« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU HỮU CƠ TRONG TẦNG TRẦM TÍCH MIOCENE DƯỚI Ở BỂ CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Science & Technology Development, Vol 12, No.10- 2009 ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU HỮU CƠ TRONG TẦNG TRẦM TÍCH MIOCENE DƯỚI Ở BỂ CỬU LONG Bùi Thị Luận Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 08 tháng 01 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 21 tháng 07 năm 2009) TÓM TẮT: Hiện nay lượng dầu khí đã khai thác ở bể Cửu Long, đánh giá là được sinh ra chủ yếu từ vật liệu hữu cơ (VLHC) chứa trong các trầm tích Oligocene.
- Trong thời kỳ Miocene sớm, một số nghiên cứu cho rằng vật liệu hữu cơ chứa trong các tập trầm tích sét không đạt tiêu chuẩn đá mẹ, hoặc là đá mẹ rất nghèo.
- Liệu trầm tích tầng Miocene dưới trong khu vực có vai trò cung cấp sản lượng vào bẫy hay không chính là vấn đề tác giả quan tâm và muốn nghiên cứu chi tiết hơn.
- Tầng đá mẹ Miocene dưới là các tập sét chứa vật chất hữu cơ được phân loại là trung bình, tổng cacbon hữu cơ TOC.
- Trầm tích Miocene dưới chứa vật liệu hữu cơ có nguồn gốc môi trường lục địa (loại thực vật bậc cao) và á lục địa.
- Do đó tầng trầm tích Miocene dưới đạt tiêu chuẩn của tầng đá mẹ.
- tổng hàm lượng cacbon hữu cơ, kerogene, vật liệu hữu cơ, môi trường lắng đọng trầm tích.
- GIỚI THIỆU Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long.
- Để thực hiện nội dung bài báo cáo này tác giả đã thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu sau.
- Kết quả phân tích địa hóa các giếng khoan của Vietsovpetro, Viện Dầu Khí.
- Các mẫu trầm tích Miocene thường được lựa chọn để phân tích địa hóa thông dụng nhất là mẫu vụn khoan (cutting), với khoảng cách 5 -10m/mẫu.
- Các mẫu này được phân tích các chỉ tiêu địa hóa cơ bản như: cacbon hữu cơ, Rock-Eval, phản xạ Vitrinite.
- Tất cả các phép phân tích trên được thực hiện chủ yếu ở các phòng thí nghiệm của Viện Dầu khí Việt Nam, Vietsovpetro.
- Kết quả phân tích địa hóa cho các loại mẫu này được tập hợp và đánh giá cho từng giếng khoan nhằm xác định sự có mặt của đá mẹ sinh dầu.
- Trang 78 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 12, SOÁ Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Lựa chọn tập mẫu đã được phân tích Trên cơ sở mẫu có thành phần thạch học là sét, sét bột được phân tích các chỉ tiêu địa hóa cơ bản như: TOC.
- Các mẫu trong cùng một giếng khoan của tập trầm tích Miocene được lựa chọn như sau.
- Tính giá trị trung bình trọng số các chỉ tiêu trên của các mẫu trong tập trầm tích Miocene dưới ở từng giếng khoan.
- Tính giá trị trung bình trọng số của các chỉ tiêu cho toàn tập trầm tích tầng Miocene dưới trong bể Cửu Long.
- Tài liệu về địa chất, địa tầng thạch học và cổ địa lý tướng đá - Các kết quả phân tích từ tài liệu địa vật lý giếng khoan - Các kết quả phân tích địa hóa hữu cơ để nghiên cứu tầng đá mẹ 3.
- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.Đặc điểm địa chất của tầng đá mẹ Miocene dưới Trầm tích Miocene dưới – Hệ tầng Bạch Hổ- tập địa chấn B1 Phụ hệ tầng Bạch Hổ: Thành phần thạch học là sét kết có màu sặc sỡ nâu đỏ với tỷ số sét kết/cát kết tương đối cao.
- Các mẫu trầm tích được phân tích bào tử phấn hoa và vật liệu hữu cơ cho thấy kết quả rất nghèo nàn, chứng tỏ các trầm tích này được lắng đọng trong điều kiện môi trường đồng bằng sông có năng lượng môi trường cao [2].
- Mặt cắt trầm tích phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới chủ yếu đóng vai trò tầng chứa theo các lòng sông cổ với quy mô không lớn, làm nhiệm vụ màn chắn địa phương.
- Trên các sơ đồ phân bố đẳng dày tầng đá mẹ Miocene dưới (Hình 1), khối lượng trầm tích hạt mịn tập trung ở các hố sụt xung quanh các đới nâng (dày tới 400÷1000 m), mà tiêu biểu là các trũng Tây, Bắc và Đông Bạch Hổ