động trực tiếp trong du lịch Lao động gián tiếp ngoài xã hội Tổng cộng .
- Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với hoạt động du lịch của khu vực nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế:.
- Ngoài ra, cần sự kết nối giữa địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo để hướng đến phát triển năng lực và nguồn nhân lực tại địa phương thông qua đào tạo hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, sinh kế bền vững trong tương lai,….
- Giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam.
- (1) Liên kết phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
- Để du lịch phát triển và thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các tỉnh, thành phố cần:.
- thu hút các dự án du lịch mới, nhất là các dự án mang tính chiến lược..
- xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch.
- cho các khu đô thị và du lịch.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu của du lịch.
- (2) Phối hợp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Quy hoạch phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các tuyến du lịch biển.
- (3) Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch cho Vùng:.
- Tăng cường năng lực của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương trong Vùng.
- tăng thêm vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch.
- xây dựng cơ chế hợp tác xúc tiến du lịch giữa các địa phương trong Vùng và với Tổng cục Du lịch..
- Xây dựng thương hiệu du lịch cho ba địa phương, tập trung hướng hình ảnh du lịch của ba địa phương ra quốc tế.
- xác định tour du lịch mẫu, điển hình cho du lịch toàn Vùng..
- Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế chung là Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu.
- Kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của từng địa phương để tạo ra chuỗi sự kiện du lịch nhằm thu hút và tận dụng tối đa các nguồn khách..
- Và cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin du lịch và trao đổi thông tin du lịch trên địa bàn..
- (5) Thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương để có thể kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cũng như đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch ba địa phương..
- (6) Hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch ba địa phương thống nhất trên cơ sở:.
- (7) Liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch:.
- của các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong Vùng..
- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo lao động du lịch.
- Do đó, ba tỉnh, thành phố phải cùng nhau tìm ra những sản phẩm du lịch biển đặc thù ở mỗi địa phương, phát triển thêm về chiều sâu.
- xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho khu vực..
- phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và dịch vụ du lịch..
- Du lịch Quảng Nam nên phát triển theo chiều sâu nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
- trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch..
- Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nên sử dụng xe ô tô điện để chở khách đến tham quan các địa điểm du lịch trong khu vực..
- Các địa phương cũng cần khuyến khích các cơ sở du lịch sử dụng xe điện để bảo vệ môi trường tại địa phương này..
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của Vùng.
- Đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của từng địa phương, theo hướng khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững..
- Tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương cần tập trung vào phân khúc thị trường nguồn khách riêng, từ đó xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp.
- (2) Liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch:.
- Tập trung phát triển các cơ sở đào tạo về du lịch có chất lượng cho khu vực.
- gắn doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, phát triển thị trường lao động du lịch của khu vực.
- (3) Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch khác trong khu vực:.
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong ba địa phương..
- nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch ba địa phương..
- Liên kết các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch khu vực..
- Phát triển du lịch tự bản thân nó phải là sự phát triển bền vững.
- Những năm trở lại đây, du lịch các địa phương đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc trong bối cảnh chung của du lịch cả nước.
- Tuy nhiên độ dài ngày lưu trú còn ngắn và chi tiêu du lịch còn thấp dẫn tới hiệu quả không cao.
- sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp giữa các địa phương.
- quản lý khai thác tài nguyên du lịch chưa thống nhất và hiệu quả thấp, môi trường du lịch chưa thực sự an toàn, hấp dẫn..
- Liên kết phát triển du lịch bền vững là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
- Tôi hy vọng thông qua bài viết này sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung..
- [1] Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền Trung - Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng và Quảng Nam năm 2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2015..
- [3] Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung”, Phú Yên, tháng 12 năm 2011..
- [4] Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển sản phẩm du lịch vùng Duyên hải miền Trung, Khánh Hòa, tháng 6 năm 2013..
- [5] Nguyễn Đình Hiền, Hồ Thị Minh Phương, Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Bắc Tây Nguyên, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2014..
- Nguyễn Đình Hiền, Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, Kinh tế và Dự báo, 2012..
- [7] Lê Hiền (tổng hợp), Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc – Nam Trung bộ, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Nghệ An, 2016..
- [8] PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Bàn về liên kết phát triển du lịch địa phương, Tạp chí du lịch, 2017..
- [10] Phạm Trung Lương, Liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2017..
- Nguyễn Quyết Thắng, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, 2015..
- [13] Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh, Thừa Thiên Huế làm gì để phát triển du lịch sinh thái?, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 2011.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt