« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH TỒN TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP.
- Nguyễn Trung Hậu, Vũ Tuấn Đức, Đỗ Thị Ánh Thư Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn,.
- Nghiên cứu dưới đây nhằm góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch mới (du lịch sinh tồn) với mục đích làm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam.
- Đề tài này giúp hiểu thêm về cái nhìn về loại hình du lịch sinh tồn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam thông qua 200 bảng hỏi được khảo sát thực tế từ khách du lịch, qua đó nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch sinh tồn này tại Việt Nam..
- Từ khóa: Du lịch sinh tồn, du lịch Việt Nam, đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam, giải pháp phát triển loại hình du lịch, sinh tồn trong thiên nhiên..
- Với mục tiêu đưa Du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
- Theo đó, đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Ðông - Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
- Điều đó là có khả thi khi nơi đây ngoài các yếu tố về con người, văn hóa và xã hội thì Việt Nam còn được thiên nhiên ưu ái và ban tặng những cảnh đẹp, tài nguyên thiên nhiên thật phong phú..
- Những địa điểm nổi tiếng được các tổ chức lớn của thế giới bình chọn như: Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á năm 2010 và năm 2011 Côn Đảo nằm trong top 20 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới do tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn,… Ngoài ra Việt Nam còn sở hữu một lượng lớn các rừng Quốc gia, nơi dự trữ sinh quyển của thế giới như: Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003, Vườn Quốc gia, Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu,… Nhờ những điều kiện từ thiên nhiên ban tặng mà Du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc.
- Các loại hình du lịch cũng vì thế mà hết sức phong phú và đa dạng như: Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, chữa bệnh, tâm linh, du lịch công vụ (Mice.
- Tuy nhiên việc phát triển các loại hình du lịch liên quan đến yếu tố về sinh tồn trong thiên nhiên còn rất hạn chế.
- Và đó cũng là lý do chính mà nhóm tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp” để góp phần làm đa dạng hóa loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên mang tính sinh tồn nhằm mang lại những trải nghiệm mới mẻ và làm tăng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên..
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm về sinh tồn.
- Ngày nay, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”..
- Theo liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (International Union of Official Travel Oragnization – IUOTO.
- “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”..
- Trong khoản 1 điều 3 theo Luật Du lịch đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”..
- Có thể hiểu du lịch là những hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của bản thân trong khoản thời gian phù hợp với luật pháp nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá tài nguyên du lịch và nó có thể được kết hợp với những yếu tố khác..
- 2.2 Khái niệm về kỹ năng sinh tồn Sinh tồn trong giới tự nhiên:.
- Theo nhận định của Charles Darwin (1859): “Sau nhiều năm quan sát kỹ lưỡng sự sống các động vật, thực vật tôi đã thấu hiểu thế nào là quy luật đấu tranh sinh tồn ngự trị ở khắp mọi nơi.
- Chính nhận định đó đã đưa Darwin khám phá ra quy luật “đào thải tự nhiên”, quy luật “đấu tranh sinh tồn”, “khôn sống mống chết”, nền tảng lý thuyết của cuốn Nguồn gốc các chủng loại..
- Sinh tồn là bản năng tự nhiên của giới sinh vật ở bất kể loài nào, tuy nhiên đối với con người là loài bậc cao và với việc xã hội loài người ngày càng phát triển nên việc mất dần khả năng sinh sống ngoài thiên nhiên là điều đã và đang xảy ra, điều đó có thể dẫn đến việc mất dần bản năng sinh tồn của con người.
- Nhu cầu sinh tồn:.
- Đối với các loài sinh vật kể cả loài người, những nhu cầu thiết yếu là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự sống.
- Theo thuyết nhu cầu của Maslow (1943) có đề ra năm mức nhu cầu từ thấp đến cao và được chia thành hai nhóm chính gồm: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu nâng cao (meta needs).
- Tuy nhiên quan điểm này khẳng định rằng khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng đầy đủ theo mong muốn của con người thì mới được chuyển đến những nhu cầu cao hơn.
- phải được đảm bảo những nhu cầu cơ bản trong việc đảm bảo sự sống và sau đó mong muốn của con người sẽ được thể hiện ở những nhóm nhu cầu trong việc mở rộng mối quan hệ, được tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu được thể hiện bản thân..
- Những yếu tố hình thành nên nhu cầu cơ bản của loài người không nằm ngoài các hoạt động sinh tồn như việc có được môi trường sống phù hợp có đầy đủ các điều kiện tự nhiên như: Không khí, thực phẩm, nơi trú ẩn, không gian,… Như vậy nhu cầu về sinh tồn là bản năng và là yếu tố đầu tiên để đảm bảo nỗi khát khao được sống, được tồn tại trong xã hội và là nên tảng cho việc phát sinh những nhóm nhu cầu bậc cao hơn..
- Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình du lịch sinh tồn vào hệ thống loại hình du lịch Việt Nam.
- Nhờ vậy, con người không bị mất dần đi khả năng tồn tại tự nhiên vốn là bản năng để duy trì sự sống trong môi trường tự nhiên.
- Ngoài việc giúp giải tỏa những áp lực từ công việc mà nó còn nâng cao ý thức của mỗi người về vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên..
- 2.3 Các loại hình áp dụng sinh tồn trên thế giới và tại Việt Nam.
- Các loại hình sinh tồn được thiết kế không nằm ngoài mục đích giúp con người lấy lại được những khả năng sinh tồn ngoài thiên nhiên khi không có bất kì thiết bị hiện đại nào hay bất kì sự trợ giúp mà còn giúp có nhận thức hơn về kiến thức sinh tồn của loài người.
- Họ phải tự tải nghiệm, tự khám phá bản thân, giới hạn bản thân của mình thông qua việc áp dụng những kỹ năng tồn tại trong môi trường thiên nhiên thông qua những khóa đào tạo kỹ năng sinh tồn bài bản..
- Trên thế giới, mô hình du lịch trải nghiệm sáng tạo khả năng sinh tồn tại chủ yếu dưới dạng các chương trình, game show truyền hình:.
- Thành viên đoàn sẽ đối diện với vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt bậc nhất thế giới.
- Để hoàn thành nhiệm vụ họ phải bộc lộ hết những sở trường, kỹ năng sống để vượt qua những nghịch cảnh để tìm kiếm sự sống,.
- Chương trình nhấn mạnh đến những kỹ năng hoạt động và phối hợp nhóm, yếu tố quan trọng để giúp sống sót giữa thiên nhiên..
- Qua những tình huống và nhiệm vụ trong Cuộc đua kỳ thú, người xem sẽ học được những kỹ năng sinh tồn cơ bản trong nhiều hoàn cảnh khác nhau..
- Còn ở tại Việt Nam, gần đây các chương trình thực tế cũng dần xuất hiện tại Việt Nam thông qua những chương trình như:.
- Ngoài ra hiện nay Việt Nam có nhiều các show thực tế có format sinh tồn như “Cuộc Đua Kì Thú” hay “Sao Nhập Ngũ”, “Chiến Binh Thế Hệ Mới” mang tính trang bị kiến thức, kỹ năng, gần gũi và đánh trúng tâm lý thích thử thách của giới trẻ, đây là hành trình thách thức dành cho các bạn trẻ về cả thể lực, trí tuệ và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống..
- Được đầu tư xây dựng trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển, khu du lịch sinh thái Bản Rõm đã trở thành điểm đến thú vị dành cho những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại của học sinh nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cùng các tỉnh thành lân cận.
- Chuyên đào tạo nhiều kỹ năng với chủ đề.
- “Trải nghiệm sinh tồn trong rừng sâu”, giúp các em khám phá, thám hiểm nhiều khu rừng nguyên sinh.
- Ngoài ra, nơi đây còn dạy cho các em những kỹ năng cơ bản nhất để tồn tại trong điều kiện thiếu thốn và nguy hiểm của rừng sâu như: dựng trại trú ẩn, săn bắn tìm thức ăn, lọc nước sạch....
- Cách nhóm lửa sưởi ấm, ngụy trang tránh thú dữ, kỹ năng leo núi, sơ cứu vết thương khi gặp nạn, làm cáng cứu thương… Qua đó ta có thể thấy không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam những chương trình mang tính chất trải nghiệm sinh tồn đang dần có mặt và ngày càng phát triển..
- Số liệu được thu thập từ các phiếu khảo sát được đánh giá trực tiếp từ khách du lịch.Tác giả tiến hành khảo sát 250 bảng hỏi với nhiều đối tượng có giới tính, độ tuổi, trình độ khác nhau nhưng cùng chung mục đích khảo sát và đánh giá tín khả thi về việc phát triển loại hình du lịch sinh tồn đến với du khách tại Việt Nam.
- Bảng hỏi còn sử dụng thang do Likert 5 mức độ để khảo sát các nhìn nhận của du khách về việc tiếp nhận một loại hình du lịch mới (du lịch sinh tồn)..
- Qua kết quả từ 200 mẫu khảo sát với 4 câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, thông qua 3 câu hỏi về kỹ năng ở bản thân của du khách, mức độ quan tâm của du khách đối với các yếu tố trong chương trình du lịch sinh tồn và sự mong muốn của du khách trong việc cải thiện những kỹ năng mà bản thân họ còn thiếu..
- Đối với câu hỏi khảo sát về kỹ năng bản thân của du khách thì ở kỹ năng làm việc nhóm (Mean:.
- 3.57) và kỹ năng lắng nghe (Mean: 3.88) của họ nằm ở mức giá trị tốt .
- Điều này chứng tỏ trong môi trường làm việc họ đã được đào tạo những kỹ năng này rất tốt.
- Tuy nhiên, về kỹ năng sinh tồn của họ lại ở mức rất thấp (Mean: 3.34).
- Giá trị này chỉ ở mức trung bình cho thấy về khả năng sinh tồn ở thiên nhiên của họ rất thấp..
- Để cải thiện được kỹ năng sinh tồn trong môi trường thiên nhiên đối với du khách là thật sự cần thiết và ở câu hỏi sự mong đợi của du khách về việc tham gia một loại hình du lịch có tính chất sinh tồn trong thiên nhiên thì giá trị này đạt mở mức rất cao (Mean: 4.18).
- Điều này chứng tỏ nhu cầu của khách du lịch trong việc cải thiện kỹ năng sinh tồn là điều thiết yếu..
- Qua loại hình du lịch này khách có thể có những kỹ năng tự vệ, kỹ năng sơ cấp cứu căn bản,….
- Những kỹ năng ấy được thể hiện trong câu hỏi khảo sát về sự mong muốn cái thiện những kỹ năng sinh tồn sau khi tham gia vào loại hình du lịch này.
- Kết quả cho thấy đối với khách du lịch thì kỹ năng tự vệ là rất cần thiết, giá trị này nằm ở mức rất cần thiết (Mean: 4.24).
- Tiếp theo đó là kỹ năng sử sơ cứu với giá trị cũng rất cao (Mean: 4.23).
- Đây là 2 yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho du khách.
- Điều này cũng thể hiện ở câu hỏi khảo sát về điều mà khách lưu tâm nhất thì mức giá trị cho khảo sát về sự an toàn trong quá trình tổ chức chương trình được khách đặc biệt quan tâm (Mean: 4.30).
- Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trọng việc khẳng định sự thành công của một chương trình du lịch mang tính chất sinh tồn.
- Bên cạnh những câu hỏi khảo sát về sự nhìn nhận của khách hàng về một chương trình du lịch mới, tác giả cũng muốn thăm dò về giới thiệu của khách du lịch sau khi tham gia chương trình du lịch này thì được sự huorng ứng rất tích cực từ du khách.
- Mức độ hưởng ứng của họ nằm trong mức giá trị rất sẵn sàng giới thiệu chương trình này đến với người khác (Mean: 4,25).
- Điều này cũng là một động lực lớn để đề tài tiếp tục được phát triển và sớm được áp dụng để phục vụ khách du lịch..
- Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều loại hình du lịch trong đó đặc biệt là loại hình du lịch mang tính chất trải nghiệm sinh tồn, đối với một số quốc gia như Việt Nam thì đây là một loại hình còn khá mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, chính vì thế yêu cầu về nhân lực có kinh nghiệm cao là một yếu tố rất quan trọng để phát triển loại hình này.
- Ở đây tác giả đề ra 2 phương án: Thuê chuyên gia có kinh nghiệm từ nước ngoài về hướng dẫn và đào tạo cho nguồn nhân lực hiện có, cho nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển loại hình này..
- Ngoài việc thuê cố vấn là các chuyên gia nước ngoài cũng như các hướng đạo sinh và các sĩ quan quân đội thì yêu cầu cho việc phát triển lâu dài là không ngừng thu hút nhân lực, mở các lớp đào tạo huấn luyện viên trẻ có thể là người dân địa phương hoặc các bạn có đam mê với loại hình du lịch trải nghiệm sinh tồn.
- Qua đó sẽ góp phần nâng cao sự đảm bảo an toàn đến với khách du lịch khi họ tham gia chương trình du lịch sinh tồn..
- Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch.
- Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ và sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch..
- Về môi trường:.
- Với loại hình du lịch này, việc thiết kế một bản nội quy về việc bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết..
- Khi tham gia vào chương trình khách hàng phải thực hiện đúng với bảng nội quy ấy góp phần nâng cao ý thức của khách du lịch.
- Bênh cạnh đó việc áp dụng những chủ đề bảo vệ môi trường sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho chương trình và giúp cho môi trường được duy trì một cách bền vững để những loại hình du lịch mang tính chất sinh tồn được du khách chú ý và tham gia nhiều hơn nữa..
- Việc phát triển loại hình du lịch mới này nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam.
- Tuy nhiên rất từ nghiên cứu thực tế, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức để phát triển loại hình du lịch này.
- Nếu đảm bảo được những rủ ro trong quá trình thực hiện thì loại hình du lịch sinh tồn này dự kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch Việt Nam.
- Hy vọng với những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển loại hình này sẽ không ngừng tăng cao, ổn định, đóng góp tích tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và ngành Du lịch nói chung..
- [1] Nguyễn Minh Tuấn, Tống thị Thu Hòa, Đào Thị Thương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Kiều Hoa (2019) ,“Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường - Cơ quan ngôn luận Hội KHKT Lâm nghiệp Việt.
- Nam, https://baovemoitruong.org.vn/phat-trien-du-lich-theo-huong-ben-vung-tai-viet- nam/?fbclid=IwAR3My6xjbOq98M9NP51pLhzufE0JnsfsTV0tkdXIBERT4DpMdbe-8hHOu3Q [2] Lê Dung (2020), “Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của du lịch”, Tổng cục du.
- [5] Cao Thị Vân Anh (2019), “Phát triển mô hình khởi nghiệp du lịch trải nghiệm khả năng sinh tồn tạo tác động xã hội ở Hải Phòng”..
- [6] Báo Nhân Dân (Thứ Năm Khái quát vể điều kiện tự nhiên nước Việt Nam”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/Kh%c3%a1i-qu%c3%a1t-v%e1%bb%83-.
- [7] Báo Nhân Dân, Thứ Hai Phấn đấu năm 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/phan-dau-nam-2030-dua- du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-449702/.
- [8] Hiệp hội khách sạn Việt Nam Đất nước Việt Nam,

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt