« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG.
- Phát triển bền vững (PTBV) các khu công nghiệp (KCN) được đặt ra trong khung khổ PTBV chung, có tính đến đặc thù của KCN vừa là một thực thể kinh tế độc lập với khu vực kinh tế khác của địa phương, vừa là khu vực tập trung sản xuất công nghiệp với mật độ cao có mối quan hệ trao đổi chất với các khu vực khác của nền kinh tế, cộng đồng dân cư và môi trường..
- Cho đến nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành hệ thống 17 KCN được quy hoạch với tổng diện tích 9.710 ha, thành phố coi phát triển nhanh khu kinh tế, khu công nghiệp là một bước đột phá với vai trò là đòn bẩy trong tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế.
- Sự phát triển các KCN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì việc phát triển KCN tại Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Nội dung bài viết đi vào phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở Hải Phòng..
- Từ khóa: Phát triển bền vững, khu công nghiệp.
- Phát triển bền vững với “ba trụ cột” là phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh tế, cũng như những biến đổi về xã hội, về văn hoá và giáo dục, khoa học và công nghệ, về môi trường và sự phát triển của con người.
- Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước trong quá trình phát triển..
- Với những lợi thế đó, trong những năm vừa qua Hải Phòng luôn là một trong những thành phố trong cả nước có tốc độ phát triển nhanh và bền vững.
- đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo sự phát triển đột phá.
- Để thực hiện được mục tiêu đó, thành phố coi phát triển nhanh khu kinh tế, khu công nghiệp là một bước đột phá với vai trò là đòn bẩy trong tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì việc phát triển KCN tại Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, và đó cũng chính là khởi nguồn gây ra một số vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp, cho thành phố Hải Phòng nói riêng và cho toàn xã hội nói chung..
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững khu công nghiệp 2.1.
- Khái niệm phát triển bền vững khu công nghiệp.
- Thuật ngữ “phát triển bền vững” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên quốc tế (IUCN).
- Họ cho rằng, “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
- Để là rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1987) đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” đây là khái niệm được xem là phổ biến nhất khi nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ trong quá trình phát triển..
- Tại Việt Nam, trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”..
- PTBV các KCN được đặt ra trong khung khổ PTBV chung, có tính đến đặc thù của KCN vừa là một thực thể kinh tế độc lập với khu vực kinh tế khác của địa phương, vừa là khu vực tập trung sản xuất công nghiệp với mật độ cao có mối quan hệ trao đổi chất với các khu vực khác của nền kinh tế, cộng đồng dân cư và môi trường.
- Nội dung phát triển bền vững về kinh tế tại khu công nghiệp - Quy hoạch phát triển các KCN hợp lý và hiệu quả.
- Quy hoạch phát triển các KCN là việc xây dựng các luận chứng, lựa chọn phương án phát triển các KCN và phân bố các ngành sản xuất hợp lý trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh.
- xếp các KCN trong phạm vi không gian lãnh thổ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các KCN ở địa phương và cả nước.
- Theo đó, cần xác định quy mô diện tích và số lượng KCN hợp lý, hiệu quả nhằm phát huy được lợi thế của từng KCN và của địa phương để tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút có hiệu quả các dự án đầu tư..
- Quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư theo đúng cam kết ban đầu.
- Các KCN có các quy định về ngành nghề đầu tư, công nghệ đầu tư, thời gian triển khai đối với các dự án khi cấp phép đầu tư.
- Ban QL các KCN cần giám sát chặt chẽ khâu này nhằm tránh các trường hợp dự án triển khai không đúng quy định ban đầu, trì hoãn triển khai dự án, triển khai dự án không đúng ngành nghề đăng kí, công nghệ đầu tư lạc hậu…dẫn đến kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của các KCN..
- Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ đối với các DN trong KCN..
- BQL các KCN luôn khuyến khích các DN đổi mới công nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
- Theo đó, BQL các KCN đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các DN tiên phong trong việc đổi mới công nghệ.
- Tiếp tục vận động, tuyên truyền các DN hướng đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ tại các DN..
- Tiếp theo những thành công trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, từ đầu những năm 90 Chính Phủ đã có chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng mới với cách làm mới nhằm tạo ra bước đột phá về cơ chế chính sách đó là hình thành các mô hình phát triển KCN, KCX.
- Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình mô hình phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển.
- mỗi mô hình đều có những đặc thù riêng có của nó để có thể áp dụng và đáp ứng yêu cầu phát triển KCN của địa phương.
- Sự thành công hay thất bại của việc phát triển các KCN một phần chịu sự ảnh hưởng bởi mô hình phát triển KCN mà các địa phương đã lựa chọn..
- Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở Hải Phòng 3.1.
- Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn thành phố.
- Từ năm 1993 đến 2006, Hải Phòng chỉ có 3 KCN được thành lập, kết quả thu hút đầu tư vào KCN hạn chế.
- các KCN phát triển chậm, quy hoạch thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, tính khả thi thấp.
- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã định hướng phát triển toàn diện, mạnh mẽ của thành phố.
- Trong 2 năm 2007 và 2008, Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy đã liên tiếp có ý kiến chỉ đạo về công tác quản lý, đổi mới quy hoạch KCN (Thông báo số 77-TB/TU ngày 18/7/2007 và số 92-TB/TU ngày đồng thời ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 28/5/2008 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2012, định hướng đến năm 2020, đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp về vai trò, vị trí, mục tiêu xây dựng và phát triển các KCN, KKT, các ngành, các cấp đã tăng cường phối hợp với Ban Quản lý, tạo bước phát triển mới cho các KCN, KKT trên địa bàn thành phố..
- Đến nay, hệ thống các KCN của Hải Phòng theo quy hoạch tổng thể các KCN Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua các thời kỳ gồm 17 KCN (trong đó có một số KCN nằm trong KKT) quy mô gần 10.000 ha, tăng gấp 3 lần về số lượng KCN, hơn 10 lần về quy mô diện tích so với năm 2007 trở về trước, khắc phục được tình trạng quy hoạch KCN manh mún, diện tích nhỏ..
- Đối với 13 KCN nằm ngoài KKT đã được quy hoạch và ưu tiên thành lập đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 có diện tích đất tự nhiên là 5.566 ha, nhưng đến nay mới triển khai 5 KCN và cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển hạ tầng là 912 ha, đạt khoảng 16% so với diện tích đất theo quy hoạch tổng thể..
- Tỷ lệ lấp đầy các KCN tại Hải Phòng (Tính đến tháng 5/2017).
- 4 KCN nằm ngoài KKT đã đi vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, bao gồm: Nomura-Hải Phòng, Đồ Sơn-Hải Phòng, Tràng Duệ và Nam Cầu Kiền.
- Đây là dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN theo hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài..
- Các KCN đã đưa vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy chung trên 50%, không có dự án KCN nào thuộc diện dự án treo, không có đất KCN bỏ hoang.
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
- Về kết quả thu hút đầu tƣ: Tính đến cuối năm 2016, trong các KCN Hải Phòng đã thu hút được 285 doanh nghiệp, dự án đang hoạt động (chưa kể một số dự án được cấp phép trước khi thành lập KKT), trong đó có 199 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD.
- Hải Phòng luôn đứng tốp đầu cả nước về thu hút vốn FDI vào các KCN nhiều năm liền, đặc biệt là năm 2013 - một năm đầy khởi sắc trong việc thu hút vốn FDI - với việc thu hút thành công dự án của tập đoàn LGE, tổng vốn đầu tư 3 giai đoạn là 1,5 tỷ USD, công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử hiện đại, thông minh xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới..
- Kết quả thu hút vốn đầu tƣ v o các KCN Hải Phòng (Tính đến .
- Tổng số doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp DDI Tổng vốn.
- 1 Đình Vũ (2 dự án Nam Đình Vũ (I) Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp.
- Tràng Cát Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp.
- Tổng cộng Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng).
- Số liệu trên cho thấy trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN thì lớn nhất là số vốn đầu tư vào KCN Tràng Duệ (7.017,8 triệu USD), KCN Đình Vũ (1.962,28 USD), trong đó số vốn tại KCN Nomura, Đình Vũ đã thực hiện được nhiều nhất đạt trên 50,57% tổng số vốn đăng ký do 2 KCN này các doanh nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động sớm hơn..
- Giai đoạn tình hình thu hút vốn đầu tư DDI có dấu hiệu bị chững lại tuy nhiên vẫn đạt mức trung bình trên 3.000 tỷ VNĐ, đặc biệt năm 2016 thu hút 10.000 tỷ đồng..
- Trong tổng số vốn đầu tư trong nước (DDI) vào KCN, KKT thì KCN Đình Vũ hiện có số vốn đầu tư cao nhất là 13.684,39 tỷ VNĐ, số vốn đã thực hiện là 12.536,25 tỷ VNĐ đạt 91,6%, tiếp là KCN Tràng Duệ, MP Đình Vũ..
- Tỷ lệ vốn đầu tƣ các doanh nghiệp trong KCN Hải Phòng (Tính đến .
- Tỷ lệ vốn đầu tƣ / công nhân (triệu USD/CN) I Các KCN ngoài KKT.
- II Các KCN trong KKT.
- 1 Đình Vũ (2 dự án .
- Về hiệu quả sử dụng đất trong các KCN: phụ thuộc vào chất lượng dự án đầu tư, về vốn, suất đầu tư trong từng KCN khác nhau, trong đó đứng đầu là KCN Tràng Duệ đạt 15,539 triệu USD/ha (do có dự án LG vốn đầu tư 1,5 tỷ USD), hai là Khu Đô thị, Công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải Phòng đạt 10,89 triệu USD/ha, KCN Nomura-Hải Phòng đạt 8,977 triệu USD/ha, Đồ Sơn đạt 8,099 triệu USD/ha và Đình Vũ đạt 7,764 triệu USD/ha.
- Tính chung cho toàn KKT và các KCN của thành phố, suất đầu tư về vốn đạt 7,98 triệu USD/ha, suất đầu tư về lao động hiện là 56 lao động/ha..
- Từ năm 2003, nhất là từ 2007 đến nay, các doanh nghiệp phát triển mạnh về số lượng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh..
- Một số chỉ tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI (Giai đoạn .
- Doanh thu của doanh nghiệp FDI năm 2012 là 1.228,28 triệu USD, các năm lần lượt tăng 20,68%.
- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI hiệu quả chưa cao: Thống kê 86 doanh nghiệp FDI trong các KCN đã đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 45 doanh nghiệp có lãi trong năm 2015, đến năm 2016 cũng có 45 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm 52% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
- Còn 31 doanh nghiệp có lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2016.
- Nguyên nhân báo cáo kết quả kinh doanh lỗ của các doanh nghiệp là do các dự án thu hút trong giai đoạn những năm trước 2007, khi đó chưa có sự chọn lọc kỹ về chất lượng dự án.
- Một số trong các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến..
- Một số chỉ tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp DDI (Giai đoạn .
- Doanh thu của các doanh nghiệp trong nước năm 2012 là 5.618,57 tỷ VNĐ đến năm lần lượt tăng 62,20%.
- hiện tại các doanh nghiệp khối này chủ yếu mới giúp thành phố giải quyết được vấn đề lao động, việc làm..
- Các doanh nghiệp trong các KCN đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, có thế mạnh về thị trường, nguồn vốn, chủ động trong việc sử dụng và đổi mới thiết bị phù hợp sản xuất được sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã mới, đứng vững trên thị trường quốc tế.
- Một số biện pháp phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở Hải Phòng Thứ nhất: Đối với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ.
- Trên cơ sở quán triệt định hướng phát triển công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phònglần thứ XV nhiệm kỳ xác định cần tập trung cao thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại với các công trình, dự án mang tầm quốc gia và khu vực, tạo bước đột phá về phát triển đô thị, từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị quốc tế..
- Thứ hai: Cải thiện môi trường đầu tư và tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp Ngoài những chính sách chung đang hiện có, thành phố cần có thêm chính sách ưu đãi riêng đối với các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư vào các KCN chuyên ngành, trong đó chú trọng đến các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án có ý nghĩa lớn đối với địa phương..
- Thứ ba: Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách, đặc biệt ưu tiên dự án có số vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, giữ vai trò dẫn dắt và có sức lan tỏa, thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ..
- Thứ tư: Phát triển và mở rộng thị trường.
- Thực tế ở Hải Phòng hiện nay chính quyền địa phương chỉ mới chú trọng công tác xúc tiến thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đúng mức và cùng với doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Ban quản lý các KKT Hải Phòng cần kiện toàn, sắp xếp lại các phòng chức năng theo hướng chuyên môn hóa cao, công chức thạo việc, am hiểu kiến thức chuyên môn, pháp luật, nâng cao khả năng giao tiếp trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài..
- Thứ bẩy: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN.
- Ban Quản lý KKT Hải Phòng cần chứng tỏ được Hải Phòng là nơi đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho Hải Phòng…, thành phố cầm bám sát chủ trương, chính sách của Nhà nước để ban hành những quy định, chính sách, định hướng quyết định tích cực đến môi trường kinh doanh tại địa phương như chính sách về đầu tư, thương mại, lao động, vốn, thị trường, mức độ hợp tác doanh nghiệp địa phương…, chính sách phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những vật tư phụ, dịch vụ gia công, cung cấp các chi tiết sửa chữa máy móc, thiết bị.
- nhằm thoả mãn được nhu cầu của nhà đầu tư sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương..
- Thứ tám: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch - xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Ban Quản lý KKT Hải Phòng là cơ quan thực hiện cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, quản lý hồ sơ xây dựng… đối với các dự án đầu tư trong KCN.
- Ngoài việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tuân thủ theo hồ sơ, giấy phép đã được phê duyệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng của doanh nghiệp..
- Sự phát triển của các KCN tại Hải Phòng thời gian qua đã đạt được một số thành tựu tích cực như: đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Hạ tầng kỹ thuật - xã hội ngoài hàng rào KCN còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển.
- Công tác xúc tiến đầu tư chậm đổi mới phương thức, hình thức hoạt động.
- Hoạt động sản xuất – kinh doanh của đa số doanh nghiệp FDI trong KCN bị ảnh hưởng và tác động nhiều của nền kinh tế quốc gia và của công ty mẹ, chủ đầu tư dự án.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN tác giả đã đề xuất một số biện pháp giúp phát triển bền vững về kinh tế cho các KCN thành phố.
- Thông qua bài viết tác giả hy vọng có thể đóng góp phần nào vào sự phát triển của các KCN nói riêng và sự phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng nói chung..
- Nguyễn Hải Bắc (2010) “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI - năm 2000) chủ trì dự án “Hỗ trợ xây dựng và chương trình nghị sự 21 của quốc gia VN” -VIE/01/021.
- Vũ Thành Hưởng (2010), “Phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội..
- Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2014), “Phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu”, Tạp chí kinh tế phát triển.
- Nguyễn Lệ Thủy (năm 2013), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt