« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:.
- “Có phù phiếm không, khi ta nuôi khát vọng trở thành người nổi tiếng?”.
- “Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.”.
- Yêu cầu kĩ năng.
- Có kĩ năng phát hiện và phân tích những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong một đoạn trích văn xuôi..
- Yêu cầu kiến thức.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:.
- Xác định các biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng để phân tích hiệu quả thẩm mĩ trong đoạn văn..
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các ý cơ bản nêu trên, diễn đạt giàu cảm xúc, trôi chảy, không mắc lỗi..
- Điểm 3: Đáp ứng 2/3 số ý, diễn đạt lưu loát, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả..
- Điểm 2: Đáp ứng 1/2 số ý, diễn đạt thiếu chất văn, ít cảm xúc, mắc lỗi diễn đạt, chính tả..
- Điểm 1: Phân tích được một ý, diễn đạt mắc nhiều lỗi..
- Yêu cầu về kĩ năng:.
- Lời văn trong sáng, diễn đạt rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp..
- Yêu cầu về kiến thức:.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:.
- Nổi tiếng: được rất nhiều người biết đến..
- Nội dung ý kiến: câu nói thể hiện sự băn khoăn trước khát vọng nổi tiếng của con người, từ đó khuyên con người phải cân nhắc kĩ khi theo đuổi khát vọng trở thành người nổi tiếng..
- Khát vọng trở thành người nổi tiếng là một nhu cầu chính đáng.
- Ước mơ, khát vọng là động lực, sức mạnh để con người vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao, mang lại niềm tự hào cho bản thân, gia đình, quê hương đất nước.
- Khát vọng được nổi tiếng là một khát vọng lớn lao.
- Sống không có khát vọng, con người sẽ thiếu ý chí vươn lên, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cá nhân..
- Khát vọng nổi tiếng dù chưa đạt cũng không hoàn toàn viển vông, phù phiếm..
- Trong chừng mực nhất định, khát vọng nổi tiếng có tác động tích cực đối với con người: động lực thúc đẩy sự sáng tạo, giúp con người khám phá những giá trị tiềm ẩn của bản thân và thế giới, giúp con người biến điều không thể thành có thể..
- Khát vọng nổi tiếng trở nên phù phiếm khi:.
- Khát vọng quá xa vời với năng lực bản thân, làm con người tự huyễn hoặc, ảo tưởng mình, mất phương hướng trong cuộc sống.
- Cần phải cân bằng trong cách sống: biết hướng tới những điều lớn lao để ước mơ, khát vọng song cần phải biết nỗ lực hành động biến ước mơ thành hiện thực, trân trọng những gì nhỏ bé nhưng ý nghĩa của cuộc đời.
- Chỉ khi biết cân bằng trong cách sống, con người mới sống hạnh phúc, có nghĩa, có ích..
- Phê phán những hiện tượng cố tình gây sự chú ý bằng những hành vi phản cảm, tự đánh bóng… để nổi tiếng..
- Cần nhận thức sâu sắc về sự nổi tiếng.
- Sự nổi tiếng phải được xây dựng trên cơ sở tài năng, nhân cách, sự cống hiến cho cộng đồng..
- Mỗi luận điểm cần huy động dẫn chứng thực tế từ trong cuộc sống và trong văn học để minh họa..
- Điểm 3-4: Hiểu đề, đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả..
- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt..
- Khuyến khích bài viết sáng tạo trong suy nghĩ, trong bố cục, diễn đạt giàu chất văn..
- Yêu cầu về kĩ năng.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng lí luận văn học, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh….
- Yêu cầu về kiến thức.
- Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả trước hiện thực..
- Một tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải đời sống một cách lạnh lùng, dửng dưng, khách quan, lí trí mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt, thể hiện những tình cảm sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết..
- trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm văn học.
- “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan.
- hệ thống thi ảnh mới mẻ, thanh tân quyến rũ, câu thơ linh hoạt, thủ pháp trùng điệp, lối vắt câu dùng từ đặc biệt, quan niệm thẩm mĩ (coi con người là chuẩn mực cái Đẹp…),….
- Sự đồng cảm, nỗi xót thương trước bi kịch bị tha hóa, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người cố nông, lên án tầng lớp cường hào địa chủ, cất tiếng kêu cứu cho số phận con người, cho khát vọng lương thiện của con người..
- Sức sống của tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải hiện thực cuộc sống, con người mà còn truyền tải những rung động mãnh liệt, những khát khao, trở trăn đau đáu của người nghệ sĩ theo một khuynh hướng tư tưởng, tình cảm nhất định, tác động đến tư tưởng, tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ của người đọc.
- Thiên chức, vai trò của người nghệ sĩ trong việc phản ánh hiện thực đời sống, nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại, phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời” (Nam Cao), khơi dậy những tình cảm nhân văn, giúp con người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, hướng đến Chân- Thiện – Mỹ..
- Khi tiếp cận tác phẩm tác phẩm văn học, người đọc cần ý thức khám phá cái hay, cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tình cảm, tư tưởng sâu sắc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng sáng tạo cùng tác giả để thực hiện thiên chức của nhà văn, hoàn thiện các chức năng của văn học..
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, chính xác, có sức thuyết phục, có thể mắc một vài sai.
- Điểm 7-8: Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, lập luận tương đối chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, chính xác.
- Điểm 3-4: Chưa thật hiểu yêu cầu của đề, nội dung sơ sài..
- Điểm 1-2: Hiểu sai đề, diễn đạt yếu..
- Giám khảo nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh.
- Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm, chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài, khả năng diễn đạt của học sinh.