« Home « Kết quả tìm kiếm

Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)


Tóm tắt Xem thử

- ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.
- Động cơ học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong công việc học tập.
- Động cơ học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, nguồn năng lực mạnh mẽ khiến cho sinh viên cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết để đạt được kết quả học tập của mình.
- Nó quyết định mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện cảu sinh viên nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định.
- Xuất phát từ quan điểm đó, nghiên cứu này nhằm giúp ta thấy được thực trạng động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học, giúp cho các bạn sinh viên nhận diện lại được một số vấn đề tồn tại trong động cơ học tập của bản thân, đồng thời khắc phục và có thể đặt ra những mục tiêu trong tương lai..
- Chính điều đó, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức và vừa là động lực không ngừng thúc đẩy con người chúng ta ai ai cũng phải cầu tiến, đặc biệt là các thế hệ sinh viên hiện nay phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cộng hưởng với việc đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập này..
- Có thể nói, việc củng cố và phát triển động cơ học tập cho sinh viên ở các trường đại học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo.
- Vì vậy, việc tích cực hóa động cơ học tập của sinh viên hiện nay có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành một lớp người lao động có chuyên môn cao cho hiện tại và tương lai..
- 2 THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.
- Sinh viên với chương trình giáo dục ở đại học thì tự học là chính.
- Bởi vì vậy rất nhiều sinh viên tự nghiên cứu bài vở ở nhà, tìm thêm tài liệu bên ngoài và học hỏi bạn bè, thầy cô để trau dồi và nắm vững kiến thức chuyên ngành làm nền cho bản thân.
- Nhưng cũng không ít sinh viên khá xem nhẹ tầm quan trọng của việc học trên giảng đường đại học vì đi làm mà bỏ lỡ việc học tập, tính tực giác rất kém, hoặc học vì mục đích đối phó, lấy điểm số, nhiều người đi học chỉ để điểm danh không bao giờ dành thời gian học ở nhà, tâm lý quen với việc “đọc _chép”, không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình dẫn đến việc học vô cùng thụ động.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là, có phải là do một phía từ bản thân sinh viên? Từ đâu mà dẫn đến những hành vi tiêu cực trong việc học vấn của bộ phận không ít sinh viên? Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên?.
- Động cơ học tập của sinh viên chịu tác động chủ yếu từ hai nhân tố: Khách quan và chủ quan và mối quan hệ giữa hai nhân tố này vô cùng mật thiết và quan trọng bởi nếu khi sinh viên chưa có động lực bên trong cụ thể thì chính động lực bên ngoài có thể làm cho người học thích thú tham gia, học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng, để rồi họ dần bị cuốn hút vào lĩnh vực đó, và từ đó động lực bên trong của sinh viên cũng dần được hình thành.
- Trong trường hợp ngược lại, khi mà sinh viên có động lực bên trong đủ lớn mạnh thì họ không quan tâm đến các yếu tố kích thích bên ngoài.
- tuy nhiên, khi mà động lực bên trong không vững thì sinh viên có thể tìm động lực bên ngoài để tiếp tục phát triển động lực bên trong của mình (chẳng hạn tìm các nguồn tài trợ để tiếp tục công trình nghiên cứu còn dở dang), v.v… Qua đó, ta có thể thấy các yếu tố khách quan và chủ quan có ý nghĩa vô cùng lớn tới động cơ học tập của sinh viên, rồi từ đó có thể quyết định được sự thành bại trong con đường học vấn của mình.
- Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến động cơ học tập của sinh viên ở mức độ nào, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát với 494 bạn sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM – HUTECH..
- Bảng 1: Yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên.
- Stt Các yếu tố Tỷ lệ.
- 1 Ý chí và quan niệm sống bản thân 86,6 13,4.
- 5 Ý thức khẳng định bản thân 65,5 34,5.
- Yếu tố chủ quan:.
- Ý chí của bản thân và quan niệm sống cá nhân: Đây là yếu tố then chốt, tác động khá mạnh mẽ đến động cơ học tập của họ.
- Thống kê cho thấy 86,6% sinh viên chọn.
- Kết quả này cho rằng, nếu sinh viên biết đặt mục tiêu cho từng giai đoạn trong cuộc đời, biết kiểm soát bản thân, đủ tự tin, bản lĩnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, trở ngại thì động lực học tập của sinh viên sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
- Quan trọng là liệu sinh viên có nhận thức được rằng họ sẽ có cơ hội tốt nếu họ cố gắng học tập tốt, cải thiện bản thân.
- Nếu họ nhận thức được điều này thì chắc chắn động cơ học tập của họ cũng sẽ trở nên tốt hơn.
- Bên cạnh đó, quan điểm sống cũng có tác động tích cực đến động lực của sinh viên “cho dù không thông minh, không tài cao nhưng chỉ cần có thái độ cần cù, chăm chỉ và có đạo đức thì vẫn có thể thành công”, thì càng làm cho động lực học tập cao hơn làm cho sinh viên cố gạt qua những thành kiến mà phấn đấu..
- Ý thức tự giác học tập và niềm tin vào ngành đang theo học: Đa số sinh viên cho rằng hai yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến động cơ học tập của họ, khoảng 100% và 89,4% sinh viên chọn.
- Tự giác trong học tập là tự mình vạch ra hướng, cách thức và con đường học tập, để rồi xây dựng kế hoạch học tập, chủ động tìm kiếm những điều thiếu xót của bản thân mà hoàn thiện, để từng bước đạt những mục tiêu của mình đã đặt ra từ trước.
- Và tại sao phải có niềm tin với ngành theo học? Đơn giản là khi bản thân tin rằng mình có thể đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được nó.
- Việc bạn tin vào ngành mình học thì bản thân mới có động cơ phấn đấu và quyết tâm đến cùng.
- Ý thức tự khẳng định năng lực học tập của bản thân: Yếu tố này cũng rất cần thiết cho các.
- “freshman” bởi bản thân mọi người cần biết bản thân có gì.
- Theo khảo sát việc muốn khẳng định bản thân chiếm 65,5% sinh viên chọn.
- Trong môi trường tập thể, sự khẳng định bản thân hay thậm chí là sự đánh giá của người khác đối với bản thân cá nhân là rất quan trọng.
- Vì thế sinh viên nên cố gắng thể hiện, được khẳng định năng lực của mình trước tập thể, đặc biệt hoạt động học tập mang tính chất trí tuệ cao vì thế việc khẳng định năng lực học tập sẽ là động lực thôi thúc bản thân vươn tới sự thành công..
- Sở thích cá nhân: Sở thích quyết định sự hứng thú trong học tập của mỗi cá nhân.
- Hứng thú được sinh ra và là động cơ quan trọng trong sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ, khiến cho chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn để đạt được kết quả tốt.
- Đối với học tập, hứng thú giúp ta phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân và sẽ giúp sinh viên khắc phục được những khó khăn, trở ngại để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đề ra.
- Nếu có thái độ thờ ơ, chán nản đối với học tập thì không thể đạt được thành tích và những mục tiêu mà mình đã đặt ra.
- Vì thế, yếu tố này cũng khá nhiều sinh viên chọn 71,4%..
- Yếu tố khách quan:.
- đáp ứng yêu cầu công việc: Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất đối với động cơ học tập của sinh viên, với 87,7% sinh viên chọn..
- Yêu cầu của mỗi ngành nghề ngày càng nhiều hơn, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình một kiến thức nền, trình độ chuyên môn vững chắc.
- Bên cạnh đó, sinh viên phải trau dồi cho mình những kiến thức xã hội, rèn luyện những kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, cũng như xã hội.
- Để có được việc làm đúng chuyên ngành, lương cao là mong muốn của sinh viên và nó cũng là động lực để sinh viên cố gắng phấn đấu..
- Có thể nói, gia đình là môi trường đào tạo đầu tiên trong đời mỗi người và nó ảnh hưởng rất lớn tới việc học hay thậm chí động cơ học tập của sinh viên.
- Vì vậy, kết quả từ khảo sát cho thấy khoảng 79,7% sinh viên chọn.
- Nếu gia đình cho bạn tự học tập từ nhỏ thì bản thân sinh viên sẽ tự ý thức được điều đó không bị bở ngỡ khi xa nhà.
- Còn những bạn được gia đình chăm sóc quá kỹ sẽ không có động cơ học tập vì không có sự quản thúc của gia đình.
- đây đều ảnh hưởng vô cùng lớn đến mặt tâm lý của sinh viên và là lý do, động lực thúc đẩy việc học tập của họ..
- Mối quan hệ thầy cô giảng viên, bạn bè: Yếu tố này thì ít sinh viên chọn, chỉ chiếm 58,3% sinh viên chọn.
- Nhưng “Học thầy không tày học bạn”- Việc học tập sẽ trở nên tốt hơn khi có mối quan hệ tốt với bạn bè.
- Trước hết, nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân trở nên phát triển hơn.
- Trong thời gian học trên giảng đường đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà, bạn bè của nhau sẽ chia sẻ những điều hay, điều xấu, động viên hay nhụt chí,… đều ảnh hưởng ít nhiều để định hướng tương lai nói chung cũng như động lực học tập nói riêng..
- Giảng viên cũng là yếu tố ảnh hưởng không ít đến động cơ học tập của sinh viên.
- Nếu giảng viên gây được hứng thú bằng cách dạy hay việc cộng điểm sẽ làm cho sinh viên tự học ở nhà để lấy điểm cộng.
- Mặt khác, sinh viên hiểu được việc có mối quan hệ tốt với giảng viên giúp chúng ta có hứng thú với việc học, làm cách nào để vượt qua khó khăn của bản thân, không còn cảm giác tiêu cực.
- Đồng thời, giúp ta trau dồi thêm những kỹ năng, cải thiện bản thân.
- Nhờ đó mà hiệu quả học tập tăng lên rất nhiều..
- Nhà trường: Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên động cơ học tập của sinh viên.
- Nếu nhà trường không quản lý nghiêm ngặt kết quả học tập hay đưa ra những giải thưởng những hoạt động bổ ích thì sinh viên sẽ không tham gia và không cố gắng tự học mà chỉ học cho có để qua môn để ra trường hoặc những cơ sở hạ tầng, cũng như sự tân tiến trong chương trình dạy học cũng rất quan trọng giúp cho sinh viên rất nhiều trong việc học tập, giúp họ sẽ hứng thú trong việc học và từ đó đạt hiệu quả trong quá trình đào tạo.
- Nên sinh viên rất quan tâm và kết quả tỷ lệ lên đến 75%.
- Như vậy, qua bảng khảo sát ta có thể thấy, các yếu tố bên trong và bên ngoài cùng nhau tác động làm nên hiệu quả của quá trình học tập.
- Việc vận dụng cũng như điều tiết các yếu tố này một cách đúng đắn và khắc phục được những yếu tố bất lợi sẽ làm cho học tập trở thành một quá trình hứng thú, hiệu quả và thành công.
- Và cũng từ đó các nhà truyền lửa và nhà trường cũng có thể thay đổi hướng nào đó cho sinh viên ta tốt hơn đồng thời cũng nâng giá trị của trường..
- 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Đối với bản thân sinh viên.
- Vậy, muốn biến những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến động cơ học tập của bạn thành những.
- “nấc thang”, những nguồn động lực vô cùng hữu ích giúp cho bản thân vươn lên, đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra trong tương lai thì bạn phải biết được trước hết bạn có năng lực gì? Bạn thích cái gì? Bạn mơ ước gì? Bạn muốn làm nghề gì? Nghề đó đòi hỏi cái gì, bên ngoài xã hội các nhà tuyển dụng yêu cầu như thế nào? Bạn thiếu gì, hay chưa có gì trong những yêu cầu đấy? Làm sao bạn có được nhu cầu đó? Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn lao động phải chất lượng, năng lực, có tri thức chứ không còn đơn thuần là những lao động tay chân như trước kia nữa.
- Khi lên đại học, học tập chủ yếu là tự học, giảng viên là người hướng dẫn để ngoài lý thuyết ra bạn có thể phát triển kỹ năng của bạn chứ không còn là kiểu “kèm cặp”, đọc- chép như thuở phổ thông.
- Đối với các bạn sinh viên năm nhất, chúng ta nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình (có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên hay bạn bè) để từ đó hoạch định kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học.
- Trong quá trình học, các bạn nên chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài để giúp ta rút ngắn thời gian ôn tập sau này, không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.
- Không những trong việc học mà bạn còn phải cố gắng tham gia các hoạt động của nhà trường, khoa để có nhiều mối quan hệ, học thêm những kiến thức hay và kỹ năng, cải thiện bản thân..
- Các bậc phụ huynh nên quan tâm, lắng nghe sinh viên nhiều hơn, đừng áp đặt, buộc con mình thế này, bắt con mình thế kia theo những kỳ vọng to lớn của bản thân tự vẽ ra.
- cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề học tập và đời sống tinh thần của sinh viên.
- cố gắng tham dự các buổi họp cố vấn học tập..
- Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ tốt nhu cầu học tập của người học có ảnh hưởng đến động cơ học tập của họ.
- Nhà trường hoặc các khoa chuyên môn trong trường cần tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa các doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên của khoa, thì động lực học tập của sinh viên chắc chắn được cải thiện đáng kể.
- Và nhà trường nên tổ chức các giải thưởng cho sinh viên như sinh viên tiêu biểu, sinh viên 5 tốt, học bổng, v.v..
- Việc xác định thực trạng, vai trò động cơ học tập của sinh viên, cũng như các yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên là rất cần thiết, giúp cho cơ sở giáo dục nói chung và nhà giáo dục nói riêng có những cách thức tiếp cận phù hợp trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội, qua đó nâng cấp cách giảng dạy, đồng thời đào tạo ra lớp lao động chất lượng giúp đất nước ngày càng phát triển.
- Đối với sinh viên, việc xác định động cơ học tập của bản thân rất quan trọng, bởi nhờ đó mà bạn có thể nhận định được bản thân, không ngừng cải thiện những khuyết điểm để ngày làm cho bản thân càng “giá trị” và đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt