« Home « Kết quả tìm kiếm

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động tiềm tàng


Tóm tắt Xem thử

- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG.
- “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp.
- “cách mạng công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) là một chủ đề nóng hổi và được đề cập nhiều tại các diễn đàn trên thế giới.
- Sự thay đổi trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ do được áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ đã tác động mạnh tới cuộc sống hàng ngày của con người..
- Vậy “cách mạng công nghiệp 4.0”.
- là gì? Nó có đặc điểm ra sao? Và, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động thế nào tới các chính phủ, việc sản xuất của các doanh nghiệp, và người lao động? Bài báo này sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.
- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.
- Các Mác đã nhận xét: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào.
- Trong bản thân các tư liệu lao động, thì những tư liệu lao động cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định.”.
- Có thể nói, những dấu hiệu trên đặc trưng cho những giai đoạn khác nhau và phản ánh sự khác biệt căn bản giữa các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN).
- “Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để.
- Nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử thế giới khi công nghệ mới, cách thức sản xuất và tư liệu sản xuất mới được tạo ra đã làm thay đổi sâu sắc các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội.
- 2 Trước hết, ta hãy điểm qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trên thế giới mấy thế kỷ qua:.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp-hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất này thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật.
- Cuộc cách mạng này diễn ra đầu tiên ở nước Anh từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.
- Nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và kéo theo sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
- Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học.
- Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII..
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất sản phẩm mang tính công nghiệp hàng loạt.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 nổ ra vào cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX.
- Cuộc cách mạng lần này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển hàng trăm năm của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học gắn liền với kỹ thuật.
- Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển nền sản xuất trên cơ sở cơ khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
- Nếu các cuộc CMCN trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống thì cuộc CMCN lần thứ 3 đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, nó cho phép chi phí tương đối thấp hơn trong việc sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng.
- Kết quả này đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội.
- Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang manh nha nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ 3.
- Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần thứ 4) xuất phát từ khái niệm.
- “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
- Theo đó, nó là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo.
- Cuộc CMCN lần thứ 4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS)..
- Hình 1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp 3.
- Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng.
- Nói một cách ngắn gọn thì viễn cảnh các nhà máy thông minh, trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định, có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.
- Klaus Schwab đã cho ra mắt cuốn sách “Cuộc CMCN lần thứ 4” trong đó ông mô tả những điểm khác biệt của cuộc cách mạng này so với ba cuộc cách mạng hầu hết dựa trên những tiến bộ công nghệ trước đó.
- Cuộc CMCN lần thứ 4 là sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học, làm cho Cuộc CMCN lần thứ tư về cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước đó.
- Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước.
- Đặc trưng của công nghiệp 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (Cyber-Physical Systems- CPS) lần đầu tiên được TS.
- Theo dòng thời gian, dễ nhận thấy rằng hoạt động sản xuất luôn gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp: Công nghiệp 1.0 - dựa trên năng lượng hơi nước.
- Công nghiệp 2.0 - dựa trên năng lượng điện.
- Công nghiệp 3.0 - dựa vào công nghệ điện tử và CNTT..
- Cuối thời kì Công nghiệp 3.0, các nhà máy đã sử dụng một số lượng lớn các thiết bị thông minh trong các dây chuyền sản xuất tự động cùng với các hệ thống phần mềm quản lý để tối ưu quá trình sản xuất và đã thu được một số thành công nhất định.
- Cho đến lúc này, các quá trình sản xuất công nghiệp ngày càng tương thích với công nghệ thông tin hiện đại, tiến xa hơn nền sản xuất tự động hóa truyền thống của thời kì Công nghiệp 3.0..
- Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông ICT, như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo… vào hoạt động sản xuất công nghiệp đã làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber- physical production system).
- Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua.
- Vô số tổ chức đã sử dụng các công nghệ khác nhau sẽ thúc đẩy CMCN lần thứ Tư.
- Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung:.
- Các xu thế lớn của công nghệ có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinh học.
- Tất cả các công ty sản xuất giày lớn đã dùng công nghệ 3D để in giày.
- Sự phát triển nhanh công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực.
- Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia của robot và các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra các quyết định phức tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất..
- Từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự xuất hiện IoT.
- và con người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau..
- Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn đang được lắp đặt trong nhà, quần áo, phụ kiện, các thành phố, mạng lưới giao thông và năng lượng cũng như các quy trình sản xuất.
- Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe..
- Theo các chuyên gia, IoT có thể tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới, khiến cả nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại phải chuyển mình theo.
- Hiện việc đầu tư cho IoT như là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp mới đã trở thành làn sóng trên thế giới.
- Công nghệ này sẽ giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN.
- Đặt những vấn đề đạo đức qua một bên, sinh học tổng hợp sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ này sẽ không chỉ tác động sâu và ngay tức thì về y học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học..
- Cách làm này giúp máy móc có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất.
- Thứ nhất là thời đại sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn sẽ dần kết thúc.
- Thay vào đó là khả năng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và truyền tới công xưởng sản xuất ngay trong thời gian thực.
- Các dây chuyền sản xuất sẽ tự động kết hợp với nhau để sản xuất đơn chiếc với mức giá thấp như hiện nay.
- Đây gọi là thời đại sản xuất hàng loạt sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng.
- Thứ hai là sự thay đổi trong khái niệm thay đổi thiết kế mới của sản phẩm như ô tô, xe máy… Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu như kim loại thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm hoặc hệ thống điều khiển.
- Tuy nhiên trong tương lai hệ thống kết nối internet sẽ thu thập nhu cầu của khách hàng, dựa trên cở sở đó nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm để lên đời sản phẩm như những chiếc điện thoại thông minh hiện nay.
- Không những sản phẩm, mà thiết bị sử dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính năng mới mà không cần phải thay mới chi tiết hay bộ phận.
- Thứ ba, thế giới sẽ chứng kiến một cuộc lật đổ ngoạn mục của các doanh nghiệp CNTT, khi họ biến các doanh nghiệp sản xuất trở thành “tay sai” cho mình.
- Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đang chủ động phát triển sản phẩm cho riêng mình, và vai trò của các doanh nghiệp công nghệ thông tin chỉ là hỗ trợ.
- Tuy nhiên, với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu các doanh nghiệp công nghệ thông tin sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng và tự đưa ra được sản phẩm tương ứng.
- Sau đó họ sẽ thuê doanh nghiệp sản xuất làm sản phẩm giúp mình.
- Vì thế thời đại của một “cuộc đảo chính” trong nền sản xuất đang tới gần..
- Tuy nhiên, một điều chắc chắn là trong tương lai là tài năng, chứ không phải là vốn, sẽ là yếu tố quan trọng bậc nhất, cốt lõi của sản xuất.
- Sự bất bình cũng có thể được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội.
- Sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ chóng mặt phải đối mặt với những thách thức rất lớn.
- Những nhà sản xuất phải liên tục nâng cao hiệu quả, đáp ứng ngay lập tức đến sự thay đổi của thị trường, và đáp ứng nhu cầu cho tùy chỉnh sản phẩm hơn bao giờ hết.
- TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0 3.1.
- Các công nghệ mới làm cho tài sản bền và linh hoạt hơn.
- sử dụng IoT và các công nghệ khác để số hóa toàn bộ qui trình, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
- hợp nhất mạng lưới sản xuất dùng giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) dựa trên Internet để nhân viên có thể làm việc thông qua mạng.
- Như vậy, các công ty có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình, giành lại công việc từ các nước có giá nhân công thấp, như Trung Quốc (vốn được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”)..
- Một trong những thách thức mang tính cá nhân lớn nhất mà các công nghệ thông tin mang lại là sự riêng tư.
- Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người..
- Tuy nhiên, trong tương lai, năng lực, chứ không phải nguồn vốn, sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất.
- Dù các cuộc cách mạng công nghệ thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng các nhà nghiên cứu của Ngân hàng UBS tin rằng việc giảm tổng số việc làm là không thể.
- Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này.
- cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng).
- và cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong công tác văn thư hành chính và lao động đơn giản)..
- Vì sao cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này? Các chuyên gia đưa ra các lý do sau:.
- Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết.
- Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với hàng loạt công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo.
- Công nghệ điện toán đám mây.
- công nghệ nano.
- Mất 17 thế kỷ để con người có được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Mất gần 3 thế kỷ để con người có được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.
- Và, 2/3 thế kỷ để có được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
- Mất 1/3 thế kỷ con người đang tiếp cập với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép xây dựng các nhà máy thông minh (smart factory) sản xuất dựa trên sự tương tác, thu thập thông tin thị trường, và tự động hóa cao độ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt