« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0


Tóm tắt Xem thử

- ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
- Bài viết này nhóm tác giả tập trung phân tích, xác lập, đo lường và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Dựa trên thuyết ích kỷ, thuyết vị lợi và tổng quan các công trình nghiên cứu trước về đạo đức nhà báo, kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo: (1) Tính ích kỷ, (2) Lương tâm, (3) Tính vị lợi, (4) Tôn giáo và (5) Thâm niên.
- Từ đó tác giả kiến nghị các hàm ý chính sách về tính ích kỷ, lương tâm, thâm niên và một số giải pháp khác nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0..
- Từ khóa: Đạo đức nghề nghiệp, báo chí, cách mạng công nghiệp 4.0, nhân tố ảnh hưởng.
- Báo chí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của kinh tế- xã hội.
- Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới và sáng tạo hơn trong tác nghiệp.
- Bên cạnh đó báo chí còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn.
- Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội và ngày càng tạo được niềm tin cho nhân dân..
- và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của các phương tiện truyền thông, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo..
- Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, báo chí sẽ bị ảnh hưởng bởi sự dẫn dắt của mạng xã hội và người làm báo vô trách nhiệm, không chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội.
- Trong những năm qua số lượt vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo có dấu hiệu tăng cao như sau:.
- Số lượt vi phạm của cơ quan báo chí và đạo đức báo chí từ năm 2011-2017.
- Cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm.
- Cơ quan báo chí bị phạt tiền Lượt .
- Số thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ 18 8 13 12.
- (Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, 2018) Ngoài ra cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan rộng trong nền kinh tế và xã hội, và sẽ làm nhiều công việc dưa thừa, kể cả ngành báo chí.
- Nghề báo chí luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên đầu.
- Vì thế cần thiết phải nghiên cứu mô hình đạo đức nghề nghiệp báo chí trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để công tác đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên ngành báo chí được kịp thời và chuẩn xác..
- Đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
- TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”.
- cho rằng: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định về thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp..
- Tháng 12-2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.
- Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”.
- Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn đồng thời khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo.
- Do đó những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà báo bao gồm: (1) trọng dân, vì dân.
- Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và các ngành công nghiệp trong đó có ngành báo chí.
- Minh chứng rõ ràng nhất là báo chí tự động hóa (hay báo chí robot) đang có những bước phát triển mới nhờ việc tìm ra các thuật toán có thể xử lý những khối dữ liệu khổng lồ.
- Robot báo chí có thể tạo ra Infographic, đề xuất các đề tài, xác minh thông tin từ công chúng truyền thông, xử lý nhanh thông báo về các sự kiến có tính chất báo chí trên diện rộng…Bên cạnh đó việc xử lý big data ở các mạng xã hội để phân phối tin tức, quảng bá đến đúng đối tượng công chúng cũng đã được thực thi bởi trí tuệ nhân tạo..
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.
- Đồng thời Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ vào tất cả các yếu tố căn bản của nền báo chí truyền thông từng quốc gia, với 3 yếu tố căn bản: nhà sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, sản phẩm báo chí truyền thông - như là một hàng hóa, dịch vụ và sự biến đổi sâu sắc các nhóm công chúng truyền thông.
- xây dựng môi trường pháp lý cho nền báo chí truyền thông kỷ nguyên số.
- Nếu không hội tụ được những điều kiện này thì sẽ khiến nhà báo bị đào thải.
- Nhà báo phải luôn luôn giữ những tiêu chuẩn của người làm báo là sự thật, công bằng và cân bằng..
- Thuyết ích kỷ giải thích sự tác động của tính ích kỷ cá nhân đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo..
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
- Cohen và cộng sự (1996) nghiên cứu sự đo lường nhận thức đạo đức và định hướng đạo đức của nhà báo.
- Các tác giả đưa ra yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, trong đó có yếu tố tính ích kỷ.
- Trong một nghiên cứu của Granitz (2007) đã xác định được các lý luận của sinh viên báo chí khi họ vi phạm, đó là: đạo lý, tính vị lợi, tính hợp lý, tư lợi, thuyết thủ đoạn và thuyết văn hóa tương đối.
- Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng hành vi vi phạm đạo đức trong trường hợp có thể dẫn đến hành vi phi đạo đức khi hành nghề.
- Tác giả chỉ ra rằng sinh viên chủ yếu sử dụng đạo lý, đạo đức học tình huống và thuyết thủ đoạn để biện minh cho những sai phạm của mình..
- Lương tâm của đạo đức liên quan đến những nghĩa vụ đạo đức, trách nhiệm, sự chịu trách nhiệm về những yếu tố cơ bản.
- Yếu tố lương tâm có khả năng tác động tích cực đến đạo đức nghề nghiệp báo chí.
- Cohen và cộng sự (1996) đưa ra các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, trong đó có yếu tố lương tâm.
- Các tác giả nghiên cứu mức độ đào tạo đại học và kinh nghiệm chuyên môn ảnh hưởng đến quyết định đạo đức nghề nghiệp nhà báo tại Canada.
- Các tác giả đã nhận thấy sự khác biệt về nhận thức về đạo đức, định hướng đạo đức và ý định của sinh viên ngành báo chí và sinh viên của các ngành khác..
- Armstrong và cộng sự (2003) nghiên cứu đánh giá các tài liệu về giáo dục đạo đức trong báo chí .
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiềm năng của những lời khuyên và các chuẩn mực đạo đức sẽ gia tăng đạo đức đối với sinh viên báo chí và các nhà báo.
- Trong nghiên cứu của mình về Đạo đức và các quyết định của sinh viên báo chí của Ge, L.
- Thomas (2008) đã cho thấy sinh viên ngành báo chí thường xuyên sử dụng các yếu tố như: công bằng về đạo đức, tính vị lợi trong cuộc sống và học tập của mình..
- Và nhân tố tôn giáo có khả năng tác động tích cực đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo..
- Lý thuyết chức năng giải thích chiều hướng tác động của nhân tố tôn giáo đến đạo đức nghề nghiệp báo chí.Trong nghiên cứu của Kit-Chun Lam và Bill WS Hung (2005) về khảo sát mối quan hệ giữa đạo đức và thu nhập của các tôn giáo khác nhau đã cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đạo đức và thu nhập.
- Đồng thời trong nghiên cứu này cũng đã phân tích tác động của các yếu tố khác nhau lên đánh giá đạo đức và thái độ đạo đức của người lao động.
- Kết quả cho thấy tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thái độ đạo đức..
- Weeks và cộng sự (1999) đã nghiên cứu giới tính và các giai đoạn trong sự nghiệp của một cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức đạo đức.
- Bài nghiên cứu đã.
- đưa ra kết luận rằng những lao động trong giai đoạn phát triển sự nghiệp biểu hiện cách nhìn về đạo đức cao hơn so với những người trong giai đoạn bắt đầu sự nghiệp.
- Như vậy thâm niên cũng ảnh hưởng tích cực đến đạo đức nhà báo..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Các nhân tố tác động đến đạo đức báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được xác định là: tính ích kỷ, đạo lý, tính vị lợi, thâm niên, tôn giáo và hệ thống pháp luật..
- H1: Người làm báo có tính ích kỷ sẽ không có đạo đức nhà báo và ảnh hưởng tiêu cực đến việc truyền đạt thông tin.
- H2: Người làm báo có đạo lý sẽ là nhà báo có đạo đức tốt.
- H3: NHà báo có tính vị lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo Tôn giáo Tôn trọng điều thiêng liêng, tôn.
- H4: Tôn giáo ảnh hưởng tích cực đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
- H5: Người có thâm niên càng cao thì đạo đức nghề nghiệp càng nhiều..
- Mô hình nghiên cứu 3.2.
- Tính ích kỷ: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Cohen và cộng sự (1996).
- Nghiên cứu của Huffman (1988) và nghiên cứu của Kit- Chun Lam và Bill WS Hung (2005).
- Nghiên cứu của Greiger, M.A và O’Connell (1999).
- Thâm niên Đạo đức nghề H5.
- nghiệp báo chí.
- Xây dựng thang đo và mô tả biến phụ thuộc (DDBC): là nhân tố đạo đức báo chí.
- Kết quả nghiên cứu.
- Thông tin mẫu nghiên cứu.
- Do vậy bước đầu có thể kết luận rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức báo chí bao gồm 5 biến độc lập là phù hợp..
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đạo đức của ngành báo chí đó là tính ích kỷ, thâm niên đóng vai trò khá quan trọng trong việc quyết định đạo đức nghề nghiệp báo chí, tiếp đến là yếu tố lương tâm của người làm báo, tôn giáo mà người làm báo theo đuổi, tính vị lợi cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức của những người làm báo..
- Kiến nghị nhằm nâng cao đạo đức nhà báo - Giải pháp đối với tính ích kỷ và lương tâm.
- Để có được điều này thì yêu cầu các nhà báo phải kết hợp với nhau trong công việc..
- Vì thế để giảm tính ích kỷ của con người nói chung và nhà báo nói riêng thì các toàn soạn báo, Hội nhà báo phải yêu cầu các nhà báo tham gia.
- Đối với nghề báo khi thâm niên làm việc càng nhiều thì đạo đức nghề nghiệp càng cao.
- Do đó giải pháp cho vấn đề này yêu cầu các cơ sở đào tạo ngành báo chí tăng cường hoạt động thực tế trong hoạt động giảng dạy của mình.
- Từ đó hun đúc nên lòng yêu nghề cũng như đạo đức nghề nghiệp của các em.
- Đôi khi, ngay chính cả bộ máy lãnh đạo cơ quan và phóng viên báo chí đều vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà cơ quan chủ quản cũng không hay.
- Do đó cần phải tuyển chọn khắt khe đội ngũ người làm báo từ các đơn vị được đào tạo bài bản, năng lực tác nghiệp chuyên nghiệp và được trang bị kiến thức nền tảng về đạo đức nghề báo..
- Bên cạnh đó, Tổng biên tập của một cơ quan báo chí thì phải biết tư cách đạo đức của phóng viên, không cung cấp giấy giới thiệu tràn lan, không tạo môi trường để nảy sinh tiêu cực, phải biết phóng viên đi đâu, làm việc gì, làm với tư cách nào..
- Cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển.
- Đời sống báo chí không tách rời đời sống xã hội.
- Sự phát triển của báo chí gắn kết với sự phát triển của xã hội.
- Muốn có một đời sống báo chí lành mạnh, trước hết phải có một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Đồng thời phải xây dựng cho được môi trường báo chí chuyên nghiệp, nền báo chí chuyên nghiệp để có được những nhà báo tác nghiệp với tính chuyên nghiệp cao.
- Bên cạnh đó,việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và tăng tính quy định về đạo đức nghề báo.
- Báo chí là lĩnh vực không nằm ngoài những biến đổi đó trong quá trình hoạt động.
- Một số vấn đề trong Luật Báo chí, trong hệ thống văn bản pháp luật, trong văn bản quy định đạo đức của Hội nhà báo Việt Nam không còn phù hợp với thực tiễn.
- Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung luật báo chí, tăng hiệu lực của các văn bản quy định về đạo đức nghề báo là hết sức cần thiết.
- đối với đội ngũ nhà báo.
- Cùng với sự quản lý, kiểm tra của cơ quan chủ quản đối với các nhà báo như luật định thì sự tham gia giám sát của xã hội đối với đội ngũ nhà báo là yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức người làm báo.
- Bài viết trình bày khái quát về trường phái lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu về nhân tố tác động đến đạo đức nhà báo.
- Mô hình nghiên cứu đạo đức nghề nghiệp báo chí được xác định nêu trên nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, bài báo đã đề xuất một số kiến nghị về cách thức giảm tính ích kỷ và nâng cao lương tâm cho các nhà báo, tăng cường thâm niên cho nhà báo và một số giải pháp khác để nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
- Đạo đức nghề báo và những vấn đề lý luận và thực tiễn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt