« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế chương trình sân khấu hóa tác phẩm "Cụ Chánh Bá mất giày" của Nguyễn Công Hoan cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu từ lí thuyết giễu nhại)


Tóm tắt Xem thử

- “CỤ CHÁNH BÁ MẤT GIÀY” CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (NGHIÊN CỨU TỪ LÍ THUYẾT GIỄU NHẠI).
- sarcasm, theatricalization, literature works, “Cụ Chánh Bá mất giày”, Nguyen Cong Hoan..
- Trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, Nguyễn Công Hoan là nhà văn có vị trí quan trọng.
- Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong truyện của Nguyễn Công Hoan là tính giễu nhại.
- Khai thác yếu tố này sẽ giúp người đọc, người nghiên cứu, người dàn dựng hiểu được đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Hoan một cách tập trung nhất..
- Với quan điểm đó, bài báo chọn đề tài “Thiết kế chương trình sân khấu hóa tác phẩm Cụ Chánh Bá mất giày của Nguyễn Công Hoan cho học sinh THPT - nghiên cứu từ lí thuyết giễu nhại ” (Tác phẩm được lấy từ “Nguyễn Công Hoan - Truyện ngắn chọn lọc”, tr 86 (Nguyễn Anh Vũ, 2020)) và triển khai thực nghiệm để rút ra những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc thực hiện trong thực tế giảng dạy..
- Thủ pháp giễu nhại và giễu nhại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
- Giễu nhại (parody) với tư cách là một thủ pháp bắt chước một cách quá lố một văn bản khác đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa dân gian, gắn liền với các trò diễn dân gian.
- Giễu nhại là một vấn đề đã được chú trọng trong nghiên cứu nghệ thuật.
- Bakhtin về văn hóa trào tiếu dân gian cùng lễ hội carnival như là lí thuyết chung về cái giễu nhại..
- Giễu nhại là một khái niệm chưa có cách hiểu thống nhất.
- Bakhtin, giễu nhại là nói bằng giọng của kẻ khác nhưng đưa vào đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng nghĩa của lời người đó.
- Theo Hutcheon, “giễu nhại là một dạng thức bắt chước, nhưng sự bắt chước được đặc trưng bởi sự mai mỉa, không luôn luôn phải làm tổn hại tới các văn bản bị nhại.
- Nhưng dù hiểu theo cách nào thì giễu nhại cũng có hai yếu tố chính: nhại và giễu - tức bắt chước và châm biếm.
- Giễu nhại mang tính bản thể luận, nó đặt nghi vấn với bản chất của hiện tượng và trở thành sự phản quy phạm” (Nguyễn Thị Kim Thiện, 2012, tr 1).
- Nguyễn Công Hoan là một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX.
- Năng khiếu trào phúng của Nguyễn Công Hoan trước hết là do cá tính ưa khôi hài, sau nữa khi trưởng thành, chứng kiến sự đảo lộn các giá trị sống trong xã hội đương thời, bằng tài năng văn chương, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo nên những thiên truyện ngắn bất hủ.
- Tiếng cười trong truyện Nguyễn Công Hoan không chỉ mang giá trị thời sự mà còn chứa đựng nhiều giá trị phổ quát.
- Sáng tác của Nguyễn Công Hoan được nhận định vừa có cái thông minh của bản thân, vừa có cái sâu sắc của văn học cổ, có cả cái khỏe lẫn cái thô của văn học dân gian.
- Nhận xét trên đã chỉ ra một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật trào phúng Nguyễn Công Hoan: chất giễu nhại.
- Bakhtin đã nhắc đến điểm này như một đặc điểm quan trọng của tiếng cười hội hè dân gian, tiếng cười ấy nhằm vào đối tượng giễu nhại và cả những người cười.
- Chất giễu nhại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan biểu hiện trước hết ở các đối tượng giễu nhại.
- Những nhân vật quen thuộc trong truyện cười dân gian như quan lại, lính tráng, sư sãi, đám thanh niên nam nữ hư hỏng, đám dân lao động nhiều tật xấu…được nhại lại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với một diện mạo khác, một tính chất xã hội khác, trong một tâm thế sáng tạo khác.
- Cái nhìn của Nguyễn Công Hoan là cái nhìn bi quan về đời sống.
- Biểu hiện tiếp theo là các thủ pháp giễu nhại đặc sắc của Nguyễn Công Hoan.
- Người đọc gặp ở các truyện ngắn bóng dáng tiếng cười dân gian và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn trào phúng bậc thầy Nguyễn Công Hoan..
- Sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Trong bài báo này, người nghiên cứu xác định truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan tính kịch thể hiện rất rõ, nên khi nghiên cứu tác phẩm để sân khấu hóa cần phải có những hiểu biết tổng quan về đặc trưng của kịch, về tính hành động, về yêu cầu có sân khấu, khán giả, tính ước lệ, phải có trình diễn… (dẫn theo Nguyễn Văn Trung, 2019, tr 128-129) để xây dựng kịch bản và các công việc khác phù hợp với tác phẩm được chọn..
- Tổng quan về truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày nhìn từ thủ pháp giễu nhại.
- Từ sự kiện cụ Chánh Bá đi ăn cỗ ở một nhà nọ, bị mất đôi giày, thực chất là âm mưu của cụ để chủ nhà phải đền cụ đôi giày mới, tác giả vạch ra bản chất của các nhân vật trong truyện..
- Cốt truyện: Cụ Chánh Bá có đôi giày cũ đã sắp nát nhưng không muốn mua giày mới.
- Cụ nghĩ ra một mưu, nhân dịp được mời đi ăn cỗ, cụ quyết định lập mưu lừa chủ nhà để họ phải đền mình đôi giày mới.
- Cụ sai người hầu lén vứt đôi giày xuống ao.
- khi phát hiện việc mất giày của cụ Chánh Bá, chủ nhà sợ quá hỏi anh đầy tớ, anh này tả một đôi giày mới đắt tiền, chủ nhà vội tìm cách mua về, lén đặt dưới chỗ ngồi của cụ Chánh Bá.
- Tan cuộc, cụ Chánh Bá có đôi giày mới đi về..
- Ý nghĩa của truyện: Truyện ngắn châm biếm, đả kích nhân vật cụ Chánh Bá - một viên quan có quyền thế, địa vị cao trong xã hội.
- Cụ Chánh Bá vốn được người dân nể sợ, trọng vọng, quỵ lụy vì “xưa nay cụ dữ như con hùm, khét tiếng trong hàng tổng là quyền hành, hách dịch, thét ra lửa”, “xưa nay cụ chúa ghét những thói gian giảo”, và nhất là “lỡ ra có sơ suất hay thất thố, thì thà cụ cứ mắng chửi ngay cho thì lại phúc.
- Là ông chủ, cụ chánh bóp nặn cả kẻ hầu người hạ trong nhà.
- Nhưng sự đê tiện bày ra rõ nhất qua việc cụ lập mưu lừa chủ nhà để kiếm đôi giày mới (không phải bỏ tiền mua).
- Lợi dụng sự nể trọng, quỵ lụy của chủ nhà để phi tang đôi giày cũ.
- Đánh vào nỗi sợ, sự đớn hèn trước quyền thế của chủ nhà để lấy không đôi giày mới.
- Truyện bày ra một màn kịch đậm chất trào phúng, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ tột độ của nhà văn Nguyễn Công Hoan đối với giới quan lại thực dân nửa phong kiến.
- Thủ pháp giễu nhại trong truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày - Giễu nhại ở cấp độ nhân vật.
- Nhân vật chính: Cụ Chánh Bá.
- Vì vậy, đối với cụ Chánh Bá, nó có tính chất trang trí, “lòe” thiên hạ.
- Nhưng cái bằng đó được cụ Chánh coi là một “chân”, tức là một chức vụ.
- Nguyễn Công Hoan đã nhại mô típ nhân vật keo kiệt trong văn học dân gian.
- dùng đôi giày cũ đến mức sắp nát ra nhưng không chịu mua đôi mới.
- lập mưu lừa hàng xóm để kiếm đôi giày mới.
- Hai nhân vật phụ: anh đầy tớ và người chủ nhà.
- Nguyễn Công Hoan nhại mô típ nhân vật bình dân của văn học dân gian.
- Nguyễn Công Hoan không tấn công vào những tật xấu trong sinh hoạt, ông đả phá những tính cách đã trở thành căn tính bám rễ vào truyền thống văn hóa của người Việt: tâm lí sợ hãi, đớn hèn, thói nhu nhược trước quyền, tiền.
- Sự hèn đớn nhu nhược khiến cho anh đầy tớ mặc nhiên chấp nhận làm đồng phạm cho trò lừa đảo bẩn thỉu của cụ Chánh Bá.
- sự hèn đớn nhu nhược khiến vợ chồng chủ nhà sợ mất hồn trước viễn cảnh bị cụ Chánh Bá trả thù.
- Nguyễn Công Hoan vạch ra cái căn tính đó, chua chát nhìn vào cái thói tật khiến con người tự biến mình thành nô lệ, chấp nhận cúi đầu làm nô lệ đến chết.
- Hiện thực đó chính là nỗi bi quan sâu sắc ẩn sau tiếng cười Nguyễn Công Hoan..
- Từ những phân tích trên, có thể nhận xét: Đối tượng giễu nhại trong truyện ngắn này không phải là những cá nhân mà là hệ thống quan lại và người dân trong mối quan hệ đặc thù.
- Từ mối liên kết đó, nổi lên đặc tính/tính chất của hiện thực xã hội Việt Nam thời kì Nguyễn Công Hoan..
- Giễu nhại ở cấp độ ngôn ngữ + Giễu nhại trong trần thuật.
- Trần thuật trong truyện Cụ Chánh Bá mất giày mang giọng giễu nhại rất độc đáo..
- “Phải hiểu rằng cụ Chánh Bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời nổi cụ đấy hẳn? cụ lại không mắng cho vô số, chứ lại thèm đi à? ấy thế mà mới chập tối, họ đã để ngay đứa nào nó xà lọn mất đôi giày mới của cụ, có chết không! ừ thì đông người thì đông chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! nhưng cụ ngồi chơi tận trên nhà trên thăm thẳm, thì còn kẻ gian nào dám lẻn vào đó? vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa, thì còn ai ngờ đi lẫn được giày? chẳng qua là lỗi tại chủ nhà không biết trông nom cẩn thận người nhà người cửa, trong khi chúng hầu hạ mà thôi! mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! hỗn với ai thì hỗn, chứ sao được hỗn ngay của cụ Chánh Bá! thực là vuốt râu hùm!”.
- Giễu nhại trong ngôn ngữ nhân vật.
- Kiểu ngôn ngữ xóa mất vị thế, làm cho nhân vật trở thành bằng vai phải lứa: “Tao bực lắm! làm thế nào bây giờ?… Tao không thể đi đôi giày được nữa.
- Kiểu ngôn ngữ phi logic “mày làm tao xấu hổ về đôi giày (của tao.
- Giễu nhại ở cấp độ chi tiết.
- Các chi tiết quan trọng nhất của truyện như: miêu tả đôi giày cũ, cụ chánh lau giày, đối thoại của cụ chánh với anh đầy tớ, cảnh chủ nhà phát hiện mất đôi giày, cảnh tìm giày, đoạn kết… đều được vẽ bằng ngòi bút cường điệu, phóng đại để tô đậm cái hài ở nhân vật, sự kiện..
- Nhà văn đã dừng lại, đặc tả, cận cảnh từng chi tiết nhỏ, từ động tác “quàng cái khăn vào cánh tay, rồi lấy đóm soi đôi giày dưới đất” của cụ Chánh.
- hình ảnh đôi giày mới tinh dưới gầm sập.
- Kết quả khảo sát các biểu hiện của thủ pháp giễu nhại trong truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày sẽ được sử dụng làm căn cứ để thiết kế chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Chương trình phải đảm bảo giữ được tính chất giễu nhại trong kịch bản và diễn xuất.
- Thiết kế chương trình sân khấu hóa truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày, vận dụng thủ pháp giễu nhại 2.2.1.
- Tả đôi giày từ “phải nói rằng nó xấu…thì oan gia” (giọng đọc hoặc anh đầy tớ nói với chị bếp);.
- Cụ Chánh Bá lau chùi đôi giày để đi ăn cỗ, cụ phát khùng lên..
- Đoạn thoại của cụ Chánh Bá và anh đầy tớ từ “đội khăn, đi hầu tao…” đến “đỡ lo đôi chút”;.
- Chủ nhà ngồi hút thuốc với cụ Chánh Bá, phát hiện mất đôi giày, sợ quá;.
- Nội dung: Tả đôi giày cũ của cụ Chánh Bá.
- Cười giễu cụ/đôi giày..
- Cảnh 2: cụ Chánh Bá và anh đầy tớ.
- Nội dung: Cụ Chánh Bá nhổ nước bọt, lau giày, thấy nó quá nát, cụ nghĩ ngợi.
- Bày mưu cho anh đầy tớ (chỉ nói thầm)..
- Cảnh 3: phi tang đôi giày cũ.
- Nội dung: Chủ nhà đón, mời cụ chánh ngồi một mình ở mâm trên.
- Chủ nhà đi ra, cụ chánh ra hiệu, anh đầy tớ lén nhặt đôi giày mang ra ao ném.
- Chủ nhà vào, ngồi hút thuốc lào cùng cụ, phát hiện mất đôi giày..
- Chủ nhà hỏi thăm anh đầy tớ.
- Đầy tớ tả đôi giày mới.
- Nội dung: Cụ Chánh Bá chào mọi người ra về.
- Sử dụng các nhân vật có sẵn trong văn bản văn học: cụ Chánh Bá, anh đầy tớ, chủ nhà..
- Thêm nhân vật mới: vợ chủ nhà, một số khách ngồi chơi tổ tôm cùng cụ chánh, chị bếp nhà cụ Chánh..
- Anh đầy tớ cầm đôi giày cũ trên tay, ngắm nghía, vẻ mặt chán nản.
- Anh đầy tớ: chị nhìn đôi giày của cụ này, chẳng biết cụ mua từ Khải Định mấy niên đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn hoàn không đế.
- Mà đôi giày thế này, tôi biết làm thế nào….
- Có tiếng cụ Chánh phía ngoài..
- Lớp nghĩa chính của truyện tập trung ở việc giễu nhại nhân vật cụ Chánh Bá.
- Trong kịch, do tính độc lập về thể loại, do nhu cầu làm phong phú nội dung kịch bản, có thể mở thêm lớp nghĩa thứ hai: giễu nhại sự đớn hèn, sợ quyền thế của những người bình dân.
- Quá trình sân khấu hóa truyện ngắn Cụ Chánh Bá mất giày của Nguyễn Công Hoan từ lí thuyết giễu nhại là một nghiên cứu mang tính sơ khai của chúng tôi trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- “Từ lí thuyết giễu nhại (parody), thiết kế chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học (ứng dụng thực nghiệm tác phẩm Cụ Chánh Bá mất giày của Nguyễn Công Hoan”, mã số QS.NH.20.04..
- Nguyễn Công Hoan - Truyện ngắn chọn lọc.
- Giễu nhại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
- NXB Sân khấu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt