You are on page 1of 13

Tìm hiểu về Nghề Quan hệ công chúng

Career in Public relations

Biên soạn bởi Ngô T Xuân Bình

Khái niệm PR
PR- quan hệ công chúng được hiểu là hoạt động tạo lập và duy trì mối quan
hệ hiệu quả giữa tổ chức với công chúng của nó. Những người hoạt động
trong lĩnh vực PR có thể làm việc tại các tổ chức cung cấp hoạt động truyền
thông chuyên nghiệp hay cũng có thể là những nhà tư vấn độc lập cũng có
khi là nhân viên thuộc bộ phận truyền thông trong một tổ chức hoạt động vì
lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, trong các cơ quan chức năng của nhà nước…..
Chức danh của những người công tác trong lĩnh vực này có thể thấy rất đa
dạng như nhân viên quan hệ báo chí, nhân viên phụ trách truyền thông,
chuyên gia xử lý khủng hoảng,nhà tư vấn PR và gây quỹ, nhân viên quan hệ
cộng đồng……
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa đầy đủ và chính xác về hoạt động PR, sau đây là
một số trích dẫn định nghĩa PR từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau:
- Học viện quan hệ công chúng Anh QUốc (IPR-UK) : PR là những nỗ lực
được hoạch định và thực hiện bền bỉ nhằm mục tiêu hình thành và duy trì
mối quan hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau giữa một tổ chức và công
chúng của nó
- Học giả Frans Jeffkins: PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên
kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công
chúng của nó, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu
biết lẫn nhau.
- Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới (The world book encyclopedia): PR là
hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp và hiểu biết lẫn
nhau giữa một tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm công chúng
Từ các định nghĩa về PR nói trên chúng ta có thể nhình thấy một điễm chung
nổi bật là hoạt động PR không thể thiếu sự hoạch định chuẩn bị cẩn thận.
Hơn thế nữa, PR còn là một quá trình truyền thông có chủ định, được thiết
kế chi tiết và cần phải thực hiện liên tục để duy trì ra các mối quan hệ tích
cực giữa những tổ chức và các đối tượng công chúng.
Những nhóm đối tượng công chúng của một tổ chức rất phong phú bao gồm
từ giới báo chí, nhân viên, nhà đầu tư, các nhóm hoạt động xã hội vì môi
trường hay nhân quyền, cho đến các cơ quan chức năng, đối tác nhà cung
cấp, hệ thống phân phối và khách hàng trực tiếp của tổ chức. Mỗi nhóm
công chúng đều có những mối quan tâm riêng cũng như tìm kiếm những lợi
ích khác nhau từ hoạt động của một tổ chức, chính vì vậy một trong những
chức năng của hoạt động PR là giúp cho tổ chức đó nhận diện và đáp ứng
đúng nhu cầu mong muốn của từng nhóm công chúng nhằm mục đích cuối
cùng là tìm kiếm sự am hiểu và mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và các
đối tượng công chúng đó. Một ý trong tuyên bố của Hiệp hội quan hệ công
chúng Hoa Kỳ (PRSA) đã một lần nữa khẳng định phạm vi của hoạt động
PR : PR giúp cho xã hội đa dạng và phức tạp của chúng ta có những quyết
định và vận hành hiệu quả thông qua sự hiểu biết lẫn nhau giữa các định chế,
tổ chức và các nhóm công chúng, PR đóng vai trò làm hài hoà đồng bộ các
chính sách công và tư trong xã hội.
Nghề nghiệp PR
Về mặt ngôn từ, quan hệ công chúng là một khái niệm rất tổng quát chỉ ra
mối quan hệ rất rộng giữa một chủ thể nào đó với đám đông công chúng,
nên chúng ta cũng đừng quá ngạc nhiên khi có nhiều tên gọi khác nhau về

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 2 of 13


công việc này, bộ phận truyền thông báo chí hay giao tế cộng cộng là một
vài tên gọi hay gặp trong các công ty hay tập đoàn kinh tế, chuyên viên quan
hệ cộng đồng hay tuỳ viên báo chí lại thường thấy trong các cơ quan chính
phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Một số tổ chức đưa chức năng quan hệ
công chúng vào trong phòng tiếp thị nên cũng có lúc là nhân viên truyền
thông tiếp thị , nhân viên quan hệ nhà đầu tư , nhân viên quan hệ báo chí…
Tên gọi các chức danh trong hoạt động quan hệ công chúng nhiều như vậy
cũng cho thấy tính phức tạp trong việc phân loại chức năng thật sự của hoạt
động này và mức độ ưu tiên trong phân bổ nguồn lực cho hoạt động quan hệ
công chúng ở các tổ chức khác nhau.
Cũng có rất nhiều quan điểm nhầm lẫn giữa hoạt động truyền thông quảng
cáo và hoạt động quan hệ công chúng. Cả hai khái niệm này đều giống nhau
ở chỗ tổ chức gửi đi các thông điệp có chủ đích đến các nhóm khán thính giả
mục tiêu nhất định thông qua các kênh truyền thông, nhưng khác nhau ở
mục tiêu truyền thông, đối tượng khán thính giả cũng như cách thức sử dụng
chi phí cho từng hoạt động cụ thể. Các thông điệp quảng cáo thường được
kiểm soát chặt chẽ từ khâu sáng tạo ý tưởng, tổ chức sản xuất, chọn phương
tiện truyền thông và thời điểm gửi thông điệp đến khán thính giả chủ yếu là
khách hàng mua tiềm năng . Thông điệp quan hệ công chúng thường khó
kiểm soát hơn về thời gian hay tần suất xuất hiện hoặc có tính chất tin tức
hơn là tính chất thương mại, vì vậy thông điệp PR thường tạo ra mức độ
tương tác với nhiều nhóm khán thính giả rộng hơn và có mức độ tin cậy cao
hơn thông điệp quảng cáo.
Một nhầm lẫn khác cũng thường xảy ra giữa khái niệm quan hệ công chúng
và báo chí. Giới báo chí là các tổ chức độc lập có chức năng tổ chức sản xuất
và phân phối tin tức cho công chúng nói chung về mọi/ một số vấn đề mà xã
hội quan tâm, báo chí không đại điện cho bất cứ tổ chức nào khác khi đưa tin

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 3 of 13


tức khách quan lên các phương tiện truyền thông đại chúng dưới nhiều hình
thức như báo in, tạp chí, báo trực tuyến, kênh truyền hình, đài phát thanh,
internet …… Tuy nhiên những người làm việc trong lĩnh vực quan hệ công
chúng luôn đại diện một tổ chức nào đó để gửi thông điệp đến công chúng
của tổ chức đó, vì thế cách thức đưa tin tức dữ liệu cũng như cách kể các câu
chuyện luôn có chủ đích và thường ít tính khách quan hơn báo chí.
Các chương trình đào tạo PR chính qui tại các học viện, đại học uy tín trên
thế giới trang bị cho sinh viên chuyên ngành quan hệ công chúng các kỹ
năng đa dạng, thái độ và cách hành xử chuyên nghiệp của người trong nghề.
Một số kỹ năng cơ bản của sinh viên chuyên ngành PR cần có như sau:
- Hoạch định: phân tích môi trường truyền thông, nhận diện vấn đề và
cơ hội trong kế hoạch quan hệ công chúng, xác định các nhóm công
chúng mục tiêu, thiết lập mục tiêu truyền thông , lập kế họạch ngắn
hạn hay chiến lược PR dài hạn cho tổ chức. Kỹ năng nghiên cứu bao
gồm thu thập dữ liệu , phân tích và tổng hợp thông tin cũng rất cần
thiết trong công việc hoạch định.
- Thiết lập mối quan hệ: nhân viên PR cần có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ
năng phát triển và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan bên
ngoài tổ chức ( báo chí, các cơ quan chức năng của nhà nước, thủ
lĩnh ý kiến cộng đồng, các đối tác sản xuất ấn phẩm/sản phẩm
truyền thông, các nhóm hoạt động xã hội, hệ thống đối tác phân
phối, nhà cung cấp….) để tìm kiếm thông tin phục vụ cho công
việc, Ngoài ra cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
nội bộ của tổ chức, các phòng ban chức năng để cập nhật tình hình
bên trong kịp thời.
- Viết và biên tập: bản chất của quan hệ công chúng là phải tương tác
với nhiều nhóm công chúng mục tiêu, viết là một kỹ năng quan

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 4 of 13


trọng để truyền tải thông điệp cho công chúng thông qua các báo cáo
thường niện của tổ chức, thông cáo báo chí trong những sự kiện đặc
biệt, bài phát biểu của lãnh đạo, tập thông tin sản phẩm dành cho
khách hàng , lời bình phim giới thiệu, lời quảng cáo, các bài báo tin
tức, ấn phẩm thương mại, bản tin nội bộ……. Phong cách viết rõ
ràng, xúc tích, mạch lạc là một yêu cầu bắt buộc của người làm nghề
PR.
- Thông tin: đây là kỹ năng chia sẻ thông tin với báo chí nói riêng và
giới truyền thông nói chung. Hơn nữa người giỏi nghề cần am hiểu
sở thích, quan điểm của từng phương tiện truyền thông cũng như
khẩu vị tin tức của từng vị tổng biên tập để có thể kết hợp hài hoà
giữ thông điệp PR chủ quan của tổ chức mình với văn phong khách
quan của từng tờ báo hay phương tiện truyền thông một cách khéo
léo.
- Sản xuất sản phẩm truyền thông: thiết kế đồ hoạ, chụp ảnh, kỹ thuật
in ấn, sản xuất phim hay các sản phẩm truyền thông đa phương tiện
là những kỹ năng mà nhân viên PR cần trang bị để phối hợp tốt với
các êkip chuyên môn .
- Tổ chức sự kiện: tổ chức họp báo, các sự kiện trình diễn hay tung
sản phẩm mới, hội chợ thương mại, các buổi lễ kỷ niệm quan trọng
của tổ chức, tour du lịch xây dựng đội nhóm …Những nhân viên
PR chuyên nghiệp cần trang bị kỹ năng lập kế hoạch tỗ chức các sự
kiện một cách chi tiết, phối hợp nhịp nhàng với các đối tác cung cấp
dịch vụ bên ngoài hay các bộ phận chức năng bên trong nội bộ,
chuẩn bị chu đáo các ấn phẩm như giấy mời, tập thông tin, báo cáo
hay các thông cáo báo chí cho sự kiện..

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 5 of 13


- Nói/ phát biểu trước công chúng: trong các tình huống giao tiếp trực
tiếp trước đám đông như trong buổi họp báo, hội nghị khách hàng,
họp nội bộ đòi hỏi những người làm PR phải có khả năng phát biểu
trước đám đông cũng như chuẩn bị bài phát biểu cho các lãnh đạo
cấp trên.
RembrandtAdvantage , một tổ chức chuyên về dịch vụ tư vấn nhân sự
cao cấp, đã từng công bố trong một nghiên cứu của mình về ba đặc điểm
chung của nhân viên hoạt động trong lĩnh vực PR từ cấp trung cho đến
cấp cao tại các công ty PR là: khẩn trương, khả năng phân tích vấn đề
sâu sắc và tính linh hoạt thích ứng cao. Trong một ấn phẩm số công bố
trên trang web của Hiệp hội các công ty PR ( Council of PR Firms), đã
đề xuất 3 đặc điểm nói trên trong các bài test về khả năng đánh giá một
nhân viên có thể thăng tiến thành chuyên gia cấp cao trong nghề PR.

Chức năng quản trị và lãnh đạo trong hoạt động PR


Quan điểm truyền thống vẫn nghiêng về phía những người thực hành PR là
những người quản trị hoạt động truyền thông hơn là những nhà lãnh đạo có
tầm nhìn. Lãnh đạo của một tổ chức được xem là những cá nhân có trách
nhiệm xây dựng và duy trì danh tiếng dài hạn của tổ chức đó, họ phải hết sức
nỗ lực để tổ chức thực thi được sứ mệnh và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Chính họ là những người ở cấp cao nhất phải đạt được sự dung hoà và ủng
hộ từ các nhóm lợi ích khác nhau của tổ chức đó. Chức năng này rõ ràng là
một chức năng quan trọng của hoạt động quan hệ công chúng mà chúng ta
đã làm rõ ngay từ phần đầu tiên của bài viết này. Giới học giả nghiên cứu
trong lĩnh vực kinh doanh thường phân biệt giữa chức năng quản trị và chức
năng lãnh đạo trong một tổ chức như sau: nhà lãnh đạo là những người biết
lựa chọn và thực hiện những điều đúng đắn trong khi nhà quản trị lại tập

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 6 of 13


trung vào các cách thức đúng đắn để làm việc. Phần dưới đây sẽ làm rõ tại
sao hoạt động PR trong một tổ chức lại bao gồm cả hai chức năng lãnh đạo
và quản trị
Nhân viên và đặc biệt là những nhà quản trị PR luôn phải đóng vai là người
tiên phong trong việc xác định và thúc đẩy các kiểu hành vi có trách nhiệm
xã hội trong tổ chức ( hoặc khách hàng) mà họ phục vụ. Trách nhiệm của
nhà lãnh đạo PR vừa là giữ cho tổ chức hoạt động đạt mục tiêu lợi nhuận
đồng thời phải luôn đặt mối quan tâm của cộng đồng lên trên vì mục tiêu
phát triển bền vững. Những vụ đổ vỡ đình đám về sự cố xào nấu sổ sách kế
toán ở tập đoàn năng lượng Enron hay các vụ đình công phản đối của nhân
viên AIG về mức lương thưởng quá bất công giữa giới lãnh đạo và người lao
động ở đó đã cho thấy đòi hỏi rất khắt khe của xã hội về tính trung thực và
tính đạo đức trong thực hành kinh doanh tại các tập đoàn, công ty hay các tổ
chức lớn. Các hoạt động PR trong một tổ chức có thể làm tốt công việc xây
dựng hình ảnh tổ chức có trách nhiệm xã hội và thuyết phục sự tin tưởng
ủng hộ của cộng đồng công chúng bên ngoài đối với tổ chức, giảm bớt thù
địch cũng như sự tấn công bất lợi từ các nhà hoạt động hay đối thủ cạnh
tranh . Về phía đối nội, PR cũng là một công cụ giúp ngăn chặn sự gia tăng
các cuộc biểu tình, đình công phản đối của người lao động.
Ngoài ra hoạt động quan hệ công chúng PR cũng tham gia rất chặt chẽ vào
quá trình ra quyết định của một tổ chức. PR là một cầu nối trong mối quan
hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng của nó, những nhà thực hành PR
luôn tiếp cận và thu thập được nhiều nguồn thông tin từ công chúng bên
ngoài, vì thế họ là những nhân tố quan trọng có thể chỉ ra các vấn đề khó
khăn, đề xuất các giải pháp hay các hướng thay đổi cần thiết cho hoạt động
quản trị của tổ chức.

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 7 of 13


Ở chức năng lãnh đạo, những người thực hành PR cần có các bước đi trước
dài hơi trong hoạch định chiến lược truyền thông của tổ chức trong trung và
dài hạn như xác định thông điệp truyền thông để làm rõ tầm nhìn và sứ mệnh
của tổ chức, phát triển các chiến dịch truyền thông marketing thích hợp
trong từng giai đoạn, đề xuất và phát triển các chiến lược nội dung phù hợp
với từng nhóm công chúng có liên quan (stakeholders) trên từng loại phương
tiện truyền thông thích hợp…… Ở vai trò của nhà quản trị, những người
thực hành PR có trách nhiệm thiết kế tổ chức, thực thi và giám sát các chiến
dịch truyền thông cụ thể đạt hiệu quả truyền thông cao nhất với chi phí phân
bổ nguồn lực thích hợp nhất.
Đa số những nhà nghiên cứu và hoạt động PR đều đồng tình rằng một người
thực hành hoạt động PR là người phải có tầm nhìn xa, phải có khả năng suy
nghĩ và lập kế hoạch chiến lược để giúp tổ chức xây dựng mối quan hệ
thuận lợi với công chúng, nghiên cứu và đánh giá dư luận, đề xuất các giải
pháp thay đổi để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Bức tranh thực trạng ngành PR Việt Nam


Một nghiên cứu được công bố gần đây ( 7/2015) của tác giả Lê Trần Bảo
Phương về thực trạng ngành PR tại Việt Nam và sự cần thiết phải có một
Hiệp Hội PR Việt là một trong những nghiên cứu hiếm hoi về lĩnh vực này ở
nước ta.

Kết quả nghiên cứu đã cố gắng phác họa hình ảnh mới nhất của ngành PR
tại Việt Nam, và giúp trả lời đâu là những thách thức mà những người làm
nghề PR tại Việt Nam đang phải đối mặt, liệu họ cần một Hiệp hội PR để
hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp hay không; và Hiệp hội PR có thể đóng góp
được gì cho họ, cho ngành PR và cho môi trường kinh doanh tại Việt
Nam.

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 8 of 13


Đối với người làm PR –in-house:

Kết quả nghiên cứu của Lê Trần Bảo Phương cho thấy, trong nội tại bản
thân nhũng người làm PR in-house đang phải đối mặt với 8 thách thức
trong công việc mà, đó là: “Thiếu mối quan hệ (báo chí, nhà cung cấp,
chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng)”, “Thiếu kinh nghiệm thực tiễn”,
“Thiếu kĩ năng chuyên môn (viết, lập kế hoạch, xử lý khủng hoảng, thiết
lập mối quan hệ...)”, “Thiếu kiến thứ chuyên môn”, “Thiếu kiến thức về sản
phẩm/ngành hàng/lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp”, “Thiếu tài liệu
nghiên cứu”, “Hạn chế ngoại ngữ”, “Hạn chế về thông tin tuyển dụng”

Để tự giải quyết những thách thức trên, Người làm PR in-house chọn ra 05
giải pháp như: “Nhờ người quen, đồng nghiệp giới thiệu mối quan hệ cần
xây dựng”, “Tham gia các hoạt động networking, hội thảo”, “Tìm kiếm
sách báo, tài liệu trong nước, nước ngoài”, “Tham gia các khóa đào tạo
có liên quan”, “Tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại các công ty giới thiệu
việc làm, internet”.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đến từ môi trường làm việc, có 04
thách thức trong công việc mà người làm PR in-house đang khá đau đầu.
Đó là “Công ty có ngân sách PR eo hẹp”, “Ban giám đốc không đầu tư
cho hoạt động PR”, “Ban giám đốc không đầu tư cho hoạt động PR”
và “Ban giám đốc không tin tưởng năng lực của đội ngũ PR”.

Để giải quyết ra bốn thách thức trên, họ chọn có 03 giải pháp chính. Hai
trong số 3 giải pháp nhằm mục đích giúp ông chủ của họ hiểu về PR,
chẳng hạn như “Chia sẻ thông tin, bài báo, nghiên cứu về vai trò của PR
cho Ban giám đốc” và “Mời Ban giám đốc tham gia các hội nghị, hội
thảo về PR”. Nếu hai giải pháp này không hiệu quả, họ sẽ chọn giải pháp

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 9 of 13


thứ ba là "nghỉ việc".

Đối với người làm PR tại agency:

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy những người làm PR tại agency hiện nay
đang phải đối mặt với 04 thách thức trong công việc của họ, chẳng hạn
như “Bị khách hàng đánh cắp ý tưởng”, “Bị mời đấu thầu, làm báo
giá cho đủ 3 nhà cung cấp”, “Bị khách hàng ép giá” và “Đội nhóm còn
thiếu nhiều kỹ năng”.

Để tự lực vượt qua những thách thức này, những người làm PR tại agency
đã chọn ra 03 giải pháp. Họ quyết định “Từ chối khách hàng (khi nhận
thấy những dấu hiệu tiêu cực)”, “Vẫn cố gắng làm (dù nhận thấy những dấu
hiệu tiêu cực)” và “Đào tạo thêm cho thành viên chưa đủ năng lực”.

Kết quả đã cung cấp một phát hiện thú vị là: mặc dù những người PR biết
cách để ứng phó với các yêu cầu tiêu cực của khách hàng (từ chối hoặc chấp
nhận), họ lại không đồng ý về những giải pháp mà họ đã chọn. Họ cho biết
rằng, họ sẽ đối phó với các yêu cầu của khách hàng theo từng trường hợp cụ
thể và giao lại (outsource) cho các bên thứ ba để tránh thiệt hại công sức.
Ngoài ra, để đối phó với tình trạng đội ngũ PR chuyên môn thấp, hầu hết
những người được khảo sát đồng ý giải pháp làm đào tạo nội bộ cho
thành viên trong các dự án thực tế triển khai. Họ khá tự tin vào việc đào tạo
nội bộ này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả người làm PR đồng ý rằng Hiệp hội PR
có thể giúp họ giải quyết những thách thức họ đã kể trên. Họ nghĩ rằng
Hiệp hội PR có thể hỗ trợ họ trong việc “Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, mở
rộng mối quan hệ trong ngành PR”, “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử (Code of
Conduct) cho nghề PR tại VN”, “Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu”

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 10 of 13


và “Tổ chức buổi hội nghị chuyên đề cho BoD để họ hiểu rõ về vai trò và
tầm quan trọng của PR”.

Bên cạnh đó, những người làm PR còn mong đợi Hiệp hội PR trở thành
một lực lượng chống lại các yêu cầu tiêu cực từ phía khách hàng, bởi vì
hiệp hội sẽ thiết lập quy tắc ứng xử chuẩn chung cho toàn ngành PR, và các
tiêu chuẩn về báo giá, lệ phí bao gồm phí ý tưởng, phí cho mỗi giờ tư
vấn... nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người hành nghề PR.

Trong nghiên cứu, tác giả Phương cũng chỉ ra rằng Hiệp hội PR có khả
năng đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp PR bằng cách “Thiết lập
những chuẩn mực hành nghề chuyên nghiệp (bảo vệ quyền lợi khách hàng
và chất xám của PR agency)” và “Tổ chức giải thưởng, vinh danh những
cá nhân, đơn vị, chiến dịch PR thiết thực đối với cộng đồng”.

Hơn thế nữa, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành cầu nối giữa những
người hành nghề, các doanh nghiệp và chính phủ. Tiếng nói của người
hành nghề PR và doanh nghiệp dễ dàng được chuyển tải đến Chính phủ
thông qua hiệp hội PR và ngược lại. Điều này làm cho ngành công nghiệp
PR và môi trường kinh doanh ngày càng thấu cảm, lành mạnh và hiệu quả
hơn. Ngoài ra, Hiệp hội PR cũng có thể trở thành một đơn vị đáng tin
cậy để giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ và xây dựng
danh tiếng trong khu vực ASEAN và thế giớI đặc biệt là khi Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) được thành lập
vào cuối 2015.

Ngoài ra, lệ phí hàng năm thành viên (15 USD) và lệ phí vé (10 USD)
cho mỗi cuộc hội thảo PR có thể cao đối với họ. Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu tin rằng nó không phải là vấn đề là lệ phí bao nhiêu. Lệ phí nên được

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 11 of 13


đặt ở giá trị của lợi ích mà hiệp hội PR có thể mang lại cho các thành viên
của nó. Hầu hết những người làm PR nghĩ rằng nếu họ là thành viên có
thể đóng góp tốt cho Hiệp hội PR bằng cách “Đóng góp ý tưởng cho các
hoạt động của tổ chức nghề nghiệp này”, “Tham gia làm ban quản lý của tổ
chức này” và “Tham gia triển khai các hoạt động của tổ chức nghề
nghiệp”. Bên cạnh đó, họ sẽ muốn chia sẻ kinh nghiệm với các đồng
nghiệp và khuyến khích mọi người tham gia tổ chức này.

Nếu tốt như thế thì tại sao đến giờ vẫn chưa có Hiệp hội PR tại Việt
Nam? Cái gì đang cản trở? Thật không phải dễ dàng để có được một
hiệp hội PR chuẩn mực như thế tại Việt Nam. Những chuyên gia tham gia
khảo sát giải thích rằng: lý do Việt Nam chưa có hiệp hội PR là vì những
người làm PR vẫn chưa thể tập hợp lại được.

Họ chưa tập hợp lại được vì thiếu người khởi xướng xứng tầm, vì xung
đột lợi ích và vì những người khởi xướng chưa thực sự cam kết đóng góp
thời gian và nguồn lực tài chính để gây dựng hội. Những chuyên gia tham
gia khảo sát đồng thuận rằng: chính phủ nên là người khởi xướng để vận
động thành lập hiệp hội PR.

Tài liệu tham khảo

1. Public Relations – the profession and the Practive 3rd edition , Dan Lattimore, Otis Baskin, Suzette T.Heimn, Eliza-
beth L.Toth, Mc GrawHill Higher Education

2. New rule of Marketing & PR, Davis Meerman Scott, Wiley

3. Ngành PR tại VN có cần một Hiệp Hội, Lê Trần Bảo Phương, www.letranbaophuong.com.

4. Ngành PR tại Việt Nam, Đinh Thị Thuý Hằng, NXB Lao động Xã hội

5. http://www.prnewswire.com/

6. https://blogs.monash.edu/presto.

7. http://www.rembrandtadvantage.com/.

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 12 of 13


8. http://prcouncil.net/

Nghề PR_ edited by NTXBINH Page 13 of 13

You might also like