You are on page 1of 13

Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu

tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
là bất động sản
Án lệ số 26/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo
Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.
 
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa
kế tài sản và chia tài sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn
Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T,
bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng nguyên
đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C.
Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố
Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ
thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990.
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.
Từ khóa của án lệ:
“Chia di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời
điểm bắt đầu tính thời hiệu”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Tại đơn khởi kiện ngày 02-11-2010 và quá trình tố tụng, đại diện các
nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 trình bày: Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị
T sinh được 8 người con gồm các ông, bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1,
Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn
Văn S (chết năm 2008) có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn
Thùy L và Cấn Hoàng K.
Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L sinh
được 4 người con là các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Anh C và
Cấn Thị T2.
Sinh thời cụ K, cụ T tạo lập được 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3
gian, tọa lạc tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 đứng tên hộ cụ Cấn Văn
K. Sau khi cụ T chết, toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ K và cụ L quản lý.
Năm 2002 cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông Cấn Anh C quản
lý.
Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là
con cụ K với cụ T khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia
di sản thừa kế của cụ K theo quy định của pháp luật, trong đó bà N1, bà
N2, bà M1, bà T1, bà H, ông T, bà C và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) đề
nghị kỷ phần ông, bà được hưởng giao lại cho ông V làm nơi thờ cúng
cha mẹ, tổ tiên.
Bị đơn là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C trình bày:Về quan hệ
huyết thống và di sản thừa kế như nguyên đơn trình bày là đúng. Cụ L
thừa nhận trước khi kết hôn với nhau, cụ K đã có các tài sản là 3 gian
nhà cấp 4 lợp rạ và 3 gian bếp trên diện tích đất 612m2. Quá trình quản
lý, sử dụng, vợ chồng cụ có cải tạo và xây dựng lại một số công trình
phụ, tường bao như hiện nay. Năm 2002, Nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Thời điểm này hộ cụ K
có 06 người gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông C. Nay các
nguyên đơn khởi kiện, cụ L và ông C đề nghị giải quyết theo quy định
của pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Cấn Thị C, bà Cấn Thị T2, bà Cấn Thị M2, bà Nguyễn Thị M, bà Lê
Thị H thừa nhận quan hệ huyết thống như nguyên đơn, bị đơn khai và đề
nghị giải quyết theo pháp luật. Nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp
nhận, kỷ phần của bà Nguyễn Thị M, bà C giao lại cho ông V; kỷ phần
của bà M2 để lại cho ông C; bà T2 xin được nhận kỷ phần của mình.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012, Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà
Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị
M1:
Cụ thể: Xác nhận khối tài chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân gạch,
tường bao, lán lợp xi măng, nhà tắm, bình inox, tường bao trên diện tích
đất 612m3 tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội có trị giá
1.565.504.366 đồng trong đó phần tài sản của cụ K + cụ T có trị giá
1.536.331.972 đồng, phần tài sản của cụ K+ cụ L phát triển có trị giá
21.338.977 đồng, tài sản vợ chồng ông C, bà H phát triển có trị giá
7.833.417 đồng.
Cụ T chết năm 1972, chia tài sản chung của cụ T cho các con là ông V,
bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1, bà M1 và ông S mỗi người được
hưởng 96.020.748 đồng, ông S đã chết nên phần của ông S do vợ là bà
Nguyễn Thị M và 02 con là cháu L và cháu K hưởng.
Cụ K chết năm 2002 hàng thừa kế thứ nhất của cụ K là ông V, bà N2, bà
T, bà H, ông T, bà N1, bà M1 và ông S đã chết nên phần ông S do vợ
ông S là bà Nguyễn Thị M và hai con là cháu L và cháu K hưởng, cụ L,
ông C, bà C, bà M2, bà T2 mỗi người được hưởng 30.365.575 đồng.
Chấp nhận sự tự nguyện của bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà
M1 và bà Nguyễn Thị M vợ ông S cho ông V tài sản.
Chấp nhận sự tự nguyện của bà M2 cho ông C tài sản.
Chia hiện vật cụ thể:
Giao ông Cấn Xuân V sở hữu 03 gian nhà ngoài 31,4m2= 4.435.233
đồng, sân gạch = 1.456.475 đồng, tường bao xung quanh 27,63m2 =
810.488 đồng, tường bao nhà tắm hết giá trị sử dụng, tường gạch
242.804 đồng, tường hoa trước nhà thờ hết giá trị sử dụng, giếng khoan
hết giá trị sử dụng, nhà cấp 4 (nhà thờ) và hiên trước nhà = 5.678.736
đồng, bếp = 3.696.503 đồng, nhà tắm 4.114.332 đồng; bình nước inox x
2m3 = 2.000.000 đồng, 02 bể nước hết giá trị sử dụng, mái tôn lợp trên
sân gạch = 1.719.085 đồng, nhà chăn nuôi hết giá trị sử dụng, cổng hết
giá trị sử dụng, cây cối: 01 cây na, 01 cây xoài, 01 cây bưởi = 470.000
đồng gắn với quyền sử dụng 367,1m2 đất = 917.750.000 đồng. Tổng
cộng = 942.656.000 đồng, phần tài sản được hưởng 1.041.456.159
đồng, ông V còn được nhận tiền tài sản chênh lệch ở cụ L là 99.032.460
đồng. Phần tài sản ông V được hưởng 1.041.456.000đ (có sơ đồ kèm
theo).
Giao cụ Nguyễn Thị L, vợ chồng ông Cấn Anh C, bà Cấn Thị
M2,          bà Cấn Thị T2 sở hữu 01 gian buồng 13.3m2 = 1.896.739
đồng, tường bao = 1.934.843 đồng, tường gạch = 666.841 đồng, sân
gạch = 400.000 đồng, lán lợp xi măng =1.462.287 đồng, cây cối =
4.470.000 đồng gắn liền với việc sử dụng 244,9m2 đất = 612.250.000
đồng, tổng trị giá = 623.080.710 đồng, phần tài sản được hưởng
524.048.198 đồng. Cụ L và ông C phải thanh toán cho bà T2
30,365.575 đồng và phải thanh toán chênh lệch tài sản cho ông V là
99.032.503 đồng, cụ L phải tự mở cửa nhà và tự mở lối đi trên đất của
mình.
Vì kèo gian buồng giữa ông V và mẹ con cụ L là vì kèo chung, ai dỡ nhà
trước phải để lại cho phía bên kia.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về phần án phí.
Ngày 13-8-2012, cụ L và ông C kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013, Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
Chấp nhận kháng cáo của các bị đơn, sửa bản án sơ thẩm,
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Cấn Xuân V, bà Cấn
Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2,
bà Cấn Thị M1.
Cụ thể: Xác nhận khối tài sản chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân
gạch, tường bao, lán lợp xi măng, nhà tắm, bình inox, tường bao trên
diện tích đất 612m2 tại thôn T, xã P, huyện Th, Hà Nội có trị giá
1.565.504.366 đồng, trong đó phần tài sản của cụ K cụ T có trị giá
1.536.331.972 đồng, phần tài sản của cụ K và cụ L phát triển có trị giá
21.338.977 đồng, tài sản của vợ chồng ông C, bà H phát triển có trị giá
7.833.417 đồng.
Cụ T chết năm 1972, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết. Có
đồng thừa kế không thống nhất xác định di sản của cụ T để lại là tài sản
chung chưa chia, nên không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về
việc chia di sản của cụ T để lại như chia tài sản chung cho 8 người con
của cụ T. Do đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nên những
người đồng thừa kế đang quản lý di sản là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn
Anh C được tiếp tục quản lý sử dụng và sở hữu.
Cụ K chết năm 2002, hàng thừa kế thứ nhất của cụ K có 13 người gồm:
cụ L, ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1, bà M1, ông S đã chết
nên phần ông S do vợ ông S là bà Nguyễn Thị M và hai con là cháu L,
cháu K hưởng, ông C, bà C, bà M2 mỗi người được hưởng một phần
bằng nhau quy thành tiền là 30.365.575 đồng.
Chấp nhận sự tự nguyện của bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà
M1 và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) cho ông V tài sản.
Chấp nhận sự tự nguyện của bà M2 cho ông C tài sản.
Chia hiện vật cụ thể:
Giao cho ông Cấn Xuân V phần diện tích đất có nhà thờ được chia bởi
một đường thẳng cắt ngang thửa đất, trùng với mép ngoài đầu hồi nhà
chính (có sơ đồ kèm theo). Phần diện tích ông V được chia (bên có nhà
thờ) có tổng diện tích là 218,2m2 (trong đó 100m2 đất ở và 118,2m2  đất
vườn, có thời hạn sử dụng 50 năm), thành tiền là 545.500.000 đồng và
các tài sản trên đất gồm: nhà thờ và diện tích hiên trước nhà thờ trị giá
là: 5.300.888 đồng + 377.848 đồng = 5.678.736 đồng; bếp trị giá là:
3.696.503 đồng; nhà tắm trị giá là 4.114.332 đồng; téc Inox dung tích
2m3 trị giá là 2.000.000 đồng; 02 bể nước hết giá trị sử dụng. Tổng
cộng trị giá tài sản trên đất là 15.489.571 đồng. Tổng cộng trị giá phần
tài sản trên đất và đất ông V được chia là: 560.989.571 đồng.
Ông Cấn Xuân V không phải thanh toán phần tài sản chênh lệch trị giá
287.699.396 đồng cho cụ L và ông C.
Giao toàn bộ diện tích 393,8m2 đất (trong đó 200m2 đất ở có thời hạn
sử dụng lâu dài và 193,8m2 đất vườn, có thời hạn sử dụng 50 năm), và
toàn bộ tài sản trên đất còn lại cho cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C
sở hữu và sử dụng. Cụ L và ông C có trách nhiệm thanh toán cho bà
Cấn Thị T2 trị giá phần thừa kế được hưởng là 30.365.575 đồng. Cụ
Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C phải tự mở lối đi mới ra ngõ chung của
xóm.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về phần án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 05-4-2014, bà Cấn Thị N2 đại diện các
nguyên đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án
dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-
PT ngày 17-6-2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà
Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám
đốc thẩm huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án
dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 08 người con gồm các ông bà:
Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị
N2, Cấn Thị M1, Cấn Văn S (chết năm 2008, ông S có vợ là bà Nguyễn
Thị M và hai con là Cấn Thùy L, Cấn Hoàng K).
[2] Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp,
nhà tắm và các công trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số
120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm
1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L và có 04
người con gồm các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn
Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài
sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các đồng nguyên đơn
là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T
và chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật. Như
vậy, hàng thừa kế thứ nhất của cụ T có 09 người gồm 08 người con và
chồng là cụ K. Năm 2002, cụ K chết, phần di sản của cụ K được hưởng
từ di sản của cụ T được chuyển tiếp cho cụ L và các con chung của cụ K
và cụ L được hưởng.
[3] Tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11-2010) cụ K
và ông Cấn Văn S đã chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng
thừa kế chuyển tiếp đối với di sản mà cụ K, ông S được hưởng. Tòa án
cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện (tháng 11-
2010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T, nhưng Tòa án cấp sơ
thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên
chia cho 08 người con của cụ T là không đúng theo quy định tại điểm a
tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-
2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C
(con cụ K) không thừa nhận tài sản đang tranh chấp là di sản của cụ T
chưa chia.
[4] Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ
T đã hết và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia
tài sản chung đối với phần di sản của cụ T là đúng (theo hướng dẫn tại
điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao),
nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản
lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng và
sở hữu là không đúng.
[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người
thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời
điểm mở thừa kế.
[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm
2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự
này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật
này.
[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành,
Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác
định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990
và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện
chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của
pháp luật.
[8] Mặt khác, nguyện vọng của các nguyên đơn thể hiện tại biên bản lấy
lời khai ngày 22-12-2010 của bà Cấn Thị N2 (BL63), bà Cấn Thị N1
(BL69), bà Cấn Thị T1 (BL75), bà Cấn Thị H (BL78), bà Cấn Thị M1
(BL61) yêu cầu Tòa án chia di sản của bố mẹ để lại theo quy định của
pháp luật, bản thân các bà là con gái đã đi lấy chồng, nên phần di sản các
bà được chia, các bà giao lại cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ
tiên; ông Cấn Xuân T thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 22-10-2010
(BL73) đề nghị Tòa án chia di sản của cha mẹ theo quy định của pháp
luật để anh em ông làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên; bà Nguyễn Thị M
(BL65) yêu cầu phần di sản chồng bà được chia, mẹ con bà xin giao lại
cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, quá trình giải
quyết, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại tuyên công nhận sự tự nguyện
của các nguyên đơn cho ông V tài sản là không đúng ý chí của các
đương sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận Kháng nghị số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số
106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao tại Hà Nội.
Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án
dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản
chung giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị
T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1 với
bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C và những người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan (07 người).
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ
thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người
thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời
điểm mở thừa kế.
[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm
2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự
này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật
này.  
[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành,
Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác
định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990
và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện
chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của
-pháp luật.”

TÓM TẮT ÁN LỆ

T chết 1972 cụ T chết


1972 đã hết
K chết 2002 thời hiệu
chết 0 để lại Dc chia DS
cụ K x cụ T
612m2

V N1 N2 M1 T1 H T SxM
L+K
K chết, L và C
trai quản lý ts
K x L ( vợ 2)
lấy năm 1973

C gái M2 C trai T2

TOÀ ÁN:
-ST: hết thời hiệu => ts chung của đồng thừa kế
-PT: hết thời hiệu => thuộc về những người quản lý
-GĐT: còn thời hiệu: khoản 4 Đ36 PL 1990 và BLDS 2015
- cụ T chết 1972→ hết thời hiệu chia di sản
- Toà án áp dụng thời hiệu chia thừa kế chết là 30 năm đối với BĐS tại
BLDS 2015 và Pháp lệnh thừa kế 1990→ chia thừa kế cho các hàng
thừa kế
BÌNH LUẬN ÁN LỆ - THẦY ĐẠI
- Án lệ đã giải quyết được 2 vấn đề rất quan trọng liên quan đến thời
hiệu chia di sản. vấn đề áp dụng thời hiệu mơi là 30 năm cho
những thừa kế được mở trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực
( BLDS 2010 theo hướng thời hiệu chia di sản là 10 năm đối với
ĐS và BĐS) và áp dụng Pháp lệnh Thừa kế 1990
- Các tranh chấp hiện nay chủ yếu là các tranh chấp trước BLDS
2015 có hiệu lực tức ngày 1/1/2017→ đặt ra vấn đề các tranh chấp
xảy ra trước 1/1/2017 có áp dụng thời hiệu 30 năm theo BLDS
2015 không? Theo Đ688- điều khoản chuyển tiếp trong đó có nội
dung “ thời hiệu được áp dụng theo BL này”→ được áp dụng cho
thừa kế trước 1/1/2017
- Thời hiệu chia di sản được xác định theo quy định của Bl 2015, với
nội dung vừa nêu, Án lệ đã mở rộng phạm vi áp dụng mới về thời
hiệu chia Ds, không chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự mà còn áp
dụng cho cả thừa kế
Hợp lý vì:
- Việc áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật có tiền lệ
- Theo tinh thần của BLDS 2015, tạo điều kiện cho người dân tiếp
cận công lý bằng cách kéo dài thời hiệu, được yêu cầu toà án giải
quyết các tranh chấp về thừa kế nhiều hơn
- nếu không áp dụng BL 2015 với thời hiệu 30 năm cho những thừa
kế trước đây sẽ dấn đến nhiều vụ việc không được giải quyết,
không được Toà án giải quyết thì tranh chấp vẫn tồn tại, các bên sẽ
tự giải quyết bằng con đường bạo lực sẽ không tốt cho xã hội
- Án lệ 26 đề cập cho chúng ta cơ hội nhận biết về thời điểm bắt đầu
thời hiệu của BLDS 2015→ thời điểm cá nhận chết. Trong vụ án
này thì người để lại tài sản đã chết hơn 40 năm do đó nếu áp dụng
thời hiệu 30 năm bắt đầu khi người để lại di sản chết cũng đã hết
thời hiệu→ theo đó Toà án cũng không thể giải quyết. Tuy nhiên
Pháp lệnh về Thừa kế: tính từ ngày công bố pháp lệnh – 10/9/1990.
Việc áp dụng BLDS 2015 và pháp lệnh thừa kế sẽ dẫn tới hệ quả
thời hiệu 30 năm vẫn còn
- Đáng lẽ ra chia di sản không nên có thời hiệu nhưng pháp luật vẫn
duy trì thời hiệu, AL26 đã kéo dài thời hiệu
- Hoàn cảnh áp dụng tương tự: AL có 1 số điểm có thể vận dụng
tương tự; AL đươc hình thành từ thừa kế theo PL→ hoàn cảnh
tương tự: có áp dụng thời hiệu 30 năm đối với thừa kế theo di chúc
hay không→không cần đến án lệ 26 vì điều khoản chuyển tiếp đã
khẳng định các quy định về thời hiệu ở BLDS 2015 áp dụng tức thì
và quy định này điều chỉnh giao dịch dân sự trong khi đó di chúc
là 1 gdds. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu thời hiệu thì quy định
chuyển tiếp chưa đề cập đến, cho nên trong trường hợp này chúng
ta có thể khai thác tương tự thời điểm bắt đầu là không phải thời
điểm khi cá nhân chết mà khi công bố pháp lệnh
- Trong vụ việc này cá nhân chết trước khi công bố Pháp lệnh thừa
kế, tuy nhiên trong hiện nay có các vụ việc xảy ra yêu cầu TA giải
quyết cá nhân chết sau khi công bố Pháp lệnh, trong TH này thì
vấn đề áp dụng thời hiệu 30 năm được áp dụng còn việc áp dụng
tính thời hiệu 30 năm khi công bố pháp lệnh thừa kế thì không
được áp dụng vì cá nhân đó chết sau khi công bố pháp lệnh
- Thủ tục tố tụng, trong vụ án này xử lý sơ thẩm lần 1, phúc thẩm
lần 1 và như vậy AL đã định hướng cho TA sơ thẩm lần 2 và có
thể là phúc thẩm lần 2. Và câu hỏi đặt ra nếu một vụ án trước đây
chưa được đưa ra toà và nay mới đưa ra toà tức là yêu cầu lần 1→
vẫn áp dụng tương tự
- sự bỏ ngỏ:
- chỉ bàn về thời hiệu 30 năm nhưng AL chưa bàn về hệ quả khi thời
hiệu 30 đã hết
- thời hiệu là 1 khoảng thời gian, sẽ có khoảng thời gian không tính
vào thời hiệu thì liên quan đến thừa kế chug ta có 2 NQ về nhà ở
chứa yếu tố nước ngoài và không chứa yếu tố nước ngoài và 2 NQ
này cho phép không tính 1 khoảng thời gian vào thời hiệu và tuy
theo loại quan hệ việc không tính này có thể đến 10 năm và như
vậy nó tác động rất lớn về việc tính thời hiệu trong tương lai, vậy
quy định này có kết hợp vơí 25 không, có áp dụng thời hiệu mới
hay không thì hiện nay AL vẫn còn bỏ ngỏ

You might also like