Academia.eduAcademia.edu
Rừng phòng hộ Tân Phú Độ cao tính từ mực nước biển: Những loài động thực vật được ghi nhận HỆ THỰC VẬT ( Những nét lớn về hệ thực vật rừng ) Rừng đất đai của Ban Quản Lý RPH Tân phú quản lý, thuộc vành đai hệ sinh thái dưới 1.000m, bao gồm đồng bằng, gò và đồi thấp, là vành đai lớn nhất có tính chất nhiệt đới điển hình. Với hệ thực vật rừng rất phức tạp, phân bố ưu thế các loài cây thuộc họ Dầu, họ Đậu và họ Thầu dầu … Theo kết qủa điều tra lâm học của đoàn Điều tra Quy hoạch Lâm nghiệp, có khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Tân Phú .Trong đó: - Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài, - Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... Khoảng 100 loài .  Các loài thực vật có phân bố phổ biến gồm có Họ Dầu: Dipterocabaceae : gồm 6 chi – 15 loài  - Vên vên: Anisoptera, 1 loài A .Cochinchinensis. - Dầu: Dipterocapus, 7 loài, cây phổ biến là D.Dyery ( Dầu song nàng ). - Sao : Hopea, 3 loài, cây phổ biến là: h.Odorata ( Sao đen ) - Chò : Para Shorea, 1 loài là P.Stellata ( Chò chỉ ). - Chai : Shorea, 2 loài, cây phổ biến là S.Cochinchinensis ( Sến mủ ) - Táu : Vatica, 1 loài là V.Odorata ( Táu trắng ). Họ Đậu (Fabaceae) gồm 3 họ phụ: họ phụ Vang, họ phụ đậu, họ phụ trinh nữ + Họ phụ Vang : Caesalpioideae gồm 3 chi – 4 loài. - Sindora : 2 loài, cây phổ biến là S.Cochinchinensis ( Gõ mật ) - Palumdia : 1 loài là P.Cochinchinensis ( Cà te ) - Dialium : 1 loài D.Cochinchinensis ( Xoay ) + Họ phụ đậu: Faboideae , 1 chi – 4 loài. - Dalbergia : 2 loài, cây phổ biến là D.Dongnainensis ( Cẩm Đồng Nai ) + Họ phụ Trinh nữ : Mimosoideae, 1 chi – 1 loài. - Xylia : X .xylocarpa ( Căm xe ) * Họ Thầu dầu : Euphobiaceae gồm 2 chi – 3 loài - Aporasa : 1 loài A.Tetrapleora ( Thầu tấu ) - Baccaurea : 2 loài, cây phổ biến là B.Annamensis ( Dâu da trung ) * Họ Côm: Elaeucarpaceae, 1 chi – 2 loài - Elaeocarpus : 2 loài, cây phổ biến là E.Dongnainensis (Côm Đồng Nai ) * Họ Bứa : Clusiaceae: 1 chi – 3 loài - Calophylum : 3 loài – cây phổ biến là C.Saigonnensis ( Cồng ) * Họ Sim : Myrtaceae - Syzygium : 3 loài, cây phổ biến là S.Zeylanicum ( Trâm đỏ ) * Họ cỏ ( Tre Trúc ): Poaceae, Khoảng 5 loài Thực tế thấy được: Đa số là cây đại mộc, cây leo, thân thảo Sự tàn phá của con người làm hệ thực vật thay đổi: Lâm Đồng, Langbiang, vườn quốc gia Bidoup-núi Bà Độ cao 1500m so với mực nước biển, đỉnh núi Langbiang cao 2100m so với mực nước biển. Loài thực vật: Phổ biến là hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ở tất cả các độ cao. Ở vùng thấp đến núi vừa là các loài cây họ: dầu, bằng lăng, ngọc lan…, hay nhiều loài chỉ phân bố ở các đai cao như các loài thuộc họ: chè, đỗ quyên, dẻ, sim, long não. Ở độ cao trên 1000m thì có hệ sinh thái rùng hôc giao lá rộng lá kim. Về thành phần loài, có các loài thuộc họ dẻ, long não đóng vai trò chính, còn các loài cây họ chè, ngọc lan chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong kiểu rừng này có các loài cây hạt trần chiếm một tỷ lệ đáng kể với các loài: pơ mu, hồng tùng, thông nàng, du sam... Đặc biệt có các loài thông 2 lá dẹt và thông 5 lá. Ở độ cao 800m đến 2000m là hệ sinh thái rừng lá kim, thành phần chính là thông 3 lá và thông 2 lá. Dưới 1000m là hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loài. Thành phần loài thực vật tương đối đơn giản với các loài thuộc họ sim, họ đậu. Ngoài ra còn có hệ sinh thái rừng lá rộng rụng lá, với nét đặc trưng là có mặt các cây rụng lá ở tầng ưu thế sinh thái như các loài cây thuộc họ: dầu, bằng lăng, na, thầu dầu. Còn có hệ sinh thái rừng tre nứa hô giao với cây gỗ, có các loài cây quý hiếm như gõ đỏ, trắc đen, cẩm lai, giáng hương… Bình Ba Thực vật có tảo đỏ, tảo lục, rong biển, rất nhiều rong nho. Tảo sống bám vào san hô, thường hay trôi dạt dêc dàng bắt gặp ở gần bờ. Đồi cát Nam Cương Cực ít thực vật, đa phần là các cây thân thảo và cây bụi, cây mọc tản ngang ra bề mặt cát, rễ cắm cực sâu vào lòng đất, lá cây nhỏ. Một số cây mộc nhỏ mọc thành cụm với nhau, thân mập mạp trữ nước. Bàu cát trắng Đa số là cây phi lao cỡ lớn, còn lại là thân thảo và cây bụi mọc tập trung ngay gần nguồn nước. Xương rồng, phi lao và keo tràm là những loài cây sống rất khỏe ở đây. Bình Châu – Phước Bửu Rừng Bình Châu – Phước Bửu còn có hệ thực vật phong phú, phần lớn là các cây họ dầu ven biển và các loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, giáng hương, kơ nia. BTTN Bình Châu - Phước Bửu là một trong ít khu vực dọc theo duyên hải Việt Nam còn giữ được thảm rừng tự nhiên quan trọng chiếm ưu thế bởi rừng rụng lá cây họ dầu. Sự khô hạn và biệt lập của khu vực này dẫn đến sự phát triển các quần thể thực vật độc đáo. Thảm thực vật vùng bán khô hạn có giá trị cao và là nguồn tài nguyên dự trữ để khôi phục lại các khu vực khác, sẽ trở nên khô hạn hơn, có nguy cơ bị sa mạc hóa hoặc bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu về thảm thực vật đã ghi nhận 3 kiểu rừng chính gồm Rừng thưa hơi khô nhiệt đới, Kiểu rừng ẩm thường xanh trên đất đỏ bazan, Kiểu rừng chuyển tiếp giữa rừng thưa và rừng dày. Ngoài ra còn có Rừng tràm mọc ven biển, đất ngập nước, cây bụi và cồn cát ven biển, đất nông nghiệp. ác nghiên cứu trước đây đã ghi nhận 732 loài thực vật thuộc 123 họ với 14 loài thực vật quý hiếm như: Cẩm lai bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Giáng hương, Bình linh nghệ… Trong số 123 họ đã được ghi nhận thì họ Dầu (Dipterocarpaceae) có tới 13 loài. Đặc biệt trong họ dầu có loài Dầu cát (Dipterocarpus caudatus) được coi là loài đặc hữu của Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu. Các nghiên cứu mới nhất về thực vật đã ghi nhận 796 loài thực vật trong KBT Thục tế khu vực đi thực địa có nhiều cây gỗ lớn, cực nhiều dây leo. Gần nguồn nước phèn có nhiều loại thực vật bậc thấp phát triển: nhiều nhất là dương xỉ, bên cạnh đó có nắp ấm, các cây leo thuộc họ bầu.