intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

54
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm góp phần phát triển làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về cán cân thương mại và dao động tỷ giá hối đoái. Bao gồm trong đó là các khái niệm, các nhân tố tác động tới cán cân thương mại, tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam

  1. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ VÂN NGA TÁC ĐỘNG CỦA DAO ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - Năm 2021
  2. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ VÂN NGA TÁC ĐỘNG CỦA DAO ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Nguyễn Văn Tiến Hà Nội- Năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Luận án đã sử dụng các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy đủ và được công bố theo đúng quy định trong quá trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu mà luận án đạt được chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả khác./. Tác giả luận án Nguyễn Thị Vân Nga
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Văn Tiến về sự hướng dẫn tận tâm của thầy với những định hướng, góp ý xác đáng cho nội dung của luận án, về sự động viên tinh thần của thầy đã dành cho nghiên cứu sinh trong suốt ba năm qua. Nghiên cứu sinh xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất tới các thầy, các cô, các anh, các chị tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã góp ý cho luận án và hướng dẫn tận tình của mọi người. Nghiên cứu sinh xin được gửi lời biết ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy cô, đồng nghiệp trường Đại học Thăng Long, cô Nguyễn Thị Thanh đã tạo điều kiện và giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành nghiên cứu của mình. Em cám ơn GS.TS Nguyễn Khắc Minh đã đọc và góp ý rất nhiều cho luận án của mình. Cám ơn các anh chị tại Tổng cục Thống kê đã hỗ trợ nhiệt tình giúp nghiên cứu sinh thu thập số liệu cho luận án. Lời cảm ơn và yêu thương nhất dành cho gia đình đã luôn động viên và giúp đỡ để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này. Cám ơn chồng luôn đồng hành trên con đường nghiên cứu. Cám ơn hai đứa con bé bỏng luôn là nguồn động viên tinh thần lớn nhất của mẹ! Tác giả luận án Nguyễn Thị Vân Nga
  5. i MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt............................................................................................iv Danh mục các bảng ........................................................................................... vii Danh mục sơ đồ và hình vẽ............................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 2 2.1. Về khoa học..................................................................................................... 2 2.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 3 3. Bố cục luận án................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan tới tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ...................................... 5 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài ................. 5 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước................17 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...........................................................................19 1.1.4. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết .........................20 1.2. Hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................20 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ...............................................................20 1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................21 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án .................................................21 1.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án ..........................22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DAO ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .27 2.1. Cơ sở lý thuyết về dao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ......27 2.1.1. Tỷ giá hối đoái và dao động tỷ giá hối đoái ...............................................27
  6. ii 2.1.2. Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nền kinh tế .....................................................................................................46 2.2. Mối quan hệ giữa dao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại .......56 2.2.1. Cơ chế và hướng tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại............................................................................................................56 2.2.2. Cơ chế và các kênh tác động của trạng thái cán cân thương mại đến dao động tỷ giá hối đoái ..............................................................................................59 2.3. Mô hình phân tích đánh giá định lượng tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ......................................................................60 2.3.1. Lựa chọn mô hình ......................................................................................60 2.3.2. Lựa chọn phương pháp ước lượng để đánh giá tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại....................................................................63 2.3.3. Đo lường dao động tỷ giá hối đoái.............................................................66 2.3.4. Kiểm định tính dừng của các biến..............................................................69 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA DAO ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ..........................................................70 3.1. Khái quát dao động tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam ..70 3.1.1. Thực trạng dao động tỷ giá hối đoái của VND ..........................................70 3.1.2. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam ..........................................77 3.2. Phân tích định tính tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay .............................................94 3.3. Phân tích định lượng tác động dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay .............................................96 3.3.1. Ước lượng giá trị dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương của VND......96 3.3.2. Mô tả các biến và số liệu ..........................................................................101 3.3.3. Tính dừng của các biến ............................................................................102 3.3.4. Định lượng mô hình và phân tích kết quả ................................................103
  7. iii 3.4. Đánh giá chung tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam.......................................................................................113 3.4.1. Một số kết quả đạt được ...........................................................................113 3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế .............................................................................115 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .................................................119 Chương 4: GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM CẢI THIỆN TRẠNG THÁI CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .....124 4.1. Bối cảnh, định hướng phát triển kinh tế và mục tiêu tạo lập trạng thái cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ tới năm 2030 ....................................124 4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam từ nay tới 2030 ........................126 4.1.3. Mục tiêu tạo lập trạng thái cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ tới năm 2030 ....................................................................................................................130 4.2. Giải pháp điều tiết tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện trạng thái của cán cân thương mại Việt Nam.......................................................................................132 4.2.1. Nhóm giải pháp đối với tỷ giá hối đoái....................................................132 4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng .................................................136 4.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý .............................................................137 4.2.4. Nhóm giải pháp đối với hội nhập kinh tế quốc tế ....................................138 4.2.5. Nhóm giải pháp đối với phát triển nguồn nhân lực .................................139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................143 PHỤ LỤC ..........................................................................................................154
  8. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CHND Cộng hòa Nhân dân CP Chính Phủ CCPS Công cụ phái sinh NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NK Nhập khẩu TPCP Trái phiếu Chính phủ VND Việt nam đồng VCB Vietcombank XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ADF Augmented Dickey – Fuller Kiểm định Dickey- Fuller AIC Akaike Information Criterion Chỉ số Akaike AUD Australian Dollar Đô la Úc ARCH Auto Regressive Conditional Tự hồi quy với phương sai có Heteroskedasticity điều kiện khác nhau ARIMA Autoregressive Integrated Tự hồi quy tích hợp trung bình Moving Average trượt
  9. v AR Autoregressive Tự hồi quy ASEAN Association of Hiệp hội các nước Đông Nam Southeast Asian Nations Á BoP Balance of Payments Cán cân thanh toán quốc tế CAD Canada Dollar Đô la Canada CNY Chinese Yen Nhân dân tệ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free on Board Giao hàng lên tàu EU European Union Liên minh Châu Âu EUR European Union Euro Đồng tiền Euro GBP British Pound Sterling Đồng Bảng Anh GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc dân HKD Hong Kong Dollar Đồng Đô la Hồng Kong IDR Indonesia Rupiah Đồng Rupi Indonesia INR Indian Rupee Đồng Rup Ấn Độ IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JPY Japanese Yen Đồng Yên Nhật Bản NBER Nominal Bilateral Exchange Tỷ giá danh nghĩa song phương Rate NEER Nominal Effective Exchange Tỷ giá danh nghĩa đa phương Rate MA Moving Average Trung bình trượt MYR Malaysia Ringgit Đồng Ringgit Malaysia OECD G-7 Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Cooperation and Development kinh tế- Nhóm 7 nước Group of Seven OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất
  10. vi PHP Philippines Peso Đồng Peso Philipines PPP Power Purchasing Parity Học thuyết ngang giá sức mua RBER Real Bilateral Exchange Rate Tỷ giá thực song phương REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực đa phương RMSE Root-mean-square error Sai số toàn phương trung bình RUB Ruble Đồng Rup USD United State Dollar Đồng Đô la Mỹ SD Standard deviation Độ lệch chuẩn SGD Singapore Dollar Đồng Đô la Singapore TB Trade Balance Cán cân thương mại TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp THB Thailand Baht Đồng Baht Thái Lan ToT Term of Trade Điều kiện thương mại VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai VOL Volatility Dao động WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  11. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp một số vấn đề trong mô hình nghiên cứu tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến thương mại từ các nghiên cứu thực nghiệm .................13 Bảng 1.1 (Tiếp): Tổng hợp một số vấn đề trong mô hình nghiên cứu tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến thương mại từ các nghiên cứu thực nghiệm ..........15 Bảng 3.1: Biên độ tỷ giá các giai đoạn ................................................................72 Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng Augmented Dickey- Fuller..............................102 Bảng 3.3: Kết quả ước lượng tác động dao động tỷ giá thực đa phương đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019 ...............103 Bảng 3.4: Kiểm định tính dừng Augmented Dickey- Fuller..............................108 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng tác động dao động tỷ giá thực đa phương đến giá trị xuất khẩu nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện của Việt Nam từ quý 1 năm 2003 đến quý 4 năm 2017 ............................................................................................................................108 Bảng 3.6: Kết quả ước lượng tác động dao động tỷ giá đến giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019 ...........................................110 Bảng 3.7: Lãi ròng từ các công cụ phái sinh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2015 ...............................................................120 Bảng 3.8: Tên biến hồi quy ................................................................................122 Bảng 3.9: Bảng kết quả ......................................................................................122 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích luận án .....................................................................24 Hình 2.1: Trạng thái cán cân thương mại.............................................................36 Hình 3.1: Diễn biến tỷ giá giao ngay USD/VND giai đoạn 2000-2020 ..............75 Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2014-2020 ...............................76
  12. viii Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020 ......................................................................................................................77 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2019 ....79 Hình 3.5: Đóng góp của các hoạt động kinh tế vào tăng trưởng tín dụng (Phần trăm thay đổi năm sau so năm trước) ...................................................................80 Hình 3.6: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2019 ..........81 Hình 3.7: Giá trị xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2000 – 2019 ..............................84 Hình 3.8: Tỷ trọng giá trị nhóm hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2000 – 2018 ......85 Hình 3.9: Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .................................................................................................86 Hình 3.10: Đóng góp của giá trị xuất khẩu ròng khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước vào cán cân thương mại giai đoạn 2010-2018 ............87 Hình 3.11: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2000-2018...88 Hình 3.12: Giá trị nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2019 ..............................89 Hình 3.13: Giá trị của các nhóm hàng nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2018 ..........90 Hình 3.14: Tỷ trọng nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .....................................................................................91 Hình 3.15: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN giai đoạn 2010 - 2018 ...........................................93 Hình 3.16: Cán cân thương mại giai đoạn 2000 - 2019 .......................................94 Hình 3.17: Tỷ trọng giá trị thương mại của Việt Nam với 18 quốc gia và vùng lãnh thổ so với tổng giá trị thương mại của Việt Nam.........................................97 Hình 3.18: Sự biến động giá trị của tỷ giá thực đa phương REER từ Quý 1 năm 2000 đến Quý 2 năm 2019 ...................................................................................97 Hình 3.19: Chuỗi giá trị sai phân bậc 1 của giá trị logarit tỷ giá thực đa phương REER ....................................................................................................................98 Hình 3.20: Đo lường dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương VOL giai đoạn 2000-2019...........................................................................................................100
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế, phản ánh các giao dịch về hàng hóa có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới hải quan. Giá trị cán cân thương mại được xác định là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa hữu hình. Do cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai nên thâm hụt cán cân thương mại có thể kéo theo sự thâm hụt về cán cân vãng lai tức là việc tiết kiệm trong nước không đủ đầu tư lớn hơn trong nước, khi đó cần phải thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Tình trạng thâm hụt kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của một quốc gia, đẩy quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ, mất giá đồng nội tệ. Vì vậy, tình trạng thâm hụt hay thặng dư về cán cân thương mại sẽ là nhân tố đầu tiên khi phân tích sự biến động về tỷ giá hối đoái và ngược lại sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố tác động lớn đến trạng thái của cán cân thương mại. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Thái Lan năm 1997, rất nhiều các cuộc tranh luận về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng đã diễn ra. Theo đó, do chế độ tỷ giá hối đoái cố định là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng và các nước trong khu vực Đông Á bắt đầu lo sợ sự lệ thuộc quá mức vào đồng tiền đô la Mỹ. Đồng thời, sự ổn định tỷ giá hối đoái được coi là vấn đề then chốt. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi cũng có những hạn chế và điểm yếu lớn nhất của chế độ này là biến động của tỷ giá đã gây cản trở thương mại. Hơn nữa, chính vì sự giảm lưu lượng thương mại gây ra bởi biến động tỷ giá đã được đưa ra là lý do cho hệ thống tiền tệ Châu Âu hiện tại sử dụng chung một đồng tiền EURO. Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, cán cân thương mại hầu hết trong trạng thái thâm hụt lớn và dẫn tới sự thâm hụt của cán cân
  14. 2 vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế (Tổng cục Thống kê, 2018a). Do đó, một trạng thái cán cân thương mại tốt trong bối cảnh của Việt Nam là đạt được thặng dư trong dài hạn. Bởi sự thâm hụt trong cán cân phần nào gây ra những áp lực lớn đẩy cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tăng cao và cũng gây ra rất nhiều áp lực đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp và điều tiết tỷ giá hối đoái. Trong hơn 20 năm qua, kể từ cuối những năm 1980 chính sách tỷ giá của Việt Nam từ chỗ mang nặng tính chủ quan đã trở nên linh hoạt hơn, theo sát diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, những tác động tích cực của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế và sự thặng dư về cán cân thương mại rất mờ nhạt, không ổn định. Bên cạnh đó thì tỷ lệ lạm phát một số năm 2010, 2011 tiến nhanh tới mức hai con số (xấp xỉ 12% năm 2010 và 19% năm 2011) (Tổng cục Thống kê, 2018b), vượt xa mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra. Vậy, lựa chọn điều tiết can thiệp tỷ giá ở mức độ như thế nào để tạo ra những tác động có lợi cho cán cân thương mại và tạo ra những sự ổn định về kinh tế luôn là một bài toán đến nay vẫn cần lời giải đáp. Để tìm ra câu trả lời thì cần làm rõ được mức độ dao động của tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại như thế nào. Do tính cấp thiết và thú vị của vấn đề về tỷ giá và cán cân thương mại nên nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề “Tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Những đóng góp mới của luận án 2.1. Về khoa học Luận án góp phần phát triển làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về cán cân thương mại và dao động tỷ giá hối đoái. Bao gồm trong đó là các khái niệm, các nhân tố tác động tới cán cân thương mại, tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam. Luận án đã đưa ra khái niệm và tính ra giá trị cụ thể của dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương VND. Dao động tỷ giá hối đoái là phương sai có điều
  15. 3 kiện hay phương sai không điều kiện hoặc độ lệch chuẩn của tỷ giá cơ sở, sai số ngẫu nhiên và chênh lệch của sai số ngẫu nhiên thời kỳ t với sai số ngẫu nhiên thời kỳ t-1. Sử dụng mô hình Auto Regressive Conditional Heteroskedasticity (ARCH) để tính toán giá trị dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương VND. Trong đó tỷ giá thực đa phương VND được tính theo quý từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019, dựa trên rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền của 18 đối tác thương mại chính của Việt Nam với tỷ trọng thương mại lên tới 80%. Luận án đã lượng hóa được tác động của dao động tỷ giá hối đoái thực đa phương VND đến giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ quý 1 năm 2000 đến quý 2 năm 2019 và thực hiện kiểm tra độ nhạy của kết quả nghiên cứu. Kết quả định lượng cho thấy dao động tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu nhưng chưa thể hiện tác động rõ rệt tới giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Nhận thấy nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chiếm tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu. Khi thực hiện ước lượng tác động dao động tỷ giá hối đoái đến giá trị xuất khẩu nhóm ngành hàng này cũng thu được kết quả tác động tích cực rõ rệt. 2.2. Về thực tiễn Luận án có tính thực tiễn cao bằng việc xem xét định tính kết hợp với định lượng để đánh giá tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian tới, góp phần thực hiện các chủ trương chiến lược và chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra ngoài dao động tỷ giá hối đoái thì còn nhiều nhân tố khác như thu nhập nước ngoài, thu nhập trong nước, điều kiện thương mại… cũng tác động đến cán cân thương mại. Do đó, để đạt được thặng dư cán cân thương mại thì các giải pháp đưa ra cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ban ngành.
  16. 4 3. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án bao gồm bốn chương, cụ thể như sau: Chương 1, trình bày về tổng quan các công trình và hướng nghiên cứu của luận án Chương 2, trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình phân tích tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Chương 3, trình bày về tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam Chương 4, trình bày về giải pháp điều tiết tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian tới
  17. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan tới tác động của dao động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu mang tính lý thuyết - Lý thuyết về những tác động tích cực của dao động tỷ giá hối đoái đối với dòng thương mại (1) Trong nghiên cứu của Franke G. (1991) đã phát triển mô hình chiến lược xuất khẩu của một công ty bàng quan với rủi ro nhằm hỗ trợ giả thuyết tích cực. Các giả định của mô hình là: các công ty kinh doanh độc quyền, các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị hiện tại ròng của luồng tiền dự kiến từ xuất khẩu và lợi nhuận là một hàm biến động cùng chiều với sự tăng của tỷ giá hối đoái thực. Chiến lược xuất khẩu được xác định bởi chi phí giao dịch phát sinh. Từ đó các công ty cân nhắc chi phí nhập khẩu hoặc xuất khẩu liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa từ một thị trường nước ngoài để thu về lợi nhuận (hoặc lỗ). Trường hợp dòng tiền mặt là một hàm lồi với tỷ giá hối đoái, giá trị hiện tại của dòng tiền mặt tăng nhanh hơn chi phí nhập khẩu và xuất khẩu do đó công ty có lợi khi sự biến động tỷ giá tăng. Do đó, các doanh nghiệp sẽ sớm bước vào thị trường và rút khỏi thị trường khi rủi ro tỷ giá tăng, số doanh nghiệp kinh doanh cũng sẽ tăng. Vì vậy, xét trung bình là doanh nghiệp có lợi ích thương mại từ rủi ro tỷ giá hối đoái. (2) Sercu P. và Vanhulle C. (1992) xem xét cùng một vấn đề như (Franke G., 1991) nhưng trong một môi trường khác. Sercu P. và Vanhulle C. (1992) lập luận rằng sự cạnh tranh ở đây không phải do chi phí nhập khẩu và xuất khẩu, như đã nêu trong báo cáo của Franke mà là do chi phí vận chuyển và nghĩa vụ
  18. 6 thuế quan. Các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất tại thời điểm doanh số bán hàng bằng 0 là thời điểm một và có thể sẽ kết thúc cạnh tranh thương mại hoặc không kinh doanh ở tất cả các thời điểm tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái cuối năm. Sercu P. và Vanhulle C. (1992) cho thấy rằng dưới sự cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, việc tăng biến động tỷ giá có tác động đến giá cả và sản xuất tương tự như giảm thuế. Trong cấu trúc thị trường trung gian, hiệu quả là không chắc chắn. (Trong mô hình này, dao động tỷ giá được tính là độ lệch chuẩn có điều kiện của tỷ giá). - Lý thuyết cho rằng có sự ảnh hưởng tiêu cực của dao động tỷ giá đối với dòng thương mại (3) Các nghiên cứu ban đầu bao gồm Ethier W. (1973) và Hooper P. và Kohlhagen S. (1978) cho thấy dao động tỷ giá cao hơn có liên quan đến gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp không thích rủi ro dẫn đến làm giảm thương mại. Từ đó cho thấy, nếu những thay đổi về tỷ giá hối đoái trở nên khó lường, nó sẽ tạo ra sự không chắc chắn về lợi nhuận của các thương nhân, làm giảm lợi ích của thương mại quốc tế. (4) Akhtar M. A. và Spencen Hilton R. (1984) lập luận rằng sự dao động tỷ giá ảnh hưởng đến thương mại qua hai kênh. Đầu tiên là hiệu ứng kênh trực tiếp trong mà khối lượng hàng hoá bị ảnh hưởng bởi giá cả và lợi nhuận không xác định do sự không chắc chắn tỷ giá. Kênh thứ hai giải thích cách đơn giản hơn đó là hầu hết những ảnh hưởng gián tiếp bắt nguồn từ các quyết định và điều này ảnh hưởng đến dòng thương mại trong một khoảng thời gian dài hơn, vượt ra ngoài thời hạn hợp đồng khiến công ty khó có thể dự đoán dòng thu nhập tương lai của nó chính xác khi làm ăn với người nước ngoài hơn là người bán trong nước và người tiêu dùng. Điều này dẫn tới sự cản trở thương mại của dao động tỷ giá hối đoái. (5) Một số nghiên cứu dựa trên phân tích cân bằng tổng thể và cân bằng một phần để xem xét tác động của dao động tỷ giá đưa kết quả tác động tiêu cực
  19. 7 đến cán cân thương mại như (Viaene M. J. và De Vries C.G., 1992; Gonzaga và cộng sự, 1997; Barkoulas và cộng sự, 2002). Viaene M. J. và De Vries C.G. (1992) cung cấp cách giải thích lý thuyết cho các bất thường thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa khối lượng thương mại và dao động tỷ giá hối đoái. Theo khung cân bằng một phần, họ chỉ ra rằng nếu không có thị trường chuyển tiếp thì sự biến động tỷ giá sẽ làm giảm cả nhập khẩu và xuất khẩu, thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thương mại cũng sẽ giảm. - Lý thuyết về tác động của dao động tỷ giá không rõ ràng đến dòng thương mại. (6) Mc Kenzie M. (1999) tiến hành rà soát một loạt các nghiên cứu về dao động tỷ giá và cán cân thương mại trước đó. Kết luận chung rút ra là tồn tại một sự mơ hồ chưa được thống nhất về sự tác động của dao động tỷ giá đến cán cân thương mại. Ở mức độ lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình cho thấy dao động tỷ giá hối đoái có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thương mại. Các nghiên cứu thực nghiệm chứa các kết quả hỗn hợp. Tuy nhiên, mối quan hệ có ý nghĩa thống kê và chúng chỉ ra mối quan hệ tích cực, tiêu cực dường như ngẫu nhiên. 1.1.1.2. Nghiên cứu mang tính thực nghiệm - Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của dao động tỷ giá đến dòng thương mại (7) Asseery A. và Peel D. A. (1991) nhấn mạnh tầm quan trọng của tính dừng của chuỗi số liệu và giải thích việc sai lệch của kết quả cuối cùng trong nhiều nghiên cứu trước đó là do họ không xem xét các đặc tính của dữ liệu đã sử dụng. Do đó, nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Dickey-Fuller Augmented để kiểm tra tính dừng của dữ liệu và sửa dữ liệu cho phù hợp. Trong bài nghiên cứu, họ đã áp dụng lý thuyết mô hình thương mại chuẩn, giải thích xuất khẩu như một hàm thu nhập, giá cả tương đối, và biến động tỷ giá hối đoái thực được đo bằng phần dư từ mô hình. Các kết quả chỉ ra rằng, biến động tỷ giá hối đoái thực có tác động
  20. 8 đáng kể về xuất khẩu ít nhất là cho tất cả các quốc gia được xem xét trong bài báo này và đối với phần lớn các nước đó là tác động tích cực. (8) Nghiên cứu của Kim và cộng sự (1996) đã tìm thấy kết quả tương tự cho dao động tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình GARCH để phân tích tác động của dao động tỷ giá hối đoái danh nghĩa đối với khối lượng và giá trị xuất khẩu. Sự biến động của đồng Won đã làm tăng rủi ro tỷ giá đối với các nhà xuất khẩu và dẫn đến những thay đổi về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Nghiên cứu chỉ ra rằng dao động tỷ giá hối đoái danh nghĩa tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu có ý nghĩa thống kê. Độ lớn của tác động rõ rệt hơn đối với khối lượng xuất khẩu so với giá trị xuất khẩu. Điều này được giải thích bởi thực tế các nhà xuất khẩu Hàn Quốc chọn chiến lược định giá để duy trì thị phần thay vì điều chỉnh giá xuất khẩu để phản ánh sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngay cả khi điều này làm giảm tỷ suất sinh lợi. (9) Mc Kenzie M.D. và Brooks R. (1997) và Saito M. (2004) về xem xét dòng thương mại song phương; De Vita G. và Abbott A. (2004) để có bằng chứng về các dòng thương mại đa biên (thương mại toàn bộ ngành). Trong các nghiên cứu này, tác động của dao động tỷ giá là tiêu cực bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm, nhưng có hiệu quả tích cực hoặc không có tác động khi sử dụng dữ liệu hàng quý hoặc hàng tháng. (10) Nghiên cứu của Hayakawa K. và Kimura F. (2009) đã áp dụng mô hình lực hấp dẫn cho dữ liệu mảng của các nước châu Á, cũng kết luận tác động tích cực của dao động tỷ giá đối với dòng chảy xuất khẩu song phương. Trao đổi hàng hóa trung gian trong chuỗi cung ứng khá nhạy cảm với dao động tỷ giá hối đoái so với các loại hình thương mại khác mà phần này chiếm một phần đáng kể trong thương mại trong khu vực. - Nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của dao động tỷ giá đến dòng thương mại (11) Akhtar M. A. và Spencen Hilton R. (1984) cung cấp bằng chứng thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0