Academia.eduAcademia.edu
TÍN NGƯỠNG CỦA- CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG BIỂN MỸ KHÊ, QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG) Bài viết cần xác định rõ hơn đối tượng khảo sát để có thể đưa ra những nhận định cho sát với mục đích, cụ thể: lớp cư dân đầu tiên ở làng Mỹ Khê làm nghề nông và nghề ngư, với quá trình đô thị hóa, như bài viết đưa ra, là họ đã di dời đi nơi khác nhiều, chỉ còn 87 lao động ngư nghiệp. Vậy chủ nhân của tín ngưỡng truyền thống ở đây là ai, trong khi tác giả chỉ khảo sát trên 6 người làm ngư nghiệp, những người làm nghề nghiệp khác có phải là dân gốc hay dân mới chuyển đến. Đây là một yếu tố then chốt cần phải làm rõ, để xác định sự biến đổi của truyền thống, và sự du nhập thêm những yếu tố mới trong tín ngưỡng. Có thể những người làm ngành nghề khác thì họ sẽ theo những tín ngưỡng khác. Từ bài viết có thể thấy, ý đồ của tác giả là phân tích những biến đổi của tín ngưỡng truyền thống trong nghề nông-ngư nghiệp là chủ yếu. Để thuyết phục hơn với tiêu đề bài viết đặt ra, bài viết nên đề cập thêm những tín ngưỡng mới xuất hiện trong lớp cư dân mới tới định cư ở đây trong quá trình đô thị hóa, hoặc nghiên cứu thêm về tín ngưỡng của những ngư dân ven biển nhưng đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Tóm tắt: Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng cư dân ven biển, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Lựa chọn làng Mỹ Khê (nay thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) làm điểm nghiên cứu, bài viết phân tích những biến đổi trong tín ngưỡng của cư dân làng biển Mỹ Khê, qua đó phản ánh một trong hai xu hướng biến đổi chủ đạo của tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa hiện nay, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động đến sự biến đổi đó. Kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm luận cứ cho các ban ngành quản lý văn hóa thành phố Đà Nẵng trong việc ban hành các chính sách giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển Đà Nẵng. Từ khóa: Đô thị hóa, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, làng biển, Mỹ Khê 1. Mở đầu Là một trong những địa phương tiêu biểu của cả nước về hiệu quả và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, bộ mặt thành phố Đà Nẵng đang ngày càng thay đổi không ngừng. Cũng như khá nhiều địa phương ven biển khác của Việt Nam, Đà Nẵng đã và đang chủ động trong trào lưu hướng biển, tạo xây dựng mối quan hệ kinh tế và văn hóa biển, nhằm mục đích phát triển một cách toàn diện và bền vững Đà Nẵng trong hiện tại và lâu dàitương lai. Điều đó có nghĩa, văn hóa cư dân ven biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nơi đây. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng, nhiều giá trị văn hóa của cư dân ven biển đã dần biến đổi theo cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, trong đó có tín ngưỡng, mà làng biển Mỹ Khê, nay thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. 21. Vài nét về đô thị hóa Đà Nẵng và làng biển Mỹ Khê Đô thị hóa là kết quả tất yếu trong tiến trình hiện đại hóa đưa đất nước phát triển đi lên ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã có sự bùng nổ về tốc độ đô thị hóa, mà Đà Nẵng là một trong những " “hình mẫu”" của cả nước về công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị [6(Huỳnh Phước, 2010, tr.230)]. Về không gian, phạm vi đô thị được mở rộng, ranh giới hành chính của các quận huyện được phân chia theo hướng đô thị hóa, trong đó diện tích đất huyện Hòa Vang thu hẹp lại nhường chỗ cho việc hình thành các quận nội thành mới là Cẩm Lệ và Liên Chiểu, nâng tổng số nội thành của thành phố lên 6 quận và 2 huyện. Các tuyến đường chính của thành phố được mở rộng, đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường du lịch trọng yếu như: đường Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Phạm Văn Đồng, đường lên khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà…. Những con đường đó vừa tạo cảnh quan đẹp cho thành phố, vừa tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng các khu du lịch, phát triển các ngành dịch vụ và sản xuất công nghiệp, góp phần thay đổi thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hàng loạt các cây cầu lớn nối liền hai bờ sông Hàn như cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng phục vụ du lịch, thông thương, cùng các hoạt động khác, đã góp phần xóa dần khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa hai bên bờ sông Hàn, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các khu đô thị mới bên kiaphía đông sông Hàn. Quá trình đô thị hóa cũng tạo ra sức hút với dòng di dân từ nông thôn và các tỉnh khác tới. Tỷ lệ dân di cư so với dân thành phố tăng từ 3,4% (1997) lên 16,2% (2008) khi mà diện tích đô thị tăng dần từ gần 20% (1997) lên 38% (2008), GDP/người tăng 3,8 triệu đồng/người (1997) lên gần 10 triệu đồng/người (Bùi Quang Bình, 2010, tr.269) (2008) [2, tr.269] xem lại tài liệu tham khảo? và hơn 44 triệu đồng/người năm 2015 [1] xem lại tài liệu tham khảo?. Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu nhập và điều kiện sống của người dân được nâng cao, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ về điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí và các cơ hội nghề nghiệp… Song song với những tiện ích, tiến trình đô thị hóa ở Đà Nẵng cũng bộc lộ một số nguy cơ tiềm ẩn rất đáng lo ngại. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các gia đình và cá nhân làm nảy sinh những phức tạp liên quan đến nghề nghiệp, sinh kế, đời sống của người dân như: mất việc, thay đổi công việc… ; việc gia tăng dân số nhanh tập trung vào các quận nội thành làm cho cơ sở hạ tầng tại đô thị quá tải; ô nhiễm môi trường gia tăng. Ở khía cạnh đời sống văn hóa, đô thị hóa cũng đã khiến nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống bị mai một và dần thay thế bởi những hoạt động giải trí hiện đại, như cà phê, internet, bi da, siêu thị… Với chủ trương lấy kinh tế biển làm nền tảng phát triển, đô thị hóa ở Đà Nẵng đã tác động mạnh mẽ đến khu vực ven biển, trong đó có làng biển Mỹ Khê. Làng biển Mỹ Khê nằm về phía hữu ngạn sông Hàn, là một trong những làng được hình thành khá sớm ở Đà Nẵng, khoảng những năm cuối thế kỷ XVI. Bên cạnh ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dân làng Mỹ Khê còn trồng lúa và hoa màu. Năm 1972, Mỹ Khê sáp nhập với làng Phước Trường thành phường Phước Mỹ, quận III, sau 1997, đổi tên quận Sơn Trà. Dù chỉ cách trung tâm thành phố 1km nhưng cho đến tận những năm cuối thế kỷ XX, bờ Tây và bờ Đông sông Hàn dường như vẫn là hai2 thế giới cách biệt và đối lập. (bổ sung thêm về thời gian) Năm 2000, cầu sông Hàn được khánh thành và sau đó là cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng đã Rồi những chiếc cầu nối liền hai2 bờ, đô thị hóa chỉnh trang cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh sang phía Đông, sự bùng nổ của ngành “công nghiệp không khói” - du lịch đã tác động mạnh mẽ đến làng biển nhỏ bé này. Nông - ngư không còn là hai2 ngành nghề chính ở đây mà đã chuyển đổi thế mạnh sang dịch vụ. Hiện toàn phường chỉ còn 87 70 lao động đánh bắt thủy sản với cơ cấu sản lượng chiếm 1,811,78% tổng sản lượng đánh bắt thủy sản toàn quận Sơn Trà [4(Chi Ccục thống kê quận Sơn Trà, 20132016, tr.83, 76151, 83157)]. Sự chuyển đổi nghề nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn đến tín ngưỡng của cư dân ven biển Sự chuyển đổi nghề nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn đến tín ngưỡng của cư dân ven biển. Cùng với đó là quá trình chỉnh trang đô thị diễn ra sôi động trên địa bàn toàn phường, làm thay đổi hẳn diện mạo của phường Phước Mỹ nói chung, làng biển Mỹ Khê nói riêng và thu hút ngày càng nhiều dân nơi khác đến định cư. Dân số của phường tăng từ 9.766 người (năm 1997) lên đến 13.299 người (năm 2003), 16.214 người (năm 2010) và 18.416 người (năm 2015) (Chu cục thống kê quận Sơn Trà, 2016, tr.32). Trong khi đó, dân làng Mỹ Khê lại bán đất và chuyển đi nơi khác sinh sống vì đất đai ở đây có giá ngày một cao hơn nhờ do phát triển các dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn... và chuyển đi mua đất nơi khác sinh sống. Đô thị hóa tại khu vực này được đẩy mạnh nhằm phục vụ phát triển du lịch thành phố khiến sinh hoạt tín ngưỡng ở Mỹ Khê bị biến động mạnh hơn các làng ven biển khác của Đà Nẵng. Phần này cần bổ sung thêm số liệu cụ thể về số lượng, thành phần, cơ cấu dân cư cụ thể của làng, đặc biệt là biến đông qua các thời kỳ (chuyển dịch dân cư: người làng chuyển đi nơi khác, người nơi khác chuyển đến làng) bởi vì đây là yếu tố quan trọng để phân tích sự biến đổi trong tín ngưỡng. 32. Tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thành phố - nhìn từ làng biển Mỹ Khê 32.1. Tín ngưỡng truyền thống ở làng biển Mỹ Khê Sự kết hợp giữa yếu tố “nông” trong cội nguồn và “ngư” nơi vùng đất mới trong sinh hoạt và lao động sản xuất đã dẫn đến sự đa dạng trong tâm thức thờ thần của người Việt ven biển Đà Nẵng nói chung và Mỹ Khê nói riêng. Người dân Mỹ Khê thờ cúng cá Voi, thờ Tiền hiền, thờ Nữ thần/Mẫu thần, thờ Cô hồn/Cô bác, thờ Tam vị. - Tín ngưỡng thờ cá Voi: Gắn liền với cuộc sống mưu sinh trên biển, tín ngưỡng thờ cá Voi là tín ngưỡng đặc thù nhất trong đời sống tâm linh của cư dân ven biển Đà Nẵng. Người dân suy tôn bằng các danh xưng: Ngài, Ông, Đức liịnh ông, Đức Ngư Ông, Đông Hải cự tộc Ngọc Lân chi tôn thần, Nam Hải cự tộc Ngọc Lân chi tôn thần. Không chỉ trở thành vị thần bảo trợ cho những người đi biển, cá Voi còn được xem như thần bảo hộ của làng vạn (giống như Thành hoàng) và là một phúc thần. Truyền thuyết về Đức ngư ông ở các làng biển Đà Nẵng chủ yếu gắn liền với sự kiện cứu giúp vua Gia Long khỏi tình cảnh hiểm nghèo trên biển. - Tín ngưỡng thờ Tiền hiền: Gắn với công cuộc khai hoang lập làng của người Việt trong hành trình đi mở cõi, tín ngưỡng thờ Tiền hiền thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của người Việt. Trong quan niệm của người dân ven biển Đà Nẵng, Tiền hiền là người đến trước, dừng chân khai phá, lập nghiệp ở vùng đất mới. Tiền hiền làng Mỹ Khê là ông Đàm Văn Độn, người Nghệ An, đến đây khai cư lập ấp vào thế kỷ XVI. Trong tâm thức dân biển Mỹ Khê, Tiền hiền không chỉ là bậc Tổ của dòng họ mà còn là Phúc thần/Thần làng, vậy nên được thờ ở đình làng, bên cạnhđồng thời cũng thờ ở nhà thờ tộc Tiền hiền - tộc Đàm. - Tín ngưỡng thờ Nữ thần/Mẫu thần: Ở bộ phậnĐối với ngư dân ven biển Đà Nẵng, niềm tin về với các Bà/Mẫu xuất hiện là lẽ đương nhiên để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của trong đời sống vật chất và ,tinh thần khi phải đối mặt với những cản trở của tự nhiên trong khi khả năng có giới hạn của mình chưa thể vượt qua. Tiêu biểu như tín ngưỡng thờ bà Ngũ Hành, Bà Thiên Y Ana, Bà Dàng Què, Bà Đại Càn, bà Thủy Long. Riêng ở làng Mỹ Khê, từng có miếu thờ bà Đại Càn với tên gọi đầy đủ trong các bản sắc phong còn lưu lại tại làng là Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương Thượng Đẳng Thần. - Tín ngưỡng thờ Cô hồn/Cô bác: Tín ngưỡng thờ Cô hồn/Cô bác của cư dân ven biển Đà Nẵng nằm trong dòng chảy chung của tín ngưỡng thờ Cô hồn ở người Việt miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Cô hồn, cô bác trong quan niệm của người dân biển Mỹ Khê không chỉ là những người chết do bị ôn dịch, bệnh tật, chiến tranh,… mồ mả không ai chăm sóc hương khói, mà còn là vong linh người Chăm - tiền chủ vùng đất Đà Nẵng và vong linh của cư dân sở tại, đặc biệt là ngư dân các đời của các nhiều tộc họ trong làng đã bỏ mình trên biển trong cuộc mưu sinh. - Tín ngưỡng thờ thần Nông: Khởi thủy, bên cạnh ngư nghiệp, người dân Mỹ Khê còn canh tác lúa và hoa màu trên những cồn cát bạch satrắng, tận dụng nguồn nước từ hai con khe, đó là nNội và ngoại Tiểu Khê. Vì vậy, dân làng đã xây dựng miếu thờ thần Nông, phối thờ thần Hỏa và thần Thủy, gọi là miếu Tam vị để các thần linh phù hộ cho cuộc sống nông nghiệp đầy bấp bênh, khó nhọc của mình. Có thể nói, cũng như cư dân ven biển ở các vùng biển khác của ở phương Nam, cư dân ven biển Đà Nẵng nói chung và cư dân ven biển Mỹ Khê nói riêng “đã thiết lập và xây dựng cho mình một hệ thống niềm tin, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công cuộc mưu sinh. Nổi bật trong hệ thống đó là niềm tin vào sự trợ giúp, hộ mạng của cá Voi” [5(Nguyễn Xuân Hương, 2009, tr.256)]. (Đoạn văn hơi hụt, cần bổ sung thêm thờ tự cá Voi ở đâu trong làng Mỹ Khê?) Trước đây, người dân Mỹ Khê có hai lăng thờ cá Voi là lăng Ông và lăng Bà. Lăng Bà nằm ở khu vực biển Mỹ Khê hiện nay, đoạn giao nhau giữa đường Võ Nguyên Giáp và Võ Văn Kiệt. Còn lăng Ông Mỹ Khê nằm cách lăng Bà 200m về hướng Đông Nam. Với niềm tin tín ngưỡng sâu sắc, cư dân ven biển Đà Nẵng thực hành tín ngưỡng thường xuyên, không chỉ các dịp lễ hay lễ hội mà trước mỗi lần đi biển và sau khi đi biển về: “Hồi trước, trước khi đi biển ngư dân phải ra các lăng miếu cúng lễ chè, xôi thịt. Đi biển về cũng đem lễ đến tạ ơn thần” [(Ông Đàm Văn Kháng, 80 tuổi, làng Mỹ Khê)]. Tất cả suy cho cùng đều nhằm đạt đến các giá trị đất lành, người an, cuộc sống đủ đầy, no ấm. 23.2. Biến đổi tín ngưỡng truyền thống ở làng biển Mỹ Khê hiện nay Trong bối cảnh đô thị hóa ở Đà Nẵng được đẩy mạnh, nhất là sau năm 2003, theo hướng “mở rộng bờ sông, kéo dài bờ biển”, làng biển Mỹ Khê đã có những thay đổi đáng kể, thể hiện ở hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đời sống kinh tế, văn hóa, nếp sống văn minh, sự chuyển dịch dân cư... Kéo theo đó là những biến đổi trên phương diện tín ngưỡng truyền thống. - Thứ nhất, thay đổi trong niềm tin và thực hành tín ngưỡng Để có thông tin và số liệu cụ thể cho nội dung này, chúng tôi đã tiến hành phát 120 phiếu hỏi trên địa bàn trước đây là làng Mỹ Khê, gồm 54 nam và 66 nữ. Trong đó có 6 người là ngư dân, 19 người là buôn bán, dịch vụ, 25 người là cán bộ, công nhân viên chức và 70 người thuộc thành phần khác (như nông dân, sinh viên, thất nghiệp…). Về nguồn gốc, có 52 người là dân tại chỗ ở làng Mỹ Khê và 68 người là dân từ nơi khác đến (từ các phường khác trong thành phố hoặc từ các tình thành khác trong cả nước). Kết quả khảo sát cho thấy, với 120 người được khảo sát, không quá 50% số người được hỏi tin vào sự linh thiêng của thần Thành Hoàng, Tiền hiền và thần Nam Hải, đa số trả lời không tin hoặc không biết gì về các vị thần đó nên không lựa chọn đáp án nào (trong 3 đáp án: Tin, Ngờ vực, Không tin). Đa số cư dân sống ở Mỹ Khê hiện nay không hiểu biết nhiều về các vị thần hay ý nghĩa các lễ cúng, lễ hội mà mình tham gia. Số người trả lời biết về vị thần của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, Tiền hiền và Đức Ngư Ông theo thứ tự lần lượt là 49 người - 21 người - 19 người, trên 50% không biết các vị thần đó là ai, thậm chí có đến 77,5% người không biết các vị thần của cư dân ven biển thờ cúng là vị thần nào, như trường hợp Đức Ngư Ông. Tương tự như vậy, đối với ý nghĩa của các lễ hội, lễ cúng, kết quả khảo sát như sau: 38/51 người đã từng tham dự biết chính xác ý nghĩa của lễ hội đình (chiếm 74,5%), 26/51 người biết ý nghĩa lễ hội Cầu Ngư (chiếm 51%). Trong thực hành tín ngưỡng, đối với vấn đềvề tần suất cúng bái tại các đình, lăng, miếu của làng, kết quả khảo sát cho thấy ở Mỹ Khê, hơn 50% cư dân không tham gia hoặc ít đến các nơi thờ cúng hơn so với trước đây, số người đến cúng bái nhiều hơn so với trước đây chiếm tỷ lệ thấp. Số người không đóng góp vật chất cho hoạt động tín ngưỡng lên đến 53 người (chiếm 44,2%). Còn đối với việc đến cơ sở thờ tự trong một năm, số người đến đình và miếu của làng vào những ngày thường, ngày lễ và lễ hội ngày càng giảm. Số người đến lăng Bà có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân vì bận con mọn, bận đi làm, lớn tuổi nên sức yếu hoặc do không còn đi biển. Như vậy, niềm tin và thực hành tín ngưỡng ở cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa vẫn duy trì về cơ bản, song không phải khôngnhưng có những biến đổi nhất định. Mặc dù niềm tín ngưỡng ở mỗi người được hỏi ít có sự thay đổi, song xét tổng thể số lượng người được hỏi ở Mỹ Khê, có thể thấy niềm tin vào các vị thần đã giảm sút khá nhiều, bên cạnh đó có những người vì không biết các vị thần trong tín ngưỡng là ai nên chẳng biết tin hay không tin. Những người này chủ yếu thuộc về thành phần không làm ngư nghiệp hoặc từ nơi khác mới chuyển đến định cư. Và với tư cách là chủ thể tín ngưỡng truyền (bao nhiêu người trong số những người được hỏi có tư cách là chủ thể của tín ngưỡng truyền thống? thống, sSự suy giảm trong niềm tin và thực hành tín ngưỡng của người dân Mỹ Khê sẽ ảnh hưởng đến sự duy trì, bảo tồn tín ngưỡng cộng đồng đã tồn tại lâu đời tại nơi đây. - Thứ hai, thay đổi đối tượng và cơ sở thờ tự Thay đổi về đối tượng thờ: Hiện nay, cùng với sự thay đổi trong niềm tin và thực hành tín ngưỡng, đối tượng thờ cúng trong các cơ sở thờ tự tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển Mỹ Khê đã có sự thay đổi, dù không đáng kể. Một số vị thần không còn cơ sở thờ tự nên không được thờ cúng và dần mờ nhạt trong tâm thức người dân biển, điển hình là Bà Đại Càn: “Miếu Bà Đại Càn xưa lớn lắm, xuân kỳ thu tế hàng năm có làng xuống cúng. Dân làm biển ở đây thì ghe lưới ăn thua nhờ cái biển nên thờ cái lăng miếu hộ mạng để họ làm ăn đó. Hồi trước trước khi đi biển phải đi ra các sở, lăng miếu cúng lễ chè, xôi thịt. Chừ hết rồi” (Ông Đàm Văn Kháng, 80 tuổi, làng Mỹ Khê). Thay đổi về không gian thờ tự: Hiện nay, đô thị hóa thành phố khiến cảnh quan sinh thái xung quanh các cơ sở thờ tự tín ngưỡng của làng không còn như trước. Từ nơi tĩnh mịch, khá tách rời khu dân cư, nay nhiều cơ sở thờ tự được ra “mặt tiền”, nằm trên các trục đường giao thông chính của phường, của quận như đình Mỹ Khê, lăng Bà Mỹ Khê. Mặt khác, không gian yên tĩnh, rộng lớn và rậm rạp của các cơ sở tín ngưỡng bị phá vỡ bởi sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. Sự thu hẹp dDiện tích nơi thờ tự bị thu hẹp là một tất yếu không thể tránh khỏi, như đình làng Mỹ Khê, khuôn viên của đình xưa rất rộng, gồm đất của trụ sở UBND phường Phước Mỹ và chùa Phước Mỹ ngày nay. Một số không gian thiêng “biến mất” như: lăng Ông Mỹ Khê, miếu Bà Đại Càn và miếu Âm linh. Nằm trong khu vực giải tỏa,Trước đây lăng Ông Mỹ Khê, trước nằm cách lăng Bà 200m về hướng Đông Nam, hiện nay đã không còn do nằm trong khu vực bị giải tỏa theo quy hoạch của thành phố. Miếu Đại Càn Nam Hải ở làng Mỹ Khê cũng biến mất do làm đường Nguyễn Văn Thoại. Miếu Âm linh của làng Mỹ Khê nằm gần lăng Bà đã bị đập sau giải phóng. Sự thay đổi không gian thiêng ở đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị của chính quyền thành phố; do nhường đất xây dựng chùa, trụ sở chính quyền. Thay đổi trong kiến trúc: Về cơ bản, kiến trúc của các cơ sở thờ tự tín ngưỡng cũng như bố cục, bài trí trong các nơi thờ tự ở làng biển Mỹ Khê hiện nay vẫn giữ nguyên theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, một số cơ sở thờ tự tín ngưỡng được xây lạitu bổ hoặc xây mới, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây, thì ít nhiều đã mang những nét kiến trúc khác trước,. như Tiêu biểu là lăng Bà. Lăng Bà Mỹ Khê mới được xây lại năm 2006. Nếu trước đây lăng Bà làm bằng gỗ, có lầu chiêng trống, bình phong thì nay được xây hoàn toàn bằng xi măng cốt thép, không mang kiến trúc quen thuộc của lăng Đức Ngư Ông (có bình phong trụ biểu, ban thờ ngoại đàn (am cúng cô hồn) bên trong bình phong và đến nhà lăng), chỉ còn nhà lăng cấu trúc 3 gian với diện tích vẻn vẹn 24m2, không đề tên cơ sở thờ tự, không có hàng rào bao quanh và cổng. Qua thời gian hàng trăm năm, một số cơ sở thờ tự tín ngưỡng ở làng Mỹ Khê đã và đang dần xuống cấp, như đình làng mái ngói bị vỡ, tường bị nứt, rêu mốc... Nguồn kinh phí trùng tu trước giờ chủ yếu từ hai nguồn, huy động dân làng và chính quyền hỗ trợ nhưng nay ngày càng khó khăn. Ngân sách thành phố Đà Nẵng dành cho các hoạt động văn hóa rất thấp, kéo theo chi cho văn hóa, trong đó có tín ngưỡng ở cấp quận và cấp phường cũng bị hạn chế. Trong khi đó, cư dân ở các làng ven biển Mỹ Khê hiện nay đa phần là dân từ làng khác, tỉnh khác đến, vì vậy, việc huy động kinh phí sửa chữa, xây dựng lại cơ sở thờ tự tín ngưỡng của làng càng trở thành một vấn đề nan giải: “Bây giờ đình quá xuống cấp, cái nước vôi đó nó rời ra rồi, đóng vô nó rớt hết ra, không xây được. Nên bây giờ làm đơn xin lãnh đạo trùng tu lại mà chưa được. Trước đây, nhà nước và nhân dân cùng làm là rất dễ, trước đây người ta cùng nhau xúm lại xây dựng, 500 người, ví dụ như rứa, mà chừ thì còn ¼ thôi, tức là người ta đi nơi khác hết. Những người có tâm, người ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây người ta còn về thắp hương, không thì người ta quên luôn, thì bây chừ lấy chi đây mà nhà nước và nhân dân cùng làm” (Ông Trần Văn Thành, 67 tuổi, làng Mỹ Khê). - Thứ ba, thay đổi trong lễ cúng. Xu hướng chủ đạo hiện nay trong thực hiện các nghi lễ cúng tế ở làng Mỹ Khê là đơn giản hóa, thể hiện ở sự thu hẹp về thời gian, duy trì hoặc thu nhỏ quy mô tổ chức, bỏ bớt một số tiểu lễ, cũng như không cầu kỳ, câu nệ trong lễ vật dâng Thần. Kiêng kỵ đối với những vật phẩm dâng Thần trong các buổi lễ không còn nghiêm ngặt như trước, mà theo hướng đơn giản, tiện dụng. Sự tiện dụng được thể hiện ở việc mua sẵn hay đặt làm đối với lễ vật dâng thần, như trong lễ Xuân thủ minh niên năm 2013 ở làng Mỹ Khê chủ yếu đặt suất làm sẵn: “Trình tự cúng (lễ Xuân thủ minh niên) ban đầu là phải cúng cô hồn. Trung lễ với tiểu lễ là ngoài đó cúng một mâm cơm, trong là một cỗ xôi to, thịt, bông hoa quả. Đại lễ phía trong là phải có con heo quay, mâm cơm trong, mâm cơm ngoài. Hồi trước là làm bò, tự dân làng làm, tự nấu. Bây giờ làm lễ thì đặt suất vì không có ai làm nữa” (Ông Đàm Văn Kháng, 80 tuổi, làng Mỹ Khê). Đặc điểm nói trên khiến cho thời gian cúng lễ thay đổi (như lễ tế Cô hồn thay vì tổ chức vào lúc tờ mờ sáng, khoảng 4h thì nay tổ chức vào lúc 6h sáng, thậm chí muộn hơn), đồng thời cũng làm giảm những quy chuẩn trong việc lựa chọn lễ vật tế Thần. Tại làng Mỹ Khê, lễ hội Cầu ngư vắng bóng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi đây đã hơn 20 năm, hiện chỉ còn lễ tế Đức Ngư ông được tiến hành lồng ghép vào lễ cầu an đầu năm của làng vào ngày 24 tháng giêng kéo dài vẻn vẹn trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Có thể lý giải nguyên nhân do số lượng hộ theo nghề biển ở làng hiện chỉ còn vài chục hộ, hầu hết đã bán đất, tái định cư nơi khác hoặc chuyển đổi nghề nghiệp mới dẫn đến sự “thờ ơ” với vị thần bảo trợ nghề đi biển (biểu hiện ở thờ cúng và tham dự lễ hội). Sự khác biệt giữa lễ xưa và nay còn được biểu hiện ở việc xuất hiện của các yếu tố văn hóa hiện đại trong lễ hội. Đó là sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học kỹ thuật như loa, âm li, điện nhấp nháy trên ban thờ, đèn thờ. Sử dụng giấy mời đánh bằng máy vi tính để thông báo ngày tổ chức lễ. Cũng nhờ có máy tính lưu trữ, văn tế được in sao thành nhiều bản và dẫn đến sự sáp nhập hai ông tư văn và tư lễ làm một. Trong lễ vật, có mặt củaxuất hiện những loại hàng “ngoại nhập” như rượu tây, bánh kẹo ngoại, hoa quả ngoại. Trong trang phục tế là áo dài khăn đóng truyền thống nhưng đi giày thời nay. Bên cạnh đó, nghi thức tống ôn trong lễ hạ nêu ở Mỹ Khê nay không còn, mà trong ngày này, ông chủ bái của hai làng chỉ ra đình thắp hương tế lễ và làm lễ hạ kỳ: “Hồi trước cúng có thầy pháp, một cái bè, 4 người khiêng, có những gì xấu thì thầy pháp để lên trên đó cho khiêng đi qua làng khác, qua rừng, ra ngoài biển tống khứ đi ra biển. Chừ thì cũng cúng văn sớ ở trong làng thôi chứ không có bè tống khứ” (Ông Đàm Văn Kháng, 80 tuổi, làng Mỹ Khê). Sau giải phóng, lễ thượng kỳ và hạ kỳ đã thay cho lễ thượng nêu và hạ nêu trước đây. Tuy nhiên, lại có lễ cúng được phục hồi, như lễ kỵ Tiền hiền ở làng Mỹ Khê. Sau khi xây dựng lại nhà thờ tộc năm 2010, tộc Đàm đã phục hồi lại các nghi thức cúng tế truyền thống, quy mô lớn hơn trước. Ba năm tổ chức một lần đại tế, thời gian là 3 ngày 2 đêm, phần hội ngoài mời đoàn hát bội về phục vụ người đến dự, còn có hát văn nghệ vớibiểu diễn các thể loại nhạc: Nhạc tiền chiến, nhạc cách mạng, nhạc trẻ... - Thứ tư, thay đổi trong bộ phận tổ chức và thực hành nghi lễ. Về cơ bản, tổ chức và phân nhiệm công việc trong lễ cúng và lễ hội ở làng Mỹ Khê hiện nay thuộc về Ban khánh tiết giống như trước. Song để “danh chính ngôn thuận” trong việc huy động kinh phí, nhất là từ phía các doanh nghiệp, xuất hiện mộtnên đã có sự kết hợp, phân công “ngầm”: Ủy ban nhân dân phường phụ trách giấy mời, thường có một người tham gia với tư cách Phó Ban tổ chức, còn làng lo việc chuẩn bị nghi lễ, cúng kiếng và bên Ủy ban sẽ có một người đứng trong Ban tổ chức lễ hội, thường là chức Phó ban. “Đại lễ có Ủy ban cùng đứng ra tổ chức, bên Ủy ban thay mặt mời thành phần tham dự như thành phố, quận, báo đài về đưa tin. Còn tiểu lễ với trung lễ thì làng tổ chức, tất cả các lễ lệ làng lo, còn Ủy ban chỉ lo phần đối ngoại, không lo kinh phí” (Ông Đàm Văn Kháng, 80 tuổi, làng Mỹ Khê). Việc lựa chọn người thực hành nghi lễ không quá câu nệ như trước. Ví dụ như trước đây học trò gia lễ trước được chọn lựa cẩn thận về gia cảnh, phẩm chất, độ tuổi, nay chỉ cần đáp ứng tương đối về độ tuổi (18 - 20 tuổi, thậm chí nhiều hơn), có vợ con cũng đưa vào. Có một thực trạng đang xảy ra ở các làng ven biển Đà Nẵng là sự e ngại của người dân khi phải đảm nhận vị trí trong Ban nghi lễ nói riêng, Ban khánh tiết nói chung, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt về nguồn nhân lực thực hành nghi lễ, duy trì tín ngưỡng truyền thống. Điều này được lý giải từ do nhiều nguyên nhân, không nói đến quyền lợi vật chất, ngay cả địa vị tinh thần (sự nể tôn trọng) trong cộng đồng cư dân đối với những người tham gia các Ban cũng không bằng ngày trước. Vì vậy, không bù đắp được nhữngThêm vào đó là sự mệt mỏi do trách nhiệm mang lại, thêm sựcộng với suy yếu sức khỏe suy yếu do tuổi tác, bệnh tật… Không có người đọc chúc văn, làng phải thuê người từ đoàn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh với mức giá 500.000 đồng/lần. Một nhân vật “chủ chốt” của làng đã tỏ ý muốn được nghỉ ngơi khi được phỏng vấn: “Chú làm ở Viện thủy sản Nha Trang, nghỉ hưu rồi về đây sống. Cũng là quê mình nhưng đi làm xa suốt, giờ về bị mấy ông bắt vô làm bồi bái được 2, 3 năm ni, biểu sao làm vậy chứ chú có biết chi mô mà làm. Chú đang tính xin nghỉ đây” (Ông Nguyễn Văn Thiện, 60 tuổi, làng Mỹ Khê). Nhìn chung, bên cạnh việc duy trì, bảo lưu những yếu tố truyền thống, tín ngưỡng ở cộng đồng cư dân ven biển Mỹ Khê hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi như là kết quả tất yếu của quá trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong tiến trình đô thị hóa, hiện đại hóa. 3.3. Bước đầu nhận diện nNhững nhân tố tác động đến biến đổi tín ngưỡng củaở cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa Sự biến đổi tín ngưỡng cư dân ven biển Mỹ Khê trong quá trình đô thị hóa chịu tác động từ bốn tác nhân quan trọng: - Chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương. Từ định hướng phát triển phát triển một nền kinh tế dựa trên thế mạnh về biển, quá trình đô thị hóa thành phố không ngừng được đẩy mạnh, nhất là khu vực ven biển. Những biểu tượng văn hóa biển (như lăng Ông, lăng Âm linh/Cô bác ở làng Mỹ Khê) đang ngày càng thưa vắng cùng với sự “tan vỡ” của làng ven biển do đô thị hóa, làm biến dạng các cơ sở tín ngưỡng của cư dân và làm thay đổi lễ hội truyền thống biển. Một số cơ sở thờ tự bị di dời, xây mới hoặc bị thu hẹp diện tích để phục vụ cho các công trình dân sinh. Tuy nhiên, việc xây dựng những tuyến đường lớn chạy dọc ven biển cùng với hàng trăm tuyến phố mới đã đưa những cơ sở thờ tự tín ngưỡng ra “mặt tiền”, tạo điều kiện cho người dân và du khách tiếp cận. Bên cạnh đó, chính sách đầu tư phát triển văn hóa, tín ngưỡng của thành phố và các địa phương ven biển cũng tác động lớn đến diện mạo tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng hiện nay. Do ngân sách của thành phố cho lĩnh vực văn hóa không nhiều, vì vậy, những hoạt động tín ngưỡng cũng ít nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Làng Mỹ Khê chủ yếu chỉ duy trì tổ chức nghi lễ, thiếu kinh phí để tổ chức lễ hội theo định kỳ “tam niên đáo hạn”. Mặt khácMặc dù vậy, các chính sách hỗ trợ ngư dân của thành phố Đà Nẵng, không chỉ giúp cải thiện đời sống, đảm bảo an toàn lao động cho ngư dân mà còn giữ vai trò quan trọng góp phần duy trì văn hóa tín ngưỡng truyền thống, vì ngư dân là chủ thể tín ngưỡng. - Những xáo trộn về mặt dân cư. Ở phương diện văn hóa tín ngưỡng truyền thống, những xáo trộn dân cư với do sự xuất hiện của người dân từ nơi khác trong thành phố hay từ các tỉnh thành khác trong nước đã làm lơi lỏng phần nào sự cố kết về mặt tâm linh thông qua tín ngưỡng giữa những người sống trong cùng một địa vực ven biển Đà Nẵng như trước đây. Dẫn chứng từ làng Mỹ Khê cho thấy, không gắn bó lâu dài với mảnh đất, không có sự hiểu biết về tín ngưỡng, không làm nghề biển, những đặc tính đó khiến những người dân “ngụ cư” thêm xa rời với tín ngưỡng địa phương. - Sự chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với một bộ phận ngư dân, đô thị hóa tạo cho họ cơ hội “đổi đời” nhờ tiền bồi thường, bán đất; đồng thời có thể lựa chọn nhiều công việc mới có thể lựa chọn, lương cao hơn và ít rủi ro, ít nguy hiểm hơn nghề đi biển “hồn treo cột buồm”, như: làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp hay nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, quán nhậu… Vì tín ngưỡng gắn với nghề nên khi bộ phận ngư dân ven biển Đà Nẵng thay đổi sinh kế đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của cácnhững thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng làng biển. Ở làng Mỹ Khê, có thể thấy sự giảm sút về số lượng người theo nghề biển dã dẫn đến tình trạng thiếu người thực hành nghi lễ, thiếu kinh phí duy trì, khuếch trương hoạt động tín ngưỡng. Những hành vi tín ngưỡng không còn được thực hiện thường xuyên. - Tác động của yếu tố kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Kinh tế phát triển khiến đời sống cư dân ven biển Đà Nẵng trở nên khấm khá hơn, vì vậy có điều kiện đóng góp cho các hoạt động tín ngưỡng cộng đồng của làng. Ở làng Mỹ Khê, bên cạnh sự suy thoái của một số hình thái tín ngưỡng, thì đồng thờicũng có một số các cơ sở thờ tự tín ngưỡng được sửa chữa, tu bổ ở những mức độ khác nhau hoặc xây lại. Đồ thờ được thay mới, bền và đẹp hơn. Lễ vật phong phú,. Sinh sinh hoạt tín ngưỡng được phục hồi. Cùng vớiBên cạnh đó, điều kiện lao động được cải thiện cùng với trình độ phát triển của xã hội, của cộng đồng cư dân biển dẫn đến một số thay đổi trong đời sống tín ngưỡng. Các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại cũng được ứng dụng trong thờ tự khiến cho việc thờ cúng được thuận tiện. Ở một khía cạnh khác, được trang bị, hỗ trợ bởi công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, các vị thần biển luôn trợ giúp ngư dân bình an trong mỗi chuyến ra khơi vào lộng dường như dầnđang dần bị mai một. 4. Kết luận Biến đổi văn hóa là một quy luật tất yếu, thể hiện sự vận động để thích ứng với hoàn cảnh mới, đồng thời cũng phản ánh sức sống nội tại của văn hóa. Biến đổi tín ngưỡng của cư dân làng biển Mỹ Khê là một ví dụ điển hình cho một trong hai xu hướngsự biến đổi hiện nay đang diễn ra tại các làng ven biển Đà Nẵng, đó là xu hướng mai một, biến mất dần của một số hình thái tín ngưỡng. Thực trạng trên đã đặt ra một số vấn đề đối với công tác bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển nói chung, cư dân ven biển ở Đà Nẵng và Mỹ Khê nói riêng trong quá trình đô thị hóa hiện nay như: duy trì chủ thể của tín ngưỡng cư dân làng biển Mỹ Khê khi đa phần dân làng đã và đang tiếp tục bỏ nghề biển; đào tạo đội ngũ thực hành tín ngưỡng kế cận khi ngư dân và con cháu của họ - chủ thể tín ngưỡng không theo nghề biển nữa và dân làng thì chuyển đi nơi khác sinh sống; huy động nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tín ngưỡng khi dân “ngụ cư” ngày một đông và không lưu tâm đến tín ngưỡng nơi ở mới;... Đây là những vấn đề rất đáng quan tâm bởi trong tương lai, là một thành tố trong nền văn hóa biển Đà Nẵng, tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng nói chung, Mỹ Khê nói riêng sẽ đóng một vị trí, vai trò to lớnquan trọng trong nền kinh tế biển nơi đây, góp phần tạo dựng diện mạo thành phố hiện đại năng động nhưng vẫn mang đậm dấu ấn truyền thống. – Cách nhìn hơi khiên cưỡng, sẽ bảo tồn kiểu gì nếu như chính chủ thể văn hóa họ không còn có nhu cầu duy trì tín ngưỡng trong đời sống của mình khi họ có nhiều lựa chọn mới trong nghề nghiệp do chính sách phát triển du lịch của thành phố đang tạo ra? Bên cạnh đó, không thể bắt những cư dân mới với những nghề nghiệp mới lại đi theo tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO TB (2016), Năm 2015 có mức tăng trưởng GDP cao nhất kể từ thời điểm 2008, http://www.baodanang.vn/channel/5399/201603/nam-2015-co-muc-tang-truong-gdp-cao-nhat-ke-tu-thoi-diem-2008-2476114/ Ban khánh tiết Mỹ Khê (2004), Lịch sử Mỹ Khê xã, Tài liệu do ông Nguyễn Văn Thành, Thành viên Ban khánh tiết làng Mỹ Khê cung cấp. Bùi Quang Bình (2010), “Vấn đề lao động nhập cư trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”, trong Đô thị hóa miền Trung - Tây Nguyên và những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr. 267 - 280. Chi Ccục thống kê quận Sơn Trà (20132016), Niên giám thống kê quận Sơn Trà 2015, Lưu trữ tại Chi cục thống kê quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Nguyễn Xuân Hương (2009), Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng: Hình thái, đặc trưng và giá trị, Từ điển Bách khoa và Viện Văn hoá, Hà Nội. Huỳnh Phước (2010), “Vài nét về đô thị hóa miền Trung và thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới”, trong Đô thị hóa miền Trung - Tây Nguyên và những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr. 228 - 238. Ngô Đức Thịnh (Ch.b) (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 15 PAGE 6