« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
- Mục tiêu: Mô tả tình trạng chức năng, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người từ 60 tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019 trên 932 người từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên 3 vùng sinh thái thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng hình thức phỏng vấn.
- Kết quả: 932 người cao tuổi từ 60 trở lên với độ tuổi trung bình là .
- 29,1% người cao tuổi gặp các vấn đề về suy giảm nhận thức, Chức năng thị giác (nhìn), thính giác (nghe) càng suy giảm ở độ tuổi càng cao.
- Tăng huyết áp và các bệnh về cơ xương khớp là các bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi.
- 89,2% người cao tuổi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong 3 năm gần đây, các cơ sở Y tế công lập như Bệnh viện công, trạm Y tế là các cơ sở được sử dụng nhiều.
- Nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà và nhu cầu tư vấn thông tin sức khỏe là 3 nhu cầu cao nhất ở người cao tuổi được phỏng vấn.
- Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thực trạng sức khỏe cũng như suy giảm chức năng và tình trạng khuyết tật (ghi nhớ, nhìn, nghe và đi lại) ở người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng có nhu cầu khá cao về chăm sóc sức khỏe với xu hướng già hóa dân số hiện nay.
- Nhu cầu chăm sóc phù hợp với bối cảnh văn hóa, nên được quan tâm hơn, về chính sách cho người cao tuổi ở Việt Nam..
- Từ khóa: Người cao tuổi, nhu cầu, chăm sóc sức khỏe, suy giảm chức năng..
- 2 Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế.
- Già hóa dân số kéo theo sự thay đổi trong mô hình bệnh tật, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ an sinh xã hội, và nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ cho người cao tuổi (NCT).
- Sự di cư từ nông thôn lên thành thị của người trong độ tuổi lao động góp phần làm tăng tỷ lệ người cao tuổi sống một mình và tỷ lệ gia đình khuyết thế hệ ở nông thôn (gia đình chỉ.
- Những thay đổi này dẫn đến giảm số lượng và chất lượng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi..
- Từ năm 1997, Thành phố Huế là thành viên trong dự án “thành phố sức khỏe – Healthy city”.
- Đến nay, các chương trình tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi tiếp tục là một trong những ưu tiên của tỉnh..
- Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá tình trạng và nhu cầu CSSK của người cao tuổi nhằm cung cấp những thông tin và phân tích kỹ lưỡng, toàn diện về các vấn đề có liên quan đến già hóa dân số để từ đó xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp tại tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH)..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019 trên người dân từ 60 tuổi trở lên ở 3 vùng sinh thái của tỉnh TTH (thành thị, nông thôn, miền núi)..
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang..
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Sử dụng công tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ với p = 0,38 là tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên gặp phải ít nhất một khó khăn trong đời sống hằng ngày và hệ số thiết kế là 2, cỡ mẫu tối thiểu là n = 726..
- Nội dung và biến số nghiên cứu Đặc điểm đối tượng: nơi ở, tuổi, giới, tình trạng nghề nghiệp, bệnh mắc phải..
- Tình trạng chức năng của người cao tuổi - Đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động chức năng (Lawton IADL): có khả năng thực hiện (8 điểm) và ít có khả năng thực hiện (<8 điểm)..
- Tình trạng tiếp cận dịch vụ CSSK: có sử dụng dịch vụ CSSK, cơ sở Y tế (CSYT) thường sử dụng..
- Nhu cầu CSSK của người cao tuổi: CSSK tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, chăm sóc phục hồi chức năng….
- Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này được chấp thuận bởi Hội đồng Y đức của trường Đại học Y dược Huế (Số phê duyệt: H2018/148)..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Có 932 NCT tham gia vào nghiên cứu với độ tuổi trung bình là .
- Tình trạng chức năng, sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi Bảng 3.1.
- Phân bố tình trạng khuyết tật ở NCT.
- Các vấn đề chức năng Không khó khăn Khó khăn Rất khó khăn Không thể Nhìn .
- Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu gặp khó khăn ở 2 chức năng là nhìn và ghi nhớ.
- Xét theo độ tuổi, tỷ lệ khuyết tật về nhìn, nghe, đi bộ và ghi nhớ, SGNT của đối tượng nghiên cứu tăng lên khi tuổi cao hơn..
- Hoạt động chức năng và mức độ phụ thuộc trong cuộc sống hàng ngày của NCT.
- Hoạt động chức năng trong cuộc sống hàng ngày (IADL).
- Mức độ phụ thuộc của đối tượng (ADL).
- Tình trạng sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi.
- Sử dụng dịch vụ.
- chăm sóc sức khoẻ n.
- CSYT thường sử dụng cho CSSK.
- Nhận xét: Trong thời gian 3 năm trở lại, phần lớn đối tượng nghiên cứu có sử dụng dịch vụ CSSK (89,2%)..
- Nhu cầu CSSK của người cao tuổi:.
- Nhu cầu CSSK của người cao tuổi Nhận xét: Nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,4%.
- Nhu cầu tư vấn sức khỏe và chăm sóc tại nhà , phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ có tỷ lệ cao tiếp theo với lần lượt 70,9% và và 64,8%..
- Suy giảm chức năng ở 3 vùng sinh thái (n=932) Vùng.
- Nhận thức Chức năng Tiếp cận.
- dịch vụ Y tế.
- Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SGNT, chức năng ghi nhớ, chức năng nhìn, chức năng nghe ở NCT ở 3 vùng sinh thái.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ tiếp cận dịch vụ Y tế ở 3 vùng sinh thái..
- Tình trạng chức năng và sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi.
- Chức năng ghi nhớ và SGNT.
- Trên Thế giới, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo MMSE để đánh giá tình trạng SGNT của người cao tuổi, nhìn chung này nằm trong khoảng từ 13,1% đến .
- Tuy nhiên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC), tỷ lệ này có thể lên đến 32%, điều này phù hợp với tình hình thực tế khi Việt Nam vẫn là một nước trong nhóm quốc gia có thu nhập trung bình và thấp (LMIC) với những hạn chế trong CSSK người cao tuổi..
- Chức năng nhìn, nghe, đi lại.
- Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy suy giảm chức năng thị giác là vấn đề thường gặp nhất ở NCT với mức độ khó khăn về thị giác tăng dần theo tuổi.
- Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên với chỉ 14,5% khả năng nhìn kém, sự khác biệt này đến từ địa bàn nghiên cứu khi nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở Thừa Thiên Huế, có điều kiện kinh tế - xã hội cũng như CSSK khó có thể so sánh với Hà Nội (1)..
- Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự khi tỷ lệ gặp khó khăn về thính giác tăng dần theo tuổi với hơn 20% ở nhóm 70- 79 và 40% ở nhóm trên 80 tuổi.
- Các chức năng theo thang đo IADL và ADL.
- Kết quả theo thang đo IADL cho thấy có 54,8% đối tượng nghiên cứu có khả năng thực hiện tất cả các hoạt động được khảo sát.
- Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Adrija Roy trong một nghiên cứu ở Ấn Độ vào năm 2019 (2), tuy nhiên lại thấp nghiên cứu ở Ba Lan với 56,9% (6)..
- Sử dụng thang đo ADL cho thấy đối tượng thực hiện các hoạt động tối thiểu hàng ngày một cách độc lập, tỷ lệ phụ thuộc ở các mức độ khác nhau là 17,6%.
- Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu ở một số nước phát triển như Malaysia (14,4.
- Suy giảm chức năng và tình trạng tiếp cận dịch vụ CSSK ở 3 vùng sinh thái..
- Có mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức.
- năng ghi nhớ, nghe, nhìn và tình trạng sa sút trí tuệ ở 3 vùng sinh thái, trong đó tỷ lệ suy giảm chức năng ở vùng nông thôn và miền núi cao hơn so với thành phố.
- bên cạnh đó là tỷ lệ sử dụng dịch vụ Y tế ở thành phố, nông thôn cao hơn khu vực miền núi (Bảng 3.4).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu ở Mỹ với tình trạng suy giảm chức năng ở nông thôn cao hơn so với những người ở thành thị do được tiếp cận với các dịch vụ CSSK tốt hơn (7)..
- Nhu cầu CSSK của người cao tuổi 4.2.1.
- Nhu cầu Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Nhu cầu kiểm tra sức khỏe là nhu cầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi với 79,4% NCT có nhu cầu này.
- Điều này cho thấy đa số NCT quan tâm đến tình hình sức khỏe của mình và mong muốn được kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có kế hoạch điều trị kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí và kéo dài cuộc sống có chất lượng..
- Nhu cầu Chăm sóc tại nhà.
- Nhu cầu chăm sóc tại nhà là nhu cầu cao thứ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi với 73% NCT có nhu cầu về vấn đề này, các dịch vụ mong muốn là kiểm tra sức khỏe thường xuyên, được theo dõi đường huyết, điều trị bệnh – phục hồi chức năng và hỗ trợ trong việc sử dụng thuốc.
- Điều này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên với nguyện vọng chủ yếu của NCT là được khám chữa bệnh tại nhà với chi phí phải chăng .
- Giải thích cho điều này, đối tượng NCT là nhóm đối tượng có khả năng đi lại bị hạn chế, bên cạnh đó là khoảng cách tới CSYT, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới con cháu, hầu hết người cao tuổi mong muốn được khám chữa bệnh ở những CSYT gần nhà như khám tại nhà, TYT địa phương..
- Nhu cầu Tư vấn sức khỏe.
- Nhu cầu tư vấn sức khỏe là một trong nhu cầu thường chiếm tỷ lệ cao trong các nghiên cứu về tình hình sức khỏe và nhu cầu của NCT.
- Nghiên cứu của Kyung-Sook Bang trên người cao tuổi ở Quốc Oai, Hà Nội cho thấy chủ yếu đối tượng có nhu cầu được cung cấp thông tin về quản lý bệnh tật .
- Nhu cầu Chăm sóc giảm nhẹ.
- Chăm sóc giảm nhẹ là biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và các triệu chứng thực thể, các vấn đề tâm.
- Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ sẽ càng tăng cao do hệ quả nối tiếp của già hóa dân số và sự gia tăng tần suất mắc các bệnh NCDs.
- Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi khi 73% NCT có nhu cầu chăm sóc tại nhà..
- Nhu cầu Phục hồi chức năng..
- Người cao tuổi là đối tượng dễ tổn thương đối với bệnh tật và các loại chấn thương.
- Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với khoảng 11 triệu người cao tuổi, do đó nhu cầu phục hồi chức năng rất cao.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, đau thắt ngực chiếm tỷ lệ cao bên cạnh các vấn đề về cơ xương khớp.
- Và những chấn thương này đòi hỏi quá trình điều trị kéo dài, đi kèm với đó là quá trình phục hồi chức năng tại các CSYT hoặc tại nhà..
- Nhu cầu Chăm sóc NCDs.
- Ở nghiên cứu này, có 63,7% NCT mong muốn nhận được các dịch vụ chăm sóc các bệnh mạn tính.
- Kết quả cũng cho thấy các bệnh THA, đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa… chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu..
- Nghiên cứu cho thấy mức độ suy giảm một số chức năng phổ biến và tình trạng khuyết tật ở NCT như ghi nhớ, nhìn, nghe, đi lại.
- Kết quả cho thấy nhu cầu CSSK của NCT ở các khía cạnh thể chất, tinh thần và xã hội, góp phần cung cấp một bức tranh chung về thực trạng và nhu cầu sức khỏe của NCT trên 3 vùng sinh thái ở tỉnh TTH.
- Nghiên cứu đã phản ánh rõ nét xu hướng già hóa dân số hiện nay và vai trò quan trọng.
- của dịch vụ CSSK người cao tuổi, phù hợp với bối cảnh văn hóa Việt Nam, nên được ưu tiên và đầu tư hơn nữa trong thời gian đến..
- Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Duy Luật, Hoàng Văn Tân (2013), “Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá mức độ lệch đường giữa răng có thể nhận biết được bởi người không chuyên môn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt