« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghiên cứu điểm tại Lai Châu


Tóm tắt Xem thử

- CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG:.
- Có rất nhiều công cụ quản lý rừng, tuy nhiên một công cụ kinh tế đã và đang được thực hiện một cách hiệu quả đó là Chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một cơ chế tài chính có ý nghĩa lớn trong công tác bảo vệ rừng.
- Trong nghiên cứu sẽ khái quát về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và phân tích thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu – một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc được đánh giá cao trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng những năm vừa qua.
- Từ đó đưa ra mốt số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trong đó có sử dụng công nghệ GIS và viễn thám..
- TỪ KHÓA: Dịch vụ môi trường rừng.
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng PAYMENT FOR FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES:.
- Như vậy, dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) chính là một loại hàng hóa rất đặc biệt, bao gồm cả các giá trị còn lại của rừng ngoài gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác.
- Chi trả DVMTR là một biện pháp về kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người trồng rừng và giảm thiểu tổn thất xã hội do ngoại ứng tích cực tạo ra cho xã hội do đã bù đắp được phần lợi ích rừng đem lại cho con người nhưng không được người sử dụng thanh toán..
- Chi trả DVMTR đã và đang được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chính sách trả DVMTR đối với nguồn nước ở cấp quốc gia mà rừng đã đem lại cho con người.
- Sau đó 2 năm Việt Nam chính thức ban hành nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả trả DVMTR tại Việt Nam.
- Gần đây nhất là nghị định 147/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, đặc biệt thay đổi về mức chi trả DVMTR..
- Chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng có không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Trước hết, không thể phủ nhận những thành công đáng kể của chi trả DVMTR tại Việt Nam, chi trả DVMTR giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân nhờ việc bảo vệ rừng và góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường rừng, hạn chế các vụ vi phạm lâm luật từ đó giúp cho việc bảo vệ nguồn nước quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của chính người dân.
- Ngoài những thành công của việc thực thi chi trả DVMTR, tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi trong việc thực thi hoạt động này như: Các hộ dân nhận được số tiền là khác nhau dù cung cấp DVMTR là như nhau.
- hoạt động chi trả DVMTR đa số mới chỉ được thực hiện thông qua chính sách và nghị định của nhà nước mà chưa thực sự có một thị trường được hình thành giữa người mua và người bán DVMTR mà trong khi đó, mối quan hệ giữa người bán và người mua DVMTR là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công khi áp dụng dịch vụ này..
- Theo điều 7 của nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR, ở Việt Nam có các loại dịch vụ sau phải trả tiền DVMTR: Phòng hộ đầu nguồn.
- Tuy nhiên, cơ chế thực hiện chi trả dịch vụ phòng hộ đầu nguồn vẫn còn đang có nhiều vấn đề bất cập: (1) Vấn đề về kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ phòng hộ đầu nguồn: Đã có rất nhiều nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Việt Nam và trên thế giới, các nghiên cứu đã phân tích khá nhiều các nội dung liên quan đến việc áp dụng chính sách chi trả DVMTR, việc thực thi, xây dựng và thiết kế chi trả DVMTR..
- Mối quan hệ giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chi trả DVMTR.
- Hiện nay, các hoạt động chi trả DVMTR hầu hết được thực hiện thông qua cơ chế chính sách của chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ.
- Tại Lai Châu trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề như giải ngân tiền chi trả.
- mức chi trả cho một số đối tượng cung cấp dịch vụ rừng còn quá ít, không tạo được động lực cho các đối tượng này tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng.
- phương thức chi trả tốn kém, không hiệu quả.
- Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Cơ chế chi trả dịch vụ m i trường rừng:.
- 2.2.1 Cơ sở lý luận vê chi trả DVMTR a.
- Chi trả DVMTR là gì?.
- Trên thế giới, chi trả DVMTR được hình thành và bắt nguồn từ vấn đề làm thế nào để bảo tồn và bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến môi trường rừng.
- Trước đây, dịch vụ môi trường được cung cấp miễn phí bởi tự nhiên.
- Tuy nhiên, do con người khai thác và sử dụng quá mức dẫn đến chất lượng dịch vụ môi trường bị suy giảm nặng nề.
- Mặt khác, việc không phải chi trả các giá trị DVMTR này sẽ ảnh hưởng đến công bằng xã hội, thậm chí gây nên những thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu cực gây ra..
- Sau rất nhiều tranh cãi về chi trả DVMT thì cuối cùng Katoomba Group (2007) và Wunder (2005) đã đưa ra được một khái niệm cuối cùng về chi trả DVMT nói chung gồm những nội dung sau: (1) Chi trả DVMT là hoạt động giao dịch một loại DVMT cụ thể dựa trên cơ sở tự nguyện.
- (2) Chi trả DVMT diễn ra giữa hai bên: một bên sử dụng DVMT và một bên cung ứng DVMT trong những điều kiện cụ thể..
- Những n i dung chủ yếu của chi trả DVMTR.
- Đối tượng quan trọng thứ hai tạo nên thị trường mua bán DVMTR đó chính là người mua DVMTR là người sẵn lòng chi trả cho các lợi ích nhận được từ hàng hóa DVMTR (Vũ Thị Thu Hương, 2009)..
- Tuy nhiên, các giao dịch của chi trả DVMTR có thị trường tương đối hẹp, các giao dịch của thị trường này được giới hạn bởi nhu cầu và giới hạn trong một lưu vực, không đầy đủ các điều kiện của một thị trường đặc biệt là số lượng người mua và người bán bị giới hạn trong một lưu vực nên làm giảm tần suất giao dịch (Katherine, David, D.Evan, 2011)..
- Chi trả DVMTR chính là biện pháp nhằm làm giảm tổn thất xã hội do ngoại ứng tích cực gây ra.
- Như vậy, chi trả DVMTR chính là việc hoàn trả lại những giá trị mà người mua nhận được, người cung ứng tạo ra nhưng lại đang được cung ứng miễn phí cho người sử dụng DVMTR..
- Theo quan điểm của Wunder (2005), thì chi trả DVMT có những đặc điểm chính sau:.
- (2) Dịch vụ môi trường được xác định thông qua người chủ sử dụng đất, phương thức sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với việc xác định dịch vụ môi trường này;.
- (4) Có tối thiểu một người cung ứng dịch vụ MT;.
- Tuy nhiên, theo Van Noordwijk (2011) lại đưa ra 4 nguyên tắc để xây dựng cơ chế chi trả DVMTR:.
- (1) Tính thực tế: việc chi trả DVMTR phải gắn kết với các mức thay đổi lượng hóa được giá trị DVMTR;.
- (3) Tính tự nguyện: Phải có sự thỏa thuận một cách tự nguyện giữa người cung ứng DVMTR và người sử dụng DVMTR về tất cả nội dung đặc biệt là mức giá sẵn lòng chi trả và sẵn lòng nhận của cả hai nhân tố quan trọng trong thị trường..
- Thứ nhất, đối với “tính điều kiện”, đã đưa ra ngoài điều kiện về thị trường, còn cần có các điều kiện thực hiện cam kết của người cung ứng DVMTR, đây cũng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo việc thực thi chi trả DVMTR.
- Ví dụ ngay cả khi mức chi trả mà người sử dụng DVMTR trả cho người cung ứng loại dịch vụ này thấp hơn so với những gì họ nhận được, nhưng trong một số hoàn cảnh người cung ứng DVMTR vẫn chấp nhận vì điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, đó chính là khi.
- Nhưng bản chất của chi trả DVMTR là gì? Theo Wunder (2005) thì chi trả DVMT chính là việc tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các hệ sinh thái, bên cạnh đó tạo được nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học..
- Trên thực tế, việc áp dụng chi trả DVMTR hiện vẫn còn đang gặp nhiều bất cập.
- Quá trình xây dựng và hình thành cơ chế chi trả còn nhiều khó khăn.
- Chi trả DVMTR không thể dựa vào chính phủ, các tổ chức phi chính phủ...mà về lâu dài cần thiết lập mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa người cung ứng và người sử dụng DVMTR thay cho các chương trình mang tính chỉ đạo tập trung, hay các chương trình, dự án trong một giai đoạn nhất định (Juergen Hess, Tô Thị Thu Hương, 2003)..
- Phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ th ng thường và DVMTR.
- Vậy, đối với DVMTR, thì có vẻ như dịch vụ có trước, người sử dụng và quá trình thanh toán lại được hình thành sau đó..
- Thứ nhất, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn khác dịch vụ hàng hóa thông thường đó là dịch vụ đã cung cấp miễn phí trước đó từ rất lâu, mà thậm chí người sử dụng cũng như người cung cấp dịch vụ chưa từng có ý định chi trả/ thu phí dịch vụ này của nhau.
- Thứ hai, khi cung cấp một loại hàng hóa hay dịch vụ cho người sử dụng, hầu hết các dịch vụ sẽ được người sử dụng trả tiền trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ, nhưng đối với DVMTR nói chung, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn nói riêng thì việc chi trả lại được tiến hành chủ yếu thông qua một loại quỹ của nhà nước – cơ quan ban hành cơ chế chi trả.
- 2.2.2 Một số vấn đề về chi trả DVMTR tại Lai Châu.
- Cũng giống như các địa phương khác trong nước, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu sử dụng là hình thức chi trả gián tiếp.
- Với hình thức chi trả trực tiếp về cơ bản khi được hỏi các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng đều cho rằng họ không có đủ điều kiện để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng vì vậy họ phải thông qua hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để có thể tiến hành chi trả.
- Kinh phí chi trả tiền DVMTR do các đối tượng phải chi trả được nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ Trung ương và Quỹ cấp tỉnh).
- Quỹ là đơn vị được ủy thác, có trách nhiệm thanh toán lại cho các đối tượng được chi trả tiền DVMTR thông qua các chủ rừng là tổ chức Nhà nước.
- Khi nghị định 99/NĐ-CP của chính phủ ra đời thì vai trò của Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu càng quan trọng hơn vì là một trong những nhân tố chủ đạo trong chính sách về chi trả DVMTR..
- không thanh toán dịch vụ MTR.
- Quy trình chi trả tiền DVMTR được thể hiện thông qua sơ đồ sau:.
- Sơ đồ các đối tƣợng liên quan trong chi trả tiền DVMTR.
- Việc tổ chức thực hiện ủy thác chi trả DVMTR được thực hiện như sau:.
- Nhà máy thủy điện Sơn La và nhà máy thủy điện Hòa Bình là đối tượng sử dụng DVMTR có lưu vực trong phạm vi 2 tỉnh trở lên, ủy thác chi trả DVMTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông qua hợp đồng ủy thác..
- Nhà máy thủy điện Nậm Lụng, Nhà máy thủy điện Nậm Cát, Nhà máy thủy điện Nậm Mở, Nhà máy thủy điện Chu Va 12, Nhà máy thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát là các đối tượng sử dụng DVMTR có lưu vực nằm trọn trong phạm vi tỉnh Lai Châu ủy thác chi trả DVMTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu..
- Các đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng..
- Thực tế triển khai chi trả tiền DVMTR tại Lai Châu, Qũy Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh làm đầu mối chi trả.
- Qũy bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tiến hành chi trả cho các tổ chức này.
- Đối với các chủ rừng là các tổ chức nhà nước mà cụ thể là các Ban quản lý rừng phòng hộ của các huyện thì Qũy tiến hành chi trả trực tiếp cho các tổ chức này.
- phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã để tiến hành chi trả đến tận tay những chủ rừng này..
- Nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ m i trường rừng.
- Trước khi tiến hành chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng thì phải tiến hành nghiệm thu đánh giá về diện tích rừng của các chủ rừng.
- Trình tự nghiệm thu thanh toán chi trả DVMTR của tỉnh Lai Châu được thực hiện đúng theo quy định trong Nghị định 99/2010 NĐ – CP và theo Thông tư hướng dẫn 20/2012/TT – BNNPTNT.
- Trong đó hàng năm trước khi tiến hành thanh toán Sở NN&PTNT tỉnh tiến hành lập tổ công tác nghiệm thu diện tích rừng nằm trong diện chi trả DVMTR dựa trên các báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng.
- Mặc dù theo quy định phải nghiệm thu cả về mặt diện tích và chất lượng rừng nhưng thực tế họ đều thừa nhận rằng trong quá trình nghiệm thu chủ yếu họ chỉ đánh giá xem trong diện tích rừng chi trả mà chủ rừng đã khai báo có xẩy ra các tình trạng chặt phá rừng, khai thác, cháy rừng hay chuyển mục đích sử dụng rừng hay không và thường chỉ đánh giá một phần diện tích nhỏ của đơn vị chủ rừng (theo quy định đối với chủ rừng là tổ chức phải đánh giá 10% diện tích rừng.
- Bản thân những nhà quản lý khi được hỏi liệu chất lượng rừng có tăng lên sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường hay không thì có đến 40% cho rằng họ cũng không chắc chắn.
- Đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã từng bước khẳng định vai trò thông qua việc ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng..
- Nếu số liệu đầu vào chuẩn, công nghệ GIS sẽ là một trong những công cụ vô cùng hữu ích, hiệu quả trong việc phụ vụ công tác cập nhật hiện trạng rừng đúng thực tế, giúp công tác chi trả DVMTR được thực hiện nhanh gọn, chính xác từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc thực thi nhiệm vụ chi trả này..
- Hiện tại đã có một số địa phương ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào việc quản lý chi trả DVMTR nhưng chưa nhiều, đây sẽ là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý rừng trong tương lai – một bước ngoặt lớn về công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng của Việt Nam hiện nay..
- vậy nên khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời Lai Châu là một trong những tỉnh đầu tiên áp dụng thực hiện..
- Sau một thời gian triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả tốt.
- Lai Châu luôn là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân chi trả tiền DVMTR với tỷ lệ giải ngân luôn nằm trong khoảng từ 80.
- Đơn giá chi trả trung bình cho mỗi ha rừng cũng khá cao trung bình hơn 300.000 đồng/ha..
- Tuy nhiên, thực tế hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lai Châu vẫn còn tồn tại một số vấn đề như nguồn thu của tỉnh còn hạn chế mới chỉ tập trung thu được ở một số nhà máy thủy điện lớn còn các nhà máy thủy điện công suất nhỏ và các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng khác thì vẫn chưa tiến hành thu được.
- giải ngân trong chi phí quản lý vẫn còn rất thấp so với kế hoạch đề ra, cơ chế tính toán tiền chi trả chưa đạt được sự công bằng khi sử dụng hệ số chi trả K=1 ở tất cả diện tích rừng… Chính những tồn tại này phần nào làm giảm hiệu quả mà hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đem lại..
- Từ thực tế nghiên cứu về thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu cho thấy rằng tỉnh cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để có thể nâng cao khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh.
- [1] Đỗ Tiến Dũng (2011), “Nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Thái Nguyên - trường đại học Nông Lâm..
- [2] Hoàng Minh Hà, Beria Leimona, Meine van Noordwijk và cộng sự (2008), “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam”.
- [3] Hoàng Thị Thu Hương (2011), “Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại xã Chiềng Co, thành phố Sơn La, tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
- [5] Vũ Tấn Phương (2008), Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng, Báo cáo đề tài cấp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn..
- [7] Nhóm tác giả: Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013) Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn..
- [8] Vũ Thị Thu Hương (2009), Chi trả dịch môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam..
- [9] Phạm Minh Thoa (2011), Thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Lâm Đồng – cơ sở để nghiên cứu cơ chế chi trả cho dịch vụ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) tại địa phương.
- [10] Phạm Thu Thủy, Karen Bennett và cộng sự (2013), “Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn”, Báo cáo chuyên đề 98 của Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR)..
- [13] Juergen Hess, Tô Thị Thu Hương (2012), Quản lý cộng đồng về tài nguyên rừng ở Việt Nam – Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng..
- [14] Nghị đinh số 99/2010/ NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng..
- [15] Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lai Châu (2013), “Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lai Châu”.
- [16] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2012), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2012.
- [17] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2013), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2013.
- [18] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2014), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt