intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên tình hình trước bối cảnh còn nhiều tồn tại và khó khăn, nông nghiệp nước ta cần phải có những giải pháp để tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Đ o Duy Giới UBND Phƣờng Lam Sơn, Quận Lê Chân, Hải Phòng Ths. Nguyễn Đức V n Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 là một xu thế vận động khách quan, nó tác động đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp Việt Nam. Tự động hóa, công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin làm nông nghiệp thay đổi từ khâu sản xuất tới hoạt động tiêu thụ. Trước bối cảnh còn nhiều tồn tại và khó khăn, nông nghiệp nước ta cần phải có những giải pháp để tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp. Từ khoá: nông ngiệp , cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), Việt Nam 1. NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CMCN 4.0 sẽ là một xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Lịch sử phát triển xã hội đã trãi qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp: Lần thứ , diễn ra đầu thế kỷ 18 bởi các thành tựu về cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, mở ra một kỷ nguyên sản xuất cơ khí; Lần thứ hai, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 được đặc trưng bởi động cơ điện và dây chuyền lắp ráp; Lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960, thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet; Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của CMCN 4.0, được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp: với việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng số hóa trong quá trình sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất dần lợi thế; sản xuất chuyển dịch dần sang lao động có kỹ năng và chuyên môn cao thì CMCN 4.0 có tác động tích cực rõ rệt. Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sảsn phẩm nông nghiệp. Những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể làm tăng khả năng thích ứng của nông dân trước những thay đổi, bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và thị trường, các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào, cũng như thời gian và nơi bán cây trồng. Hơn nữa, CNTT phát triển sẽ cắt giảm thời gian và chi phí vận chuyển trong quá trình phán hợp đồng, đánh giá mùa màng và thu hồi các khoản vay thanh toán…Kết nối giữa người sản xuất, người vận chuyển và người tiêu dùng dễ dàng hơn. CMCN 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông nghiệp thuần túy. Với công nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí…được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển có thể tự sản xuất lương thực, thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 các nước đang phát triển làm, với năng suất cao hơn 143
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG nhiều lần, dẫn đến hiện tượng các nước phát triển sẽ không sử dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như Việt Nam nữa. Tại diễn đàn nông dân Việt Nam lần thứ hai, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam không thể đứng ngoài làn sóng này”. Tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, song thách thức lớn đặt ra là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả CMCN 4.0. 2. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngành nông nghiệp Việt Nam đang còn nhiều tồn tại và đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Theo tổng cục thống kê, giai đoạn 2011 – 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thất thường và có xu hướng giảm đi, từ mức 4,02% năm 2011 còn 1,36% năm 2016, đây cũng là mức thấp nhất từ trước đến nay. Điểm % đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế và điểm % đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế của ngành Nông nghiệp đã giảm nhanh trong thời gian gần đây. Đến năm 2016, điểm % đóng góp vào nền kinh tế chỉ còn 0,22, giảm hơn 50% so với năm 2015 và hơn 3 lần so với năm 2011; % đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế ở mức 3,5% trong năm 2016, giảm 60% so với năm 2015 và giảm hơn 4 lần so với năm 2011. Đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 30 năm qua. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, năm 2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ đạt 6,21% (không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 6,7%). Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có điểm số thấp về điều kiện quản lý, kinh doanh nông nghiệp. Môi trường kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia, Bangladesh và Philippines. Thời gian đăng ký cấp giấy phép kinh doanh giống nông nghiệp mới ở Việt Nam lên tới 901 ngày so với Philippines (571 ngày) và Myanmar (306 ngày). Môi trường kinh doanh máy móc nông nghiệp chỉ đạt 24,4/100 điểm (hơn Lào và Myanmar). Thủ tục và quy định cho phép hưởng ưu đãi về thuế, phí còn nhiều bất cập. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu dưới dạng thô. Vì vậy, cần xây dựng mô hình mẫu, đầu tư vào khu vực, sản phẩm cụ thể để tạo nên sản phẩm, giá trị của Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: Thứ nhất, dòng vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Thứ hai, thiên tai, biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó của ngành Nông nghiệp còn hạn chế; Thứ ba, mô hình sản xuất trong nông nghiệp phần lớn vẫn là quy mô nhỏ bé, manh mún, phân tán; Thứ tư, lực lượng lao động trong ngành Nông nghiệp đông nhưng trình độ thấp. Tình trạng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển được dự báo tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, năng lực sản xuất dư thừa của một số ngành hàng như chăn nuôi khiến những ngành này gặp nhiều rủi ro từ thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế nội địa, thay đổi nhân khẩu học và đô thị hóa đang chuyển dịch bản chất cân bằng cung – cầu hàng hóa nông sản và thực phẩm nội địa từ lượng sang chất, đặt ra rủi ro chênh lệch cơ cấu cung – cầu, thay vì lượng cung – cầu. Về bối cảnh vĩ mô, có ba vấn đề nổi bật ảnh hưởng tới thương mại nông sản Việt Nam gồm: Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng phụ thuộc lẫn nhau trong thương mại toàn cầu, đồng thời tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa; Các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ; Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn, chuyển hướng động lực vào tiêu dùng nội địa. Bối cảnh này ảnh hưởng đến việc duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam có định hướng chính xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp cũng như bảo đảm sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn. 144
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Dự báo thị trường nông sản quốc tế, tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn; Tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại so với thập kỷ trước; Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi hạ Sahara thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu; Giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn; Tăng trưởng năng suất sẽ là động lực chính cho sản xuất cây lương thực và thức ăn chăn nuôi; Tăng trưởng đa dạng theo hướng phát triển chăn nuôi và thủy sản. Với bối cảnh vĩ mô và thị trường như vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy ngành nông nghiệp đi lên: tăng năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, cần xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển. Đồng thời, cần xác định lại cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng nông sản. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong bối cảnh nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn thì việc tận dụng những lợi thế từ cuộc cách mạng 4.0 sẽ là hướng mới cho nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên ứng dụng thành tựu trong sản xuất nông nghiệp không thể thực hiện trong “một sớm, một chiều” mà đó là một quá trình lâu dài, là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực, hướng đến mục tiêu: Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng chuyên canh bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với xu hướng phát triển. Trong điều kiện của tỉnh, tiềm lực khoa học, công nghệ chưa cao, trước mắt cần xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao điển hình tại các vùng sản xuất ổn định. Trong dài hạn, nước ta cần có chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, với các giải pháp cụ thể: Giải pháp về đẩy nhanh công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: xác định rõ quy mô các vùng sản xuất tập trung để đề xuất phát triển lên vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với đối tượng sản xuất chủ lực và đánh giá tiềm năng phát triển lâu dài; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên với quy mô phù hợp đến năm 2020; Các giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực: Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; có chính sách thu hút nguồn lao động công nghệ cao. Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tiếp cận và sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong bảo quản, sơ chế sản phẩm và chế biến nông sản. Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin, giúp người dân nắm bắt được các chính sách của Đảng và nhà nước, những tiến bộ khoa học và công nghệ mới có khả năng ứng dụng cao.Đặc biệt, cần khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong một số sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện lôi kéo các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, lồng ghép, vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, Quỹ khoa học công nghệ kết hợp với nguồn vốn Ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, công tác tiếp nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Giải pháp phát triển các tổ chức kinh doanh, sản xuất: Để các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển bền vững cần thiết phải có sự tham gia của cả “bốn nhà” trong chuỗi giá trị sản xuất; cần khuyến khích phát triển các hình thức liên kết tự nguyện, các liên minh trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hộ với doanh nghiệp; nâng cao năng lực của các thành viên Ban chủ nhiệm hợp tác xã, tạo điều kiện giúp cho các hợp tác xã, các chủ trang trại và hộ nông dân gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm… Cần có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có 145
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG nhu cầu liên kết, phát triển thành HTX, áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển theo Luật công nghệ cao. Giải pháp về vận động tuyên truyền phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp, cần có sự phối hợp của các ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể... Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ ngành nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến ngư của tỉnh. Tiếp tục duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả lực lượng khuyến nông viên và công tác viên khuyến nông huyện, xã... 4. KẾT LUẬN Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, cần xác định rõ hướng “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp (nông nghiệp 4.0) với bản chất là áp dụng thành tựu công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp công nghệ hóa. Cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; Phát triển các tổ chức kinh doanh, sản xuất; Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê (2016), báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016; 2. Desigh Principles for Industrie 4.0 Scenarios, Hermann, Pentek, Otto, 2015; 3. Only One – Tenth of Germany‟s High – Tech Stratery, Bill Lydon, Industry 4.0, 2014. 4. Mahul O and C.J. Stutley (2010), Government Support to Agricultural Insurance Challenges and Options for Developing Countries”, World Bank Publishion, Washington D.C, 2010 VIET NAM AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ABSTRACT Industrial Revolution 4.0 is a motivational tendency that affects all areas, including agriculture in Vietnam. Automation, biotechnology, and application of information technology to agriculture change from production to consumption. In the context of many shortcomings and difficulties, our country needs to have solutions to optimize the production process, improve the quality of agricultural products, protect the environment, enhance the value for the agricultural sector. Keywords: agriculture, industrial revolution 4.0, Vietnam 146
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1