« Home « Kết quả tìm kiếm

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .pdf


Tóm tắt Xem thử

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 1.
- Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với GDNN Cho đến nay thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) màngười ta gọi là CMCN 1.0 đến 4.0.
- 1.2…Nói cách khác, CMCN là sự phát triển vừa có sựnhảy vọt vừa có sự phát triển tuần tự.
- Trong cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra từ cuối thếkỷ XVIII với sự ra đời của đầu máy hơi nước, tiếp theo đó là sự phát triển của các ngànhcông nghiệp cơ khí và bán tự động.
- Để đáp ứng nhân lực cho những ngành công nghiệpnày, Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) thế giới, trong đó có giáo dục kỹ thuật và dạy nghề(TVET) đã có những mở ra những ngành nghề đào đạo kỹ thuật, đồng thời đã chuyểnhướng từ đào tạo hàn lâm sang đào tạo theo hướng thực hành để đáp ứng cho nền côngnghiệp cơ khí, mặc dù còn ở trình độ thấp.
- Đến cuộc CMCN 2 từ cuối thế kỷ XIX, với sự phát triển của ngành năng lượng vàứng dụng năng lượng vào sản xuất và đời sống, việc sản xuất theo dây chuyền được pháttriển.
- Đáp ứng nhu cầu này, trong hệ TVET, các ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực điện,điện tử, cơ - điện tử… đã phát triển mạnh mẽ.
- đồng thời đã có sự cách mạng trongphương pháp dạy học.
- Cuộc CMCN lần thứ 3 diễn ra từ những năm 60 của thể kỷ XX,thế giới đã chứng kiến sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ điện tử và CNTT để tự độnghoá sản xuất.
- Có thể nói đây là sự chuyển biến có tính “đột biến” của nền sản xuất thếgiới, xuất hiện sự tương tác giữa người và máy thông qua sự phát phát triển của côngnghệ Robot và các ứng dụng CNTT.
- Đáp ứng với nền sản xuất tự động hóa cao này, hệthống TVET, một mặt phát triển các ngành nghề đào tạo mới kết hợp điện tử và cơ khí tựđộng như CNC, CAT, CAM… mặt khác đã thay đổi có tính “cách mạng” hình thức vàphương pháp giảng dạy.
- Đó là phát triển hình thức học qua mạng, học từ xa.
- đó là sự sốhóa, mô phỏng bài giảng trên máy tính… Tới ngày nay, một cuộc CMCN lần thứ 4 đang được hình thành (CMCN 4.0) trênnền tảng của cuộc CMCN lần thứ ba (phiên bản 3.n.
- Cuộc cách mạng này đã và sẽ hìnhthành những công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinhhọc cả trong đời sống, sản xuất, cũng như trong lĩnh vực GD-ĐT và GDNN.
- Khác vớicuộc CMCN lần thứ ba, cuộc CMCN 4.0 lần này có sự ứng dụng rộng rãi và tốc độ ứngdụng rất nhanh đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia.
- Bề rộng và chiềusâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quảnlý và quản trị.
- Những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí thông minhnhân tạo, robot, mạng Internet, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vềvật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa tới đờisống xã hội.
- Trong cuộc cách mạng mới (4.0) này, hệ thống GDNN sẽ bị tác động mạnhmẽ và toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điểu chỉnh, cập nhật liên tục vìcác ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh.
- Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý- sinh;cơ-điện tử-sinh, hình thành những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quanđến sự tương tác giữa con người và máy (ví dụ, nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo)…Những khái niệm phòng học ảo, thày giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạtđộng đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới.
- Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với GDNN Việt Nam trong CMCN4.0 Sự dịch chuyển từ cuộc CMCN lần thứ ba sang cuộc CMCN 4.0 thực chất là sựchuyển dịch từ cách mạng số (đơn giản, máy móc) sang cuộc cách mạng của sự sự sángtạo (dựa trên sự kết hợp giữa các công nghệ).
- Cuộc cách mạng này đang và sẽ buộc cácdoanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất và cách thức hoạt động kinh doanh củamình.
- Công nghệ đã giúp các doanh nghiệp có những thiết bị mới, bao gồm cả thiết bi ảođể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với phương thức cung ứng mới (đặt hàng và cunghàng qua mạng.
- Mặt khác, cuộc CMCN 4.0 và với những phiên bản 4.1.
- sẽ tạo rasự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế và nănglực con người chứ không phải là nguồn vốn tài chính sẽ trở thành nhân tố quyết định củanền sản xuất.
- Trong cuộc cách mạng này, TTLĐ sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượngcung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
- Khi tự động hóa thay thế con ngườitrong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanhvới sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp.
- Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
- Thịtrường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao độngcó kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao.
- Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằngcuộc cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngaycả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họkhông được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0.
- Những sự thay đổi này của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong TTLĐ tương lai, đặtra nhiều vấn đề đối với GDNN, đó là: -Thứ nhất, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực có chất lượng cao và đa dạng ngànhnghề, lĩnh vực của nền kinh tế 4.0, các cơ sở GDNN phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt độngđào tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra những “sản phẩm”- người lao động tương lai cónăng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh..
- Trong khi cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến TTLĐ thì các cơ sở GDNN nơi cungcấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế, vẫn đào tạo theo cách đã cũ.
- Học sinh,sinh viên với các kiến thức, kỹ năng đang được dạy trong nhà trường hiện nay còn chưađáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng vớinền kinh tế 4.0 hoặc đang dễ dàng bị robot thay thế trong tương lai gần.
- -Thứ hai, để đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi cáchoạt động đào tạo, nhất là phương thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnhmẽ của CNTT.
- Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện đảm bảo cho sự thay đổi này vẫn cònhạn chế.
- Hiện nay, ở đa số các các cơ sở GDNN, sự đổi mới phương thức và phươngpháp dạy và học còn khá chậm trễ.
- Trong một số năm gần đây,trong khuôn khổ của chương trình MTQG, ngành dạy nghề đã triển khai các hoạt độngcủa dự án ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề.
- Hệ thống cơ sở dữliệu quốc gia về dạy nghề được thiết kế, xây dựng cho phép thu thập, xử lý, cập nhật,đồng bộ thông tin dữ liệu về dạy nghề trên toàn quốc và hỗ trợ công tác tìm kiếm, thốngkê, báo cáo, phân tích dự báo phục vụ cho công tác điều hành, quản lý về dạy nghề từTrung ương đến bộ, ngành, địa phương, CSDN trên phạm vi cả nước.
- hiện nay Tổng cục dạy nghề đang triển khai thí điểm số hóa bài giảng, môphỏng thực hành nghề để hình thành cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử nhằm hiện đại hóacông tác dạy và học nghề, tiến tới hình thành cơ sở dữ liệu bài giảng điện điện tử, tàinguyên xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ cho công tác giảng dạy các nghề.
- Thứ ba, sự thay đổi trong quản trị nhà trường..
- Đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bàigiảng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai.
- Điều này tác động đến bố trícán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở GDNN.
- Đội ngũ này phảiđược chuyên nghiệp hóa và có khả năng sáng tạo cao, có phương pháp đào tạo hiện đạivới sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT và điều này dẫn đến sự thay đổi về quy mô và cơcấu giáo viên (cả về trình độ và kỹ năng), sẽ xuất hiện hiện tượng thừa và thiếu nhân lực.
- Thứ tư, song song với việc nâng cao chất lượng “máy cái”, đổi mới mô hình nhàtrường là giải pháp rất cần thiết.
- Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo“những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”.Theo môhình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt ra;đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ cácnguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, quan trọng hơn là rút ngắn thời gianchuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.
- Tuy nhiên, mối quan hệ gắnkết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- giữa đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo vẫncòn rất „lỏng lẻo, chưa trở thành “trách nhiệm xã hội” của các doanh nghiệp.
- Thứ năm, vấn đề đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở đối với GDNN.Với sự xuất hiện ở những lớp học ảo, nghề ảo, chương trình ảo, và những yêu cầu củaTTLĐ với những kỹ năng sáng tạo mới, đòi hỏi có sự quản lý chung để một mặt hướngtới sự đảm bảo “mặt bằng” chất lượng.
- mặt khác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinhtế sáng tạo và cạnh tranh.
- Tuy nhiên, điều này cũng đang là vấn đề của công tác quản lýcả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở, khi hệ thống cơ sở pháp lý đang trong quá trình bổ sung,hoàn thiện.
- sự chưa rạch ròi giữa các chứcnăng QLNN và quản trị nhà trường là những hạn chế đã được chỉ ra và gần đây mới bướcđầu được khắc phục.
- Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đáp ứngyêu cầu của nền kinh tế sáng tạo, trong lĩnh vực GDNN, theo chúng tôi, cần thực hiệnnhững giải pháp sau: Đổi mới về cơ chế chính sách - Hoàn thiện các cơ chế chính sách, phù hợp với thực tiễn đối với đội ngũ nhàgiáo, người học, cơ sở GDNN, người lao động trước khi tham gia TTLĐ, doanh nghiệptham gia đào tạo.
- hoàn thiện các cơ chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính tronglĩnh vực GDNN.
- Trong đó, đối với nhà giáo, cần xây dựng các chuẩn chuyên môn,nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm ở các cấp trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kếbài giảng.
- Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN.Đổi mới chính sách tiền lương đối với giáo viên GDNN phù hợp để thu hút người có kiếnthức kỹ năng làm nhà giáo GDNN.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đối với cơ sở GDNN.
- Tăng cường tình tự chủ tronghoạt động đào tạo và quản trị nhà trường đối với các cơ sơ GDNN, nhằm tạo sự linh hoạtthích ứng với sự thay đổi của KH-CN và yêu cầu của TTLĐ.
- Các cơ sở GDNN tự chịutrách nhiệm về phát triển đổi ngũ theo hướng tinh gọn, năng động, có khả năng làm việctrong môi trường cạnh tranh cao.
- Đổi mới quản lý GDNN, ứng dụng CNTT trong quản lý - Cần hoàn thiện cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước về GDNN theo hướng phânđịnh rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm.
- giảm dần sự can thiệp củacác cơ quan chủ quản vào các hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường.
- chuẩn hóa,chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý GDNN ở các cấp, nhất là ở cấp địa phương.
- tăngcường các công cụ quản lý.
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác quản lý GDNN.
- đổi mới cơ chế tiếpnhận và xử lý thông tin trong quản lý GDNN.
- xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDNN.
- Hiện đại hóa hạ tầng CNTT trong toàn bộ hệ thống, từ trung ương tới địa phươngphục vụ công tác quản lý và điều hành lĩnh vực GDNN.
- đầu tư các thiết bị, hệ thống thôngtin quản lý.
- ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý dạy, học tại các cơsở GDNN.
- Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến.
- khuyến khích các cơ sởGDNN xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa.
- hệ thống thiết bị ảomô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiếtbị dạy học thực tế trong dạy học cho các cơ sở GDNN.
- Triển khai các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấungành nghề và trình độ đào tạo ph hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo từnggiai đoạn.
- Đổi mới hoạt động đào tạo - Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người học, người sử dụng laođộng và môi trường làm việc ( bao gồm cả môi trường làm việc ảo), đòi hỏi các hoạtđộng đào tạo phải thay đổi căn bản.
- Sẽ không còn khái niệm đào tạo theo niên chế vàkhông gian đào tạo cũng sẽ thay đổi.
- Chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt,một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề.
- Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sởlấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng và truyền đạtbài giảng.
- Cùng với đó là sự đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tratrong GDNN theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng tạo của người học.
- Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GDNN - Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giáo viên GDNNphải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chấtmới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiếnthức chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác.
- Đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo về nghiệp vụ sưphạm, kỹ năng nghề trên cơ sở chuẩn nhà giáo GDNN.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghềcho đội ngũ giáo viên GDNN ở nước ngoài và các chương trình tiên tiến ở trong nước.
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý GDNN, cũng cần được chuẩn hóa, trên cơ sởchức danh nghề nghiệp, gắn với vị trí việc làm.
- Đội ngũ này phải có đủ năng lực làm việctrong môi trường sáng tạo cao và tự chịu trách nhiệm.
- Do vậy, cần tổ chức các hoạt độngđào tạo, bồi dưỡng cả trong nước và ngoài nước để đáp ứng được yêu cầu công việc.Đồng thời có cơ chế sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác.
- Phát triển đào tạo tại doanh nghiệp và gắn kết với doanh nghiêp trong hoạtđộng đào tạo Như trên đã phân tích, trong môi trường 4.0, các hoạt động đào tạo cần phải đượcgắn kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo, nghiên cứu và triểnkhai.
- Vì vậy, một mặt đẩy mạnh phát triển đào tạo tại doanh nghiệp, phát triển các trườngtrong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức của doanhnghiệp.
- Mặt khác, tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, trên cơ sởtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nốidài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN, nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bịvà công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghềnghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ - Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phươngtiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo.
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDNN, gắn nghiêncứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở.
- Chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiêncứu tương tác người - máy.
- Hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học GDNN giữa các Viện,trường trong nước với các Viện, trường nước ngoài ở các nước tiên tiến như Cộng hòaLiên bang Đức, Hàn Quốc và các nước trong ASEAN và Châu Á khác.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN -Tăng cường các hoạt dộng hợp tác đa phương, song phương trong các lĩnh vựccủa GDNN như nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật.
- đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,cán bộ quản lý.
- quản trị nhà trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nướcngoài mở cơ sở GDNN chất lượng cao tại Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt