« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt - Văn mẫu 9.
- Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm.
- Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy đc tác giả làm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa".
- Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nước..
- Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu..
- Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về.
- Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lửa trong bài thơ: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành.
- bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay..
- Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương.
- Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai..
- "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
- Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích.
- Hình ảnh "chờn vờn sương sớm".
- thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hình khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ.
- Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những gì đã qua, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt.
- Điệp ngữ "một bếp lửa".
- được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả.
- Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình.
- và hình ảnh.
- người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa".
- Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!.
- Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ..
- Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thường sâu đậm hơn nhiều.
- Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà.
- Cảm nhận về nỗi vất vả gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình.
- khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn được mỗi chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến.
- Hình ảnh "khói hun nhèm mắt".
- cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ.
- tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả.
- Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói.
- mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng..
- Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh..
- ...trên những cánh đồng xa.".
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần.
- Nếu trong hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú".
- sóng đôi gợi sắc điệu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu.
- Tác giả như trách móc loài chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà không đến san sẻ với bà.
- Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà.
- Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu.
- Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thương yêu, xót xa của nhà thơ trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà..
- Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến..
- Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động.
- "Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ .".
- Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao..
- ...dai dẳng.".
- Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa".
- đã chuyển thành "ngọn lửa".
- "Bếp lửa".
- với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người.
- Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trưởng thành đối với người bà trong hiện tại..
- ....bếp lửa!".
- Chiến tranh đã đi qua, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm".
- Nếu trước đây, đó là ngọn lửa nồng đượm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa.
- "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm".
- ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm.
- Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống.
- Âm điệu trong đọan thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ? Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn Bằng Việt.
- Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ..
- Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình..
- ....bếp lửa lên chưa?...".
- Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay người bà..
- Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn không nguôi ngoài tình cảm nhớ thương bà.
- Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả.
- Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người.
- Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc..
- "Bếp lửa ấp iu nồng đượm".
- Thật không ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy.
- Người bà trong.
- Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi..
- Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên được.
- Bằng Việt đã có được 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng.
- Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm và giàu sức liên tưởng, suy ngẫm.
- Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.