« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải


Tóm tắt Xem thử

- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải - Văn mẫu 9 Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 1.
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải.
- Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp.
- Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước..
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.
- thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.
- góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc..
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 2.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chương trình Ngữ Văn Lớp 9 của tác giả Thanh Hải là một bài thơ có sự độc đáo, mới lạ.
- Sau khi đọc xong bài thơ em có nhận xét gì về ý nghĩa của nhan đề trên? Hãy nêu một vài ý kiến của bản thân về nhan đề này nhé..
- Thanh Hải có tên thật là Phạm Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên..
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả..
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.
- Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề “Mùa xuân nho nhỏ”..
- Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông.
- Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng.
- Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống.
- tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp..
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 3.
- Nhan đề của bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân qua những vần thơ đầy ý nghĩa.
- Cảnh mùa xuân mang nét riêng của xứ Huế, khác với hình ảnh mùa xuân trong thơ Nguyễn Du, một không gian thoáng rộng với nền cỏ xanh điểm hoa lê trắng hay khác với sắc xuân trong thơ Hàn Mặc Tử: “Làn nắng ửng khói mơ tan.
- Mùa xuân trong thơ Thanh Hải là dòng sông xanh trong suốt từ bao giờ.
- Khiến cho mỗi người đọc liên tưởng đến mỗi vần thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân.
- Thế là mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng đã đến với xứ Huế.
- Tâm hồn nhà thơ lại mở rộng để đón nhận, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp sức sống nhẹ nhàng đưa tay đón lấy, hứng lấy.
- Có lẽ âm thanh ấy sẽ kết đọng lại thành giọt long lanh, lấp lánh và nhà thơ muốn đưa tay nhận từng giọt âm thanh ấy! Rất sáng tạo và đầy gợi cảm!.
- Nếu như Xuân Diệu đã có lần say sưa trước vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để rồi hào hứng thốt lên “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thì Thanh Hải cũng ngất ngây tưởng chừng như hứng được cả tiếng xuân, giọt xuân trong tay.Thanh Hải đã dùng nghệ thuật chuyển hoá cảm xúc của mình.
- Từ âm thanh của tiếng chim nhà thơ tưởng như thấy được bằng thính giác, đã có thể nhìn thấy nó bằng thị giác rồi hứng cả tiếng chim trong tay bằng xúc giác..
- Dường như nhà thơ căng hết các giác quan của mình để đón nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân.
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 4.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ..
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người..
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng..
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.
- Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm..
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 5.
- "Mùa xuân nho nhỏ".
- là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời..
- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.
- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước..
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường..
- Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp.
- Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước..
- Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước..
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mẫu 6.
- Mùa xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời..
- Từ láy "nho nhỏ".
- làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất khiêm nhường..
- Đặt tên cho tác phẩm như thế, nhà thơ đã thể hiện khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp : ước muốn làm mùa xuân nho nhỏ nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của mình, dẫu có nhỏ bé để hòa vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Nhan đề bài thơ cũng đã thể hiện một nhân sinh quan, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng..
- Nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa.
- Tuy một tâm hồn, một tài năng đã khép lại, nhưng những gì thuộc về chất ngọc trong trái tim, tấm lòng của nhà thơ vẫn còn để đời cho hậu thế trân trọng, nâng niu