« Home « Kết quả tìm kiếm

Dư Luận Xã Hội ở Trung Quốc Định Hình Chính Sách Đối Ngoại Hay Ngược Lại


Tóm tắt Xem thử

- D ư lu ậ n xã h ộ i ở Trung Qu ố c đ ị nh hình chính sách đ ố i ngoại hay ngược lại? Về các vấn đề chính sách đối ngoại, quần chúng Trung Quốc hoàn toàn dựa vào truyền thông chính thống để lấy thông tin hàng ngày, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và chính phủ đóng vai trò trung tâm trong việc quyết định thông tin nào sẽ đưa ra cho công chúng.
- Ban này có gần như toàn quyền quyết định về việc quần chúng sẽ đọc và xem gì thông qua việc kiểm soát các nguồn thông tin, ví dụ như Tân Hoa xã và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
- Về các vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng, chẳng hạn như những lĩnh vực quốc tế then chốt hoặc các chuyến đi của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, các cơ sở truyền thông trong nước được yêu cầu phải sử dụng các nội dung chính thức và đường lối chỉ đạo từ Tân Hoa xã.
- Ví dụ như vào tháng 1/2011 chính phủ đã một mực yêu cầu “toàn bộ hệ thống truyền thông trên cả nước phải sử dụng các báo cáo của Tân Hoa xã về sự nổi dậy ở Ai Cập.
- Đối với đa số các vấn đề về chính sách đối ngoại, đường lối ngoại giao hiện nay của Trung Quốc đóng vai trò như văn bản chỉ đạo cho các hoạt động truyền thông.
- Ví dụ như các bản tin của truyền thông Trung Quốc về sự bất ổn bên trong L ibya và Syria trong năm 2011 rất ít đề cập tới “thành tích” của chính quyền toàn trị, sự vi phạm nhân quyền hay nạn tham nhũng.
- Thay vào đó, theo đúng các nguyên tắc ngoại giao Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc chủ yếu dành thời lượng để nêu bật các khía cạnh tiêu cực của tình trạng bất ổn và mối hiểm nguy phát sinh khi nước ngoài can thiệp.
- Các bản tin Trung Quốc về vụ khiêu khích của Bắc Triều Tiên năm 2010 lại cho một dẫn chứng khác.
- Nhằm tạo dựng dư luận xã hội trong nước về một Bắc Triều Tiên hữu nghị theo đúng chính sách của Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên, truyền thông Trung Quốc khi đưa tin về vụ đắm tàu Hàn Quốc Cheonan xảy ra vào tháng 3/2010 đã chỉ hoàn toàn nhắm vào “ tính không kiểm chứng được” của những bằng chứng, vật chứng do cuộc điều tra quốc tế về vụ việc này đưa ra, đồng thời lại chú trọng tới những yếu tố khác không chỉ ra Bắc Triều Tiên là thủ phạm.
- Ở Trung Quốc có ít người lại cho rằng Bắc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về vụ pháo kích đã gây ra những thiệt hại cho dân thường Hàn Quốc.
- Trong những trường hợp này, cách đưa tin của truyền thông đã được đường lối chính trị quyết trước nhằm mục đích định hướng dư luận xã hội.
- Các nguồn thông tin khác như Internet hay những tổ chức truyền thông thương mại cũng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ.
- Thực tế là môi trường Internet ở Trung Quốc thuộc diện bị hạn chế bậc nhất thế giới.
- Những cơ quan chính phủ khác nhau bao gồm bộ công an, văn phòng thông tin thuộc ủy ban nhà nước và tổ chức mới thành lập mang tên văn phòng giám sát thông tin Internet nhà nước cùng thực hiện trọng trách điều hành Internet ở Trung Quốc.
- Mặc dù các cư dân mạng ở Trung Quốc hiểu biết về công nghệ và thường xuyên sử dụng các server proxy để truy cập các trang web bên ngoài “ Vạn lý Trường thành tường lửa” Trung Quốc, nhưng chính phủ luôn thích ứng rất nhanh nên đã phong tỏa hữu hiệu các nhà cung cấp dịch vụ giúp nở rộ của mạng cá nhân ảo (Virtual Private Network- VPN) ví dụ như Witopia.
- (tất nhiên nhiều người sử dụng Internet ở Trung Quốc đã vượt tường lửa không nhằm mục đích tìm kiếm các thông tin bằng tiếng Anh về các vấn đề đối ngoại mà thường xuyên hơn là chỉ để sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook và Youtube.) Truyền thông thương mại cũng không nằm ngoài sự kiểm duyệt và các ranh giới được đặt ra bởi hệ thống tuyên truyền mặc dù được hưởng chút ít quyền hành nhiều hơn truyền thông nhà nước thế nhưng cũng không có hoàn toàn tự do quyết định nội dung và giọng điệu của mình.
- Tuần báo Phương Nam thực hiện trong chuyến thăm Trung Quốc của ông vào tháng 1 1/2009.
- Hơn thế nữa, ban này còn chỉ thị cấm truyền thông trong nước đăng lại bài báo đó dưới mọi hình thức nhằm kiểm soát hiệu quả việc lan truyền rộng rãi nội dung của cuộc phỏng vấn.(2) Ý kiến của cộng đồng mạng ở Trung Quốc thường được nhận biết bởi những người quan sát, bao gồm cả một số nhà nghiên cứu nghiêm túc và được đánh giá là chỉ số then chốt của dư luận xã hội về các chính sách đối ngoại.
- Tuy nhiên,cũng giống như việc xuất bản trong hệ thống truyền thông có tổ chức, ý kiến được thể hiện trên Internet bởi các cá nhân cư dân mạng cũng bị chính phủ can thiệp và điều tiết.
- Trung Quốc nhìn nhận dư luận xã hội như một công cụ hữu hiệu để cho Washington thấy rằng nhân dân Trung Quốc tức giận như thế nào và hậu quả kéo theo sau sẽ nghiêm trọng ra sao (5).
- Bắc Kinh có thể có lý khi nói rằng họ buộc phải hành động như vậy để đáp ứng tình cảm của quần chúng trong nước, thế nhưng tình cảm đó ít ra thì cũng chỉ là một phần của cái mà chính phủ đã tạo dựng ra từ đầu.
- Một ví dụ khác là Bắc Kinh đối phó với tình cảm chống Nhật sau vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc với hai tàu hàng Nhật bản vào tháng 10/2010 trên biển Đông Trung Hoa nơi mà Trung Quốc và Nhật còn có tranh chấp.
- Sau khi viên thuyền trưởng Trung Quốc bị bắt giữ và giam giữ ở Nhật, Bắc Kinh đã lên mặt trả đũa Tokyo để gây áp lực đòi thả viên thuyền trưởng.
- Ngay sau đó, các cuộc biểu tình đông người chống Nhật đã nổ ra trên nhiều thành phố ở Trung Quốc.
- Dư luận xã hội chống Nhật đã đạt một kỷ lục cao trong lịch sử cận đại, có tác dụng bổ sung và củng cố cho quan điểm dữ dằn của chính phủ.
- Một vài nhà phân tích Trung Quốc còn bình luận rằng “chính phủ của chúng ta phải trả lời hoặc là tính chính danh của nó sẽ bị thách thức”(6).
- Tuy vậy, sự kiện các cuộc biểu tình chống Nhật được phép tổ chức ít ra đã cho thấy một sự thỏa thuận ngầm với chính phủ khi thấy cần xả van an toàn cho sự tức giận của tình cảm dân tộc bị dồn nén.
- Theo Shi Yinnhong, một học giả danh tiếng về quan hệ quốc tế tại đại học Nhân dân thì “nếu như chính phủ chủ ý phản đối hoặc kiên quyết không muốn các cuộc biểu tình thì đã chẳng có gì xảy ra”(7.
- Ngay cả khi nếu các cuộc biểu tình được vận động hoặc nổ ra một cách tự phát trong quần chúng thì chính phủ vẫn luôn có các phương cách hiệu quả để quản lý chúng.
- Trong các cuộc biểu tình chống Nhật tương tự nhưng có quy mô lớn hơn nổ ra vào mùa xuân năm 2005, khi cảm thấy sự phản đối đông người đã đi quá tầm kiểm soát, chính phủ liền huy động các nguồn lực để chấm dứt chúng.
- Hành động của chính phủ đã không gây nên phản ứng dữ dội từ phía nhân dân và tình cảm chống Nhật đã được làm cho lắng xuống một cách hiệu quả trong vòng có một tuần.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt