intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có mục đích cung cấp thông tin cần thiết để phân tích và đánh giá một cách khoa học trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nước mắm trên địa bàn, giúp các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn rõ nét hơn hoạt động chế biến này để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. i LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu tôi thường xuyên nhận được sự động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Khuyến Nông và Phát triển nông thôn thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Hoa Sen, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, Chi cục Phát triển nông tỉnh Quảng Bình, cán bộ Phòng Công thương huyện Bố Trạch, cán bộ UBND các xã Nhân Trạch, Đức Trạch, Hội Phụ nữ xã Nhân Trạch, xã Đức Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi khi cung cấp cho tôi các số liệu về tình hình sản xuất và bán sản phẩm nước mắm trên địa bàn tỉnh. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị em trong lớp Cao học Phát triển nông thôn 19, bạn bè đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó! Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2015 Hồ Thị Hồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Hoa Sen. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng qui định. Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2015 Tác giả Hồ Thị Hồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2 1.2.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1. Giới thiệu chung về nước mắm .................................................................. 3 1.2. Nguyên liệu sản xuất nước mắm ................................................................ 3 1.3. Công nghệ sản xuất nước mắm .................................................................. 4 1.4. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 4 1.4.1. Sản xuất ................................................................................................... 4 1.4.2. Thị trường ................................................................................................ 4 1.4.3. Tiêu thụ sản phẩm ................................................................................... 5 1.4.4. Khái niệm chuỗi giá trị ............................................................................ 5 1.4.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị ............................................ 6 1.4.6. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu ............................................... 7 1.4.7. Khái niệm về tác nhân ............................................................................. 9 1.4.8. Khái niệm về sản phẩm ........................................................................... 9 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 1.4.9. Mối liên kết trong chuỗi giá trị ............................................................... 9 1.4.10. Phân tích giá trị gia tăng...................................................................... 12 1.5. Tình hình phát triển CBTS ....................................................................... 12 1.5.1. Tình hình phát triển CBTS thế giới....................................................... 12 1.5.2. Tình hình phát triển CBTS Việt Nam giai đoạn 2001-2014 ................. 16 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 2.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu ...................................................... 19 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu ................................................ 20 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội hai xã.................................................. 22 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Nhân Trạch, Đức Trạch ..................................... 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nhân Trạch, Đức Trạch .......................... 23 3.1.3. Đặc điểm dân số, lao động ở xã Nhân Trạch, Đức Trạch ..................... 24 3.1.4 Đặc điểm lao động của hộ chế biến nước mắm .................................... 25 3.1.5 Tình hình thu nhập của hộ điều tra 2014 ............................................... 27 3.2. Hoạt động CBTS tại Nhân Trạch và Đức Trạch ...................................... 28 3.2.1. Sản lượng chế biến thủy sản ở hai xã .................................................... 28 3.2.2. Các loại hình chế biến thủy sản tại hai xã điều tra................................ 31 3.3. Hoạt động chế biến nước mắm tại xã Nhân Trạch và Đức Trạch ........... 32 3.3.1. Lịch sử phát triển nước mắm tại xã Nhân Trạch và Đức Trạch ........... 32 3.3.2. Quy trình kĩ thuật chế biến nước mắm tại hai xã .................................. 33 3.3.3. Đặc trưng sản phẩm nước mắm tại hai xã ............................................. 36 3.3.4. Quy mô chế biến nước mắm tại hai xã.................................................. 38 3.3.5 Hình thức tổ chức sản xuất nước mắm tại hai xã ................................... 39 3.3.6 Tình hình tiêu thụ nước mắm được sản xuất tại hai xã .......................... 40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.4. Đặc điểm chuỗi giá trị và các tác nhân tham gia vào chuỗi sản phẩm nước mắm tại hai xã ................................................................................................. 41 3.4.1. Chuỗi giá trị nước mắm tại hai xã ......................................................... 41 3.4.2. Đặc điểm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nước mắm .................... 43 3.4.3. Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm nước mắm tại hai xã ................................................................................................. 44 3.5. Hình thành giá bán và phân chia lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi53 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nước mắm tại hai xã ....... 56 3.6.1. Yếu tố tích cực ...................................................................................... 56 3.6.2. Yếu tố tiêu cực ...................................................................................... 57 3.6.3. Tình hình phát triển nhãn mác, nhãn hiệu cho sản phẩm nước mắm tại hai xã ......................................................................................................................... 61 3.7. Giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị cho sản phẩm nước mắm tại hai xã ... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 65 Kết luận ........................................................................................................... 65 Kiến nghị ......................................................................................................... 66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân TLSX : Tư liệu sản xuất GO : Tổng giá trị sản xuất TC : Tổng chi phí sản xuất CBTS : Chế biến thủy sản ĐVT : Đơn vị tính TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NNNT : Ngành nghề nông thôn CNH-HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa NNCBTS : Ngành nghề chế biến thủy sản NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn L : Lít % : Phần trăm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số đặc điểm kinh tế- xã hội của hai xã điều tra ............................. 24 Bảng 3.2. Kinh nghiệm của các hộ sản xuất nước mắm được điều tra ................... 25 Bảng 3.3. Đặc điểm lao động của hộ chế biến được điều tra ................................ 26 Bảng 3.4. Sản lượng chế biến thủy sản tại hai xã từ năm 2012-2014 .................... 29 Bảng 3.5. Sản lượng nước mắm bình quân/năm của các hộ điều tra ..................... 30 Bảng 3.6. Sản lượng nước mắm chế biến tại hai xã năm 2014 .............................. 38 Bảng 3.7. Hoạt động chế biến nước mắm ............................................................ 39 Bảng 3.8. Giá bán nước mắm cho đại lí, bán buôn, hộ bán lẻ theo loại ................. 40 Bảng 3.9. Đặc điểm hoạt động của các đại lí, bán buôn, hộ bán lẻ ........................ 47 Bảng 3.10. Các lọai chi phi của các tác nhân trung gian (đại lí, bán buôn, bán lẻ) . 48 Bảng 3.11. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm nước mắm của đại li, bán buôn, bán lẻ (%) ... 49 Bảng 3.12. Chi phí mua nguyên liệu của hộ chế biến được điều tra ...................... 51 Bảng 3.13. Chí phí sản xuất bình quân/L nước mắm năm 2014. ĐVT: Đồng ........ 51 Bảng 3.14. Tiêu thụ sản phẩm nước mắm của hộ điều tra năm 2014 .................... 52 Bảng 3.15. Hình thành giá bán và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nước mắm xã Đức Trạch ........................................................... 53 Bảng 3.16. Hình thành giá bán và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nýớc mắm xã Nhân Trạch ......................................................... 54 Bảng 3.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất nước mắm của các hộ điều tra (%) .................................................................................................... 56 Bảng 3.18. Một số đặc điểm của hộ chế biến nước mắm có nhãn hiệu và không có nhãn hiệu tại hai xã ............................................................................................ 62 Bảng 3.20. Tiêu chí đánh giá mức độ liên kết ...................................................... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình. Nguồn: FAO (2006) ............. 7 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch, Quảng B́nh. ................................. 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Sản lượng khai thác thủy sản tại hai xã điều tra năm 2014 (Tấn) ......................................................................................................................... 23 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ số hộ CBTS tại hai xã năm 2014 ( %) .............................. 31 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị trên 1L nước mắm (%) ........................................................................................... 55 Sơ đồ 3.1. Quy trình kĩ thuật chế biến nước mắm của hộ tại hai xã............... 35 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị nước mắm tại hai xã........................................ 41 Sơ đồ 3.3. Các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị nước mắm ............ 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nước mắm là biểu tượng rất riêng của văn hóa ẩm thực và không thể thiếu hương vị truyền thống này trong mỗi bữa cơm gia đình. Nước mắm là một loại gia vị đồng thời cũng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Quảng Bình là địa phương có đường bờ biển kéo dài hơn 116 km. Từ xưa, ngư dân vùng biển Quảng Bình đã biết hướng ra biển, khai thác những loại hải sản phong phú mà thiên nhiên ban tặng. Đó là nguồn cá, tôm, mực và nhiều loài hải sản đặc sản khác. Ngư dân ven biển đã biết chế biến những món ăn ngon từ những sản vật đó. Trong đó, nghề chế biến nước mắm đã vượt qua thời gian để góp thêm một thức chấm ngon, trở thành sản phẩm đặc sản để người Quảng Bình tự hào về văn hóa ẩm thực của quê hương. Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình thì tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có khoảng hơn 800 cơ sở chế biến nước mắm theo hình thức hộ gia đình và tập trung ở các địa phương ven biển như Đức Trạch, Thanh Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch); Cảnh Dương, Quảng Phú (Quảng Trạch); Bảo Ninh, Quảng Phú (Đồng Hới)... Mỗi cơ sở sản xuất nước mắm bình quân giải quyết việc làm cho từ 8 đến 10 lao động. Như vậy, nghề làm nước mắm đã giải quyết việc làm và mang lại nguồn thu nhập cho gần 2000 lao động nông thôn vùng ven biển. Bên cạnh đó, nghề làm nước mắm còn góp phần làm tăng giá trị cho nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản của tỉnh [13]. Nhân Trạch, Đức Trạch là hai xã ven biển huyện Bố Trạch, ngư dân ở đây đánh bắt gần bờ là chủ yếu với các hoạt động khai thác đa dạng gắn bó từ rất lâu đời như đi câu, dạ ruốt, lưới... Phát huy lợi thế là xã ven biển, nơi có nguồn thủy sản dồi dào, đặc biệt là các loại cá nên nghề sản xuất nước mắm rất phát triển nơi đây. Tại xã Nhân Trạch và Đức Trạch có đến 80% số hộ sống bằng các ngành nghề khai thác, chế biến hải sản và có kinh nghiệm chế biến nước mắm [12]. Tuy nhiên, các hộ gia đình chế biến nước mắm ở đây đang gặp phải một số khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài:“ Chuỗi giá trị nước mắm sản xuất tại vùng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu được tiến hành nhằm ba mục tiêu chính sau: 1) Tìm hiểu hoạt động sản xuất nước mắm ở vùng ven biển huyện Bố Trạch 2) Phân tích chuỗi giá trị nước mắm sản xuất ở địa bàn hai xã Nhân Trạch và Đức Trạch 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nước mắm tại hai xã nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu có mục đích cung cấp thông tin cần thiết để phân tích và đánh giá một cách khoa học trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nước mắm trên địa bàn, giúp các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn rõ nét hơn hoạt động chế biến này để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nước mắm trên địa bàn huyện một cách cụ thể, rõ nét để từ đó đề xuất các mô hình sản xuất, các chính sách hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả của loại hình sản xuất này, tạo được làng nghề truyền thống của địa phương. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra tại xã Nhân Trạch và xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là hai xã miền biển với các điều kiện đặc thù là sống chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn lợi của biển, là nơi có hoạt động sản xuất nước mắm truyền thống và hiện tại hoạt động sản xuất nước mắm là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Tất cả các thông tin dữ liệu dùng để phân tích trong nghiên cứu dự tính trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2014. Tuy nhiên, do các nguồn số liệu thứ cấp hạn chế nên đề tài chỉ tập trung phân tích dữ liệu trong phạm vi năm 2012 đến 2014. - Đối tượng nghiên cứu và đối tượng cung cấp thông tin: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi giá trị của nước mắm tại các xã vùng biển huyện Bố Trạch, tập trung vào hai xã Nhân Trạch và xã Đức Trạch. Đối tượng cung cấp thông tin cho nghiên cứu gồm: + Các hộ chế biến nước mắm của hai xã Đức Trạch và Nhân Trạch. + Các đại lý tiêu thụ nước mắm trên địa bàn, các tiểu thương bán lẻ, các nhà hàng, khách sạn, người tiêu dùng,… + Cơ quan ban ngành liên quan như Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, phòng thống kê, UBND xã, Hội phụ nữ xã, trưởng thôn… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về nước mắm Nước mắm là sản phẩm lên men từ cá, là sản phẩm truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nước mắm đã gắn liền với lịch sử dân tộc và mang bản sắc văn hóa đặc thù Việt Nam. Nghề làm nước mắm đã có từ hơn 600 năm trước đây với nhiều cách chế biến mang tên địa phương (đến nay một số đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng) như: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc, Nam Ô (Đà Nẵng). Công trình nghiên cứu đầu tiên về nước mắm Việt Nam do bác sỹ người Pháp là Rode tiến hành vào năm 1914 ở Bình Thuận và Phú Quốc. Đã đưa ra một số nhận xét sau đây: 1. Nước mắm là hỗn hợp của các axit amin được tạo thành do sự thủy phân protein của cá bởi hệ enzim proteaza vi sinh vật. 2. Muối có tác dụng ức chế vi sinh vật gây thối, tỉ lệ muối thích hợp là 20 – 25%. 3. Tác dụng làm ngấu (chượp) và tạo hương ngoài enzim proteaza vi sinh vật còn do các enzim thủy phân trong nội tạng (ruột) cá. 4. Nhiệt độ có tác dụng rất lớn đến hoạt động của enzim trong quá trình làm nước mắm, nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 36 – 440C. 5. Trong quá trình thủy phân thì độ axit tăng. Nếu ở thời điểm ban đầu môi trường kiềm yếu có tác dụng rất tốt. Về sau các tác giả nghiên cứu Việt Nam (những người đầu tiên là Đinh Minh Kha và Nguyễn Xuân Thọ) và nước ngoài tham gia nghiên cứu về công nghệ sản xuất nước mắm tại các địa phương với các nội dung chủ yếu: Nghiên cứu so sánh các phương pháp sản xuất nước mắm ở các địa phương; Nghiên cứu chế độ nhiệt trong quá trình thủy phân; Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzim để rút ngắn quá trình sản xuất chượp (công nghệ nước mắm ngắn ngày); Nghiên cứu chế độ cho muối trong thời kỳ sản xuất chượp; Nghiên cứu về nguyên liệu cá và qui trình công nghệ làm nước mắm phù hợp với công nghệ ban đầu [7]. 1.2. Nguyên liệu sản xuất nước mắm Đó là các loại cá, việc lựa chọn cá để sản xuất nước mắm là rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm phần lớn nước mắm được sản xuất từ cá biển, những loại nước mắm ngon nhất được làm từ các loại cá sau đây được nhiều người đồng tình là: cơm, mòi, nục, trích, phèn, lươn ngắn, lẹp, chuồn ; nước mắm cũng được làm từ cá hỗn hợp và cá nước ngọt như: diếc, rô, chép, trắm đen, mè hoa, mè trắng, lành canh, cá lóc [7]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 1.3. Công nghệ sản xuất nước mắm Nước mắm là dung dịch hỗn hợp các axit amin, muối ăn, các chất thơm được tạo thành trong quá trình lên men. Như vậy, bản chất của quá trình sản xuất nước mắm gồm hai quá trình chuyển hóa cơ bản: - Chuyển hóa protein thành axit amin. Đây là chuyển hóa chủ đạo trong quá trình sản xuất nước mắm do hệ enzim proteaza của vi sinh vật và ủa cá (ruột cá, nội tạng cá). E.proteaza vi sinh vật Protein poly peptit axit amin E. proteaza của cá Đồng thời cũng sẽ tạo các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối có mùi khó chịu như: indol, mercaptan, NH, H2S, TMA, DMA (đimetyl amin), MMA (mono metyl amin)…Các sản phẩm này có thể tan trong nước mắm hoặc bay hơi tạo mùi khó chịu. Trong sản xuất nước mắm người ta kìm hãm quá trình này. - Quá trình tạo hương nước mắm. Đây là quá trình phức tạp, đòi hỏi có thời gian tàng trữ để hương nước mắm sản sinh và tích lũy lại trong sản phẩm. Nó là tập hợp của các biến đổi hóa học và hóa sinh (lên men bởi vi sinh vật). Hệ vi sinh vật trong nguyên liệu cá ban đầu trong khối cá đang lên men (chượp đang chín) chủ yếu là nhóm vi khuẩn điển hình là cá loài Bacillus subtilis, B.mesantericus, Erischia coli, Pseu dimonas, Clos tridium [7]. 1.4. Một số khái niệm liên quan 1.4.1. Sản xuất Là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. 1.4.2. Thị trường Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc dán tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường Miền Trung… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trường tiền tệ. 1.4.3. Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng. 1.4.4. Khái niệm chuỗi giá trị Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động tạo giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm một giá trị nhất định cho sản phẩm cung ứng cho khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng, bao gồm: hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Porter (1985) giúp nhận dạng những điểm yếu trong mỗi hoạt động cần cải tiến cũng như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Porter (1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt động có khả năng tạo ra giá trị và sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh. Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) bị giới hạn bởi những hoạt động tạo giá trị trong phạm vi một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky (2000), Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1994, 1999) and Gereffi and Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối [16], [17]. Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân phối sản phẩm. Trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty, nhiều ngành giữa các quốc gia với nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị khác nhau trước khi chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng. Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa mở rộng theo cách tiếp cận toàn cầu cho việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi [16], [17]. Trong bất kỳ chuỗi giá trị nào thì mỗi thành viên của chuỗi là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, các thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được mục đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng. 1.4.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị Một trong những vai trò lớn nhất của việc xây dựng chuỗi giá trị là nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững [17]. Với xu hướng toàn cầu hóa trong cung ứng, sản xuất và phân phối cùng với phân công lao động mạnh mẽ, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu gắn kết giữa các tác nhân là mô hình cạnh tranh nổi bật của nhiều ngành công nghiệp và là chiến lược cạnh tranh sáng tạo của các doanh nghiệp [17]. Phân tích chuỗi giá trị xác định được những tác nhân kinh tế tham gia vào sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng cho một sản phẩm cụ thể. Việc hình thành sơ đồ chuỗi giá trị cho phép dễ dàng đánh giá đặc điểm hoạt động của các tác nhân, qui mô và dòng chảy của sản phẩm, cấu trúc chi phí và lợi nhuận, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn, xác định những điểm yếu và khiếm khuyết trong chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân phối lợi ích của các tác nhân kinh tế trong chuỗi. Điều này có thể nhận dạng được những tác nhân nào cần sự thay đổi hay hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực và tạo sự cân bằng hợp lý lợi ích giữa các tác nhân. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng [13]. Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để xem xét khả năng nâng cấp chuỗi, bao gồm việc nâng cấp sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại, nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh lâu dài cho chuỗi. Khả năng cải tiến PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 chuỗi giá trị dựa vào nhiều yếu tố như sự phân phối lợi ích trong chuỗi, phương cách giao dịch và trao đổi thông tin, rào cản gia nhập ngành, cơ chế quản lý của Nhà nước, những rào cản và tiêu chuẩn trong thương mại, các yếu tố liên quan đến văn hóa và tập quán kinh doanh... Phân tích chuỗi giá trị cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc thiết lập cấu trúc mối quan hệ giữa các bên có liên quan, cơ chế phối hợp và vận hành trong chuỗi giá trị. Điều này là quan trọng cho việc hình thành chính sách quản lý để nâng cao vị thế cạnh tranh của chuỗi, khắc phục các điểm yếu và tạo nhiều giá trị gia tăng cho ngành [17]. 1.4.6. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình bao gồm hoạt động sản xuất khai thác/nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến sản phẩm, phân phối và bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng (H́nh 2.1). Theo FAO (2006), có sáu quá tŕnh cơ bản theo trình tự cho một chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình bao gồm: 1. Hoạt động sản xuất của ngư dân khai thác hoặc nuôi trồng; 2. Hoạt động của những tác nhân sơ chế ban đầu; 3. Hoạt động của tác nhân chế biến; 4. Hoạt động các nhà buôn bán sỉ; 5. Những người bán lẻ; 6. Người tiêu dùng cuối cùng [17]. Sơ chế Chế biến Người Thu hoạch ban đầu Buôn bán sĩ Buôn bán lẻ tiêu sản phẩm dùng Hình 1.1. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình. Nguồn: FAO (2006) Phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu: Tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn tác nhân khởi đầu khác nhau cho nghiên cứu chuỗi giá trị. Mục tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin. Thứ hai, lập sơ đồ chuỗi giá trị: tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt ðộng chính và quan trọng trong chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 nhân thực hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; (iv) xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác nhân cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí) và (vi) xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi. Thứ ba, xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường: tức là xác định đặc điểm đa dạng hóa sản phẩm cho từng nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng trong những thị trường trọng điểm khác nhau, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm). Thứ tư, xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường. Thứ năm, đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo giá trị. Thứ sáu, quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân; xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Thứ bảy, nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii) thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi (tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới). Thứ tám, các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành... Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu. Cách tiếp cận phân tích dựa trên mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 hàng nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình [16]. Vì vậy, đề tài cũng sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông nghiệp mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó là: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi tác nhân; xác định doanh thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của mỗi tác nhân. (ii) Xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. (iii) Tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị (iv) Xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị 1.4.7. Khái niệm về tác nhân Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động. 1.4.8. Khái niệm về sản phẩm Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra một sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất, của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân của tác nhân đầu tiên. 1.4.9. Mối liên kết trong chuỗi giá trị Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một vấn đề hết sức cần thiết và thu hút sự quan tâm chú ý của xã hội. Phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng sẽ khắc phục tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán của các hộ nông dân, hình thành các mô hình liên kết ngang và liên kết dọc theo ngành hàng và theo lãnh thổ, giải quyết được vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 Liên kết chuỗi trong cung ứng nông sản là con đường tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ ổn định. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ không chỉ giúp giảm tầng trung gian, mà còn tạo điều kiện tiếp cận nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng [9]. * Mục đích, nguyên tắc của liên kết Liên kết nhằm mục đích để các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu và hàng hóa ổn định phục vụ chế biến và xuất khẩu, người nông dân được chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, được hỗ trợ vật chất và sản phẩm được tiêu thụ ổn định. Nguyên tắc liên kết là sự thỏa thuận, đôi bên hoặc nhiều bên cùng có lợi [9]. * Hạn chế của việc thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Sản xuất không theo quy hoạch và kế hoạch, sản phẩm tuy nhiều nhưng các nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu để sản xuất, trong khi sản phẩm nhiều lúc ế thừa khó tiêu thụ. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo, nông dân chậm được chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất thấp, sản phẩm khó tiêu thụ, mặt trái của thị trường có điều kiện phát triển. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu đạt rất thấp, nhất là rau, hoa và sản phẩm cây công nghiệp dài ngày. Một số sản phẩm chưa đạt chất lượng về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hàm lượng Nitrat, vi sinh vật vượt mức giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ nông sản đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp thiếu ổn định, khi thị trường cần số lượng lớn thì sản xuất nguyên liệu không đáp ứng đủ, khi thị trường tiêu thụ bị thu hẹp thì nguyên liệu sản xuất thừa, một số doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất [9]. * Sự cần thiết của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, do sản xuất còn nhỏ lẻ, sản lượng nông sản hàng hóa của từng hộ nông dân thấp, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn khá lỏng lẻo được xem là nguyên nhân chính làm cho giá cả nông sản, thực phẩm luôn rơi vào cảnh bấp bênh. Trong bối cảnh đó, liên kết, đầu tư và tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm là vấn đề hết sức cần thiết. Phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, qua đó hình thành các mô hình liên kết và vùng sản xuất tập trung. Khi giải quyết được các vấn đề về tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm sẽ hạn chế được sự độc quyền ép giá, sản xuất manh mún thiếu tập trung dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, rủi ro thị trường đầu ra… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Khi doanh nghiệp và nông dân liên kết lại với nhau sẽ tạo điều kiện để cả 2 cùng phát triển: người nông dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm nông sản thực phẩm, trong khi đó doanh nghiệp yên tâm khi có vùng nguyên liệu sản xuất lâu dài, ổn định và sẽ tập trung đầu tư sản xuất, xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân để nâng cao chất lượng nông sản. Trong mối liên kết này, hợp đồng tiêu thụ được xem là sợi dây gắn kết giữa người nông dân và doanh nghiệp. Thông qua ký kết hợp đồng tięu thụ nông sản đã làm thay đổi nhận thức, phương thức làm ăn của doanh nghiệp và các hộ nông dân. Doanh nghiệp đã mở rộng hơn quy mô sản xuất, chủ động hơn nguồn nguyên liệu, năng lực cạnh tranh được tăng cường. Ngược lại, người sản xuất có điều kiện tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư (vốn, giống, phân bón…), các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý. Qua đó, nông dân phấn khởi, yên tâm sản suất, sản xuất ổn định, thu nhập từng bước được nâng cao [9]. * Mối liên kết dọc và mối liên kết ngang Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công thì liên kết ngang và liên kết dọc phải được cũng cố và phát triển. Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm, tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán… Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ [11]. Ví dụ: Tổ chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm: (1) Mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp; (2) Tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa; (3) Tiêu thụ qua tập thể Tổ có khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro… Tóm lại, liên kết ngang mang lại các lợi thế như: Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ; tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn, tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững. Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: Thành lập và hoạt động tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Như thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững [11]. Giống như các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm để các hộ có cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0