intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp Việt Nam trước nền công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo viết này trình bày về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này dựa trên 3 lĩnh vực chính là: kỹ thuật số, công nghệ sinh học và lĩnh vực vật lý dù mới bắt đầu nhưng nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp Việt Nam trước nền công nghiệp 4.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CHIẾN LƢỢC NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƢỚC NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths Phạm H Phƣơng Đại học Thƣơng mại TÓM TẮT Hiện nay, thế giới đang phát triển mạnh mẽ với nền tảng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho các nước trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp đã có bước chuyển mình theo xu thế toàn cầu hóa. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này dựa trên 3 lĩnh vực chính là: kỹ thuật số, công nghệ sinh học và lĩnh vực vật lý dù mới bắt đầu nhưng nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác, thay vì mô hình phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên, bằng cách sử dụng lao động giá rẻ như trước đây sang nền kinh tế tri thức, cần chú trọng đổi mới công nghệ, quản trị và nhân lực đáp ứng thời kỳ công nghiệp 4.0. Với thực tế, năng suất lao động còn thấp, trình độ người lao động còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của các doanh nghiệp như hiện nay, vấn đề về chiến lược phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay. Muốn có công nghiệp 4.0 trước tiên phải có đội ngũ nhân lực 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tri thức, đổi mới công nghệ, đội ngũ lao động, nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động, trình độ người lao động, vốn nhân lực, giáo dục đào tạo, đào tạo nghề. 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp 4.0 dường như đã trở thành thuật ngữ khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những công nghệ mới nổi gần đây như điện toán đám mây, tự động hóa, thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo…cũng đang dần len lỏi vào cuộc sống của con người. Tiếp theo ba cuộc cách mạng trước, cuộc cách mạng lần này ra đời là xu thê tất yếu. Nó vừa tạo ra nhiều cơ hội song cũng là thách thức cho sự chuyển mình hoàn toàn mới của nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, việc nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là không thể nào tránh khỏi. Và để đón nhận nó, chắc chắn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình các điều kiện nhất định trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi lẽ, các doanh nghiệp đang đứng trước thực tế chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới. Vì thế, việc tìm hiểu và đưa ra nhóm các giải pháp để có chiến lược nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trước nền công nghiệp 4.0 hết sức quan trọng. Cụ thể nội dung bài viết sẽ đi tìm hiểu sự tác động của công nghiệp 4.0 đến doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược nhân lực cho các doanh nghiệp. 2. NỘI DUNG 2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1.1. Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc tới khá nhiều và trở thành một cụm từ khá phổ biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp chắp cánh cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, giúp năng suất tăng lên đáng kể nhờ khoa học kỹ thuật nhưng chu kỳ sản phẩm lại ngắn đi nhiều so với hiện nay. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên 3 lĩnh vực chính là: 402
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); - Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; - Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano... Công nghiệp 4.0 về cơ bản là một kế hoạch chi tiết cho việc số hóa chuỗi giá trị từ nhà máy đến khách hàng. Nó kết hợp các hoạt động sản xuất, logistics, công nghệ thông tin, kỹ thuật… để từ đó số hóa các hoạt động kinh doanh tạo ra các nhà máy thông minh và các mô hình kinh doanh mới. Những công nghệ mới nổi gần đây như điện toán đám mây, in 3D, tự động hóa, thiết bị thông minh…đang mang đến những định hướng mới đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam. 2.1.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến doanh nghiệp Việt Nam * Tác động đến hoạt động sản xuất, quản lý kinh tế Về cơ bản cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Sẽ có những ngành nghề tăng trưởng và những ngành nghề bước vào giai đoạn suy thoái. Các ngành công nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Trong cuộc cách mạng công nghiệp này, với công nghệ cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám rất cao. Khi đó giá trị sản phẩm được quyết định ở hàm lượng chất xám, tạo nên tốc độ tăng trưởng GDP ở cấp số nhân, đây là điều hoàn toàn khác biệt với cách thức tăng trưởng truyền thống - dựa trên khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ. Nếu các doanh nghiệp không chủ động thay đổi tư duy để có biện pháp thích ứng dần thì có thể là nguy cơ trở thành nơi nhận chuyển dịch công nghệ thấp, lạc hậu, chỉ tuyển dụng lao động tay nghề thấp, thu nhập thấp. Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng doanh nghiệp khi vạn vật được kết nối bởi internet. Cụ thể, không những tất cả máy móc thiết bị trong công xưởng được kết nối với nhau thông qua internet, rất nhiều cảm biến cũng đồng thời được lắp đặt để thu thập dữ liệu, từ đó giúp máy móc có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho. Các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua. Trong tương lai, khi các nhà máy thông minh ra đời với sự hoạt động của các chú robot thay những người lao động thường ngày, thì với các doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng cao hay chính là năng lực (chứ không phải nguồn vốn), sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều này khiến nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý cũng phải cải thiện kỹ năng và năng lực. * Tác động đến đội ngũ lao động Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thế giới. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra vào năm 2016 tại Thụy Sĩ, các nhà kinh tế và khoa học đã cảnh báo, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Nền kinh tế với trình độ 403
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Những ưu thế về lực lượng lao động trẻ dồi dào và chi phí thấp của các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ không còn là thế mạnh. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh lao động Việt Nam đang trong tình trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, năng suất lao động thấp, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu... Trong một số lĩnh vực, theo dự báo, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Những robot với công nghệ tiên tiến ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng việc làm của con người trong nhà máy sản xuất. Đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn thẳng vào thực tế, khi tình trạng đang khá phổ biến là lao động độ tuổi 35 đã bị sa thải để thấy nhiều doanh nghiệp đang hoạt động dựa trên lao động phổ thông, chỉ cần sức khỏe chứ không phải tay nghề. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp, mà cả với những nhân công có tay nghề, chất lượng cao cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong 20 năm qua, tổng số lao động Việt Nam đã tăng thêm khoảng 19 triệu người, từ mức 35 triệu người năm 1996 lên 54 triệu người năm 2016. Tuy nhiên, khi máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của quá trình phát triển trong tương lai kể cả những lao động có tay nghề cũng có thể được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo… Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được việc đưa ra quyết định về chiến lược của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, hay có thể đứng ra hòa giải khi có tranh chấp, động viên tinh thần, quan tâm tâm suy nghĩ của người lao động…Như vậy, con người vẫn còn chỗ đứng trong nhiều lĩnh vực cụ thể. Và thực tế, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không ngay lập tức ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động các ngành nghề. Tuy nhiên, nó sẽ đòi hỏi các ngành nghề phải nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghệ cao, có tính sáng tạo và kết nối nhiều hơn. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 2.2.1. Khái quát về chất lƣợng nhân lực Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:" Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". Với tư cách là tiềm năng lao động của mỗi vùng, miền hay quốc gia thì nguồn nhân lực là tài nguyên cơ bản nhất. Từ góc độ kinh tế phát triển, để phát triển chất lượng nhân lực cho các doanh nghiệp cần chú ý đến cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực: - Số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lư- ợng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ. Nó còn thể hiện tốc độ tăng nguồn nhân lực hàng năm. - Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực do trình độ phát triển kinh tế xã hội và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của chính phủ quyết định 2.2.2. Thực trạng chất lƣợng nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay Theo Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phân tích Việt Nam đang ở thời kỳ “dư lợi dân số” hay “dân số vàng”, với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động. Thống kê cho thấy quy mô lực lượng lao động quý IV-2015 đạt 54,59 triệu người. Xét về số lượng nguồn nhân lực để cung cho các doanh nghiệp hiện nay, ở Việt Nam là một ưu điểm lớn. Nguồn lao động trẻ dồi dào sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam, bởi đây là lực 404
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất về khoa học, công nghệ. Dư lợi dân số mang lại cơ hội lớn nếu Việt Nam tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào này, đồng thời cũng tạo ra áp lực mạnh mẽ trong việc đảm bảo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với thực tế gặp nhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực. Là nước đứng thứ ba trong Cộng đồng ASEAN về tỷ lệ lực lượng lao động, nhưng Việt Nam còn nhiều hạn chế bởi hệ quả của việc phát triển nguồn nhân lực lâu nay. Đặc biệt về vốn nhân lực của mỗi người lao động còn hạn chế thể hiện ở trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp còn thấp. Chính vì chất lượng vốn nhân lực của lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm yếu nên hầu hết lực lượng lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm việc không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. Hoặc nếu có theo làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì yếu tố thể lực và trí lực của người lao động cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc nên năng suất lao động chưa cao. Sự hạn chế này thể hiện cụ thể ở các vấn đề: * Thứ nhất: trình đ chuyên môn kỹ thuật củ l o đ ng còn thấp: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã chỉ ra rằng tính đến năm 2016, nước ta chỉ có khoảng gần 20% lao động được đào tạo bài bản, đa số không có đủ chất lượng chuyên môn, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường. Hiện tại, nguồn lực con người ở nước ta, bên cạnh những ưu thế như lực lượng lao động dồi dào, con người Việt Nam cần cù, chịu khó…thì những hạn chế không phải nhỏ, đặc biệt về vốn nhân lực trong mỗi con người lao động còn hạn chế ở trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Chính vì vốn nhân lực của nguồn lao động Việt Nam còn nhiều điểm yếu nên hầu hết lực lượng lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm việc không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. Hoặc nếu có theo làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì yếu tố thể lực và trí lực của người lao động cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc nên năng suất lao động chưa cao. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đánh giá, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp. Về chất lượng nguồn nhân lực, tính đến năm 2016, nếu lấy thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm; xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB, trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91; Ấn Độ, Ma-lai-xi-a và Thái-lan lần lượt đạt 5,76; 5,59 và 4,94...Do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái-lan. Còn lại hầu hết các lao động di chuyển trong phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng. Ngoài ra, cấu trúc nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nặng về nông nghiệp, nên ảnh hưởng đến việc tạo ra thói quen, tác phong công nghiệp cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2005-2015, mặc dù lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, nông nghiệp giảm từ 55,09% năm 2005, xuống 45,19% năm 2015; lần lượt công nghiệp tăng từ 17,59 lên 21,78%; dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,03%. Cơ cấu này phản ánh cấu trúc “nông nghiệp” của nền kinh tế Việt Nam. 405
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG * Thứ h i: Năng suất l o đ ng vẫn còn thấp Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp và cơ cấu bất hợp lý là một trong những lý do dẫn đến năng suất lao động thấp. Theo đánh giá của ILO công bố trong năm 2014, năng suất của lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương và ở ASEAN: Chỉ bằng 1/15 so với Xin-ga-po; bằng 1/5 Ma-lai-xi-a và 2/5 Thái-lan, chưa kể so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Niu Di-lân… là những đối tác đã có các hiệp định quan trọng với ASEAN. Tính đến năm 2016, chúng ta có thể so sánh năng suất lao động của Việt Nam với năng suất lao động ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á qua số liệu của Tổng cục Thống kê, để thấy được chất lượng nhân lực của Việt Nam so với một số nước trong khu vực: Bảng 1: N ng suất lao động xã hội một số nƣớc trong khu vực n m 2016 NSLĐ XH Việt Nam Indonexia Philippines Thái Lan Malaysia Singapore Triệu 84,5 173,16 174,23 240,06 485,6 1920,45 đồng/ngƣời USD/ngƣời 3,853 7,895 7,944 10,946 22,145 87,568 Tỉ lệ % của - 48,8% 48,5% 35,2% 17,4% 4,4% Việt Nam so với các nƣớc (Nguồn: Tổng cục thống kê) Để có thể so sánh rõ hơn giữa năng suất lao động xã hội của Việt Nam với lao động một số nước trong khu vực, từ bảng số liệu trên, tác giả mô tả qua hình dưới với các cột số liệu biểu hiện cho năng suất lao động xã hội tính theo đơn vị USD của một số nước năm 2016: (Nguồn: Tác giả) Hình 1: N ng suất lao động xã hội một số nƣớc trong khu vực n m 2016 Qua số liệu của hai bảng và hình trên cho thấy năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/người lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/người lao động), chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Phillippines và 48,8% của Indonesia. Và như thế, cũng có thể nói rằng, năm 2016, một người Singapore có năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam, một người Malaysia bằng gần 06 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng gần 03 người Việt Nam và một người Philippines hay Indonesia cũng vẫn bằng hơn 02 người 406
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Việt Nam. Và nếu so sánh tương quan năng suất lao động và giá nhân công một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ thấy lao động giá rẻ không còn là một lợi thế của Việt Nam mà nếu không cải thiện được tình trạng trên, chúng ta khó có khả năng bắt nhịp vào công cuộc cách mạng 4.0. Không chỉ thế, năng suất sáng tạo của nguồn nhân lực ở trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng không cao. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo năm 2014 của lao động ở 24 nước châu Á, trong đó Việt Nam xếp thứ 16/24, thậm chí thấp hơn cả Lào và Indonesia. * Thứ ba: tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu: Để làm được việc trong các doanh nghiệp hiện nay, ngoài yêu cầu về chuyên môn, trình độ, tay nghề, kỹ thuật, cũng đòi hỏi người lao động phải có được khá nhiều các kỹ năng mềm khác để linh hoạt ứng phó kịp thời với xu thế tất yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay. Mặc dù nguồn lao động Việt Nam là dồi dào, song để có thể có được công việc phù hợp và tồn tại được lâu dài trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của lao động Việt Nam hiện nay lại không cao. Kết quả khảo sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện cũng cho thấy, doanh nghiệp trong khối ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng; gần 50% chủ sử dụng lao động trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không có được kỹ năng họ cần; cử nhân tốt nghiệp đại học dẫu được trang bị khá nhiều kiến thức, kỹ năng nhưng lại chưa thành thạo các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, làm việc độc lập, thuyết trình hay chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra các kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và giao tiếp với cộng đồng vẫn chưa được phổ biến và trang bị cho người lao động. Đa số người lao động Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết nhiều về luật lao động công nghiệp, về tác phong làm việc cũng như giờ giấc và cử chỉ thái độ trong quá trình làm việc. Tay nghề chưa cao, kỹ năng mềm còn kém đã là rào cản làm cho đại đa số người lao động của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam còn khá phổ biến. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến quý IV-2015, cơ cấu trình độ của nhân lực lao động Việt Nam là: 01 đại học trở lên/ 0,32 cao đẳng/ 0,61 trung cấp/ 0,37 sơ cấp. Trong khi đó, theo quy luật của thị trường lao động, những người lao động trực tiếp (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) phải nhiều hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp (trình độ đại học). Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2015, cả nước có 417,3 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp (chiếm 39,7%), nhưng người có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (155,5 nghìn người). Tính đến quý IV-2016, cả nước có 1.110.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%). Riêng tại 64 trung tâm dịch vụ việc làm do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã quản lý tổ chức được 336 phiên giao dịch việc làm với 780.000 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, nhưng mới có 242.000 lượt người nhận được việc làm. Kết quả này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh lao động Việt Nam hiện nay không chỉ yếu tay nghề mà cả các kỹ năng mềm khác. Với những mặt yếu kém trên, người lao động Việt Nam cần phải khắc phục mới có thể cạnh tranh với các nguồn nhân lực quốc tế. Hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 2015 Việt Nam xếp thứ 56/144 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng, so với năm 2014 đã tăng 12 bậc nhưng vẫn xếp sau Thái-lan, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế hội nhập sâu rộng, càng ngày càng có nhiều hiệp định hợp tác quốc tế, mở ra những cơ hội mới cho người lao động trên thế giới, sẽ không còn bị phân hóa, vùng lãnh thổ. Vì thế, năng lực cạnh tranh yếu kém của lao động Việt Nam sẽ tạo 407
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG điều kiện cho lao động nước ngoài gia nhập thị trường trong nước dễ dàng hơn vì họ sỡ hửu những tố chất vượt trội về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.... Với thị trường mở như vậy, nếu người lao động Việt Nam không thích ứng được bằng cách hoàn thiện mình về kiến thức, tay nghề, trình độ ngoại ngữ thì sẽ không có cơ hội vươn ra tầm khu vực, thậm chí, còn có thể thua ngay trên sân nhà. 2.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP TRƢỚC NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0 Có chế tài bắt buộc Sáu là, Đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo. Giao cho một số cơ quan Nhà nước cùng với các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhanh chóng xây dựng các cơ sở đánh giá và kiểm định chất lượng lao động qua đào tạo, cấp giấy phép hành nghề, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển lao động có giấy phép hành nghề. Có biện pháp để cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” của các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở tìm hiểu phần thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong các doanh nghiệp hiện nay, để có được nguồn nhân lực đáp ứng kịp nhu cầu của cách mạng công nghệ 4.0, nhiệm vụ không chỉ của riêng một bộ phận nào mà đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: 2.3.1. Đối với nh nƣớc Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách để thành công. Chính phủ cần có hành động cụ thể, chứ không chỉ kêu gọi và tạo điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo mạnh hơn. Cần xác định nguồn nhân lực đi trước để đáp ứng nhu cầu thay đổi công nghệ. Tất nhiên, khi nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng nhất định sẽ có tích lũy, quay trở lại đầu tư cho giáo dục, từ đó tiếp tục cải thiện nguồn nhân lực. Đó là một vòng tròn liên tục. Như vậy có thể nói, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải bám rất sát chiến lược phát triển kinh tế, tạo ra cơ cấu lao động phải hợp lý. Cơ cấu này sẽ phải được hoạch định từ những nhà làm chính sách. - Đầu tiên là tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm, các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Nếu chậm trễ trong đào tạo nhân sự phù hợp, nhiều nhà máy nước ngoài sẽ có thể chuyển đến bất cứ nơi nào tận dụng được lợi thế công nghệ robot và khi ấy lao động giá rẻ sẽ không còn giá trị. - Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ… - Cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng dựa trên yếu tố công nghệ cao, do vậy nhà nước cần ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao. Đầu tư, phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ, các vườn ươm công nghệ cao để thu hút đội ngũ các nhà khoa học. Cùng với đó, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và mua bán chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ mới… - Khi các ngành sản xuất chính sẽ sử dụng công nghệ sản xuất tự động hóa ngày càng cao, nhà nước cần chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thu hút phần lớn lao động hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính. 2.3.2. Đối với doanh nghiệp Để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp trong nước cần phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị. Trong tương lai, đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra một bước 408
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG chuyển lớn, cải thiện năng suất và hiệu suất về lâu dài. Các DN phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… các doanh nghiệp phải ứng dụng cách mạng công nghiệp này vào kinh doanh để giúp giảm giá thành, làm cho tổng thể xã hội tốt lên. Cần quy trình hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp mình, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn của IoT, Cloud, Robot. Internet vạn vật, big data, trí thông minh nhân tạo… là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Nhưng để đưa vào hoạt động ngay là rất khó nếu thiếu lực lượng lao động chất lượng cao. Đặc biết với các doanh nghiệp truyền thống việc hoàn thiện mình, cải thiện năng lực sản xuất, không chỉ dựa vào nhân công giá rẻ, mà phải dựa vào nhân lực công nghệ, sáng tạo. Do vậy, doanh nghiệp có thể cải thiện ngay hiệu suất làm việc bằng chất lượng nhân viên, quản lý công việc. Để tiếp cận nhanh nhất với công nghệ 4.0, Việt Nam nên bắt đầu bằng những bước nhỏ và đơn giản nhưng cần thực hiện ngay, mà quan trọng nhất là đầu tư vào nguồn nhân lực. Sau đó các nhà sản xuất mới tính đến đổi mới công nghệ. Và không thể thiếu sự hợp tác chặt chẽ để tối đa hóa hiệu quả của các doanh nghiệp, tránh đầu tư chồng chéo. Để làm điều này, trước tiên các doanh nghiệp cần chủ động cơ cấu lại các nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, từ đó hoạch định ra chiến lược phát triển cụ thể của mình trong giai đoạn mới với nền tảng là công nghệ 4.0. Sau đó, chủ động liên hệ và phối kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học để đặt hàng số lượng lao động cho từng vị trí công việc của doanh nghiệp mình, tránh tình trạng tuyển lao động xong lại phải đầu tư đào tạo lại hoặc tuyển lao động nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc. 2.3.3. Đối với các cơ sở giáo dục đ o tạo Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi nền tảng phát triển dựa trên hàm lượng chất xám, thì chính sách đầu tư vào giáo dục sẽ quyết định rất lớn tốc độ tăng trưởng. Để tiến hành cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trước tiên cần có nguồn nhân lực tương xứng. Tránh tình trạng công nghệ 4.0 nhưng tay nghề và chất lượng nhân lực thì vẫn “lẹt đẹt” chỉ ở 2.0, 3.0… * Tập trung đào tạo phát triển vốn nhân lực Xét về tiềm năng, việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,… làm cho nguồn lực con người không ngừng phát triển trở thành tiềm năng vô tận. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải khai thác, huy động và phát huy có hiệu quả nhất tiềm năng đó vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đó chính là quá trình chuyển hoá nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thành “vốn nhân lực”. Vì thế chúng ta cần đặc biệt chú trọng đầu tư vào con người, vào phát triển nguồn nhân lực, thực chất chính là đầu tư cho phát triển để tạo ra vốn nhân lực, nguồn nội lực vô tận của để doanh nghiệp có thể hòa nhập vào công nghiệp 4.0. Phát triển vốn nhân lực nghĩa là sự gia tăng tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm qua quá trình học tập, rèn luyện và lao động qua đó tăng khả năng thực hiện công việc, năng suất và hiệu quả lao động. Cụ thể tập trung vào các yếu tố để phát triển vốn nhân lực: Hình 2: Yếu tố cơ bản củ con người để phát triển vốn nhân lực (Nguồn: Tác giả) 409
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Thể lực: đó là trạng thái sức khoẻ của con người biểu hiện ở sự phát triển sinh học, không có bệnh tật, có sức làm việc trong một hình thái lao độngnghề nghiệp nào đó, có sức khoẻ để tiếp tục học tập, làm việc lâu dài…Thể lực không khỏe mạnh sẽ hạn chế lớn sự phát triển trí lực, trí tuệ của cá nhân và của cộng đồng xã hội nói chung. Do đó, thể lực là một trong nhân tố nền tảng để giúp con người tiếp thu học hỏi, từ đó tích lũy kiến thức để phát triển vốn nhân lực của mỗi người, liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người. Do mức sống của nước ta còn thấp so với thế giới, chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chủ yếu là chất bột nên đã ảnh hưởng đến thể lực của con người. Qua điều tra xã hội học cho thấy, người Việt Nam trong lứa tuổi lao động (từ 17 đến 55 tuổi) có thể lực thuộc loại trung bình thấp trên thế giới. Vì vậy, để góp phần phát triển vốn nhân lực cho lực lượng lao động của chúng ta là phải tăng thể lực, bao gồm: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng chiều cao, cân nặng, tăng sức khoẻ, tăng khả năng làm việc. Từ đó cải thiện được sức lực, tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam có tầm vóc to cao hơn để có thể đảm nhận đa dạng công việc hơn cũng như đáp ứng được yêu cầu làm việc khắt khe hơn của các doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0. Hơn nữa khi cải thiện được thể lực cũng là tiền đề để người lao động tiếp thu được kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường kỹ năng…gia tăng trí lực. - Trí lực: là yếu tố trí tuệ, tinh thần của con người. Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người. Trí lực là yếu tố ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển vốn nhân lực, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại do chính bàn tay, khối óc con người làm ra. Một thực tế mà ngày nay xã hội loài người chúng ta đang được chứng kiến sự biến đổi đột phá trong lịch sử phát triển nhân loại trên thế giới. Vì thế, trí lực là nhân tố cơ bản nhất để phát triển vốn nhân lực trong mỗi con người. Để rèn luyện trí lực đòi hỏi con người phải thường xuyên được giáo dục đào tạo, bồi dưỡng để làm giàu nguồn vốn nhân lực này. Và để thực hiện việc nâng cao trí lực, phát triển vốn nhân lực, cần có nhóm giải pháp liên quan đến đầu tư hoàn thiện giáo dục đào tạo cho người lao động. - Tâm lực: là đạo đức, tác phong, tinh thần– ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ...), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo, năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý. Phẩm chất đạo đức - tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lực con người. Vì vậy, để phát triển vốn nhân lực, không chỉ chú trọng đến thể lực và trí lực mà phải coi trọng cả phẩm chất đạo đức - tinh thần của con người. Phải gắn dạy chữ, dạy nghề với “dạy người”. * Xây dựng mô hình đào tạo mới Cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những bước đột phá về năng suất lao động và phát triển nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi sự thay đổi về trình độ và năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới. Việc xác định lại mô hình đào tạo nghề cần được cấp thiết tiến hành. Song song với việc nâng cao chất lượng lao động, cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo “những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Với mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt ra; đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: Cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, quan trọng hơn là rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp chỉ là một phần, còn bản thân các trường dậy nghề, đào tạo cũng phải xem xét để sửa đổi chương trình học sao cho phù hợp hơn với thị trường lao động, đáp ứng được thay đổi và đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0. Thời gian qua, nhân lực do xu thế công việc chủ yếu rơi vào các ngành “hot” như ngân hàng, kinh tế… mà thiếu và yếu ở các ngành mang tính kỹ thuật. Do đó, việc đổi mới phải từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường. Cùng với đó, giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động cần phải có sự kết nối, đặt hàng để cùng chia sẻ thông tin, trách nhiệm trong việc cung ứng nhân lực cao, đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp cần phải phối hợp với 410
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG các cơ sở đào tạo, trước hết các doanh nghiệp phải tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề, tích cực tham gia vào quá trình đào tạo theo các cấp độ khác nhau tùy theo năng lực của doanh nghiệp. Mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp. Thí điểm đào tạo theo mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, từ đó giảm dần mua sắm thiết bị cho các cơ sở đào tạo, giao trách nhiệm và kinh phí đào tạo thực hành cho các doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác thông tin hai chiều giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, giữa cơ sở đào tạo với xã hội về yêu cầu và nhu cầu nhân lực, phát triển mạnh sàn giao dịch việc làm có sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Các trường cần tự chủ về nhiệm vụ, về kế hoạch, về các hoạt động. Tự chủ về tổ chức, bộ máy, biên chế của trường và tự chủ về tài chính theo hướng dùng cơ chế đặt hàng theo chuẩn đầu ra của học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; đồng thời tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cách mạng 4.0. Các trường cần thay đổi ngay từ tư duy tuyển sinh trước đây là bị động chờ sinh viên đăng ký thi vào trường mình như hiện nay, các trường cần chủ động: xây dựng hồ sơ năng lực, cơ cấu đào tạo đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, và đặc biệt tích cực chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để giới thiệu về dịch vụ giáo dục đào tạo của trường mình để lấy được các đơn đặt hàng đào tạo từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, trên cơ sở đó, căn cứ chiến lược kinh doanh sản xuất của mình, đặt hàng số lượng lao động cần tuyển dụng ở các vị trí, trong suốt quá trình đào tạo ở các trường, các doanh nghiệp luôn chủ động tương tác phối hợp với các trường để có được chất lượng người lao động ngay sau khi ra trường có thể làm việc ngay cho doanh nghiệp mình tránh tình trạng phải đào tạo lại, gây lãng phí nguồn lực. 2.3.4. Đối với ngƣời lao động Bất cứ trong thời kỳ nào của phát triển xã hội, con người cũng là yếu tố trung tâm. Thế giới trải qua nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật và lần nào con người cũng bị đặt trước nguy cơ mất việc, nhưng điều đó đã không xảy ra nhờ vào khả năng thích ứng với nhiều công việc mới ra đời. Về phía người lao động trước tiên cần phải nghiêm túc đánh giá trình độ của bản thân, phải vừa học vừa làm để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, giỏi một nghề, biết nhiều nghề để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời đại mới. Mỗi lao động rèn luyện kỹ năng để vừa có thể lao động độc lập lại vừa có thể lao động tập thể, thậm chí có thể kết hợp làm việc cùng robot. Cho dù cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có tác động đến các ngành nghề như thế nào thì ở một số lĩnh vực, nghề nghiệp, con người vẫn phải vận hành và đưa ra kế hoạch. Vì thế, bản thân người lao động phải trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng mới, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất. 3. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực sự len lỏi vào các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy chưa tác động luôn và ngay nhưng tác động của nó đến các doanh nghiệp Việt Nam thì đang là xu thế tất yếu. Biểu hiện ra bằng sự thay đổi về cách thức, thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải thay đổi trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh, tiếp thị,…chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ cao. Điều này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao tương xứng. Bởi lẽ, tất cả các yếu tố khác dù có phát triển, hiện đại như thế nào nhưng không có nguồn nhân lực phù hợp sẽ không thể vận hành được công nghệ đó. Vì vậy, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, đòi hỏi sự thay đổi tổng thể các bên sẽ là biện pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể hòa mình vào cuộc cách mạng 4.0 lần này. 411
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 12, quý IV/2016 2. Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, (2017), Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực căn bản,Trường Đại học Thương mại 3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 6/2017; 4. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2015), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015- 2016. 5. TS. Lê Tuấn Ngọc, ThS. Hoàng Thị Kim Oanh (2017), Nền công nghiệp 4.0 và thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 6/2017 6. Tổng cục Thống kê (2007-2015), Điều tra Lao động - Việc làm các năm 2007-2015 7. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), (2016), Điều tra chủ doanh nghiệp về sự đáp ứng nhu cầu của người lao động trong khu vực Asean 8. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 9. (Word Bank) Ngân hàng Thế giới, (2016), Xếp hạng chất lượng nhân lực khu vực Asean. 1. Stone, RJ (2010), Human resource management, 3rd edition, Wiley, Australia HUMAN RESOURCES STRATEGY FOR VIETNAMESE ENTERPRISES IN FRONT OF INDUSTRY 4.0 Abstract: At present, the world is growing rapidly with the foundation of the 4.0 industry Revolution. This is a great opportunity to accelerate the industrialization and modernization of countries including Vietnam. Over time, Vietnam has made great efforts in speeding up the process of industrialization and modernization and narrowing the development gap in the process of international integration. Businesses have moved in the trend of globalization. With this industry revolution, 4.0 is based on three main areas: digital, biotechnology and the physical field, although it is beginning to break the structure of most industries at all. national, foreshadowing the transformation of the entire production, management and administration system. This forces Vietnamese businesses to change their minds in order to compete with other countries, rather than the model of resource-based economic development, by using cheap labor as it did before. Knowledge, innovation, technology, management and human resources to meet the 4.0. Given the fact that labor productivity is still low, the level of employees is still not meeting the requirements of the current business, the problem of strategy development quality human resources quality is extremely Necessary for businesses today. To have the 4.0 industry must first have a 4.0 staff. Keywords: 4.0 industry revolution, knowledge economy, technology innovation, labor force, human resources, high quality human resources, labor productivity, labor qualification, human capital, education and training , vocational training. 412
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2