« Home « Kết quả tìm kiếm

NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH


Tóm tắt Xem thử

- NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
- Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã có thời kỳ lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ.
- Đây là một vấn đề mà các xã hội Đông và Tây có giải pháp khác nhau mặc dầu có chung một mục tiêu là giúp đỡ người già trong giai đạn khó khăn nhất của đời họ..
- Xin lần lượt xét về tình trạng người già trong hai xã hội này..
- Xã hội Tây phương.
- Tại các xã hội Tây phương, điạ vị người già tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát tài chánh..
- Khi có đủ diều kiện kinh tế, người già không lo bị sống cô đơn với các chứng bệnh kinh niên.
- Họ có thể thuê mướn những chuyên viên y tế để chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người già với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất..
- Còn phần đông người già với hạn hẹp tài chánh phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, cơ sở cộng đồng, các tổ chức từ thiện..
- Tại các quốc gia kỹ nghệ hóa, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công ăn việc làm đã khiến gia đình xa cách, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh sống gần gũi nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20.
- Do đó, đa số người già thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên.
- Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất ít người sống cùng với người phối ngẫu nguyên thủy.
- Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên ( medicare.
- Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các cộng đồng địa phương thực hiện.
- Các trung tâm cao niên này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn của họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng ngày.
- Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô độc ở nhà.
- Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các chức năng cơ thể..
- Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa vào sự trợ giúp của chính phủ và cộng đồng xã hội..
- Người già ở Việt Nam.
- Ở các xã hội Đông phương như Việt Nam chẳng hạn, người già căn bản là nương tựa vào gia đình trong giai đoạn chót của cuộc đời.
- Xã hội Việt Nam chưa có những chương trình giúp đỡ người già hoặc có những trung tâm cao niên được tổ chức chu đáo như ở Mỹ..
- Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội.
- Đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội.
- Người già có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này..
- Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa người già và người trẻ dưới mái ấm một gia đình thường rất hài hòa, ổn định.
- Trong xã hội Tây phương sự sống chung này không nhiều vì mỗi bên đều muốn có sự riêng tư..
- Người già Việt viễn cư.
- Các cụ vẫn còn được con cái phụng dưỡng như hồi còn ở bên nhà.
- Tuy đã có các chương trình trợ cấp của chính phủ, các cụ vẫn không chọn lối sống cô độc, lẻ loi trong nhà người già.
- Ngoại trừ khi quá yếu đau, sự hiện diện của các cụ còn là một lợi ích cho con, đặc biệt cho cặp vợ chồng trẻ.
- Khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì các cụ trở thành quản gia cho họ.
- Khi họ có con nhỏ, các cụ kiêm luôn việc giữ trẻ, đôi khi phụ trách cả công việc bếp núc.
- Các cụ vui vẻ làm những công việc đó cho con cái mà không than phiền.
- Trong trường hợp này, các cụ tuy bị khổ tâm không ít, nhưng vì thương cháu nên không nỡ đoạn tuyệt với dâu rể.
- Một số các cụ cảm thấy cô đơn vì không có bạn đồng trang lứa để hàn huyên, trao đổi..
- Các cụ không thích đến các trung tâm cao niên để giải trí như người địa phương, đôi khi vì thiếu phương tiện di chuyển.
- Nói tóm lại, môi trường thích hợp nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo con cháu..
- Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm Đông phương, dâu là con mà rể là khách.
- Các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai và con dâu hơn.
- Nhưng dù ở với con nào, các cu ta vẫn được sống thoải mái hơn các cụ Mỹ cùng hoàn cảnh.
- Lý do là dù hội nhập vào xã hội Mỹ, người mình vẫn còn giữ truyền thống tốt đối cha mẹ.
- Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần.
- Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng rất nhiều tới tới sức khoẻ thể xác của các cụ.
- Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ..
- Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền, các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết cuả các thành phần trong gia đình.
- Các cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhắm thăng tiến, hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người..
- Vai trò của các cụ trong việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong xã hội Âu Mỹ.
- Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối với gia đình thường trở nên ương ngạnh.
- Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, không phù hợp với lý tưởng tự do cuả chúng.
- Cho nên nếu các cụ không cởi mở mà quá khắt khe theo lối sống cổ truyền thì e rằng sớm muộn cũng mất đi mối quan hệ tình cảm với lũ trẻ..
- Các cụ cần thích nghi với hoàn cảnh mới, với sự hội nhập vào xã hội mới, tìm hiểu tâm tư, ước mơ, lối suy nghĩ của tuổi trẻ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, đặt trọng tâm vào tình thương.
- Có thế các cụ mới hòa đồng được với sự đổi đời do hoàn cảnh tạo nên..
- Mà có hòa đồng, thích nghi thì các cụ mới bảo vệ được sức khoẻ tâm thân, nắm được bí quyết của tiến trình an hưởng tuổi vàng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt