« Home « Kết quả tìm kiếm

Trà Tàu Và Ấm Nghi Hưng - Nguyễn Duy Chính


Tóm tắt Xem thử

- TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 1 TRÀ TẦU TRÀ TẦU VÀ VÀ ẤM NGHI HƯNGẤM NGHI HƯNG Nguyễn Duy Chính LLƠỜI MỞ ĐẦU ØI MỞ ĐẦU ống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam.
- Một tiểu thuyết cũng viết nhiều về thú uống trà là cuốn Trà Thất của Minh Đức Hoài Trinh.
- Ở hải ngoại, cuốn Trà Kinh của Vũ Thế Ngọc là một biên khảo tương đối công phu.
- Mới đây tôi được đọc một bài của Phan Quốc Sơn về ấm Nghi Hưng rất thú vị.
- 1 Trong tác phẩm Sống Đẹp 2 Lâm Ngữ Đường cho rằng uống trà là một trong những phát minh quan trọng nhất của đời sống.
- 3 Trà là một phần và cũng là một biểu tượng của sự nhàn nhã.
- Người Trung Hoa cũng có nhiều sách viết về trà, nghệ thuật uống trà, còn người Nhật thì đưa hẳn lên thành một 1 Thú Chơi Những Ấm Trà Đất Nung Cổ, Phan Quốc Sơn, Nguyệt San Y Tế, giai phẩm Xuân Bính Ty, tháng 2ù 1996 2 The Importance of Living, The John Day Company 1937 3 Lâm Ngữ Đường, Sdd trang 220 U TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 2 đạo sống (Trà Đạo).
- Riêng Việt Nam, mặc dù uống trà rất thịnh hành nhưng lại ít ai để tâm nghiên cứu.
- Vũ Thế Ngọc, tác giả cuốn Trà Kinh 4 đã ngậm ngùi mà than rằng “viết về trà thì gần như chưa có ai viết” hoặc “viết vô cùng sơ lược”.
- Và vì thế khi ông tự cho rằng cuốn sách ông soạn “là quyển sách đầu tiên viết về nghệ thuật uống trà bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả” thì cũng không ngoa.
- TRÀ TẦUTRÀ TẦU Khi nói về trà tầu thường là nói đến các loại trà xanh là những loại trà người Trung Hoa xuất cảng.
- Nếu tính theo số người uống thì uống trà đứng đầu trong ba loại ẩm phẩm.
- Các học giả Tây phương vẫn cho rằng Trung Hoa là nơi phát xuất cây trà.
- Thành thử Việt Nam ta cũng là quê hương của cây trà, và cũng có những cây trà cổ thụ.
- Vũ Thế Ngọc đã viết về cách uống trà kiểu Việt Nam như chè tươi, chè nụ, chè khô.
- và cho rằng chúng ta đã biết uống trà từ lâu đời nhưng vẫn giữ nguyên hình thái mộc mạc chứ không cầu kỳ như người Tàu.
- Tục uống trà tươi, trà nụ ngày nay vẫn còn phổ biến, kể cả một loại cây tương tự là cây vối cũng rất thông dụng tại miền quê nước ta.
- chỉ hiện hữu trong một tầng lớp thượng lưu ở xã hội, phương pháp uống trà tươi, trà vối lại ở khắp mọi nơi.
- Nó đã trở thành đề tài cho văn học và nghệ thuật (Cái ấm đất của Khái Hưng hay bản nhạc Cô Hàng Nước) và là một món giải khát không thể thiếu của người nhà nông.
- Trên mặt kinh tế, rất có thể sự vươn lên của Trung Hoa trong thế kỷ 21 này sẽ có một phần đóng góp không nhỏ của trà.
- một dụng cụ và cũng là một loại nghệ phẩm đặc biệt.
- Cho nên, khi nhìn vào phương thức chiếm lĩnh thị trường, sau thời kỳ sản xuất những món hàng thông dụng rẻ mạt, tiếp đến phải là giai đoạn của những sản phẩm đặc thù.
- Trà tầu và ấm tầu có thể ở trong thành phần đó.
- Độc đáo nhưng thông dụng, thượng vàng hạ cám, từ loại đắt hiếm tới loại rẻ mạt, có khả năng sản xuất qui mô và thu hút một lượng nhân công đông đảo là những yếu tố rất đáng kể trên mặt ngoại thương.
- 4 Vũ Thế Ngọc, Trà Kinh, EastWest Institute Press, California 1987 5 Vũ Thế Ngọc, Sdd trang 7 TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 3 Một câu chuyện khác thì lại viết rằng Đạt Ma tổ sư vì ngủ quên trong một buổi tọa thiền nên bực tức cắt mí mắt vứt đi.
- Đó là cây trà.
- Trà cũng chỉ lưu hành trong giới thượng lưu miền Nam Trung Hoa chứ dân dã cũng chưa uống và tục uống trà chưa được coi như một thú thanh cao.
- Người Tàu pha trộn cách uống trà với sữa của người Hồ (tức các dân tộc vùng Tây Vực) là những dân tộc sống du mục.
- Tuy việc uống trà đã phổ thông nhưng vẫn có một số đặc điểm khác ngày nay.
- Thứ hai trà do dân chúng vào vùng hoang sơn dã lãnh hái về chứ chưa biết trồng thành đồi, thành vườn để sản xuất một cách qui mô.
- Tới đời Đường, khi Lục Vũ viết cuốn Trà Kinh thì trà mới trở nên phổ biến.
- Từ đó trở đi, nơi nơi đều uống trà, trở thành một phong trào và sản xuất trà cũng thành một lãnh vực kinh tế qui mô, đem lại một ngân khoản lớn cho triều đình.
- Và kể từ Đường, rồi sau Tống, Nguyên, Minh, Thanh đời nào cũng coi thuế đánh vào trà là một nguồn lợi chính.
- Plutschow, Historical Chanoyu, The Japan Times Ltd, Tokyo 1986 trang 36 TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 4 Đời Đường, khu vực sản xuất trà bao gồm Giang Hoài, Lưỡng Chiết, Lãnh Nam, Phúc Kiến, Kinh Tương và từ đó tới nay vẫn là những địa khu chủ yếu.
- Theo Chu Trọng Thánh, việc phong thịnh đời Đường bao gồm ba nguyên nhân chính: 7 • Thứ nhất, thời Đường giao thông đã phát đạt, các phương tiện chuyên chở đã cải tiến nhiều • Thứ hai, sau khi cuốn Trà Kinh của Lục Vũ viết ra, phong trào uống trà càng lên cao • Thứ ba, thời kỳ đó Phật giáo và Lão giáo hưng thịnh và việc uống trà tại các chùa chiền, miếu mạo rất phổ biến.
- Chính cuốn Trà Kinh của Lục Vũ là một đóng góp lớn, vì sau khi ông viết ra cuốn này, việc uống trà đã được nâng lên hàng nghệ thuật, cầu kỳ về cả trà cụ lẫn trà thức.
- Tạ Triệu Triết đời Minh đã viết: Ở trên đời có đói ăn thiếu mặc thì còn chịu nổi nhưng mà thiếu nước uống trà thì không sao chịu được.
- 8 Ngô Khoan viết bài "Ái Trà Ca" ca tụng thú uống trà chẳng khác gì thi nhân đời trước ca tụng rượu.
- Sau khi Lục Vũ viết Trà Kinh, nhiều người khác cũng có những tác phẩm viết về trà tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng lưu truyền sử sách.
- Tuy nhiều hầu hết không qua sáu mục mà Lục Vũ đã đề cập là trà, dụng cụ uống trà (khí), nước pha trà (thủy), lửa đun trà (hỏa), người pha và uống trà (nhân), thời điểm uống trà (sự).
- Trong tất cả những tác phẩm viết sau này chỉ Tục Trà Kinh là đáng kể, có hệ thống và tài liệu dồi dào.
- Lục Đình Xán tự Phù Chiêu, hiệu Mạn Đình, người huyện 7 Ngô Trí Hòa, Trà Đích Văn Hóa, Hành Chính Viện ấn hành, Đài Bắc 1987 trang 37 8 Ngô Trí Hòa, Sdd trang 39 TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 5 Gia Định, đất Tô Châu, từng làm tri huyện Sùng An, Phúc Kiến thời Khang Hi là nơi có núi Vũ Di nổi tiếng trà ngon.
- DƯỢC TÍNH CỦA TRÀDƯỢC TÍNH CỦA TRÀ Theo thống kê, mỗi năm người Mỹ uống khoảng 2.25 tỉ gallon trà dưới mọi dạng thức.
- Thế nhưng đó chỉ là con số chia đều chứ uống trà mỗi người uống một cách, đậm nhạt khác nhau.
- Ông cha ta đã uống nước lạnh và uống trà tươi hàng ngàn năm trước nhưng mãi đến bây giờ nhân loại mới công nhận một cách khoa học là trà xanh (chưa biến chế theo kiểu Nhật) và nước lã là tốt nhất cho cơ thể.
- Nhiều người cho rằng uống trà có tác dụng làm giảm đau cổ họng và bớt đầy bụng.
- Một hóa chất trong trà là chất polyphenols có thể làm giảm nguy cơ một số chứng bệnh kể cả bệnh cứng mạch máu (atherosclerosis) và một số bệnh ung thư.
- Có người còn cho là uống trà sẽ gia tăng tuổi thọ.
- 9 CÁC LOẠI TRÀCÁC LOẠI TRÀ Trà được chia ra làm ba loại chính là trà đen (tức hồng trà), trà xanh (lục trà) và trà Ô long.
- Nếu để nguyên, cây trà có thể cao hàng chục thước nhưng để tiện việc thu hoạch, người ta hãm chỉ để cho cây cao chừng một thước, thước rưỡi là cùng.
- Cứ như thế, cây có thể sống tới 100 năm.
- San Francisco 1991, trang 14 TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 10 1.
- Đó là những ấm có thể dùng khuôn làm chuẩn, chỉ điểm xuyết bằng tay.
- Ấm có thể hình trái đào, trái thị, trái hồng hay hoa sen, hoa thủy tiên nhưng chủ yếu là cân đối.
- Người thợ có thể thêm thắt nặn vung ấm, vòi ấm hay quai ấm khác đi và có thể trang trí trên thân ấm những hoa quả, con thằn lằn, con chuột.
- Hình dáng có thể là cái thùng gạo, cái bị, cây thông, quả vải, búp hoa hồng, bó trúc.
- Ấm tổng hợp cả hai đặc tính trên, vừa cân đối, vừa nghệ thuật chẳng hạn như một quả bí ngô (pumpkin), có những dây cuốn thành vòi, thành quai hay một cái ấm nặn hình một bầy cá, có cái nắp là một lá sen trên là một con nhái nhỏ.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA ẤM NGHI HƯNGĐẶC ĐIỂM CỦA ẤM NGHI HƯNG Đất sét Nghi Hưng nung lên rất rắn chắc bền bỉ, không bị nứt dù thay đổi nhiệt độ bất thường khi đổ nước sôi vào.
- Khi trong dạng thiên nhiên, đất sét Nghi Hưng mềm, có màu vàng, nâu đen hay xanh nhạt.
- Đất sét được đào lên từ lòng đất sâu, phơi khô thành từng tảng.
- Những tảng đất đó được tán thành bột rồi được rây bằng những rây tre để lọc đi tất cả sỏi đá và các chất khác lẫn trong đất sét.
- Bột đất sét sau đó được đổ vào những bể nước hình chữ nhật cao khoảng thước rưỡi rồi tháo nước trong vào.
- Đất sét được cắt ra thành từng bánh bán cho thợ làm đồ gốm.
- TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 11 Hiện nay, khi du khách đến thăm Đinh Thục Trấn (Dingshuzhen), một thành phố nhỏ trong huyện Nghi Hưng đều thấy toàn là xưởng làm đồ gốm.
- Họ sản xuất đủ loại, từ bồn, chậu đến ngói xanh.
- Trước đây, ấm thường đóng dấu tên hãng sản xuất rõ là một món hàng sản xuất theo số lượng nhiều nhưng sau này đa số ấm đóng dấu tên người, chứng tỏ nay họ coi là một tác phẩm và nghệ nhân tự hào nên để tên mình.
- Thế nhưng đó cũng là một hiện tượng cần ghi nhận là nền công nghiệp đang chuyển hướng, mang nhiều màu sắc nghệ thuật hơn.
- Có thể chỉ là vài chữ chúc tụng nhưng có khi là hẳn một bài thơ, một đôi câu đối.
- Những loại ấm sản xuất theo kiểu công nghệ thì chữ viết hay hoa văn được in bằng một loại mực không phai.
- Ngoài giá trị lịch sử, những tác phẩm đó còn là một niềm tự hào về nghệ thuật của họ.
- TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 12 Trong những năm qua, tại Bắc Mỹ này đã nhiều lần triển lãm ấm Nghi Hưng.
- Ấm Nghi Hưng cũng đã được huy chương vàng trong các kỳ chợ phiên quốc tế chẳng hạn như tại Philadelphia năm 1926 và ở Leipzig và Liege trong thập niên 1930.
- ẤM NGHI HƯNG THEO THỜI GIANẤM NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ.
- Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống người ta đã làm ấm trà ở đất Nghi Hưng.
- Ngày xưa họ chỉ uống trà bột, quấy trong nước.
- Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện) 15 của Chu Cao Khởi thì đời Chính Đức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân tài nghệ tuyệt vời, là người nổi danh đầu tiên về làm ấm tử sa.
- Cung Xuân vốn là gia đồng của Ngô Sĩ đất Nghi Hưng thường theo hầu Ngô Sĩ đến học tại chùa Kim Sa.
- Trong chùa có một vị hòa thượng có tài làm đồ sứ nên Cung Xuân theo nhà sư học nghề nặn ra những tác phẩm trông chẳng khác gì đồ kim loại xưa.
- 16 Khi Cung Xuân nổi danh, ông thường cùng Bộc Trọng Khiêm (đất Gia Định) khắc trúc, Lục Tử Đồng (đất Tô Châu) chạm ngọc, và Khương Thiên Lý khảm xà cừ.
- Cung Xuân nặn ấm không lâu.
- nên tác phẩm của ông hiện nay lưu truyền rất ít.
- Thế nhưng còn một cái ấm khác cũng của Cung Xuân để tại Singapore thì ít thấy sách vở nào đề cập.
- Theo bài “Nghi Hưng và Nghiên Mực” (Yi Hsing and Inkstones) trong tạp chí Arts of Asia, số July/August 1971 thì ông C.M.
- Wong, Bí Thư của Phòng Thương Mại Singapore và là Chủ Tịch Hiệp Hội Hoa Nhân tại đây có trong bộ sưu tập của ông một ấm Cung Xuân hình vỏ cây 18 .
- Phần dưới quai cầm 15 Dương Tiện, Kinh Khê là tên cũ của vùng Nghi Hưng.
- 16 Truyện kể rằng Cung Xuân học lóm của vị hòa thượng, không có đất sét để nặn nên lấy lớp bùn trong ao rửa tay của nhà sư.
- Sau này thợ cũng theo nguyên tắc đó, hòa đất sét trong nước để thành bùn ngõ hầu có được loại tử sa thật nhuyễn nhị.
- Trong bộ sưu tập đặt tại Viện Bảo Tàng Trà Khí Hongkong có chưng một cái ấm tương tự, do Hoàng Ngọc Lân nặn vào cuối thế kỷ 19 nhưng trông kém xa chiếc ấm của Cung Xuân Yixing Purple Clayware, The K.S.
- Lo Collection, Flagstaff House Museum of Tea Ware, hongkong 1994 trang 106 TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 22 Nam 31 .
- Lin Yutang, The Importance of Living, The John Day Company, 1937 (kể cả bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và bản chữ Hoa “Sinh Hoạt Đích Nghệ Thuật”) 7.
- Tài liệu trong Internet 31 Đài Loan có mua một số trà của Việt Nam nhưng không phải để chế biến trà ngon mà dùng vào việc sản xuất hàng thương mại như trà bao, trà hộp, bánh kẹo, nấu nướng… TRÀ TẦU VÀ ẤM NGHI HƯNG www.VietKiem.com Nguyễn Duy Chính 23 10.
- Minh Đại Đào Từ đại toàn, Nghệ Thuật gia xuất bản xã, Đài Bắc 1989 2.
- Thanh Đại Đào Từ đại toàn, Nghệ Thuật gia xuất bản xã, Đài Bắc 1989 3

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt