You are on page 1of 10

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:

Phân tích tóm tắt quan điểm về xây dựng, phát triển văn hoá được nêu trong
Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII). Lấy ví dụ để chứng minh việc vận dụng
một trong các quan điểm trên ở địa phương

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã phách:………………………………….
Hà Nội – 2021

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết
quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không
ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách,
bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nền văn hóa Việt
Namlà nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn
hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn
hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình
đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII đã có quan niệm rộng hơn, toàn diện hơn, bao quát hơn
về văn hóa, về văn hóa và phát triển, về di sản văn hóa, về bản sắc, đặc trưng
văn hóa Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc... Vì vậy em chọn đề tài “Phân tích tóm tắt quan điểm
về xây dựng, phát triển văn hoá được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5
(Khoá VIII). Lấy ví dụ để chứng minh việc vận dụng một trong các quan
điểm trên ở địa phương” làm đề tài kết thúc môn học của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và
kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót. Em
rất mong được sự nhận xét, đánh giá ,đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài tập
này được hoàn chỉnh hơn.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Phân tích những quan điểm về xây dựng và phát triển văn hoá được nêu
trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Những tác động của Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII) về xây dựng
và phát triển có tác động như thế nào đến văn hóa.

Kết cấu bài gồm 2 phần:


Phần 1: Phân tích quan điểm về xây dựng, phát triển văn hoá được nêu
trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII)
Phần 2: Liên hệ thực tế đến tỉnh Hà Tĩnh về ứng dụng quan điểm nghị
quyết Trung ương 5 ( khóa VIII).

NỘI DUNG

1. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
ĐƯỢC NÊU TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5( KHÓA VIII).
Cách đây tròn 20 năm, ngày 16-7-1998, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã bổ sung,
phát triển, làm sâu sắc, phong phú hơn kho tàng lý luận văn hóa, đường lối văn
hóa của Đảng và mở đường cho thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam thu được những thành tựu to lớn trong hai thập niên qua(1). 
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã có quan niệm rộng hơn, toàn diện
hơn, bao quát hơn về văn hóa, về văn hóa và phát triển, về di sản văn hóa, về
bản sắc, đặc trưng văn hóa Việt Nam, về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...
Nghị quyết này thể hiện bước chuyển quan trọng về tư duy lý luận, năng lực
đúc kết thực tiễn những năm đầu đổi mới; chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng,
nhân văn và khoa học. 
Nghị quyết đưa ra các quan điểm chỉ đạo cơ bản có sự đổi mới, có giá trị về
cả lý luận và thực tiễn, gồm:
1.1. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
 Loài người đang sống trong một thời kỳ có những thành tựu to lớn , sâu sắc
trong cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin và các
phương tiện truyền thông, sự cải cách chính trị xã hội đáng ngạc nhiên và sự tái
sinh vai trò tiềm lực to lớn của văn hoá. Nói cách khác do sự tiến bộ vượt bậc
của văn hoá kỹ thuật, do những biến đổi nhanh chóng của từng khu vực đã đưa
tri thức loài người bước lên thang bậc trí tuệ mới và các nhà sáng tạo làm nên
khuôn mặt mới của nền văn minh trí tuệ. Mỗi dân tộc không muốn tụt hậu, bằng
những định hướng khác nhau trước sau đều hoà mình vào bước tiến chung của
thời đại. Văn hoá Việt Nam không chối từ mọi cuộc tiếp xúc giao lưu, qua đó
tiếp thu có chọn lọc nhiều nét tinh hoa của nền văn hoá nhân loại. Đó là cơ sở
thuận lợi để chúng ta tiếp thu nhạy bén những văn hoá và thành tựu khoa học
của thế giới. Trong xu thế phát triển của thế giới với một xuất phát điểm thấp về
trình độ khoa học công nghệ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa đa
dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại phục vụ cho công cuộc đổi mới
đất nước trên tinh thần “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ”. Nền
văn hoá dân tộc cho chúng ta khả năng đón nhận và biến đổi văn hoá mới của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Nó đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô
toàn cầu hoá. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là gìn giữ bảo vệ, phát huy những giá trị
bản sắc của dân tộc cần đẩy mạnh phát triển và quý trọng truyền thống văn hoá
dân tộc và cả cộng đồng. Văn hoá Việt Nam đang đứng trước sự tấn công ồ ạt
mạnh mẽ của các làn sóng văn hoá ngoại lại thiếu chọn lọc vì thế mà càng phải
chú trọng gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc.
Đây là luận điểm mới mẻ, sáng tạo nói lên mối quan hệ biện chứng giữa văn
hóa và sự phát triển, nhấn mạnh vị thế, vai trò của văn hóa đối với chính trị,
kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội là quan niệm mới mẻ và sáng tạo của Đảng ta bổ sung vào lý
luận văn hóa mácxít. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển cũng là sự phát triển
sáng tạo trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Mác: chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa
nhân đạo hoàn bị; chủ nghĩa cộng sản của Lênin và văn hóa là “hệ quy chiếu”
của sự phát triển (theo UNESCO). Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế- xã hội chính là bổ sung vào tư tưởng mácxít về vai trò của các hình thái
ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, khoa học, giáo dục là động lực của lịch sử.
Văn hóa là yếu tố nội sinh, là động lực của sự phát triển.
1.2. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc
Từ những ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta đã đưa ra mô hình văn hóa XHCN để hướng tới xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mô hình văn hóa với hai đặc trưng
cơ bản: tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc đã hàm chứa được tất cả những gì
tốt nhất, hiện đại nhất, đẹp nhất, nhân đạo nhất của văn hóa Việt Nam, phù hợp
với sự tiến bộ văn hóa của nhân loại. Đây là sự phát triển sáng tạo lý luận văn
hóa mácxít của Đảng ta và khắc phục được hạn chế trong nhận thức xem bản
sắc văn hóa dân tộc là hình thức.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) không chỉ xác định mô hình mà còn
làm sáng tỏ đặc trưng của một nền văn hóa tiên tiến và đặc trưng của bản sắc
dân tộc. Cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là “lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu
tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện
của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội
và tự nhiên”, tiên tiến không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn tiên tiến trong cả
hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc văn hóa
Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… đậm nét trong các hình thức
biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với
mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong
văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu,
lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
1.3. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất tinh thần được tạo ra phục vụ cho bản
thân con người. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát
triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam đa dạng:
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các
phương diện, người Việt cùng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp
từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin
bền vững trong tín ngưỡng,…
Đa dạng về không gian: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân
bố dân tộc, dân cư đã tạo nên những vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng
tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của
người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến sắc thái
các văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ những vùng đất
mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các dân tộc người Hoa người Khmer đến
sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây nguyên.
Đa dạng về thời gian: Với một lịch sử đã có hàng nghìn năm của người
Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của
người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung
Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ XIX, phương
Tây trong thế kỷ XX và toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI. Việt Nam đã có những thay
đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng
có những khía cạnh văn hóa mới bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong các cộng đồng các dân tộc Việt
Nam:
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc
chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc chưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu
nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc
nguyên thủy đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu
nước và ý thức dân tộc.
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một
sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng.
Ngoài văn hóa Việt- Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc
sắc khác như Tà- Nùng, Thái, Chàm, Hoa- ngái, Môn- Khmer, H’Mông- Dao,
nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá
phong phú và toàn vẹn của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự
nhiên.
Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi
nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm: tôn kính Tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng
đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù hiếu học. Phương Tây
cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm:
rồng, rùa, hoa sen và tre,…
Và các dân tộc có cùng một chế độ chính trị, sử đụng chung một ngôn
ngữ phổ thông.
1.4. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân Đảng lãnh
đạo trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng
Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhân dân ta hiện nay là vì sự nghiệp “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được xây dựng trên
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Và một
trong những quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa và con người trong giai
đoạn mới là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trồ quan trọng.
Quan điểm này khẳng định động lực và nguồn lực để xây dựng và phát
triển văn hóa. Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; đều tham gia và xây dựng văn hóa nước nhà.
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các daann tộc Việt
Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước;, là đời sống tinh thần
cuả xã hội, phát huy và xây dựng các giá trị truyền thống đó để xây dựng lối
sống lành mạnh, truyền thụ cho thế hệ sau. Như vậy, con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực mà văn hóa hướng tới.
Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộ,
đoàn kết toàn dân cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa
dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân, giữu vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng văn hóa. Đội ngũ tri thức là trụ cột để xây dựng và phát triển
văn hóa, là lực lượng then chốt trong cách mạng khoa học kỹ thuật và văn hóa.
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc xây dựng, phát
triển kinh tế xã hội cần rất nhiều nguồn lực nhưng chúng có hạn và có thể bị
khai thác một cách cạn kiệt, chr có tri thức của con người mới là nguồn lực vô
hạn, có khả năng tái sinh.
1.5. Văn hoá là một mặt trận. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự
nghiệp cách mạng lâu dài cần có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
“Mặt trận” là nơi đoàn kết thống nhất ý chí và tình cảm của nhân dân, của
đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa vào thực hiện mục
tiêu chung của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra. “Mặt trận” là nơi đấu tranh
chống lại cái xấu, cái ác và cái giả, khẳng định cái đúng, cái tốt và cái đẹp nhằm
xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh. Đồng thời, đây cũng là nơi
để chống lại mưu toan phá hoại của kẻ thù, đặc biệt là âm mưu "diễn biến hoà
bình" của các thế lực thù địch quốc tế trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong
quá trình đó, “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy “xây” làm trọng tâm.
Quan điểm này cũng nhấn mạnh đến tính đặc thù của việc xây dựng và
phát triển văn hóa. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân
tộc, sáng tạo nên những giá trị mới tích cực và tiến bộ, loại bỏ những yếu tố bảo
thủ và lạc hậu trong nền văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào toàn
bộ đời sống xã hội, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh, nhân bản là
một quá trình đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và cần
phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan duy
ý chí. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay, cần phải nhận thức sâu sắc rằng, sản phẩm văn hóa là một sản phẩm
hàng hóa đặc biệt, hoàn toàn khác với sản phẩm hàng hóa thông thường khác.
Đây là phương tiện để biểu đạt đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.
Vì vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần có giải pháp hữu hiệu để bảo
vệ và phát triển nền văn hóa của dân tộc mình, chống nguy cơ bị đồng hóa về
văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đi vào cuộc sống 15 năm, được
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ thống chính trị
quan tâm, tổ chức thực hiện. Có thể nói, nó không chỉ là một văn kiện mang
tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn
thể hiện tư duy lý luận văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn
cách mạng mới. Thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong
15 năm qua gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để bổ sung và
phát triển tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI.
2. LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐẾN TỈNH HÀ TĨNH VỀ ỨNG DỤNG QUAN
ĐIỂM NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5( KHÓA VIII)
Quan điểm đề cập đến là “xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc” thông qua “Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh (khóa XIV)về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về văn hóa tiến hành ở 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã:
Cấp tỉnh:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy thành lập
Ban Chỉ đạo tổng kết tỉnh về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh.
- Thành lập và tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, khảo sát tình hình thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết số 11 (khóa XIV) Tỉnh
ủy về văn hóa tại cơ sở.
- Chọn 3 đơn vị chỉ đạo tổng kết điểm gồm: thành phố Hà Tĩnh, huyện
Can Lộc và Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; các đơn vị còn lại tự tổ chức tổng
kết, mời đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh và một số ban, ngành liên quan dự.
- Trong quý IV/2012 Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị được chọn làm
điểm tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 và Nghị quyết 11 của tỉnh.
- Quý II/2013 tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa
XIV) ở tỉnh.
Cấp huyện:
- Các huyện, thành, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc thành lập Ban Chỉ đạo
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết do đồng chí Phó Bí thư Thường trực hoặc
đồng chí Chủ tịch UBND huyện, thành, thị làm Trưởng ban.
- Ban Chỉ đạo các cấp căn cứ vào Hướng dẫn này xây dựng kế hoạch cụ
thể thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các ngành, đoàn thể liên quan tiến hành kiểm
tra, đánh giá, kiểm điểm từ cơ sở (chọn 2 - 3 đơn vị tổng kết điểm, trong đó ít
nhất có một cơ quan). Xác định rõ địa điểm, thời gian, cách thức thực hiện,
những cơ quan, đơn vị chọn tổng kết điểm để Ban Chỉ đạo rút kinh nghiệm
nhân rộng.
Dựa trên phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa đã được xác
định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết 11 (khóa XIV) của
Tỉnh ủy và kế hoạch, chương trình hành động của địa phương, đơn vị, các đơn
vị, địa phương kiểm điểm, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, bối cảnh quốc tế
tác động đến việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết số 11 của
tỉnh về văn hóa trên lĩnh vực, địa bàn cấp uỷ phụ trách.
Đánh giá việc thực hiện và phát triển các quan điểm của Đảng về văn hoá trong
Nghị quyết Trung ương 5 (khóaVIII), Nghị quyết 11 của tỉnh và các Nghị quyết, Chỉ
thị, Kết luận về văn hóa của Đảng sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Đề xuất, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm của Đảng về văn hóa; đề ra
các nhiệm vụ cụ thể, các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục thực hiện có
hiệu quả việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống tinh thần ở mỗi địa
phương, cơ sở, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên, nhân dân; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh; đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
văn hóa, văn nghệ.
Thông qua việc tổng kết, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa; tầm quan trọng của Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 11 (khóa XIV) của Tỉnh về văn
hoá; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tiếp tục thực hiện Nghị quyết, đưa văn
hóa thực sự là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã
hội.

KẾT LUẬN
Nghị quyết khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn
hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là
kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. Các nhân tố văn
hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương
diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…” Có thể khẳng định rằng,
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá
trình phát triển, hoàn thiện lý luận về văn hóa của Đảng, định hướng phát triển
văn hóa trong trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình “ Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam”, Hoàng Quốc Bảo,
Nguyễn Thị Nhung, 2016, Nxb Lý luận chính trị;
2. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
3. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín  Ban Chấp hành  Trung ương khóa XI, Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2014, tr.44-45;
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016, tr.125, 61, 202, 202, 126.
Các trang website:
1.https://dangcongsan.vn/huong-toi-ky-niem-90-nam-ngay-truyen-thong-nganh-
tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/nghi-quyet-trung-uong-5-khoa-viii-van-hoa-la-nen-
tang-tinh-than-cua-xa-hoi-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-thuc-day-su-phat-
trien-kinh-te-xa-hoi-556904.html;
2.https://www.bqllang.gov.vn/danh-sach-khach-vieng.html?id=3277:tangcuong-
quan-ly-nha-nuoc-ve-van-hoa-trong-thoi-ky-hoi-nhap.

You might also like