intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng thịt bò tại huyện miền núi Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, phân tích chuỗi ngành hàng thịt bò tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp và gợi ý các chính sách nhằm nâng cấp các tác nhân trong chuỗi tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng thịt bò tại huyện miền núi Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH ANH QUỲNH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG THỊT BÒ TẠI HUYỆN MIỀN NÚI MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUẾ- 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH ANH QUỲNH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG THỊT BÒ TẠI HUYỆN MIỀN NÚI MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số: 60.62.01.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN HUẾ- 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu, số liệu được phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn địa phương. Các kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Học viên Đinh Anh Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều người. Sau đây tôi xin gửi lời bày tỏ cám ơn đến: Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng đào tạo sau đại học, cùng các quý thầy, cô trong khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Huế đã dạy dỗ, chỉ bảo ân cần, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Để hoàn thành được khóa luận thạc sĩ Phát triển nông thôn này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tuân là giảng viên hướng dẫn đã tận tâm hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo mọi vấn đề từ khi lên ý tưởng nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các cơ quan, phòng, ban, ngành huyện Minh Hóa, các đơn vị trực thuộc Phòng Nông Nghiệp, Phòng thống kê huyện Minh Hóa, cán bộ, người dân địa phương thực hiện nghiên cứu là xã Trung Hóa, Dân Hóa, huyện Minh Hóa ,tỉnh Quảng Bình đã tận tình cung cấp mọi thông tin có thể để tôi có đủ căn cứ thực hiện nghiên cứu này. Cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi vừa học tập vừa làm việc được tốt hơn. Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2017 Học viên Đinh Anh Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Minh Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Được biết đến như là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên trong những năm trở lại đây, Minh Hóa đang nỗ lực phát triển kinh tế, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống đáng kể. Hoạt động tạo thu nhập chính của người dân nơi đây đến từ sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp. Các loại cây trồng cho năng suất thấp là một trong những thách thức đối với chính quyền các cấp thuộc huyện Minh Hóa. Tuy nhiên với chủ trương, đường lối đúng đắn về chỉ đạo phát triển kinh tế, Minh Hóa đang dần thoát nghèo bằng các hoạt động lâm nghiệp và chăn nuôi. Nổi lên trong đó là hoạt động chăn nuôi bò được xem như sinh kế giúp nông hộ thoát nghèo bền vững. Hiện chất lượng đàn bò của của huyện còn chưa cao khi có trên 80% tổng đàn là giống bò địa phương. Người dân vẫn chưa biết áp dụng các tiến bộ KHKT khi tỉ lệ nông hộ chăn nuôi bò theo hình thức bán thâm canh chiếm 46,34% và quảng canh chiếm 51,49%. Tỉ lệ nông hộ nuôi bò theo hình thức sinh sản và cày kéo vẫn chiếm tỉ lệ lớn với 75,41%. Hình thức chăn nuôi và chăm sóc, chất lượng đàn bò chưa cao là những nguyên nhân chính làm cho người chăn nuôi thu được lợi nhuận trung bình khoảng gần 4 triệu đồng/con/hộ sau hơn 2 năm nuôi. Hiện nay, kênh tiêu thụ thịt bò tại huyện Minh Hóa gồm 3 kênh, chia làm 2 nhánh tiêu thụ nội và ngoại huyện, cụ thể:  Nội huyện Kênh tiêu thụ 1: Người chăn nuôi → Thu gom → Cơ sở giết mổ → Bán lẻ →Người tiêu dùng Kênh tiêu thụ 2: Người chăn nuôi → Cơ sở giết mổ → Bán lẻ → Người tiêu dùng  Ngoại huyện Kênh tiêu thụ 3: Người chăn nuôi → Thu gom trong huyện→ Thu gom ngoài huyện →Cơ sở giết mổ → Bán lẻ →Người tiêu dùng Trong 2 kênh tiêu thụ thịt bò nội huyện, người chăn nuôi có giá trị gia tăng là 19,77 ngàn đồng/1kg thịt bò hơi và 3.953 ngàn đồng/con. Người thu gom ngoài thu được 9,01 ngàn đồng/1kg thịt bò hơi. Tác nhân giết mổ trong huyện có giá trị gia tăng lần lượt là 12,06 nghìn đồng/1kg thịt móc hàm ở kênh 1 và 21,38 ngàn đồng/kg thịt bò móc hàm khi đảm nhận 2 vai trò thu gom và giết mổ ở kênh 2. Người bán lẻ thu được 6,13 và 6,16 ngàn đồng/kg thịt bò móc hàm ở kênh 1 và kênh 2. Để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho người chăn nuôi bò, cần cải tạo và nâng cao chất lượng chất lượng đàn bò, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Ngoài ra, chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân vay vốn phát triển kinh tế. Thành lập các hội, nhóm sở thích để người chăn nuôi có thể chia sẻ và học tập những kinh nghiệm quý báu của nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................ x MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................................................. 2 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. .............................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 3 1.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan .................................................................. 3 1.1.2 Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ............................................................... 10 1.1.3 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ...............................................................................13 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................................13 1.2.1. Thực trạng về chăn nuôi bò tại Việt Nam ...................................................................13 1.2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam .............................................................................16 1.2.3 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi bò thịt ......................... 20 1.2.4 Thực trạng về chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Bình ......................................................... 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 1.2.5 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................................................24 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................26 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................................26 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................................26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................................26 2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................26 2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................27 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...........................................................................27 2.3.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................................27 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu. ......................................................................................28 2.3.4. Phương pháp xử lý thông tin: .......................................................................................28 2.3.5. Phương pháp phân tích .................................................................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................30 3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ...................................................................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Minh Hóa ....................................................................30 3.1.2 Thông tin về địa bàn nghiên cứu...................................................................................37 3.2. Chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình..........................................40 3.2.1 Cấu trúc chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Minh Hóa, Quảng Bình. ................42 3.2.2 Các kênh tiêu thụ thịt bò tại huyện Minh Hóa ............................................................. 44 3.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. .....................................................................................................................89 3.3 Các giải pháp giúp nâng cao chuỗi giá trị thịt bò cho người chăn nuôi tại địa bàn ......93 3.3.1 Quan điểm về phát triển ngành chăn nuôi bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................................................................93 3.3.2 Căn cứ khoa học đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò ............................ 95 3.3.3. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò huyện Minh Hóa, Quảng Bình.................99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................106 4.1. Kết luận...........................................................................................................................106 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 4.2 Khuyến nghị ....................................................................................................................107 4.2.1 Đối với cấp chính quyền..............................................................................................107 4.2.2 Đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt bò ....................................................108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................109 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa BQ Bình quân BTB Bắc trung bộ CGT Chuỗi giá trị ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐBSH Đồng bằng sông hồng ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số ĐNB Đông Nam bộ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật PTTN Phát triển nông thôn TACN Thức ăn chăn nuôi TC Tổng chi phí (Total Cost) TP Thành phố TR Tổng doanh thu (Total Revenues) UBND Ủy ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu sản xuất của Bò vàng và bò lai Zêbu. .........................................14 Bảng 1.2. Năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam ..................................................................15 Bảng 1.3. Quy mô đàn bò tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016....................17 Bảng 1.4. Tình hình sản lượng các sản phẩm từ bò tại Việt Nam, giai đoạn 2014-2016. ..19 Bảng 3.1. Dân số và nguồn lao động huyện Minh Hóa năm 2014 - 2016 .......................... 33 Bảng 3.2. Cơ cấu tổng đàn và sản lượng thịt hơi gia súc ở huyện Minh Hóa .....................35 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất tại địa bàn xã Trung Hóa và Dân Hóa năm 2016 ...........37 Bảng 3.4 Tình hình về dân số và lao động tại địa bàn nghiên cứu ......................................38 Bảng 3.5 Tình hình chăn nuôi tại xã Dân Hóa và Trung Hóa năm 2016. ........................... 39 Bảng 3.6. Tình hình sản lượng các sản phẩm từ bò tại huyện Minh Hóa, giai đoạn 2014- 2016 ..........................................................................................................................................41 Bảng 3.7. Cơ cấu lao động phân theo nhóm nông hộ nghiên cứu tại xã Dân Hóa và Trung Hóa năm 2016 ......................................................................................................................... 44 Bảng 3.8. Quy mô về hoạt động sản xuất nông nghiệp phân theo nhóm hộ nghiên cứu tại xã Dân Hóa và Trung Hóa năm 2016 ....................................................................................46 Bảng 3.9. Các nguồn thu nhập từ phân theo nhóm hộ tại xã Dân Hóa và Trung Hóa năm 2016 ..........................................................................................................................................49 Bảng 3.10 Tình hình đàn bò tại nhóm nông hộ nghiên cứu năm 2016................................ 51 Bảng 3.11. Giống và mục đích chăn nuôi bò của các nhóm nông hộ tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. .............................................................................................................54 Bảng 3.12. Phương thức chăn nuôi bò của các nhóm nông hộ tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. ........................................................................................................................56 Bảng 3.13. Các nguồn thức ăn được nông hộ sử dụng trong hoạt động chăn nuôi bò tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. ...................................................................................58 Bảng 3.14. Tình hình về chuồng trại chăn nuôi bò của nông hộ tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. .............................................................................................................60 Bảng 3.15. Tình hình tham gia tiêm phòng cho bò của nông hộ tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. .............................................................................................................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix Bảng 3.16. Nguồn thông tin chủ yếu cung cấp về giá bán bò hơi cho hộ chăn nuôi xã Dân Hóa và xã Trung Hóa năm 2016. ........................................................................................... 63 Bảng 3.17. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò hơi của hộ chăn nuôi tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa năm 2016 ..................................................................................................................................................69 Bảng 3.18. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò hơi của hộ chăn nuôi tại xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2016 ............................................................................................................71 Bảng 3.19. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò hơi của hộ chăn nuôi tại xã Dân Hóa và xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2016............................................................................................ 72 Bảng 3.20. Đặc điểm cơ bản về các tác nhân trung gian ......................................................64 Bảng 3.21 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò hơi của hộ thu gom............................................................................73 Bảng 3.22. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò móc hàm của cơ sở giết mổ. ............................................................. 75 Bảng 3.23. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò móc hàm của hộ bán lẻ .....................................................................76 Bảng 3.24. Giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò móc hàm của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 1 ..........................................................................................................................................77 Bảng 3.25. Đặc điểm cơ bản về các tác nhân trung gian ......................................................81 Bảng 3.26 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò hơi của lò giết mổ ..............................................................................82 Bảng 3.27. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò móc hàm của hộ bán lẻ ở kênh 2 ......................................................84 Bảng 3.28 Giá trị gia tăng trong 1 kg thịt bò móc hàm của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 2 ..........................................................................................................................................85 Bảng 3.29 Giá trị thuần có thêm 1kg thịt bò móc hàm của tác nhân trong toàn chuỗi.......91 Bảng 3.30 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. .......................................................................................97 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ về tổng đàn bò tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016 .....................22 Hình 1.2. Biểu đồ sản lượng các sản phẩm từ bò tại tỉnh Quảng Bình, 2011-2016 ...........23 Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ......................... 30 Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình .........42 Hình 3.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ thịt bò móc đầu thứ nhất của người chăn nuôi tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................67 Hình 3.4 Biểu đồ quy mô chăn nuôi bò của các nhóm nông hộ tại xã Dân Hóa và Trung Hóa năm 2016. ........................................................................................................................53 Hình 3.5. Sơ đồ giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 1 của chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................78 Hình 3.6. Sơ đồ kênh tiêu thụ bò thứ 2 của người chăn nuôi ...............................................79 Hình 3.7. Sơ đồ giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 2 của chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................86 Hình 3.8. Sơ đồ kênh tiêu thụ bò thứ 3 của người chăn nuôi ...............................................87 Hình 3.9. Sơ đồ mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân trong kênh thụ thịt bò.............90 Hình 3.10. Sơ đồ mô hình phân tích đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị .................94 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Minh Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bố Trạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2. Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên có nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do diên tích đất canh tác ít (chiếm 4,8% diện tích tự nhiên) lại bị ảnh hưởng nặng nề của những điều kiện thời tiết và khí hậu bất lợi (hạn hán vào mùa khô, lũ lụt, bão lớn vào mùa mưa). Nhưng, điều kiện về địa hình với diện tích đồi núi chiếm phần lớn (92,7%) trong tổng diện tích đất tự nhiên nên Minh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có chăn nuôi bò. Việc sử dụng hợp lý và hữu hiệu điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi bò sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ chăn nuôi nói riêng, nhất là những hộ nông dân nghèo. Hơn nữa, chăn nuôi bò là một loài vật nuôi hoàn toàn không cạnh tranh lương thực với con người, cũng là một ngành sản xuất phù hợp với Minh Hóa nơi có điều kiện sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 6/2016 số lượng đàn bò của huyện là 13.278 con (Phòng NN&PTNT huyện Minh Hoá tháng 10/2016). Chủ yếu là giống bò vàng của địa phương, Tập trung chủ yếu ở các xã Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Sơn, Thượng Hoá, Trung Hoá, Hoá Thanh, nơi có diện tích tự nhiên rộng và dễ chăn thả tự nhiên. Trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững cùng với sự hỗ trợ các dự án của các tổ chức phi chính phủ nền kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi và ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Do vậy việc chăn nuôi bò địa phương để lấy thịt được xem là một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Để tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi và giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt bò chất lượng, cần phải xây dựng và tổ chức được chuỗi giá trị có tư vấn và giám sát từ khâu sản xuất, giết mổ tới khâu vận chuyển và phân phối sản phẩm. Đồng thời phải có chiến lượng quảng bá để khai thác lợi thế của sản phẩm thịt bò địa phương. Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, việc nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị càng trở nên cấp thiết. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Những tác nhân nào tham gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 vào chuỗi cung ứng sản phẩm, người dân, cộng đồng có lợi thế và bất lợi gì khi tham gia chuỗi? Chuỗi giá trị thịt bò địa phương có tác động gì đến kinh tế của các hộ chăn nuôi, có tác động gì đến xã hội và môi trường văn hoá tại cộng đồng? Giải pháp nào để tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi, nghiên cứu vấn đề này có phát hiện gì cho kiến nghị về chính sách phát triển ngành hàng hay quản lý phát triển nông thôn? Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng thịt bò tại huyện miền núi Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn nghiên cứu tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu chung. - Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi ngành hàng thịt bò tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp và gợi ý các chính sách nhằm nâng cấp các tác nhân trong chuỗi tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình 2.2. Mục tiêu cụ thể. - Xác định hệ thống chăn nuôi bò của nông hộ trong điều kiện của khu vực miền núi Minh Hóa - Xác định các tác nhân tham gia và những lợi ích thu được vào chuỗi giá trị ngành hàng thịt bò. - Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng góp phần tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi trên địa bàn 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tổ chức sản xuất và xây dựng mối quan hệ với thị trường trên cơ sở qui luật phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu ngành hàng thịt bò trên địa bàn huyện miền núi Minh Hóa sẽ góp phần cho việc tổ chức lại hệ thống sản xuất và cách tiếp cận sản xuất theo chuỗi ngành hàng trên địa bàn, do đó kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về các ảnh hưởng của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó huyện có cơ sở định hướng và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong chuỗi giá trị ngành hàng thịt bò tại địa phương trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan 1.1.1.1. Ngành hàng Theo Fabre (1994), ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ[35]. Như vậy, ngành hàng là một chuỗi các tác nhân được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong ngành hàng. Trong quá trình vận hành từ điểm sản xuất (nguồn) tới sản phẩm cuối cùng (ngọn) đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó. * Tác nhân: Tác nhân là các cá thể, tập thể trong các các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại (Fabre, 1994)[35]: - Tác nhân có thể là cá nhân (ví dụ: nông dân, hộ, hộ kinh doanh); - Tác nhân là đơn vị kinh tế (ví dụ: các doanh nghiệp, công ty, nhà máy). Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích[6]. Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn. Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng[35]. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Trong nghiên cứu này các tác nhân được hiểu là các các nhân, tổ chức kinh tế tham gia và liên quan đến chuỗi giá trị thịt bò. Các tổ chức kinh tế bao gồm hộ nông dân, trang trại, thương lái, người chế biến,… * Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng (Fabre, 1994). Mọi luồng hàng đều bắt đầu từ một tác nhân ở khâu sản xuất đầu tiên và kết thúc ở một địa chỉ tiêu thụ cuối cùng[32]. * Mạch hàng: Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân [32], điều đó thể hiện sự đóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên giá trị gia tăng (VA) của ngành hàng. Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. Điều đó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào đó làm cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung đến hiệu quả của luồng hàng và toàn bộ chuỗi hàng. 1.1.1.2 Chuối cung ứng Hiện trên thế giới có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng. Theo Chopra and Meindl (2001), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các đơn vị kinh doanh tham gia một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn những người vận chuyển, hệ thống bảo quản, những nhà bán lẻ và khách hàng[31]. Chuỗi cung ứng điển hình bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này gồm phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Porter, 1985)[4]. Theo Lambert and Ellram (1998) cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Cơ sở hoạt động của chuỗi cung ứng thể hiện như sau: Tiếp nhận đầu vào từ các nhà cung cấp -> tạo lập ra giá trị -> phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng[13]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 Do vậy có thể nói rằng: Chuỗi cung ứng gồm tất cả các thành viên tham gia một cách trực tiếp (gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, phân phối, bán sỉ lẻ,...) hay gián tiếp (gồm marketing, tài chính, công nghệ thông tin, hay nhà cung cấp các DV hậu cần,...) vào các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Hoạt động của chuỗi tuy phức tạp nhưng các thành viên trong chuỗi luôn thống nhất về mục đích đó là phục vụ vì nhu cầu của khách hàng, khách hàng là trung tâm của các hoạt động[13]. * Cấu trúc chuỗi cung ứng: Có thể nhận thấy rằng một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ qua lại. Thật vậy, theo Lambert and Ellram (1998) cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các thực thể và các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hay một chuỗi cung ứng về cơ bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới và các thể nhân. Sự kết nối giữa các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc các mối quan hệ (Harland, 1996)[14]. - Nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài - có năng lực sản xuất không giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong tiến trình chuyển phát, nhà cung cấp có thể sẽ không cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng lúc. - Nhà sản xuất: Bao gồm các nhà sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tạo ra sản phẩm, sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm. - Nhà phân phối: Là các đơn vị mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán buôn. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi. - Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. - Khách hàng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác. Các chuỗi cung ứng khác nhau cung ứng những sản phẩm khác nhau, tuy vậy, mục tiêu của chuỗi cung ứng vẫn là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận đem lại. Lợi nhuận của chuỗi là lợi nhuận của toàn chuỗi, tổng lợi nhuận được chia sẻ cho PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 tất cả các thành viên tham gia trong chuỗi chứ không riêng lẻ ở bất kỳ giai đoạn nào. Nguồn tạo ra lợi nhuận là từ khách hàng cuối cùng. Với sự tham gia của các thành phần như trên chuỗi cung ứng có thể đi vào hoạt động theo một hệ thống. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các chuỗi cung ứng cũng hình thành nên các cấu trúc chuỗi khác nhau (Vũ Việt Hằng, 2006)[16]. Sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được thể hiện bằng dòng chảy của sản phẩm, tài chính và thông tin. Các dòng chảy này xuyên suốt và thống nhất trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi. Dòng sản phẩm bao gồm các loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, vận chuyển, tồn kho từ đầu chuỗi cho tới các khách hàng cuối cùng. Theo dòng sản phẩm là dòng tài chính, đó là giá cả, chi phí, lợi nhuận cho các thành viên và cho toàn chuỗi. Từ nguồn thông tin về nhu cầu của thành viên trong chuỗi cung ứng, dòng chảy trong chuỗi cung ứng được bắt đầu từ nhà cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất, người sản xuất cung ứng tới nhà phân phối, nhà bán lẻ phân phối tới khách hàng cuối cùng, theo sản phẩm thông tin tài chính cũng được chuyển tới khách hàng cuối cùng. Đến đây là thanh toán của khách hàng và hoạt động của chuỗi tạo lập được giá trị, tạo lợi nhuận, phân phối lại cho các thành viên. Đồng thời là sự phản hồi lại thông tin của các thành viên trong chuỗi[16]. Các đặc điểm của một chuỗi cung ứng: - Phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh. Một chuỗi cung ứng hiệu quả cần gắn liền và phù hợp với chiến lược phát triển trong từng giai đoạn, phù hợp với các yêu tố về nguồn lực, thị trường, thế mạnh của tầng địa phương[31]. - Kết hợp với nhu cầu của khách hàng: với một chuỗi cung ứng hiệu quả, người sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với các phân khúc thị trường, cung cấp hàng hóa/sản phẩm chất lượng một cách kịp thời tới khách hàng. - Kết hợp với việc xây dựng thương hiệu, nhãn cho sản phẩm cung cấp ra thị trường. - Thích nghi với sự thay đổi: trong chuỗi cung ứng, các bên sẽ trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau về tình hình thị trường, khách hàng. Chính vì thế, khi quản lý được chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, người sản xuất và kinh doanh có thể đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thị trường, đối thủ, cạnh tranh,... 1.1.1.3 Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị hàng hóa – dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi[30]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng [31]. Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng [37]. Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. 1.1.1.4 Sản phẩm Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên [39]. 1.1.1.5 Khái niệm về nông hộ, trang trại, gia trại.  Khái niệm về nông hộ Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [28]. Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm [28]. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng “Hộ” là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn [12]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản. Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận [14]. Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Do vậy hộ gia đình nông dân được quan niệm trên các khía cạnh: Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình [12]. Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cảc các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất. Có nhiều quan niệm cho rằng: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một các độc lập và điều quan trọng là các thành viên cuả hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động [28]. Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: "Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0