You are on page 1of 97

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE


TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Họ và tên SV: Trần Thị Hồng Nhung


Mã sinh viên: 0851015777
Lớp: Anh 16
Khóa: K47E
Ngƣời hƣớng dẫn KH: Nguyễn Thị Thu Hà

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Chƣơng 1: Tổng quan về loại hình du lịch MICE và vai trò của việc
phát triển MICE đối với tỉnh Khánh Hòa .................................................. 5
1.1. Tổng quan về loại hình du lịch MICE ........................................................5
1.1.1. Khái niệm du lịch MICE ................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE ...........................................................9
1.1.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE ...........................................12
1.2. Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh
Khánh Hòa và vai trò của việc phát triển MICE đối với Khánh Hòa ..14
1.2.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa ......14
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh
Hòa....................... ........................................................................................17
1.3. Bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch MICE .....................................20
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore .........................................................................20
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh .................................................23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa ...................................................24

Chƣơng 2: Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch
MICE tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011. ................................... 27
2.1. Tổng quan về tình hình du lịch MICE Khánh Hòa giai đoạn 2005 -
2011 ..............................................................................................................27
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa .........................27
2.1.2. Nhận xét chung ............................................................................................36
2.2. Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại
Khánh Hòa ..................................................................................................37
2.2.1. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
MICE ............................................................................................................37
2.2.2. Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE ......................................43
2.2.3. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ..........................................................46
2.2.4. Hoạt động quản lý của chính quyền .............................................................48
2.3. Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa ..................................................................................................50
2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua ...........................................50
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ...........................................................................51

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE
tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2020 .................................................. 54
3.1. Một số dự đoán về xu hƣớng phát triển du lịch MICE quốc tế ở Việt
Nam, khu vực và trên thế giới ...................................................................54
3.1.1. Xu hƣớng phát triển MICE trên thế giới ......................................................54
3.1.2. Xu hƣớng phát triển du lịch MICE tại Đông Nam Á...................................56
3.1.3. Xu hƣớng phát triển ở Việt Nam .................................................................57
3.2. Quy hoạch tổng thể và định hƣớng phát triển du lịch Khánh Hòa
đến 2020. Cơ hội và thách thức đối với loại hình MICE tại Khánh
Hòa ...............................................................................................................58
3.2.1. Định hƣớng phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020 ...................................58
3.2.2. Cơ hội và thách thức đối với loại hình MICE Khánh Hòa ..........................60
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa từ nay đến 2020......................................................................62
3.3.1. Giải pháp thành lập cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE
tại Khánh Hòa – MICE Bureau ....................................................................62
3.3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào du lịch Khánh Hòa .................................65
3.3.3. Giải pháp đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật một cách
đồng bộ .........................................................................................................67
3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................................69
3.3.5. Giải pháp tăng cƣờng xúc tiến du lịch MICE – xây dựng hình ảnh
Khánh Hòa trở thành một điểm đến thu hút, lý tƣởng của du lịch MICE
trên thế giới ..................................................................................................70
3.3.6. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng hình thức liên kết ...............73
3.3.7. Giải pháp phát triển sản phẩm mới – tận dụng những ƣu thế có sẵn ...........74
3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng và các đơn vị kinh tế
hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa ....................................75
3.4.1. Mội số kiến nghị đối với Chính Phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam..........75
3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại Khánh Hòa ................76
3.4.3. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp khai thác du lịch MICE tại
tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................76
KẾT LUẬN ............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................80
PHỤ LỤC ...............................................................................................................84
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………...

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

TS. Nguyễn Thị Thu Hà


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế


APEC
Cooperation chấu Á – Thái Bình Dƣơng
Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia
ASEAN
Asian Nations Đông Nam Á

ASEM The Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

International Congress and Hiệp hội hội thảo hội nghị


ICCA
Convention Association thế giới
Meeting, Incentive, Du lịch kết hợp hội nghị,
MICE Convention/Conference, hội họp, khen thƣởng, triển
Exhibition/Event lãm, sự kiện.
The Pacific Asia Travel Hiệp hội Du lịch châu Á –
PATA
Association Thái Bình Dƣơng

SGD Singapore Dollar Đô-la Sing

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TWG Travel Work Group Nhóm công tác về Du lịch

United Nations World


UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
Tourism Organization

USD United States Dollar Đô-la Mỹ

Văn hóa, Thể thao và Du


VH,TT&DL
lịch

VND Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

DANH MỤC BẢNG Trang

Bảng 2.1: Doanh thu từ loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2005 – 2011 .............................................................................. 27
Bảng 2.2: Lƣợt khách du lịch MICE quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2005 -2011 ................................................................................................ 29
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011 ............. 32
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cơ cấu khách du lịch MICE tại Khánh Hòa .................. 33
Bảng 2.5: Thời gian lƣu trú của du khách MICE quốc tế từ 2005-2011 .................. 35
Bảng 2.6: Chi tiêu bình quân đầu ngƣời của du khách MICE quốc tế đến
Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 ........................................................... 35
Bảng 2.7: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tính đến tháng 12/2011 ............................ 40
Bảng 2.8: Thống kê một số trung tâm MICE nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa ............... 41
Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch của Khánh Hòa đến 2020 ......... 45

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch MICE tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 ....... 28
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011 ......... 32
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE Khánh Hòa – MICE
Bureau ....................................................................................................... 64
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành công nghiệp dịch vụ đem lại nhiều lợi ích, đã từ lâu
đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lựa chọn làm định hƣớng
chiến lƣợc phát triển kinh tế. Trong nhiều năm gần đây, một loại hình du lịch mới
đã xuất hiện và đƣợc đánh giá cao – loại hình du lịch MICE, gọi nôm na là du lịch
kết hợp với các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thƣởng của các công ty
cho nhân viên, đối tác, hay của các quan chức Chính phủ. Theo tính toán sơ bộ, loại
hình du lịch này có khả năng mang lại giá trị doanh thu cao gấp sáu lần so với các
loại hình du lịch thông thƣờng khác. Chính vì nhận thức đƣợc những lợi ích mà
MICE mang lại, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực sự nghiêm túc đầu tƣ
phát triển loại hình du lịch này, trong đó phải kể đến những quốc gia đã gặt hái
đƣợc nhiều thành tựu giá trị nhƣ Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Úc, Italia, Tây Ban Nha,
Pháp,... Nhƣng theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán trong tƣơng lai,
du khách của loại hình MICE đang có xu hƣớng tìm kiếm những địa điểm du lịch
mới lạ, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng đang đƣợc đánh giá rất cao,
trở thành khu vực phát triển năng động và cạnh tranh nhất của loại hình này
(UNWTO, 2012B).
Nằm trong khu vực Đông Nam Á - địa điểm du lịch an toàn, thân thiện và ổn
định, Việt Nam đƣợc đánh giá là “Ngôi sao đang lên”, là một điểm đến mới hấp dẫn
khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới. Toàn quốc hiện nay có nhiều tỉnh
thành có tiềm năng và đang khai thác loại hình du lịch MICE, nổi bật nhất phải kể
đến Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đà Lạt, Vũng Tàu,... Đặc
biệt, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nhiều điều kiện cho loại hình du lịch này
phát triển mạnh mẽ.
Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp và khí hậu ôn hòa, từ lâu,
Khánh Hòa đã đƣợc Tổng cục Du lịch Việt Nam xác định là một trong những Trung
tâm Du lịch của cả nƣớc. Những năm vừa qua, nhờ đƣợc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ
tầng du lịch, các khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế,
cũng nhƣ đáp ứng đƣợc cung cách phục vụ chuyên nghiệp, Khánh Hòa đã đƣợc
chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế nhƣ Hội nghị
2

Chuyên viên Tài chính APEC (TWG) lần thứ 22 trong Tiến trình Bộ trƣởng Tài
chính APEC 2006, Hội thảo Lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng
sản Trung Quốc về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn – kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” tháng 11 năm 2008,
Hội nghị Bộ trƣởng Bộ tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN lần thứ 14 –
tháng 4 năm 2010, các cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008, Hoa hậu thế giới
ngƣời Việt năm 2007 và 2010, Hoa hậu Trái Đất 2010, Giải thi đấu Bóng chuyền
bãi biển quốc tế năm 2011,... Những sự kiện này đã khẳng định Khánh Hòa có tiềm
lực và khả năng trở thành một trong những trung tâm du lịch MICE quốc tế của
Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, kể từ khi Cảng hàng không quốc tế
Cam Ranh ra đời, cùng với việc đầu tƣ xây mới nhiều trung tâm tổ chức sự kiện
theo tiêu chuẩn quốc tế nhƣ Vinpearl Resort, Diamond Bay Resort,... đã thu hút
thêm nhiều du khách quốc tế, Khánh Hòa dần định hƣớng phát triển du lịch MICE
là một trong những trọng tâm của ngành du lịch.
Những thành quả đạt đƣợc trong những năm gần đây của du lịch MICE
Khánh Hòa tuy có đáng kể, nhƣng vẫn chƣa phát huy hết khả năng và xứng tầm với
những tiềm lực mà du lịch Khánh Hòa đang có. Khánh Hòa vẫn chƣa thực sự xây
dựng đƣợc một hình ảnh là điểm đến lý tƣởng của du khách MICE quốc tế, mới chỉ
là một điểm dừng chân, và chƣa đủ cạnh tranh với Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng –
những địa điểm đang đƣợc ƣu tiên chọn lựa của khách du lịch MICE khi đến Việt
Nam, mặc dù tiềm năng không thua kém. Với tình hình đó, Khánh Hòa cần có một
định hƣớng, những chiến lƣợc và các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển tối ƣu loại
hình du lịch MICE đem lại nhiều lợi ích này.
Chính từ tính cấp thiết xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã quyết định
chọn đề tài “Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp, nhằm đem lại những đóng góp cho sự phát triển du lịch nói riêng, và
phát triển kinh tế toàn diện nói chung cho quê hƣơng xứ trầm hƣơng Khánh Hòa.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài đã thực hiện những nhiệm vụ
sau:
3

- Thứ nhất, làm rõ khái niệm, các đặc điểm, điều kiện phát triển của loại hình
du lịch MICE và tổng quan về tiềm năng du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa, sự cần
thiết của việc phát triển du lịch MICE tại Khánh Hòa.
- Thứ hai, phân tích đánh giá tình hình khai thác và phát triển loại hình du lịch
MICE quốc tế tại Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển loại hình du
lịch MICE tại Khánh Hòa một cách hiệu quả.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động của loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn tỉnh Khánh
Hòa. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp cũng thực hiện công tác tham khảo, nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch MICE tại Singapore và TP.HCM đi
kèm với việc đối chiếu, so sánh với các địa phƣơng nêu trên để rút ra những bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa
- Về thời gian:
+ Phân tích đánh giá trong giai đoạn 2005 – 2011.
+ Giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp
và phân tích số liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
thực địa trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận tốt
nghiệp “Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa” có kết cấu ba chƣơng, bao
gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về loại hình du lịch MICE và vai trò của việc phát
triển MICE đối với tỉnh Khánh Hòa.
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.
4

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2012 – 2020.
Tác giả xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Ngoại thƣơng cơ sở II tại
TP.HCM, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Thông tin
xúc tiến Du lịch Khánh Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả có
thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị
Thu Hà đã nhiệt tình hƣớng dẫn và quan tâm sâu sát trong quá trình tác giả thực
hiện đề tài.
Do những hạn chế về mặt thời gian, kinh phí, cũng nhƣ kinh nghiệm và kiến
thức, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp từ ngƣời đọc và quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hồng Nhung
5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE VÀ VAI TRÒ


CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MICE ĐỐI VỚI TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. Tổng quan về loại hình du lịch MICE
1.1.1. Khái niệm du lịch MICE
MICE là thuật ngữ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ:
Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thƣởng), Convention/ Conference (hội
nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện) (John Swabrooke, 2007).
Nhƣ vậy, có thể khái quát MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour,
Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình
du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thƣởng, triển lãm, sự kiện đƣợc kinh doanh
bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên
môn cao cũng nhƣ bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm
quyền (SEE Business Travel & Meetings, 2010). Theo đó, MICE tour bao gồm các
hoạt động kinh doanh sau:
1.1.1.1. Meeting tour
Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ
chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt nhƣ thông tin
mới về một loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho một vấn đề đang tồn tại,
có thể là thƣơng mại hay phi thƣơng mại,...
Ví dụ: SEA Games, World Cup, Festival,... là những Meeting tour mang lại
cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác. Những sự
kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nƣớc và quốc tế đến cổ vũ.
Hoạt động Meeting này bao gồm hai loại:
- Association Meeting: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các tổ
chức, đoàn thể có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp nhằm cung cấp những
thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ hoặc về chính bản thân của tổ chức; nhằm
tạo điều kiện cho mọi ngƣời gặp gỡ nhau ngoài văn phòng làm việc để trao đổi ý
tƣởng. Những cuộc họp này thƣờng mang tính chất địa phƣơng, quốc gia, khu vực
và quốc tế, với chủ đề chính xoay quanh những vấn đề sau: y tế, khoa học, học
thuật, thƣơng mại,... Nguồn khách của Association Meeting thƣờng là các thành
viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm,... Quy
6

mô của loại hình này thƣờng nhỏ (khoảng 50 ngƣời đến 200 ngƣời), đƣợc tổ chức
trên nền tảng thƣờng xuyên, trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi
hỏi phải mất từ 2 đến 5 năm và đƣợc tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nƣớc khác
nhau.
- Corporate Meeting: là các cuộc hội họp giữa các thành viên trong một công
ty, chia làm 2 loại:
+ Internal Meeting: là hoạt động hội thảo của những ngƣời trong cùng một tổ
chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thƣởng
trong nội bộ công ty.
+ External Meeting: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác
nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tƣ trong kinh doanh và những phát
minh mới.
Thời gian chuẩn bị cũng nhƣ quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn
Association Meeting, thƣờng là dƣới 1 năm và lặp lại điểm đến cũng nhƣ địa điểm
tổ chức.
1.1.1.2. Incentive tour
Là hoạt động du lịch nhằm trao thƣởng và khuyến khích tất cả các thành viên
hoặc các ngƣời khác có quyền lợi hay công việc liên quan đến một công ty hoặc
một tập đoàn, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa
các cá nhân với nhau và với công ty.
Theo cách hiểu ban đầu thì tour du lịch này chỉ dành cho nhân viên của hãng
nhƣng ngày nay thì đã mở rộng hơn, ngoài những ngƣời làm việc trực tiếp cho hãng
còn có thể có những nhân viên thuộc các công ty con, đại lý hay các công ty có liên
quan và gắn bó mật thiết với lợi ích của hãng. Đó có thể là giám đốc các chi nhánh
hay trƣởng phòng kinh doanh,... Do đó, số lƣợng khách của Incentive tour cũng vì
thế đƣợc mở rộng hơn.
Các tour du lịch nhƣ vậy do hãng tài trợ là một hình thức khuyến khích,
thƣởng cho nhân viên của mình về những đóng góp của họ cho sự phát triển công
ty. Chính đặc điểm nhƣ vậy mà số lƣợng khách tham gia thƣờng khá lớn. Thông
thƣờng một tour du lịch lớn trung bình, số lƣợng khách thƣờng chỉ dao động từ 100
– 150 khách, kéo dài từ 4 – 5 ngày hoặc từ 8 – 9 ngày với những hoạt động mang
7

tính tập thể, đƣợc tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Tất
nhiên có những đoàn Incentive tour, số lƣợng khách có thể lên tới hơn 200 hay
thậm chí 300 – 500 khách, nhƣng lƣợng đoàn nhƣ thế này thƣờng không nhiều.
Nội dung của Incentive tour đƣợc tập trung vào hoạt động tập thể đề ra theo
yêu cầu riêng của từng hãng. Bên cạnh những tour du lịch đƣợc tổ chức cho những
đối tƣợng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhƣng không
phải thuộc về hãng hay công ty nào. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có ít
nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive nhƣ các chuyến đi du lịch của học
sinh, sinh viên, theo đơn vị lớp, khoa, trƣờng, các đợt tập huấn, dã ngoại của cán bộ
các đoàn thể, tổ chức xã hội nhƣ Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,... Những chuyến
du lịch này cũng nhằm mục đích khuyến khích những ngƣời tham gia phát huy
đƣợc năng lực của mình và cũng thƣờng có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh
thần đoàn kết của các thành viên.
1.1.1.3. Convention/ Conference tour
Là loại hình du lịch kết hợp với hoạt động hội nghị, hội thảo giữa những
chuyên gia có trình độ ngang hàng nhằm trao đổi thông tin với nhau, có quy mô lớn
hơn so với Meeting và Incentive. Số lƣợng tham gia khoảng từ 300 – 1.500 ngƣời,
thông thƣờng khoảng 800 ngƣời, thời gian chuẩn bị không dƣới 2 năm. Thông
thƣờng hoạt động này đƣợc tổ chức trƣớc thềm các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn và
bao gồm 2 loại:
- Convention organized by members (Hội nghị đƣợc tổ chức luân phiên bởi
các quốc gia thành viên trong tổ chức): là loại hội nghị đƣợc tổ chức lần lƣợt ở các
quốc gia thành viên (thứ tự tổ chức tính theo vần ABC tên quốc gia đó). Loại hình
du lịch hội nghị này thƣờng đƣợc tổ chức trong phạm vi khu vực.
- Bid to host a convention (Hội nghị do quốc gia chủ nhà đƣợc lựa chọn từ
các quốc gia thành viên tổ chức): là loại hình du lịch hội nghị do một quốc gia tổ
chức và đƣợc những quốc gia khác gửi lời chúc mừng và đƣợc cử ngƣời đại diện
tham dự hội nghị đó. Loại hình du lịch hội nghị này cần có sự hợp tác và ủng hộ của
chính phủ và các tổ chức khác, do giá thành cao và thời gian diễn ra hội nghị dài.
Đặc điểm của Convention tour là tính toàn bộ, tính định kì, diễn ra ở một địa
điểm cố định với lƣợng ngƣời tham dự đông.
8

Ví dụ: Hội nghị cấp cao Á – Âu ASEM 5, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), Hội nghị cấp cao Liên
Hiệp Quốc về môi trƣờng, Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch APEC,...
1.1.1.4. Exhibition/ Event tour
- Exhibition tour: là hoạt động du lịch kết hợp với việc giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ cho thị trƣờng mục tiêu và những đối tƣợng có quan tâm, qua đó quảng bá
rộng rãi cho công chúng, bao gồm 2 loại:
+ Trade show: là những cuộc triển lãm thƣơng mại dành cho các tổ chức kinh
doanh buôn bán và thu lợi nhuận. Trong các cuộc triển lãm này, các tổ chức kinh
doanh, nhân viên, ngƣời bán hàng và khách hàng có cơ hội trao đổi với nhau về
những sản phẩm hoặc dịch vụ mới của công ty.
+ Comsumer show: là những cuộc triển lãm dành cho ngƣời tiêu dùng để họ
thấy đƣợc lợi ích từ việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các công ty. Trong các
cuộc triển lãm này, khách hàng sẽ nhận đƣợc những món quà do các công ty tặng
nếu đã sử dụng những sản phẩm đƣợc các công ty cung cấp. Đây là một cách
marketing hiệu quả thƣờng đƣợc các công ty sử dụng nhằm tạo sự quen thuộc cho
sản phẩm mới đối với khách hàng.
- Event tour: là hoạt động tổ chức các chƣơng trình có qui mô, tầm cỡ không
cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lƣợng lớn các đối tƣợng khác nhau
nhằm đạt đƣợc những mục đích cụ thể nhƣ xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá
trị nào đó,... thông qua đó cũng đạt đƣợc những mục tiêu về phát triển du lịch. Các
hội thi, các chƣơng trình liên hoan, chƣơng trình năm du lịch,... là những ví dụ tiêu
biểu của loại hình này. Event tour bao gồm hình thức corporate event và hình thức
special event:
+ Corporate event: đƣợc tổ chức thông qua những buổi chiêu đãi khách hàng
thƣờng xuyên, các nhà cung ứng quen thuộc. Những buổi chiêu đãi và hội họp này
đƣợc tổ chức theo một sự kiện đặc biệt nào đó liên quan đến công ty, chẳng hạn nhƣ
lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty hoặc lễ kỷ niệm công ty thu hút đƣợc khách
hàng thứ 1.000.000,... Corporate event thƣờng đƣợc tổ chức nhằm công nhận và
tuyên dƣơng thành tích của nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng thiết lập mối
quan hệ thân thiết, lâu dài giữa công ty và ngƣời tiêu dùng, các đại lý và nhà cung
9

cấp. Ngoài ra, đây còn là dịp để giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những dịch vụ
mới của công ty đến với khách hàng.
+ Special event: là những sự kiện đặc biệt, những sự kiện này đƣợc gọi là đặc
biệt vì quy mô lớn và thu hút nhiều báo đài, cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại
chúng. Special event đƣợc tổ chức nhằm giới thiệu, trƣng bày những sản phẩm mới
đến với công chúng. Nói cách khác, special event chính là những cuộc triển lãm để
quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm, khẳng định vị trí của thƣơng hiệu trên thị
trƣờng.
1.1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE
Nhƣ đã giới thiệu ở trên, loại hình du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp
hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thƣởng, sự kiện,... Du lịch MICE cũng có những
đặc điểm giống nhƣ các loại hình du lịch khác, nhƣng mang một số đặc thù riêng
của loại hình du lịch kết hợp với công việc này, cụ thể nhƣ sau:
1.1.2.1. Đối tƣợng khách du lịch là khách đoàn tham gia hội nghị, sự kiện,
thuộc phân khúc cao cấp, tƣơng đối bận rộn và có yêu cầu cao
MICE xem nhƣ là một loại hình du lịch cao cấp, nên du khách MICE cũng là
khách du lịch hạng sang, hay còn gọi là khách VIP. Họ có thể là những nhà ngoại
giao, nhà chính trị, quan chức cấp cao trong nƣớc và quốc tế, các doanh nhân của
những tập đoàn nƣớc ngoài, đa quốc gia, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp
trong nƣớc hay cán bộ viên chức nhà nƣớc, các kỹ sƣ, bác sĩ,... Khách tham dự du
lịch MICE thƣờng là khách đoàn, những hội nghị với lƣợng khách lớn là đối tƣợng
của MICE.
Với những khát quát nói trên về khách du lịch ta có thể rút ra những đặc điểm
nhƣ sau:
- Về thời gian tổ chức, khách du lịch MICE tƣơng đối bận rộn nên thời gian
lƣu trú không dài và các hoạt động diễn ra liên tục, chặt chẽ, đòi hỏi phải có cách tổ
chức khoa học.
- Về quốc tịch du khách, khách du lịch MICE thƣờng gồm nhiều quốc tịch
hoặc có chung quốc tịch nhƣng đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Vì vậy, các cơ sở
lƣu trú cần đặc biệt chú ý đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ, cũng nhƣ
khả năng nắm bắt văn hóa, tôn giáo của nhiều nƣớc để có thể phục vụ khách du lịch
10

MICE một cách tốt nhất.


- Về số lƣợng du khách, khách du lịch MICE thƣờng đi theo đoàn với số lƣợng
lớn từ vài trăm đến hàng ngàn du khách vào một thời gian nhất định nên cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ vận chuyển, cơ sở lƣu trú, các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải
trí,... phải có qui mô lớn để đáp ứng tối ƣu nhu cầu của du khách.
- Về đối tƣợng du khách, khách du lịch MICE thƣờng là những ngƣời có khả
năng thanh toán cao, đặc biệt là khách tham quan các hội nghị quốc tế lớn của khu
vực và thế giới giúp đem lại nguồn lợi đáng kể về tài chính cho ngành du lịch.
- Về vai trò du khách, khách du lịch MICE thƣờng là những ngƣời có địa vị xã
hội và danh tiếng cá nhân. Do đó, họ sẽ là đối tƣợng truyền bá những thông tin tích
cực hoặc tiêu cực về địa điểm tổ chức đến các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
đồng nghiệp, ngƣời thân,... có ảnh hƣởng rất lớn đến thƣơng hiệu của địa điểm tổ
chức.
- Về chất lƣợng dịch vụ, du khách MICE chủ yếu là quan chức chính phủ, nhà
kinh doanh tham gia hội nghị, hội thảo nên cần có sự đón tiếp đặc biệt và những
dịch vụ ƣu đãi có chất lƣợng cao, điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ cao.
- Về dịch vụ bổ sung, khách du lịch MICE thƣờng có nhu cầu đối với các dịch
vụ khác nhƣ: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan du lịch, mua sắm,...
- Về khả năng chi trả, khách du lịch MICE thƣờng đƣợc công ty thanh toàn
phần lớn chi phí cho chuyến đi của họ. Do đó, du khách có thể dành nguồn tài chính
của mình để chi phí cho các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là dành cho việc mua sắm.
1.1.2.2. Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp công tác với du lịch
Có hai loại khách hàng trong du lịch MICE:
- Các tổ chức, công ty ra quyết định tổ chức hoạt động du lịch ở đâu và thƣờng
đài thọ cho nhân viên của mình cho chuyến du lịch. Đối với đối tƣợng khách hàng
này, mục đích sau chuyến du lịch MICE của họ chủ yếu là mục đích kinh tế vạch ra
ở đầu chuyến đi. Ví dụ, mục đích quảng bá giới thiệu khuyếch trƣơng danh tiếng,
thƣơng hiệu công ty hoặc kí đƣợc hợp đồng với khách hàng thông qua đàm phán
hành lang trong chuyến đi. Bên cạnh đó còn là giá trị gia tăng về văn hóa doanh
nghiệp, sự đoàn kết, gắn bó của nhân viên với công ty hay giữa các nhân viên với
11

nhau hoặc sự gắn bó giữa công ty với khách hàng,... Khách hàng này thƣờng là
ngƣời chi trả cho chuyến đi.
- Loại khách hàng thứ 2 là ngƣời tiêu dùng dịch vụ du lịch: những nhân viên
công ty, những ngƣời thực sự du lịch và tận hƣởng các dịch vụ từ du lịch, mục đích
của họ đơn giản hơn, chỉ là tăng thêm về kiến thức, kinh nghiệm sống, có những trải
nghiệm mới lạ về đặc trƣng văn hóa, con ngƣời, phong tục tập quán địa phƣơng,...
Khách hàng này thƣờng không là ngƣời chi trả cho chuyến du lịch MICE nhƣng là
ngƣời chi tiêu nhiều vào các hoạt động vui chơi giải trí và hoạt động mua sắm.
Qua đây, chúng ta cần nắm rõ về mục đích, nhu cầu của mỗi loại khách hàng
nhằm sắp xếp, tổ chức các tour MICE một cách hợp lý, khai thác tối đa nhu cầu của
từng loại khách hàng.
1.1.2.3. Kịch bản chƣơng trình của du lịch MICE đƣợc chuẩn bị công phu theo
yêu cầu của khách hàng
Là một loại hình du lịch cao cấp và đặc biệt, khác với các loại hình du lịch giải
trí truyền thống nhƣ du lịch biển, văn hóa, lễ hội, sinh thái,... du lịch MICE thƣờng
đƣợc tổ chức công phu, qui mô lớn, sang trọng với phong cách phục vụ chu đáo,
chuyên nghiệp. Chƣơng trình MICE không có một kịch bản nhất định mà mỗi
chƣơng trình đều có hình thức khác nhau đƣợc thiết kế riêng theo yêu cầu của khách
hàng. Nhà cung cấp dịch vụ MICE có nhiệm vụ thực hiện và đáp ứng trọn gói các
dịch vụ của khách hàng từ lúc khởi hành cho đến khi ra về. Tuy nhiên, dù đƣợc tổ
chức dƣới bất kì hình thức nào, tất cả các chƣơng trình MICE đều bao gồm hai nội
dung quan trọng đó là các sự kiện, hội họp, khen thƣởng, triển lãm và các trò chơi
giải trí, tham quan cho khách.
1.1.2.4. Địa điểm tổ chức phải là những địa danh nổi tiếng và có khả năng đáp
ứng tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Ở đây, chúng ta sẽ hiểu địa điểm tổ chức là thành phố hay vùng nơi diễn ra
hoạt động du lịch MICE. Địa điểm tổ chức thƣờng là các thành phố, địa danh nổi
tiếng về du lịch cũng có tiềm năng kinh tế nhƣ Singapore, Bangkok, Hồng Kông,
Phuket,... Các địa điểm tổ chức thƣờng có đa dạng các sự lựa chọn về nơi tổ chức
cao cấp (các nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế, khu resort, trung tâm
12

vui chơi giải trí,...), cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các tiện ích đi kèm. Page và
Conell (2006) định nghĩa về địa điểm tổ chức “là sự kết hợp của 6 A: available
package – các gói dịch vụ có sẵn, accessibility – khả năng tiếp cận, di chuyển đến,
attraction – sự thu hút, amenities – tiện ích, activities – các hoạt động vui chơi và
ancillary services – các dịch vụ đi kèm”.
Bên cạnh đó việc lựa chọn địa điểm còn phụ thuộc vào ngân sách và tính chất
của sự kiện đƣợc tổ chức, và không do chính du khách MICE lựa chọn mà đƣợc
quyết định bởi các nhà tổ chức sự kiện.
1.1.2.5. Thời gian thực hiện có tính thời vụ cao và chƣơng trình phải đƣợc
chuẩn bị trƣớc dài ngày
Với những yêu cầu khắt khe nhƣ vậy, đòi hỏi thời gian chuẩn bị các chƣơng
trình MICE luôn kéo dài hơn các loại hình du lịch thông thƣờng. Khách hàng
thƣờng lên trƣớc kế hoạch và đặt tour trƣớc khoảng 6 tháng đến 1 năm. Với đơn vị
cung ứng dịch vụ, thời gian chuẩn bị trung bình cũng phải mất từ 3 tháng đến 6
tháng để tổ chức một chƣơng trình MICE chỉ vọn vẹn trong vài ngày hoặc vài tuần.
Du lịch MICE không có tính thời vụ vì không phụ thuộc nhiều vào thời tiết hay môi
trƣờng. Do đó, thời điểm tổ chức MICE phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh
doanh và kế hoạch của mỗi doanh nghiệp và nhờ vậy tần suất tổ chức MICE khá là
đều đặn trong năm, khắc phục đƣợc tình trạng thời vụ của loại hình du lịch truyền
thống. Tuy nhiên, du lịch MICE vẫn có giai đoạn cao điểm của du lịch MICE ở các
quốc gia thƣờng rơi vào các tháng 10, 11 và 12 hằng năm.
1.1.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE
1.1.3.1. Tình hình tự nhiên và xã hội tại điểm đến của du lịch MICE
Du khách MICE thƣờng lựa chọn những địa điểm khai thác các tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan của khách du lịch trong thời gian rảnh rỗi giữa các hội nghị, hội
thảo; những điểm đến an toàn và thân thiện với tình hình an ninh, chính trị, kinh tế
ổn định,...
Ngoài ra, để phát triển loại hình du lịch MICE cần phải có cảnh quan môi
trƣờng xanh, sạch, đẹp; ngƣời dân cần có thái độ, cử chỉ thân thiện và khả năng giao
tiếp với du khách; tình hình trật tự xã hội cần đƣợc ổn định, sự an toàn cho du
13

khách đƣợc đảm bảo. Nơi tổ chức du lịch MICE cũng cần đảm bảo có thời tiết tốt,
múi giờ của khu vực phù hợp với nhiều thị trƣờng chính. Sự khác biệt giữa mùa,
thời tiết và lịch giữa các khu vực có thể ảnh hƣởng đến các hoạt động vui chơi giải
trí, tham quan du lịch, chăm sóc sức khỏe, mua sắm hàng hóa,... của đại biểu MICE.
1.1.3.2. Khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật để tổ chức MICE
Để phát triển loại hình du lịch MICE, cơ sở hạ tầng cần phải có hệ thống
giao thông hiện đại đồng bộ, hệ thống cung cấp điện nƣớc hoàn thiện, hệ thống
thông tin liên lạc tốc độ cao và các dịch vụ xã hội phong phú, đa dạng nhƣ ngân
hàng, y tế,...; cơ sở vật chất – kỹ thuật cần phải có các điểm tổ chức hội nghị, hội
thảo nằm tại vị trí trung tâm hoặc các trung tâm mua sắm giúp du khách thƣ giãn
trong thời gian rảnh rỗi và các nơi mua sắm hàng lƣu niệm.
Những đoàn khách du lịch MICE thƣờng lựa chọn địa điểm để tổ chức hoạt
động du lịch MICE tại các khách sạn cao cấp có hệ thống phòng họp đầy đủ tiện
nghi dành cho hội nghị, hội thảo, có vị trí ngay khu vực trung tâm thành phố, gần
các trung tâm mua sắm và các trung tâm tổ chức hội chợ – triển lãm.
Nhu cầu về địa điểm tổ chức hoạt động du lịch MICE đã có thay đổi trong
thời gian gần đây, địa điểm đƣợc lựa chọn hiện nay không chỉ đơn thuần có thể đáp
ứng các phòng họp với đầy đủ tiện nghi mà còn phải linh hoạt trong việc thiết kế
phòng họp thật ấn tƣợng, bố trí ánh sáng và âm thanh phải hài hòa, phù hợp. Ngoài
ra, còn phải kết hợp với những dịch vụ bổ sung nhƣ các hoạt động giải trí, tham
quan du lịch, chăm sóc sức khỏe, mua sắm hàng hóa,... nhằm tạo sự hấp dẫn đối với
khách du lịch.
Những điểm tổ chức hoạt động du lịch MICE cần chú ý ba vấn để sau:
- Sự gia tăng thị phần của những cuộc hội họp với quy mô nhỏ.
- Giá cả cạnh tranh giữa các địa điểm tổ chức có cùng đẳng cấp.
- Giá trị thu về của khách hàng sau các cuộc hội nghị, hội thảo.
1.1.3.3. Nguồn nhân lực phục vụ cho loại hình du lịch MICE
Du lịch MICE đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau để
đảm bảo phục vụ một cách toàn diện. Để phát triển loại hình du lịch MICE, cần
phải có đội ngũ nhân lực du lịch nhƣ: nhân viên tổ chức sự kiện, hƣớng dẫn viên du
lịch, nhân viên khách sạn – nhà hàng, tài xế,... đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm
14

chuyên môn, biết phát huy tính sáng tạo và đặc biệt có trình độ ngoại ngữ tốt.
1.1.3.4. Hoạt động quảng bá, xúc tiến
Về hoạt động xúc tiến, quảng bá, để phát triển loại hình du lịch MICE cần
phải đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh điểm đến tại các hội chợ, triển lãm, liên
hoan về du lịch trong nƣớc và quốc tế với sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên
quan nhƣ: cơ quan quản lý về du lịch, các cơ sở lƣu trú, các công ty lữ hành, các
hãng vận chuyển,...
Thêm vào đó, cần phải tận dụng triệt để lợi thế của các sự kiện đặc biệt khác
diễn ra cùng thời điểm tại khu vực tổ chức hoạt động du lịch MICE. Điểm đến của
du lịch MICE tổ chức nhiều sự kiện vào những thời điểm khác nhau trong năm
nhằm thu hút các đối tƣợng khách du lịch nói chung và khách du lịch MICE nói
riêng.
1.1.3.5. Hoạt động quản lý của chính quyền
Để phát triển loại hình du lịch MICE, cần phải nâng cao nhận thức, hiểu biết
cho các cơ quan, tổ chức về đặc điểm, tính chất và những yêu cầu của loại hình du
lịch MICE. Từ đó, có những cải tiến về thủ tục hải quan (đối với khách tham dự hội
chợ), quy định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, quy định về xe dẫn đƣờng,...
nhằm thúc đẩy loại hình du lịch MICE phát triển. Sự đơn giản và nhanh chóng trong
các thủ tục hành chính nhƣ: thủ tục hải quan, thủ tục xin visa, thủ tục xin giấy phép
tổ chức hội nghị, hội thảo, thủ tục xin giấy phép tổ chức triển lãm – hội chợ,... cũng
là một yếu tố quan trọng mà các đoàn khách du lịch MICE thƣờng cân nhắc kỹ
lƣỡng trƣớc khi chọn địa điểm tổ chức.
Về định hƣớng chiến lƣợc phát triển, để phát triển loại hình du lịch MICE,
các cơ quan chính quyền cần phải có sự khảo sát khoa học, cẩn thận và chi tiết về
thị trƣờng, đối tƣợng, tâm lý khách du lịch MICE để từ kết quả khảo sát trên có thể
đề ra các chiến lực xúc tiến quảng bá điểm đến, các chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả
và các quy hoạch phát triển phù hợp với xu hƣớng thị trƣờng nhằm tránh sự đầu tƣ
tràn lan và không hiệu quả.
1.2. Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh
Khánh Hòa và vai trò của việc phát triển MICE đối với Khánh Hòa
1.2.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa
15

1.2.1.1. Tổng quan về tình hình tự nhiên, xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nƣớc ta, có hình dạng
thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía đông giáp biển. Phía bắc giáp
tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận,
điểm cực nam: 11042'50'' vĩ độ bắc. Phía tây giáp tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, điểm
cực tây: 108040'33'' kinh độ đông. Phía đông giáp biển Đông, điểm cực đông:
109027'55'' kinh độ đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh,
cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2009D).
Nếu tính theo đƣờng chim bay, chiều dài của tỉnh theo hƣớng bắc nam
khoảng 160km, còn theo hƣớng đông tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất
từ 1 đến 2km ở phía bắc, còn ở phía nam từ 10 đến 15km. Ngoài phần lãnh thổ trên
đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và
huyện đảo Trƣờng Sa. Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện cả về giao thông
đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không. Khánh Hoà cách Hà Nội
1.280km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 448km, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có khí hậu
ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều
vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam.
Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng
vào loại trung bình so với cả nƣớc. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển
dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần
đảo Trƣờng Sa. Khánh Hòa có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 26,7°C. Mùa
mƣa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mƣa chỉ
kéo dài hai tháng. Độ ẩm tƣơng đối: 80,5%. Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha
Trang 30km đƣờng chim bay) có khí hậu nhƣ Đà Lạt và Sa Pa.
Khánh Hòa đƣợc thiên nhiên ban tặng một quần thể du lịch đa dạng liên
hoàn giữa núi, rừng và biển, đảo – một tiềm năng rất ƣu đãi cho du lịch phát triển
mạnh. Nhìn chung thời tiết và khí hậu tự nhiên ở Khánh Hòa khá dễ chịu, ôn hòa,
môi trƣờng đa dạng, cân bằng và phù hợp với nhiều loại hình du lịch khác nhau.
Cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa nên du lịch Khánh Hòa phát triển mạnh, đƣợc Tổng
16

cục Du lịch xác định là một trong những Trung tâm Du lịch của cả nƣớc. Khánh
Hòa nổi tiếng với các địa danh du lịch hấp dẫn du khách nhƣ Vân Phong, Đại Lãnh,
Dốc Lết, Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, suối nƣớc
nóng Dục Mỹ, thác Yang Bay,... Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rặng san
hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất
của Việt Nam hiện nay.
Về tình hình chính trị, xã hội, nói một cách tổng quát, môi trƣờng chính trị
của Việt Nam ta hiện nay rất ổn định, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng. Là một địa
phƣơng chuyên về du lịch, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có những công văn, chỉ đạo để
du lịch ngày càng phát triển.
Là tỉnh thành ven biển miền Trung nên con ngƣời Khánh Hòa cũng khá thân
thiện và hiền hòa, góp phần làm cho an ninh rất tốt, ít xảy ra những tệ nạn xã hội.
Điều này để lại ấn tƣợng tốt cho du khách, đặc biệt là khách du lịch của loại hình du
lịch MICE – những vị khách cao cấp.
Về văn hóa, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, tại đây đã từng
tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trƣớc cả văn minh Sa Huỳnh. Nơi
đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lễ hội
văn hóa đặc sắc nhƣ: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá voi, Lễ hội Am Chúa,... giúp cho
Khánh Hòa trở thành điểm đến thu hút đối với khách du lịch quốc tế.
Hàng năm, khách du lịch tỉnh lên đến 2.180.008 lƣợt, trong đó có 440.390
khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm lên đến khoảng 18% (Sở VH,TT&DL Khánh
Hòa, 2012B).
1.2.1.3. Tiềm năng du lịch MICE
Khánh Hòa đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho một địa hình hết sức tự nhiên và
phong phú, đầy đủ biển, hồ, sông suối, tài nguyên du lịch của Khánh Hòa hết sức đa
dạng, có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của du khách MICE.
Về danh lam thắng cảnh, Khánh Hòa tự hào có vịnh Nha Trang, nằm trong
29 vịnh đẹp nhất thế giới, trong một ngày có thể tiếp nhận trên dƣới 100.000 du
khách mà vẫn thỏa mãn những tiêu chuẩn của Tổ chức Du lịch Thế giới. Dọc bờ
biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp nhƣ bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên, Dốc
17

Lết, Đại Lãnh,... Ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn nhỏ, có khả năng
tổ chức du lịch, lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo, đa dạng hóa các loại hình
nghỉ dƣỡng cho khác du lịch MICE sau các cuộc hội họp, triển lãm. Khánh Hòa còn
đƣợc biết đến nhƣ một điểm đến của lễ hội và các sự kiện lớn về văn hóa, xã hội và
du lịch, trở thành địa điểm lý tƣởng cho loại hình du lịch MICE và ngày càng khẳng
định ƣu thế của mình trong việc phát triển loại hình du lịch này.
Những năm qua, nhờ đƣợc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà
hàng và triển khai đồng bộ các dự án du lịch sinh thái, Khánh Hòa đã trở thành
điểm đến hấp dẫn và lý tƣởng cho những sự kiện đặc biệt. Khánh Hòa có thƣơng
hiệu về du lịch, có hệ thống khách sạn quy mô lớn với cơ sở vật chất và cung cách
phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng vui chơi, giải trí, mua sắm,...
của du khách MICE. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 500 cơ sở lƣu trú, trong đó
có khoảng 30 khách sạn từ 3 sao trở lên, với hơn 3.500 phòng; có những hội trƣờng,
sân khấu lớn có sức chứa từ 1.000 đến 7.500 ngƣời với những thƣơng hiệu gắn liền
nhƣ: Vinpearl, Diamond Bay, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Hòn Tằm, Sheraton,... đã
tạo nên một thƣơng hiệu nổi tiếng cho Khánh Hòa, nơi tổ chức thành công các sự
kiện văn hóa, chính trị và là địa điểm lựa chọn hàng đầu của các du khách MICE
trong và ngoài nƣớc để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị
lớn trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Hội nghị Chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22,
Hội nghị cấp Thứ trƣởng ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị Ngoại giao văn hóa
Việt Nam, Hội nghị Bộ trƣởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010; các cuộc
thi: Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới ngƣời Việt
và gần đây nhất là cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010. Có thể nói, đó là những tiền đề
tạo những lợi thế để Khánh Hòa theo định hƣớng phát triển loại hình du lịch MICE,
từng bƣớc khẳng định những ƣu thế của mình trên bƣớc đƣờng phát triển loại hình
này.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh Hòa
1.2.2.1. Về mặt kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
Du lịch hiện tại là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù
chƣa có thống kê chính thức nào về lợi nhuận thu đƣợc từ loại hình du lịch MICE,
nhƣng theo ƣớc tính, lợi nhuận từ loại hình du lịch MICE cao gấp sáu lần lợi nhuận
18

mang lại từ loại hình du lịch thông thƣờng. Nhờ vậy, loại hình du lịch MICE đem
lại nhiều lợi ích cho toàn ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.
Về thu hút đầu tƣ, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch thu hút đƣợc
vốn đầu tƣ từ các tập đoàn quốc tế, chính quyền địa phƣơng và các công ty tƣ nhân.
Du lịch MICE còn tạo danh tiếng cho địa phƣơng Khánh Hòa trên thị trƣờng thế
giới nhờ việc thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch thông qua các cuộc hội họp,
hội nghị, hội thảo; các chƣơng trình du lịch khen thƣởng, khích lệ,...
Về hoạt động quảng bá hình ảnh, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch
có điều kiện và kinh phí để quảng bá hình ảnh điểm đến, có cơ hội để giao lƣu, hợp
tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới,... Loại hình du lịch MICE giúp
các cơ sở lƣu trú nổi tiếng hơn rất nhiều nếu phục vụ thành công một đoàn khách du
lịch MICE quan trọng. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các cơ sở lƣu trú vì một
trong yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch MICE chính là danh tiếng của địa
điểm tổ chức hoặc công ty tổ chức du lịch MICE.
Về hiệu quả kinh tế, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch thu đƣợc lợi
nhuận cao gấp sáu lần so với các loại hình du lịch khác. Chi tiêu của khách du lịch
MICE không chỉ trong các hội nghị mà còn ở bên ngoài hội nghị. Theo Báo Lao
Động (2011), một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của
MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nƣớc phát triển, còn
những nƣớc đang phát triển thì mức chi tiêu ở bên ngoài cao hơn là 25 đồng. Đặc
biệt, loại hình du lịch MICE giúp các cơ sở lƣu trú thu đƣợc lƣợng khách lớn, ổn
định với công suất phòng cao, thu đƣợc nhiều lợi nhuận thông qua việc tổ chức, bố
trí phòng họp cho khách và tổ chức các sự kiện; tăng khả năng chi tiêu cho du
khách với những dịch vụ bổ sung,... Đối với các hãng vận chuyển, loại hình du lịch
MICE giúp các hãng vận chuyển có đƣợc số lƣợng khách hàng lớn, tần suất thƣờng
xuyên và có khả năng chi trả cao. Nhờ vậy, vận tải hàng không và hàng hải quốc tế
của Khánh Hòa ngày càng phát triển.
Về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch có điều kiện
và kinh phí phát triển các tuyến, điểm du lịch; xây dựng các khu vui chơi – giải trí,
các trung tâm mua sắm; nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đa dạng hóa dịch vụ du
lịch;... Trong vài năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tƣ xây dựng thêm nhiều cơ
19

sở nhằm đa dạng hóa du lịch nhƣ trung tâm hội nghị Diamond Bay, sân golf tiêu
chuẩn quốc tế tại Cam Ranh,... Loại hình du lịch MICE giúp các cơ sở lƣu trú đa
dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ để luôn tự làm mới mình
trong mắt du khách. Hơn thế nữa, với khả năng chi trả cao, khách du lịch MICE
chính là động lực to lớn giúp các cơ sở lƣu trú mạnh dạn trong việc đƣa ra những
sản phẩm cao cấp và mới lạ.
Về phát triển nhân lực, loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch xây dựng
đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn để
đáp ứng đƣợc những yêu cầu mang tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nhân tham gia
du lịch MICE. Loại hình du lịch MICE giúp các cơ sở lƣu trú có cơ hội cho đội ngũ
nhân viên của mình phục vụ đối tƣợng khách có những yêu cầu đặc biệt. Từ đó, đội
ngũ nhân viên của các cơ sở lƣu trú sẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc
phục vụ cùng một thời điểm một số lƣợng lớn du khách cao cấp.
1.2.2.2. Về mặt xã hội của tỉnh Khánh Hòa
Về hiệu quả xã hội, loại hình du lịch MICE đòi hỏi sự kết hợp của nhiều dịch
vụ hơn so với các loại hình khác, vì thế MICE giúp ngành du lịch tạo thêm việc làm
cho ngƣời lao động, thêm nhiều cơ hội kinh doanh và thêm nhiều lợi ích cho cộng
đồng. Thêm vào đó, du lịch MICE đòi hỏi nguồn nhân lực chất lƣợng cao nên đòi
hỏi sự đào tạo và nâng cao tri thức của ngƣời dân, cũng nhƣ thái độ ứng xử của
ngƣời dân phù hợp với tiêu chí quốc tế, giảm thiểu nhiều tệ nạn xã hội ở địa
phƣơng.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật, loại hình du lịch
MICE giúp địa phƣơng đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất – kỹ thuật nhƣ hệ thống đƣờng sá, nguồn nƣớc sạch, hệ thống thoát nƣớc,
nguồn điện,... để phục vụ hoạt động du lịch, nhờ đó nhân dân địa phƣơng cũng đƣợc
hƣởng lợi ích, mức sống đƣợc nâng cao và phúc lợi xã hội về giáo dục và sức khỏe
cũng đƣợc phát triển.
Thêm vào đó, loại hình du lịch MICE đòi hỏi một điểm đến an ninh, an toàn
và thân thiện. Vì vậy chính quyền địa phƣơng sẽ chú trọng nhiều hơn đến vấn đề
giữ vững an ninh xã hội, trật tự và an toàn ở địa phƣơng, phát triển xã hội theo
hƣớng an ninh, văn minh và thân thiện, hoàn thiện các khung pháp lý và các thủ tục
20

hành chính chung.


1.2.2.3. Về mặt văn hóa và môi trƣờng của tỉnh Khánh Hòa
Đối tƣợng của loại hình du lịch MICE là các doanh nhân, các quan chức
chính phủ từ nhiều nƣớc trên thế giới, họ đặc biệt thích những điểm đến khai thác
các tài nguyên du lịch môi trƣờng và du lịch văn hóa, thích tìm hiểu những truyền
thống đặc trƣng của địa phƣơng,...
Chính vì thế, loại hình du lịch này tạo nhiều cơ hội cho việc giao lƣu và trao
đổi văn hóa với các nƣớc trên thế giới, nâng cao ý thức của ngƣời dân về bảo tồn
văn hóa truyền thống ở địa phƣơng, bảo vệ các di sản ở địa phƣơng, phục hƣng các
nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mỹ nghệ nhằm thu hút khách du lịch quốc
tế. Nguồn thu từ du lịch MICE cao giúp đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp
cho việc phát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa
ẩm thực.
Nhìn chung, du lịch MICE ít tác động tiêu cực đến môi trƣờng so với các
loại hình du lịch đại chúng, chẳng hạn sử dụng phƣơng tiện công cộng giữa các
điểm đến, giảm ùn tắc giao thông vì chỉ nhắm đến các du khách có mức chi tiêu
cao, các đoàn khách MICE đƣợc tổ chức chặt chẽ, giảm thiểu những tác động xấu
đối với địa phƣơng.
1.3. Bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch MICE
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore
Khi nhắc đến loại hình du lịch MICE, có thể nói Singapore đƣợc xem là lựa
chọn hàng đầu trên thế giới. Nằm ở trung tâm của Châu Á, Singapore là nơi lý
tƣởng cho du khách có nền văn hoá, lĩnh vực khác nhau đến cùng nhau hội họp,
chia sẻ. Là trụ sở của của nhiều công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới,
Singapore đƣợc đánh giá là trung tâm cho kinh doanh quốc tế với những cơ sở hạ
tầng tầm cỡ phục vụ cho khách MICE (Ministry of Foreign Affairs Singapore,
2012).
Vị trí chiến lƣợc, cơ sở hạ tầng hoàn hảo đã tạo điều kiện cho Singapore trở
thành trung tâm giao thƣơng quan trọng của khu vực, trở thành thị trƣờng du lịch
MICE lớn nhất Đông Nam Á. Để đạt đƣợc kết quả này, ngành công nghiệp MICE
của Singapore đã phải thực hiện việc hoàn thiện nhiều yếu tố.
21

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch: Chính phủ
Singapore đã bỏ ra hàng tỷ SGD để xây dựng thêm những trung tâm tổ chức hội
nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều những
đoàn khách MICE tới đảo quốc này. Marina Bay Sands với diện tích hơn
100.000m2 phục vụ cho các đoàn du lịch MICE có số lƣợng khách đến hàng chục
ngàn ngƣời. Trong đó, 89.000m2 dành cho tổ chức triển lãm và phòng hội họp,
9.200m2 dành cho sinh hoạt giải trí có sức chứa tới 7.500 ngƣời. Ngoài ra,
Singapore cũng đầu tƣ hơn 6 tỷ SGD (gần 4 tỷ USD) để xây dựng khu nghỉ dƣỡng
với diện tích khoảng 49ha trên hòn đảo du lịch Sentosa không ngoài mục đích thu
hút khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới. Khu nghỉ dƣỡng quốc tế này có
khả năng đón tiếp những đoàn khách MICE với số lƣợng lên đến 12.000 ngƣời bất
cứ lúc nào. Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều sự lựa chọn về
địa điểm tổ chức nhƣ: Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Suntec Singapore,
Singapore Expo, Trung tâm hội thảo Raffles City và Trung tâm Hội nghị
HarbourFront. Tất cả đều nằm rất gần với các khu vực lƣu trú và ăn uống. Với một
sân bay đẳng cấp có đƣờng bay tới 180 thành phố trên thế giới, hàng nghìn khách
sạn 4 và 5 sao, quả đúng Singapore là một nơi lý tƣởng cho mọi ngƣời ở khắp nơi
trên thế giới gặp gỡ, trao đổi.
Có thế mạnh độc đáo của một quốc gia đa văn hóa và sắc tộc, nền kinh tế
tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về sự giao
hòa trong văn hóa, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây. Hiện
nay, có thể nói Singapore đứng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và đứng
thứ 3 trên thế giới về thị du lịch MICE. Singapore đã tổ chức thành công nhiều sự
kiện có uy tín nhất trên thế giới nhờ những điều sau:
- Xây dựng thương hiệu du lịch MICE và quảng bá hiệu quả: Trong những
năm qua, Singapore đã nhận đƣợc nhiều giải thƣởng quan trọng, điều này không
những chứng tỏ đƣơc danh tiếng của họ mà còn góp phần quảng bá thêm cho
Singapore nhƣ một nơi đầy uy tín và chất lƣợng cho các sự kiện thƣơng mại và
MICE nhƣ:
+ Phòng tổ chức hội nghị/ văn phòng du lịch quốc gia tốt nhất và vị trí thứ ba
trong các thành phố tốt nhất cho các sự kiện MICE (Giải Lựa chọn của độc giả theo
22

Khảo sát Công nghiệp thƣờng niên của CEI châu Á Thái Bình Dƣơng năm 2008).
+ Thành phố hội nghị tốt nhất châu Á lần thứ 9/ vị trí thứ ba trong TOP các
thành phố hội nghị của thế giới (Đánh giá toàn cầu ICCA 2007).
+ Thành phố MICE tốt nhất cho du khách doanh nhân (Giải thƣởng Du lịch
TTG 2007).
Thêm vào đó, Singapore đã tập trung mạnh vào quảng bá nét đẹp văn hóa và
bản sắc thuần túy của dân tộc mình, cũng nhƣ tổ chức nhiều chƣơng trình khuyến
mãi lớn nhƣ “Hãy tự xây dựng chuyến đi của mình”, “Các sự kiện kinh doanh tại
Singapore”, “2009 lý do để hội họp tại Singapore”,... thu hút sự quan tâm của hàng
ngàn khách quốc tế, đƣa tỷ lệ các hội nghị lớn ở Singapore từ 10% lên đến 30%.
- Hỗ trợ tối đa và thành lập cơ quan chuyên trách cho du lịch MICE: Với
mục đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành phố toàn cầu năng động,
Tổng cục Du lịch Singapore đã trích 170 triệu SGD, trên tổng số 2 tỷ SGD từ Quỹ
Phát triển Du lịch, để đầu tƣ cho chƣơng trình “Các Sự kiện Kinh doanh tại
Singapore” trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010. Đây là chƣơng trình khuyến khích
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du lịch MICE.
Đƣợc sự tƣ vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch MICE, chƣơng
trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinh doanh mới tại Singapore cũng nhƣ
khuyến khích các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn. Tổng cục Du lịch Singapore
không những cung cấp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp tổ
chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn có một số ƣu đãi cho chính các du
khách. Theo đó, ngoài các việc hỗ trợ làm thủ tục hải quan, miễn phí các chƣơng
trình biểu diễn nghệ thuật, thông điệp chào mừng,... các đoàn khách MICE còn có
thể đƣợc hỗ trợ đến 30% kinh phí tổ chức sự kiện tại đảo quốc này. Một ƣu đãi thật
tuyệt vời để ngành du lịch MICE phát triển.
Là một cơ quan chuyên trách đƣợc thành lập phục vụ cho loại hình du lịch
MICE, Văn phòng Hội nghị và Triển lãm Singapore (Singapore Convention
Bureau) đóng vai trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE:
+ Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và
dịch vụ ở Singapore.
+ Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các
23

buổi họp và các sự kiện đƣợc tổ chức thành công.


+ Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm.
+ Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia.
+ Dàn dựng đề cƣơng quảng cáo cho các thông báo sơ bộ của các cuộc họp.
+ Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp.
Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lƣợt khách vào năm 2015,
đem về nguồn thu khoảng 30 tỷ SGD. Tổng cục Du lịch Singapore dự kiến sẽ tăng
doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên khoảng 10 tỷ SGD
vào năm 2015. Với những chiến lƣợc trên, việc đạt đƣợc mục tiêu của du lịch MICE
Singapore là không quá khó khăn.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Ở nƣớc ta hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những
trung tâm tổ chức du lịch MICE thuộc loại lớn và có tiếng trong cả nƣớc. Du lịch
MICE đƣợc xác định là một trong 4 loại hình du lịch chính cần hƣớng đến phát triển
tốt trong tƣơng lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tại
TP.HCM. Các công ty lữ hành của thành phố đã từng tổ chức đƣợc nhiều tour phục
vụ cho khách MICE. Tại TP.HCM có các công ty có tiếng và cũng khá thành công
trong lĩnh vực du lịch MICE này nhƣ: Bến Thành tourist, Saigontourist, Viettravel,
Fiditour,... cũng đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng kề. Để đạt đƣợc những thành
công này, du lịch MICE TP.HCM đã có đƣợc những yếu tố sau:
- Sự hỗ trợ của chính quyền thành phố: chính quyền thành phố tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm phát triển du lịch MICE.
Năm qua, UBND thành phố đã đồng ý cho phép Saigontourist đầu tƣ xây dựng
Trung tâm Hội nghị quốc tế tại quận 7 với diện tích khoảng 12ha, và kinh phí
khoảng 52 triệu USD nhằm thu hút khách MICE đến thành phố.
- Công tác chuẩn bị của các công ty: đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp
ứng nhu cầu thƣởng thức sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực và khám phá các điểm
du lịch là một điều không thề thiếu trong công việc tổ chức du lịch MICE. Có lẽ đây
là yếu tố quyết định trong thành công của việc tổ chức MICE. Các công ty cũng chú
trọng rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho tour. Thƣờng thời gian thiết kế xong
một chƣơng trình cũng phải mất từ 6 tháng đến một năm do sai sót là điều tối kị đối
24

với các công ty lữ hành. Tất cả đều phải hoàn hảo trƣớc đối tƣợng khách MICE khó
tính và cao cấp.
- Sự liên kết hợp tác: giữa các công ty lữ hành và các cơ sở lƣu trú. Đi đầu
trong việc này là công ty Bến Thành tourist với việc thành lập Trung tâm Tổ chức
Hội thảo, Sự kiện và Du lịch (CUTE), và theo sau đó là Saigontourist với Trung
tâm Hội nghị quốc tế tại quận 7. Ngoài ra, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ
(tổ chức trò chơi dân gian, tham quan cảnh miền quê, nấu các món ăn dân giã,...),
các công ty đòi hỏi phải có sự cam kết trong việc cung cấp dịch vụ có chất lƣợng.
Sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa những đơn vị kinh doanh du lịch kể trên đem đến
những dịch vụ đầy đủ và hoàn thiện nhất cho du khách MICE đến TP.HCM.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, thành phố đã thu hút khoảng 1,5 triệu lƣợt
khách quốc tế, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu du lịch
TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 18.500 tỷ đồng, tăng 16%, đây cũng
chính là điều kiện thuận lợi tạo đà cho MICE phát triển (Sở VH,TT&DL TP,HCM,
2011).
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa
Nếu so sánh với các địa danh nhƣ Singapore hay TP.HCM, tỉnh Khánh Hòa
cũng hội tụ nhiều yếu tố để có thể phát triển thành công loại hình du lịch MICE.
Tuy vậy, Khánh Hòa chỉ mới định hƣớng phát triển du lịch MICE trong vài năm
gần đây nên cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các địa phƣơng đã đi trƣớc để
có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh du lịch của mình.
Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa cần phải có định hướng phát triển cụ thể và rõ
ràng để đầu tư hiệu quả. Loại hình du lịch MICE đòi hỏi phải đầu tƣ một số vốn
lớn vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nếu không có những định hƣớng cụ
thể, Khánh Hòa không thể điều hòa nguồn ngân sách đầu tƣ sao cho hợp lý. Hệ
thống cơ sở hạ tầng, đƣờng sá, giao thông hiện đại, hệ thống khách sạn 4-5 sao với
các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế là những điều kiện không thể
thiếu để phát triển loại hình du lịch MICE. Thêm vào đó là những trung tâm hội họp
đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài
nghìn ngƣời trở lên, mang tầm vóc quốc tế. Đặc biệt là không thể thiếu những trung
tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí,... để phục vụ cho khách du lịch MICE – những
25

du khách có yêu cầu và chi tiêu cao. Vì thế, Khánh Hòa phải xác định rõ du lịch
MICE là định hƣớng mũi nhọn để tránh lãng phí trong đầu tƣ, đầu tƣ đƣợc tập
trung, đồng bộ, chuyên sâu, khai thác thế mạnh, tạo nên một điểm tựa thúc đẩy sự
phát triển chung của toàn ngành du lịch và đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cần hỗ trợ tối đa và thành lập các
cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE. Chính quyền nên có những
chính sách hỗ trợ trong thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép tổ chức triển lãm, hội
nghị,... một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Để phát triển du lịch MICE cần
phải có các cơ quan chuyên trách về MICE thì hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt
nhất. Hầu hết các quốc gia khai thác lĩnh vực này đều có một cơ quan hay tổ chức
xúc tiến du lịch MICE nhƣ một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and
Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau,
HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau,
Thailand Incentive and Convention Bureau,... Khách hàng của MICE thƣờng là
những công ty, những tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới
nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên nghiệp (Professional Convention
Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc tổ chức các sự kiện MICE đƣợc thành
công.
Thứ ba, Khánh Hòa cần xây dựng riêng cho mình một thương hiệu du
lịch MICE và có những kế hoạch quảng bá hiệu quả. Tỉnh Khánh Hòa vốn đã khá
nổi tiếng về ngành du lịch nhƣng vẫn chƣa thực sự xây dựng đƣợc một hình ảnh đặc
biệt ấn tƣợng để quảng bá rộng khắp cho du khách mọi nơi biết đến. Chính vì thế
việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết, cần liên kết với các trung tâm MICE nổi
tiếng để học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia và có những chiến lƣợc quảng
bá hiệu quả sao cho để lại trong lòng du khách ấn tƣợng: Khánh Hòa là một điểm
đến lý tƣởng của loại hình du lịch MICE.
Thứ tư, cần phải có sự liên kết hợp tác giữa các tổ chức để cung cấp dịch
vụ toàn diện cho du khách MICE và đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế.
Một hệ thống các phòng ban, đơn vị đƣợc phân chia rõ nhiệm vụ, chức năng và phối
hợp hài hòa với nhau là điều mà du lịch Khánh Hòa đang còn thiếu. Nếu các công
ty lữ hành, các cơ sở lƣu trú, các đơn vị giao thông, các trung tâm mua sắm, giải
26

trí,... biết cách liên kết, kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc phục vụ du khách
MICE, thì hiệu quả của loại hình du lịch này sẽ ngày càng đƣợc nâng cao và toàn
diện, đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu mang tiêu chuẩn quốc tế của du khách
MICE. Nhờ vậy, thƣơng hiệu về loại hình du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa cũng
đƣợc khẳng định và đứng vững hơn trên thị trƣờng thế giới.
Sơ kết chƣơng 1: Chƣơng 1 đƣợc thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về việc phát
triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa, trong đó bao gồm các khái niệm,
đặc điểm, cũng nhƣ điều kiện cần có để phát triển loại hình này. Qua đó, chƣơng 1
cũng giới thiệu tổng quan về tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung, tiềm
năng phát triển du lịch MICE nói riêng, và những yếu tố khiến cho việc phát triển
loại hình du lịch MICE tại địa phƣơng này là có ý nghĩa và cấp thiết. Chƣơng 1
cũng cung cấp thông tin về tình hình phát triển loại hình du lịch MICE tại một số
địa phƣơng khác nhằm đƣa ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho việc định
hƣớng phát triển loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa một cách hiệu quả. Đây là
những tiền đề cơ bản nhất làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình khai thác
và phát triển loại hình du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa trong những năm qua,
từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình này theo con
đƣờng đúng đắn và có giá trị.
27

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH


DU LỊCH MICE TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
2.1. Tổng quan tình hình du lịch MICE Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011
2.1.1. Tình hình phát triển du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa
2.1.1.1. Doanh thu từ loại hình du lịch MICE
Doanh thu từ loại hình du lịch MICE bao gồm các khoản thu từ chi phí lƣu
trú, chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện, dịch vụ ăn uống, chi phí đi
lại, tham quan, mua sắm,... của khách du lịch MICE quốc tế. Dƣới đây là một số
thống kê về doanh thu loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 –
2011.
Bảng 2.1: Doanh thu từ loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2005 – 2011
Đơn vị: tỷ VND
Doanh thu MICE Doanh thu toàn
Năm Tỷ trọng
quốc tế ngành du lịch
2005 27,29 643,74 4,24%
2006 33,45 834,21 4,01%
2007 43,35 1.025 4,23%
2008 77,13 1.357 5,68%
2009 77,57 1.563 4,96%
2010 143,23 1.877 7,63%
2011 246,29 2.252 10,94%
Nguồn: Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012B.
Dựa vào bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn đầu (từ năm 2005 đến 2007), sự
đóng góp của doanh thu du lịch MICE vào tổng doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh
Khánh Hòa chỉ chiếm một phần nhỏ (gần 4%), vì đây là thời kỳ khởi đầu, Khánh
Hòa nhận thức đƣợc tiềm năng của loại hình du lịch mới này nên chƣa có nhiều chú
trọng trong đầu tƣ, xúc tiến hay đẩy mạnh MICE. Nhƣng đến những năm gần đây,
đặc biệt là hai năm 2010 và 2011, loại hình du lịch MICE đang dần khẳng định vị
thế của mình trong tất cả các loại hình du lịch khi doanh thu của loại hình này đang
dần tăng tỷ trọng, lên đến 7,63% vào năm 2010 và 10,94% vào năm 2011. Dự báo
28

tỷ trọng này sẽ ngày càng tăng khi Khánh Hòa nhận thức và phát huy tối đa những
tiềm năng du lịch MICE trong những năm tới đây, điều đó thể hiện du lịch MICE
đang dần trở thành loại hình trọng điểm của toàn ngành du lịch Khánh Hòa.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch MICE tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011

Đơn vị: tỷ VND

246,29

143,23

77,13 77,57
43,35
27,29 33,45

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012B.


Biểu đồ 2.1 đã phản ánh tình hình tăng trƣởng doanh thu của loại hình du
lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011. Qua biểu đồ, ta thấy doanh
thu từ MICE tại tỉnh Khánh Hòa có xu hƣớng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ giai
đoạn 2009 đến 2011, doanh thu tăng mạnh, từ 77,57 tỷ VND/năm lên đến 246,29 tỷ
VND. Nguyên nhân là từ sau sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2008 đƣợc tổ chức
ở Khánh Hòa, địa phƣơng đã xây dựng đƣợc hình ảnh là một điểm đến lý tƣởng của
loại hình du lịch MICE với những dịch vụ cao cấp và khả năng phục vụ, tổ chức
chuyên nghiệp, tầm cỡ quốc tế. Thêm vào đó, nhiều khách sạn, khu nghỉ dƣỡng,
trung tâm mua sắm cao cấp đƣợc đầu tƣ xây dựng, cảng hàng không Cam Ranh và
cảng biển Nha Trang chính thức trở thành cảng du lịch quốc tế,... đã và đang kích
thích chi tiêu của du khách MICE khi đến với tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng mạnh
hơn nữa.
Khánh Hòa là một địa phƣơng đa dạng nhiều loại hình du lịch khác nhƣ du
29

lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng,... Trong thời gian vừa qua, doanh
thu của du lịch MICE không ngừng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
cho thấy việc ƣu tiên phát triển loại hình này có thể đem đến những kết quả khả
quan hơn nữa trong tƣơng lai.
2.1.1.2. Số lƣợt khách MICE quốc tế
Hiện tại, Sở VH,TT&DL Khánh Hòa vẫn chƣa tiến hành thống kê cụ thể số
lƣợt khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa trong từng năm. Thêm vào đó, du
khách MICE quốc tế đến với Khánh Hòa đa số và chủ yếu thông qua các công ty lữ
hành nổi tiếng ở TP.HCM nhƣ Saigontourist, Fiditour, Vietravel, Bến Thành tourist,
TST tourist,... Vì vậy, tác giả thống kê số lƣợt khách du lịch MICE đến với Khánh
Hòa chủ yếu qua báo cáo kinh doanh hàng năm của các công ty lữ hành kể trên,
đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Lƣợt khách du lịch MICE quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2005 -2011
Đơn vị: lƣợt ngƣời

Đến tỉnh Khánh Hòa


Tỷ trọng
Năm Tổng số Tốc độ phát triển Đến Việt Nam
(%)
(%)
2005 6.214 - 495.535 1,25
2006 6.984 12,39 575.812 1,21
2007 9.033 29,34 643.611 1,40
2008 12.623 39,74 844.777 1,49
2009 11.248 -10,89 783.139 1,44
2010 17.324 54,02 1.023.615 1,69
2011 22.019 27,10 1.003.005 2,20
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam và báo cáo
kinh doanh của các công ty lữ hành, 2012.
Trong giai đoạn từ 2005 đến 2011, tỉnh Khánh Hòa tự hào là địa điểm đƣợc
chọn để tổ chức nhiều hoạt động quốc tế nổi bật. Chính nhờ những hoạt động quốc
tế này đã giúp tỉnh Khánh Hòa thu hút nhiều du khách quốc tế đến và tổ chức các sự
30

kiện MICE tại đây. Cùng với xu hƣớng phát triển du lịch MICE quốc tế tại Việt
Nam, Khánh Hòa cũng đóng góp ít nhiều tiềm năng thu hút du khách của loại hình
này, và sự đóng góp ấy ngày càng tăng theo thời gian, điều này thể hiện tiềm năng
MICE quốc tế ở Khánh Hòa đang ngày càng đƣợc chú trọng khai thác.
Theo thống kê ở bảng 2.2, ta có thể thấy rằng lƣợng khách MICE quốc tế đến
tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 mặc dù có nhiều biến động nhƣng nhìn
chung số lƣợng vẫn tăng theo thời gian. Đặc biệt là đóng góp của MICE quốc tế ở
Khánh Hòa đối với MICE quốc tế cả nƣớc mặc dù ban đầu còn rất nhỏ, nhƣng cũng
có thể thấy sự tăng trƣởng theo thời gian đã khẳng định Khánh Hòa đang dần trở
thành một trong những điểm đến tốt nhất của du khách loại hình du lịch MICE khi
đến Việt Nam.
Từ năm 2005 đến năm 2007 có thể đƣợc coi là những năm đầu tiên Khánh
Hòa đi vào khai thác du lịch quốc tế, trong đó có loại hình du lịch MICE. Những
năm này, các cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật của tỉnh đƣợc chú trọng đầu tƣ xây
dựng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của du lịch quốc tế. Nhiều cơ sở kinh doanh
du lịch quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại đƣợc phát triển. Nhiều cơ sở lƣu trú, các
khu du lịch nghỉ dƣỡng đẳng cấp cao đã đƣợc đầu tƣ xây mới, mở rộng quy mô,
nâng cấp trang thiết bị và chất lƣợng phục vụ trong 2 năm 2006 và 2007 (Báo
Khánh Hòa, 2008). Đặc biệt, vào tháng 6 năm 2006, Khánh Hòa vinh dự đƣợc lựa
chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị Chuyên viên Tài chính APEC (TWG) lần thứ
22 trong Tiến trình Bộ trƣởng Tài chính APEC 2006, mà theo ông Nguyễn Bá Toản
– Phó Vụ trƣởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính, Chủ tịch TWG 2006 cho biết,
chọn lựa này không phải là ngẫu nhiên mà là dựa trên một số tiêu thức nhất định.
Ông cho biết thêm rằng, một trong những mục tiêu mà Chính phủ đã chỉ đạo khi
triển khai tổ chức APEC – Việt Nam 2006 là nhằm quảng bá, nâng cao hình ảnh đất
nƣớc và tạo dấu ấn Việt Nam. Tỉnh Khánh Hòa là một trung tâm du lịch đang có tốc
độ phát triển kinh tế cao, hơn nữa, cũng đảm bảo đƣợc các điều kiện tổ chức hội
nghị về các mặt cơ sở vật chất, hệ thống giao thông và thông tin, các dịch vụ phục
vụ, đảm bảo an ninh và tuyên truyền. Ngay từ mùa hè 2005, Bộ Tài chính đã phối
hợp cùng các ban ngành của tỉnh Khánh Hòa dƣới sự chỉ đạo sát sao của UBND
tỉnh tiến hành khảo sát thực địa, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn và quyết định
31

chọn Đảo Hòn Tre là địa điểm tổ chức Hội nghị TWG 22. Trong quá trình chuẩn bị
Hội nghị, Bộ Tài chính đã nhận đƣợc sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của UBND
tỉnh Khánh Hòa cùng hỗ trợ thƣờng xuyên từ các ban ngành của tỉnh. Sự phối hợp
này vừa đảm bảo cho thành công của Hội nghị, đồng thời quảng bá trực tiếp hình
ảnh của Khánh Hòa tới các quan khách tham dự Hội nghị (Báo Tài chính, 2006).
Năm 2008, tốc độ tăng lƣợt khách MICE quốc tế lên đến 39,74%, đã có đến
12.623 du khách quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa với mục đích công việc. Có thể nói
thời gian này, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã nhận thức đƣợc tiềm năng phát triển loại
hình du lịch này tại địa phƣơng, thể hiện ở sự kiện tỉnh không ngại ngần đăng ký
với Bộ văn hóa để tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008. Sự kiện này
mang tính kết hợp và toàn cầu, có đến 170 kênh truyền hình đƣa tin, thu hút sự quan
tâm của ít nhất 120 quốc gia. Đây là một phƣơng án để chủ động phát triển kinh tế,
đầy mạnh ngành du lịch và giới thiệu đất nƣớc đến với thế giới. Tỉnh Khánh Hòa đã
nhanh chóng xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng, nhà hát, khách sạn cao cấp nhằm
phục vụ cho sự kiện đặc biệt này. Chính điều này đã khiến Khánh Hòa nâng cấp
tiềm năng MICE của mình và trở thành sự lựa chọn của nhiều du khách quốc tế. Tỷ
lệ du khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa chiếm 1,49% cả nƣớc.
Năm 2009, chịu ảnh hƣởng của dịch cúm A/H1N1, không riêng gì tỉnh
Khánh Hòa, du lịch quốc tế cả nƣớc sụt giảm. Số lƣợt khách du lịch loại hình MICE
đến Khánh Hòa giảm 10,89% so với năm 2008. Tuy nhiên vì đây là tình trạng
chung của cả nƣớc nên tỷ trọng MICE quốc tế của Khánh Hòa vẫn chiếm 1,44% cả
nƣớc, không hạ nhiều so với năm trƣớc.
Loại hình du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa thực sự bùng nổ vào năm
2010, khi số lƣợt khách MICE là 17.324, tăng đến 54,02% so với năm 2009. Đây là
năm sân bay Cam Ranh đƣợc chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế và mở
ra nhiều đƣờng bay quốc tế với các quốc gia khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho sự thành công của du lịch quốc tế nói chung và loại hình du lịch MICE nói
riêng. Du khách có thể trực tiếp dễ dàng đến với tỉnh Khánh Hòa bằng con đƣờng
hàng không quốc tế.
Năm 2011, tỉnh Khánh Hòa dần khẳng định vị thế là một trong những địa
điểm tổ chức MICE lý tƣởng tại Việt Nam khi chiếm 2,20% lƣợng khách MICE cả
32

nƣớc, số du khách MICE đến tỉnh năm này lên đến 22.019 lƣợt ngƣời, tiếp tục tăng
trƣởng đều đặn 27,10% so với năm trƣớc và xu hƣớng tăng đều đặn này chắc chắn
sẽ vẫn tiếp diễn trong những năm sau.
2.1.1.3. Cơ cấu khách du lịch MICE theo quốc tịch
Tƣơng tự nhƣ về số lƣợt khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa, hiện nay chƣa
có một thống kê chính thức nào về cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế của địa
phƣơng này, vì thế tác giả chỉ có thể tổng hợp cơ cấu khách du lịch từ các công ty
lữ hành đƣợc giới thiệu ở phần trên, và số liệu thống kê chỉ dƣới dạng % khách du
lịch đến từ các châu lục trên thế giới vào năm 2011 thông qua bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011
Đơn vị tính: %
châu Âu châu Á châu Mỹ châu Đại Dƣơng châu Phi
Tỷ lệ 54,48 21,40 13,29 10,74 0,09
Nguồn:Tác giả tổng hợp từ báo cáo kinh doanh của các công ty lữ hành, 2012.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa năm 2011
Đơn vị tính: %
châu
Đại Dƣơng, châu Phi,
10,74 0,09 châu Á,
21,40
châu Mỹ,
13,29

châu Âu,
54,48

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kinh doanh của các công ty lữ hành, 2012.
Theo Biểu đồ 2.2 trên đây, cơ cấu khách du lịch MICE đến tỉnh Khánh Hòa khá
đa dạng, đến từ nhiều nƣớc trên khắp 5 châu lục của thế giới.
Nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 1, khách du lịch MICE là khách du lịch theo
33

đoàn, phụ thuộc vào lịch trình của công ty, tổ chức, vì thế không nhƣ các loại hình
du lịch khác, du lịch MICE quan tâm đến quốc tịch của đoàn khách chứ không phải
của từng du khách riêng lẻ, tức là đoàn khách này xuất phát từ nƣớc nào đến Khánh
Hòa. Để làm rõ quốc tịch của các đoàn khách du lịch MICE đến Khánh Hòa, tác giả
đã tiến hành khảo sát trực tiếp các đoàn du khách MICE tại một số địa điểm nổi
tiếng về du lịch MICE ở Khánh Hòa nhƣ Vinpearl, Diamond Bay, Sunrise. Số phiếu
khảo sát hợp lệ thu về đƣợc là 86 phiếu, trong đó quốc tịch của các đoàn du khách
MICE đƣợc khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cơ cấu khách du lịch MICE tại Khánh Hòa
Đơn vị tính: ngƣời
Quốc tịch Cơ cấu
Nga 13
Úc 12
Pháp 11
Mỹ 11
Anh 10
Nhật 8
Canada 6
Hàn Quốc 6
Trung Quốc 5
Đức 4
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả (xem thêm Phụ lục 1).
Theo đó, lƣợng du khách MICE đông nhất đến từ châu Âu, chiếm đến
54,48% tổng lƣợng khách du lịch của loại hình này tại tỉnh Khánh Hòa. Trong đó,
lƣợng khách đông nhất phải kể đến du khách đến từ nƣớc Nga với hai lý do. Theo
anh Luyện Mạnh Cƣờng, phó giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch
Khánh Hòa (xem thêm Phụ lục 2), thứ nhất, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
hiện nay đã mở hơn 3 tuyến bay trực tiếp từ Nga đến Khánh Hòa, tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách Nga đến đây một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc hãng
lữ hành Pegas Turistik (Nga) thiết lập tour du lịch cho khách bay thẳng từ vùng
Viễn đông Nga đến Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã góp phần duy trì lƣợng
34

khách quốc tế khá ổn định; khách Nga lại lƣu trú dài ngày nên các khách sạn có
nguồn thu lớn. Thứ hai, du khách MICE của Nga đặc biệt ƣa thích bãi biển tại thành
phố Nha Trang, Khánh Hòa, khi ở nƣớc họ không có những bãi biển nhƣ thế, vì vậy
họ luôn ƣu tiên lựa chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức du lịch kết hợp với công
việc. Nhận thức đƣợc tiềm năng khai thác khách Nga, trong thời gian qua Khánh
Hòa cũng có nhiều hoạt động ƣu đãi cho du khách nƣớc này. Ví dụ nhƣ việc đầu tƣ
cấp tốc vào ngôn ngữ tại các khách sạn, trung tâm du lịch lớn, cũng nhƣ những kiến
thức văn hóa cơ bản và những nhu cầu cần thiết của du khách Nga. Các nhà hàng,
quầy quà lƣu niệm cũng trang bị bảng hiệu, menu bằng tiếng Nga. Thêm vào đó là
những hoạt động của các khách sạn, trung tâm du lịch lớn nhƣ tổ chức Noel riêng
cho ngƣời Nga (khác với lịch của các nƣớc phƣơng Tây khác), tổ chức bầu cử tống
thống Nga tại đất Việt,... Ngoài ra du lịch Khánh Hòa còn từng đƣợc giới thiệu trên
chƣơng trình “Top Gear” trên kênh truyền hình nƣớc Nga khoảng một tiếng đồng
hồ. Xếp thứ nhì trong các nƣớc châu Âu đến Khánh Hòa là 2 quốc gia Anh và Pháp.
Tiếp đến là lƣợng khách đến từ châu Á, với tỷ lệ 21,40%, chủ yếu là các
nƣớc láng giềng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lƣợng khách đến từ châu Mỹ
chiếm 13,29%, chủ yếu là từ Mỹ và Canada. Châu Đại Dƣơng chiếm 10,74%, chủ
yếu là từ Úc, và cuối cùng là du khách đến từ châu Phi chỉ chiếm 0,09%. Anh
Luyện Mạnh Cƣờng cho biết thêm, hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang tập trung xúc
tiến vào 3 thị trƣờng MICE tiềm năng là Nga, Nhật Bản và Úc, vì những thị trƣờng
này thƣờng có lƣợng khách ổn định và chi tiêu cao. Ngoài ra, việc cảng Nha Trang
đƣợc chuyển đổi thành cảng du lịch chuyên dụng cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho các đoàn khách đến từ Úc, Nhật, hay các quốc gia khác có thể đến Khánh Hòa
bằng đƣờng biển.
2.1.1.4. Thời gian lƣu trú và mức chi tiêu trung bình của du khách MICE
Thời gian lƣu trú là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng giữ chân khách du lịch
của tỉnh Khánh Hòa. Thời gian lƣu trú càng cao thể hiện khả năng thu hút của tỉnh
Khánh Hòa đối với du khách MICE càng lớn.
Chi tiêu bình quân của khách du lịch MICE đóng góp rất lớn vào doanh thu
của loại hình du lịch này. Chi tiêu bình quân cũng thể hiện khả năng đáp ứng nhu
cầu của du khách tại địa điểm đƣợc tổ chức các sự kiện của MICE.
35

Thời gian lƣu trú và chi tiêu bình quân của du khách quốc tế nói chung và du
khách MICE nói riêng đóng góp rất lớn vào doanh thu của du lịch tại địa phƣơng.
Bảng 2.5: Thời gian lƣu trú của du khách MICE quốc tế từ 2005-2011
Tổng lƣợt khách Tổng số ngày
Thời gian lƣu trú trung bình
Năm du lịch MICE quốc tế lƣu trú
(ngày/khách)
( lƣợt) (ngày)
2005 6.214 18.953 3,05
2006 6.984 21790 3,12
2007 9.033 27551 3,05
2008 12.623 39.636 3,14
2009 11.248 34.306 3.05
2010 17.324 53.704 3,10
2011 22.019 73.984 3,36
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2006; 2011.
Bảng 2.6: Chi tiêu bình quân đầu ngƣời của du khách MICE quốc tế đến
Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011
Đơn vị: USD/ngày
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Chi tiêu bình quân 90,0 95,94 98,34 117,94 125,61 140,37 166,45
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2006; 2011.
Hai bảng thống kê trên cho thấy, cả thời gian lƣu trú bình quân và mức chi
tiêu bình quân của khách du lịch MICE tại Khánh Hòa đều thấp hơn so với thống kê
bình quân về du khách MICE trên thế giới. Theo ông Gilbert Whelan, cựu Chủ tịch
Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dƣơng (PATA), Giám đốc Câu lạc bộ MICE
Việt Nam, loại hình MICE mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với những
loại hình du lịch thông thƣờng. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour)
của khách MICE từ châu Âu là 700 – 1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400
USD/ngày (Vietmarks, 2011). Trong khi đó, năm 2011, chi tiêu bình quân của du
khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa chỉ đạt 166,45 USD/ngày. Và theo ICCA, thời
gian lƣu trú bình quân của khách MICE là trong khoảng từ 4 đến 5 ngày/khách,
trong khi đó, thời gian lƣu trú bình quân này tại tỉnh Khánh Hòa chỉ mới đạt con số
36

3,16 ngày/khách; cũng nhƣ theo khảo sát của tác giả, thời gian lƣu trú bình quân mà
khách du lịch MICE dự định sẽ ở lại Khánh Hòa cũng chỉ đạt mức khoảng 3,76
ngày/khách (xem thêm Phụ lục 1); thấp hơn nhiều so với con số thống kê của quốc
tế và quá ngắn so với các quốc gia khác trong khu vực nhƣ Thái Lan (6,83 ngày) và
Singapore (5,57 ngày) (Báo Thanh Niên, 2011).
Nguyên nhân của thực trạng này đƣợc các chuyên gia trong ngành cho rằng
do Khánh Hòa mới chỉ đầu tƣ vào các cơ sở lƣu trú, khách sạn, khu du lịch mà quên
đi việc nâng cấp và phát triển các trung tâm mua sắm và giải trí. Khách đến Khánh
Hòa thƣờng tham quan chứ không mua sắm nhƣ khi đến các địa phƣơng khác nhƣ
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam hay Hội An. Mặc dù Khánh Hòa có hẳn một
khu phố Tây nhƣng lại chỉ mạnh về dịch vụ ăn uống, chứ không mạnh về mua sắm
hàng hóa, quà lƣu niệm. Các loại hình dịch vụ du lịch tập trung khai thác du lịch
biển đảo, bơi lặn, nghỉ dƣỡng, còn các sản phẩm nhƣ: dã ngoại, dịch vụ lữ hành,
nhất là du lịch mua sắm chƣa nhiều, chƣa tạo thành nguồn thu quan trọng nhƣ mục
tiêu đã đề ra (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011B).
2.1.2. Nhận xét chung
Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, lƣợt khách, thời gian lƣu trú và
mức chi tiêu trung bình của du khách loại hình du lịch MICE quốc tế đều tăng dần
theo thời gian. Đặc biệt là 2 năm gần đây nhất là 2010 và 2011, loại hình du lịch
MICE tại tỉnh Khánh Hòa đã thực sự khẳng định đƣợc tiềm năng và vai trò của loại
hình này trong sự phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh, khi doanh thu của MICE
ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu du lịch Khánh Hòa. Đến năm
2011, doanh thu của loại hình MICE chiếm đến 10,94% tổng doanh thu ngành du
lịch đã chứng tỏ tỉnh Khánh Hòa đã thực sự chú tâm xây dựng loại hình này trở
thành một trong những loại hình du lịch chính của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu này, nếu so với các địa phƣơng khác nhƣ Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng hay Hội An, thì vẫn là thấp so với tiềm năng của tỉnh Khánh
Hòa. Cụ thể là khách du lịch MICE đến với Khánh Hòa vẫn chƣa đƣợc kích thích
chi tiêu tối đa, do địa phƣơng còn thiếu nhiều trung tâm mua sắm, quà lƣu niệm có
thể đáp ứng nhu cầu của du khách. Thêm vào đó số ngày lƣu trú của khách cũng
không cao, điều đó chứng tỏ các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa chƣa thực sự đa
37

dạng để có thể giữ chân du khách MICE, chƣa có sự kết hợp hiệu quả giữa các
doanh nghiệp khai thác du lịch MICE.
2.2. Thực trạng khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE tại Khánh Hòa
Đƣợc biết đến là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, Khánh Hòa đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi một quần thể du lịch đa dạng với bờ biển dài, các đảo lớn nhỏ ven bờ,
các quần đảo san hô,... Trong những năm vừa qua, tỉnh Khánh Hòa chủ yếu định
hƣớng phát triển loại hình du lịch biển đảo là loại hình chiến lƣợc trọng điểm. Tuy
nhiên, mặc dù chƣa có một chiến lƣợc cụ thể nào về việc phát triển loại hình du lịch
MICE, và loại hình du lịch này mới chỉ đƣợc xem là một trong bốn loại hình bổ trợ
chính, thì thực trạng về khai thác và phát triển du lịch trong thời gian gần đây cho
thấy, khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch MICE và tiềm năng định hƣớng MICE trở
thành loại hình du lịch trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa đang ngày càng đƣợc nâng
cao. Trong quá trình phát triển du lịch chung làm ngành kinh tế trọng điểm, tiềm lực
và lợi thế về du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa so với các địa phƣơng khác cũng
ngày càng đƣợc khẳng định.
2.2.1. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
MICE
2.2.1.1. Tình hình giao thông, hệ thống thông tin, mạng lƣới điện nƣớc
Với định hƣớng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, trong những
năm vừa qua, tinh Khánh Hòa đã đầu tƣ nhiều vào các tuyến đƣờng nội địa và quốc
tế. Có thể nói hiện nay, Khánh Hòa đã phát triển gần nhƣ toàn diện các các tuyến
giao thông từ đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng bộ.
Về đƣờng hàng không, trƣớc đây, du khách đến tỉnh Khánh Hòa có thể hạ
cánh ngay tại sân bay nằm trong thành phố Nha Trang. Nhƣng từ năm 2004, sân
bay này đã đƣợc chuyển giao cho việc phục vụ quân sự và sân bay Cam Ranh, cách
trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 40km, chính thức đi vào hoạt động phục vụ
dân sự. Ngày 12 tháng 12 năm 2009, sân bay Cam Ranh đƣợc công bố chính thức
trở thành Cảng hàng không quốc tế của cả nƣớc (VietCCR, 2011). Nhà ga hành
khách của sân bay Cam Ranh có tổng đầu tƣ trên 200 tỉ đồng, với 2 cầu ống lồng
dẫn khách, có khả năng phục vụ khoảng 800 khách/giờ, cung ứng các dịch vụ hàng
không theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Theo quy
38

hoạch, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, sân bay Cam Ranh đƣợc khai thác cho
cả hai mục đích quân sự (cấp I) và dân dụng (cấp 4E), với đƣờng băng có thể tiếp
nhận các loại máy bay cỡ lớn nhƣ A-321, A300-600, B-767, B-777,... Với diện tích
hơn 750ha, đƣờng bay dài hơn 3.000m và cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, Cam Ranh là
sân bay rộng thứ hai (sau Tân Sơn Nhất, TP.HCM) và đƣợc xếp thứ tƣ trong số 24
sân bay dân sự đang hoạt động của nƣớc ta. Theo quy hoạch đến năm 2020, sân bay
Cam Ranh đƣợc quy hoạch và mở rộng để đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy
bay cỡ lớn hơn nhƣ ATR72, A320, A321, B747F,... và đảm bảo đƣợc 32 chỗ đỗ,
giờ cao điểm có thể tiếp nhận 27 máy bay, đón nhận khoảng 5,5 triệu hành
khách/năm. Bên cạnh đó, đầu tƣ xây dựng khu ga hành khách, ga hàng hóa và
Trung tâm khẩn nguy cứu hỏa cấp 9 với diện tích gần 3.000 m2. Xây dựng hệ thống
giao thông đồng bộ với đƣờng trục ra vào cảng rộng 4 làn xe, có dải phân cách. Hệ
thống sân đỗ ô tô với diện tích 127.000 m2. Đến giai đoạn 2030, sân bay Cam Ranh
có thể tiếp nhận vào giờ cao điểm khoảng 37 máy bay và có 36 chỗ đỗ, lƣợng hành
khách tiếp nhận lên tới 8 triệu hành khách/năm. Với việc trở thành Cảng hàng
không quốc tế và đang ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, sân bay Cam Ranh đã và
đang trở thành tuyến đƣờng thuận lợi dành cho các đoàn khách du lịch MICE quốc
tế đến với tỉnh Khánh Hòa.
Về đƣờng biển, các tàu chở khách du lịch MICE có thể đến Khánh Hòa tại
cảng Nha Trang. Cảng Nha Trang có độ sâu 11,5m; luồng vào cảng 5km; có thể tiếp
nhận tàu vận tải 20.000 DWT, tàu khách 50.000 GRT. Hiện nay, cảng Nha Trang đã
chính thức đƣợc phê duyệt trở thành cảng chuyên dụng dành cho du lịch quốc tế
(Báo Thanh Niên, 2012) và đƣợc đầu tƣ nâng cấp thêm nhiều cơ sở vật chất –kỹ
thuật mới nhằm phục vụ tối đa cho việc đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Khánh
Hòa bằng phƣơng tiện tàu biển du lịch, các du thuyền quốc tế. Theo thống kê của
Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, trong năm 2011, cảng Nha Trang đã đón 34 tàu biển
với khoảng 35.500 khách, vì thế có thể nói du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng
đƣờng biển chiếm một số lƣợng khá lớn. Thêm vào đó, cảng Nha Trang sẽ đƣợc
xây dựng thêm nhà chờ, quầy mua sắm, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng,... để khách
mua sắm hàng lƣu niệm, vui chơi giải trí, rất phù hợp với nhu cầu của các du khách
MICE quốc tế khi đến với tỉnh Khánh Hòa.
39

Về đƣờng sắt, Ga Nha Trang là một trong những ga lớn của đƣờng sắt Bắc-
Nam Việt Nam, tất cả các chuyến đều phải dừng tại đây. Từ ga vào đến trung tâm
thành phố Nha Trang mất không quá 15 phút đi xe, điều này là một thuận lợi cho
việc di chuyển. Ngoài ra, việc xuất hiện của chuyến tàu 5 sao TP.HCM – Nha Trang
đã tao thêm một lƣa chọn cho việc tổ chức các tour MICE cao cấp từ TP.HCM hay
từ các nƣớc khác đến TP.HCM và đến Khánh Hòa. Mới đây, đƣờng sắt Việt Nam
cũng đã mở thêm tàu SN4/SN3 để tăng tuyến đến Nha Trang. (Sở VH,TT&DL
Khánh Hòa, 2009A)
Về đƣờng bộ, tỉnh Khánh Hòa nối với các tỉnh khác bằng quốc lộ 1A và quốc
lộ 26, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết với các địa phƣơng khác trong việc
đa dạng hóa các loại hình du lịch cho du khách MICE quốc tế. Các tuyến đƣờng nội
tỉnh cũng đƣợc đầu tƣ trải nhựa, bằng phẳng, rộng rãi, mật độ xe không cao. Vì thế
ở Khánh Hòa khó xảy ra tình trạng kẹt xe hơn các địa phƣơng khác nhƣ TP.HCM
hay Hà Nội. Đây là một ƣu thế đặc biệt để phát triển du lịch MICE quốc tế, vì các
du khách của loại hình này vốn xem việc tốn thời gian trong ùn tắc giao thông là
một điều tối kỵ. (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011)
Về hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới điện nƣớc và các yếu tố cơ sở hạ
tầng, vật chất – kỹ thuật khác, thời gian qua, hàng trăm công trình xây dựng cơ sở
hạ tầng trên các lĩnh vực công nghiệp điện, nƣớc, dịch vụ du lịch, văn hoá, thông
tin, giáo dục, y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị,... đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành
và đƣa vào sử dụng. Mạng lƣới cấp điện hạ thế thuộc mạng lƣới điện quốc gia đáp
ứng cung cấp đầy đủ điện năng cho nhu cầu của các nhà kinh doanh; mạng lƣới
thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến; mạng lƣới cấp nƣớc sinh hoạt đƣợc
đầu tƣ phát triển mạnh. Bộ mặt thành phố ngày càng đổi mới, khang trang, sạch đẹp
và hiện đại, các đƣờng phố chính đƣợc mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả nền, mặt
đƣờng, vỉa hè, thoát nƣớc, điện chiếu sáng và cây xanh. Hệ thống giao thông nông
thôn và hẻm nội thị đƣợc mở rộng.
2.2.1.2. Tình hình các cơ sở lƣu trú, hệ thống các trung tâm, tổ chức cung cấp
dịch vụ MICE
Với định hƣớng phát triển du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, trong nhiều
năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa không ngừng đầu tƣ phát triển các khách sạn, nhà
40

hàng, khu du lịch, khu nghỉ dƣỡng với quy mô lớn, cơ sở vật chất hiện đại và cung
cách phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế
của du khách MICE, từ việc tổ chức hội thảo, hội nghị, khen thƣởng, triển lãm phục
vụ công việc cho đến nhu cầu nghỉ dƣỡng, thƣ giãn và vui chơi, giải trí,...
Với đặc điểm tổ chức du lịch gắn liền với công việc, khách du lịch của loại
hình du lịch MICE đặc biệt đòi hỏi những cơ sở lƣu trú đáp ứng đƣợc nhu cầu của
cả hai mặt này. Chính vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, số cơ sở lƣu trú của Khánh
Hòa đã tăng lên đáng kể cả về số lƣợng lẫn xếp hạng sao về chất lƣợng.
Bảng 2.7: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tính đến tháng 12/2011
Tổng số cơ sở lƣu trú Tổng số phòng
TT Phân loại cơ sở lƣu trú du lịch
(cơ sở) (phòng)
I Khách sạn 487 11.484
1 Xếp hạng 5 sao 06 1.111
2 Xếp hạng 4 sao 05 1.026
3 Xếp hạng 3 sao 24 1.753
4 Xếp hạng 2 sao 87 2.494
5 Xếp hạng 1 sao 97 1.533
Xếp hạng Nhà nghỉ du lịch đạt
6 10 107
tiêu chuẩn
Chƣa phân loại xếp hạng theo
7 258 3.460
Luật Du lịch
II Nhà khách 16 564
Nguồn: Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012B.
Tính đến tháng 12 năm 2011, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có trên 500 cơ sở
lƣu trú, trong đó có 35 khách sạn đƣợc xếp hạng từ 3 sao trở lên với gần 4000
phòng, có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu lƣu trú của khách du lịch MICE. Việc
đầu tƣ xây dựng các khách sạn từ 3 đến 5 sao ở Khánh Hòa đang ngày càng đƣợc
quan tâm và chú trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách
du lịch. Đối tƣợng khách du lịch MICE quốc tế đến Việt Nam đa phần là từ các tập
đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới, các quan chức Chính phủ cấp cao, nên họ
thƣờng có yêu cầu về các trung tâm MICE chuyên nghiệp tại Khánh Hòa. Trong đó
41

phải kể đến một số thƣơng hiệu nổi tiếng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc
tế, và đƣợc biết đến nhƣ những trung tâm cung cấp dịch vụ MICE chuyên nghiệp
trên cả nƣớc nhƣ: Vinpearl, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Sunrise Hotel, Novotel,
Sheraton, Diamond Bay, Nha Trang Plaza,... Những trung tâm này nổi tiếng bởi
đƣợc trang bị những phòng hội nghị có sức chứa lớn, cơ sở trang thiết bị kỹ thuật
hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, có khả năng tƣơng thích, linh hoạt để đáp ứng yêu
cầu tổ chức các sự kiện tầm cỡ lớn, có uy tín trong nƣớc, trên khu vực và quốc tế.
Bảng 2.8: Thống kê một số trung tâm MICE nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa
Yasaka- Nha
Sheraton Diamond
Trung tâm Vinpearl Saigon- Sunrise Trang
Nhatrang Bay
Nhatrang Plaza
Số phòng ở
485 201 123 284 668 150
(phòng)
Sức chứa
phòng hội nghị 1.350 400 370 400 7.500 1.000
(ngƣời/phòng)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ GTCTOUR, 2012.
Theo thống kê, tính đến thời điểm này, các trung tâm tổ chức MICE tại tỉnh
Khánh Hòa đã có khả năng phục vụ những sự kiện, hội họp, hội nghị với số lƣợng
tham dự lên đến 7.500 ngƣời, kèm theo số lƣợng phòng lƣu trú lớn, sang trọng, tiện
nghi lên đến gần 2.000 phòng, sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho các doanh nhân, quan
chức, du khách tham gia chƣơng trình du lịch MICE mà không phải lo ngại đến tình
trạng thiếu hụt phòng.
Theo đánh giá của Câu lạc bộ tổ chức hội nghị, hội thảo Việt Nam (Vietnam
Meeting and Incentive Club), hiện nay tại Khánh Hòa có hai trung tâm Hội nghị
MICE đƣợc quan tâm và đánh giá cao nhất, có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch
vụ cao cấp phục vụ cho du khách MICE quốc tế từ công việc cho đến giải trí, nghỉ
ngơi là Vinpearl Resort và Diamond Bay Resort. Trong nhiều năm qua, hai trung
tâm này đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế, đánh dấu tên tuổi trong lòng
các du khách quốc tế, đặc biệt là các khách du lịch cao cấp của loại hình MICE.
Vinpearl Resort là khu khách sạn nghỉ dƣỡng tiêu chuẩn 5 sao với 485 phòng
42

tiện nghi đƣợc thiết kế sang trọng, nội thất hiện đại với cảnh quan thiên nhiên có cả
biển và núi rừng hùng vĩ, đƣợc mệnh danh là “Viên ngọc trai lấp lánh gắn trên
vƣơng miện của nữ hoàng biển khơi”. Không chỉ có vẻ đẹp quyến rũ và thân thiện,
Vinpearl Resort Nha Trang còn có hệ thống phòng họp và phòng hội nghị có sức
chứa từ 35 đến 1.350 ngƣời, là không gian lý tƣởng cho các hội nghị, hội thảo,
những bữa tiệc lớn hay hoạt động trƣng bày triển lãm cùng tiệc Cocktail, đƣợc trang
bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại, kể cả internet và video conference cho
phép kết nối đa quốc gia. Ngoài ra phải kể đến Trung tâm Hội nghị và Biểu diễn đa
năng ở đây, đƣợc thiết kế có sức chứa 1.500 chỗ ngồi cùng hệ thống âm thanh, ánh
sáng và trang thiết bị tối tân đẳng cấp quốc tế. Trung tâm Hội nghị và Biểu diễn đa
năng là nơi thƣờng xuyên diễn ra các sự kiện chính trị - văn hóa nghệ thuật tầm cỡ
quốc tế nhƣ: Hội nghị cấp Bộ trƣởng và Thứ trƣởng Tài chính – Du lịch trong
khuôn khổ APEC lần thứ 22 – tháng 10 năm 2006; Hội thảo Lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn – kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc” tháng 11 năm 2008; Hội nghị Bộ trƣởng Bộ tài chính và
Thống đốc Ngân hàng ASEAN lần thứ 14 – tháng 4 năm 2010; các cuộc thi Hoa
hậu Việt Nam, Hoa hậu thế giới ngƣời Việt năm 2007 và 2010, Hoa hậu Trái Đất
năm 2010, vòng Chung kết Sao Mai 2007,... Vinpearl Resort còn có Khu biểu diễn
nghệ thuật ngoài trời gồm sân khấu di động với 5.000 chỗ ngồi và hệ thống âm
thanh, ánh sáng hiện đại nhất. Du khách MICE đến Vinpearl Resort đƣợc phục vụ
bởi hệ thống nhà hàng và quầy bar đẳng cấp quốc tế; các hoạt động thể thao và giải
trí đa dạng nhƣ mô-tô nƣớc, lƣớt sóng, dù bay, thuyền buồm, câu cá, bơi, lặn,...;
trung tâm mua sắm với nhiều sản phẩm tinh tế, sang trọng; vƣờn trẻ; khu spa cạnh
biển,... đáp ứng mọi nhu cầu da dạng của du khách sau những buổi hội họp căng
thẳng. Vừa qua, Vinpearl Resort vinh dự đƣợc tổ chức World Travel Awards bình
chọn là Khu nghỉ dƣỡng hàng đầu Việt Nam năm 2011 (GTCTOUR, 2012C). Bên
cạnh đó, Vinpearl Resort còn có sự kết hợp với khu vui chơi giải trí Vinpearl Land
có quy mô sánh ngang nhiều công viên giải trí hàng đầu của các nƣớc trong khu vực
và trên thế giới, và khu nghỉ dƣỡng cao cấp Vinpearl Luxury tiêu chuẩn 6 sao, giúp
đáp ứng những nhu cầu đa dạng và khó tính nhất của các khách du lịch của loại
43

hình MICE đến từ khắp nơi trên thế giới.


Khu nghỉ dƣỡng Diamond Bay Resort có tên tuổi gắn liền với cuộc thi Hoa
hậu Hoàn vũ 2008 và Hoa hậu Trái Đất 2010. Diamond Bay có diện tích khoảng
180ha, nằm trên trục đƣờng chính từ sân bay Cam Ranh vào thành phố Nha Trang
(cách sân bay Cam Ranh khoảng 20 phút và trung tâm Nha Trang 10 phút ô tô
chạy). Diamond Bay chia thành 4 khu vực với đầy đủ khu vui chơi giải trí với nhiều
hình thức nhƣ nhảy dù, thuyền Kayak, phao chuối, mô-tô nƣớc, công viên nƣớc,...;
hệ thống nhà hàng, quán Bar sang trọng; trung tâm thƣơng mại - hội chợ - triển lãm
với sân khấu đa năng Crown Convention Center với sức chứa 7.500 chỗ; khu nghỉ
dƣỡng, spa dƣới vƣờn hoa phong lan; câu lạc bộ Golf có sân tập 18 lỗ do chuyên
gia thiết kế nổi tiếng Andy Dye thực hiện. Bên cạnh đó, Diamond Bay còn có khu
vực trung tâm báo chí rộng 2.000m2 với trang thiết bị hiện đại cho hơn 1.000 phóng
viên tác nghiệp, rất phù hợp để tổ chức những sự kiện MICE mang tầm cỡ quốc tế.
(GTCTOUR, 2012A)
Trong những năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đã định hƣớng và có nhiều chính
sách đầu tƣ phát triển, nâng cấp nhiều khách sạn cao cấp, trung tâm hội nghị có khả
năng tổ chức du lịch MICE tầm cỡ quốc tế, đang dần làm nên tên tuổi nhƣ Yasaka-
Saigon-Nhatrang, Sunrise, Sheraton Nha Trang, Novotel, Nha Trang Plaza,... để
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách MICE quốc tế. Bên cạnh đó có khu
nghỉ dƣỡng nổi tiếng Evason Hideaway vừa đƣợc tờ báo Sunday Times bầu chọn là
1 trong 20 khu nghỉ dƣỡng tốt nhất thế giới với những giải thƣởng tiêu biểu nhƣ
Tatler’s 2006 Travel Guide, 50 Romantic Escapes 2006, The Guide Award 2007 và
2008, VITA 2010,... (GTCTOUR, 2012B)
Nói tóm lại, tỉnh Khánh Hòa tự hào là địa phƣơng có cơ sở hạ tầng, hệ thống
cơ sở lƣu trú, trung tâm hội nghị, tổ chức MICE đạt tiêu chuẩn quốc tế và khả năng
khai thác tiềm năng du lịch MICE quốc tế là rất cao, xứng đáng trở thành một điểm
đến thu hút và phù hợp cho các du khách MICE khắp nơi trên thế giới.
2.2.2. Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE
Với định hƣớng tăng cƣờng phát triển du lịch trong những năm gần đây,
lƣợng khách sạn mọc lên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng nhiều, cùng với
lƣợng khách du lịch đến đây ngày càng tăng đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải đáp
44

ứng đầy đủ cả về lƣợng lẫn về chất. Thêm vào đó, du lịch MICE đƣợc xem là loại
hình du lịch cao cấp đòi hỏi sự phát triển nhân lực phải đƣợc nâng cao toàn diện
hơn nữa. Nhận thức đƣơc điều này, tỉnh Khánh Hòa đã có những mối quan tâm đến
đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau.
Về hình thức đào tạo chính quy, theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng
binh – Xã hội tỉnh Khánh Hòa, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 trƣờng Đại học
và 7 cơ sở giáo dục dạy nghiệp vụ du lịch (Kbiz Consulting, 2008). Đây là nguồn
lực chính để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào tạo mới nguồn nhân lực phục vụ cho
ngành du lịch Khánh Hòa. Sinh viên đƣợc đào tạo kiến thức cơ bản, tổng hợp, đa
ngành trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và ngoại ngữ, mỗi năm có khoảng 1.300 –
1.600 sinh viên ra trƣờng. Tuy nhiên, tại các cơ sở đào tạo chính quy này, vẫn còn
những khó khăn gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Thứ
nhất, ngành du lịch phát triển quá nhanh, quá nóng tại Khánh Hòa khiến ngành đào
tạo không theo kịp. Các trƣờng đạo tạo nghiệp vụ du lịch hiện nay đều là những
trƣờng đào tạo đa ngành, du lịch là một ngành mới bổ sung sau này. Chính vì vậy
đầu tƣ cho cơ sở vật chất, nhân sự còn rất thiếu, nhất là các phƣơng tiện giảng dạy
và thực hành của sinh viên. Các trƣờng đều chƣa có khách sạn, nhà hàng để sinh
viên vừa học vừa thực hành. Thứ hai, chƣa có giáo trình chuẩn để đào tạo nghiệp vụ
về du lịch. Các chƣơng trình đào tạo theo hệ chính quy vẫn bị gò bó bởi chƣơng
trình giảng dạy chƣa đƣợc cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển của
ngành du lịch. Chƣơng trình đào tạo thiên về hƣớng quản trị kinh doanh và nghiên
cứu ứng dụng, vì thế sẽ nặng về lý thuyết mà nhẹ về kỹ năng thực hành. Thứ ba,
thiếu cơ sở vật chất về thực hành mặc dù các trƣờng đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây
dựng mới và nâng cấp, nhƣng vẫn còn rất thiếu thốn. Hơn nữa số lƣợng sinh viên lại
đông so với điều kiện của cơ sở đào tạo nên tình trọng dạy chay, học chạy là rất phổ
biến, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành ngày càng xa. Thứ tƣ, thiếu sự liên
kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong việc phát triển đào tạo khi trƣờng
không nắm đƣợc yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp, thiếu sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cơ sở đào tạo trong việc định hƣớng
đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh.
Về hình thức đào tạo ngắn hạn, hiện tại có khá nhiều các trung tâm mở các
45

khóa đào tạo ngắn hạn để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, ngƣời đi
làm, nhƣng hầu hết là dạy ngoại ngữ và tin học, còn dạy chính thức về nghiệp vụ du
lịch thì chỉ có Trung tâm Dạy nghề nghiệp vụ Khách sạn Quốc tế Yasaka và Trung
tâm Xúc tiến Du lịch. Ngoài ra còn có một số đơn vị khác nhƣ Trung tâm Khuyến
Công, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI chi nhánh Khánh Hòa
có liên kết với một số trƣờng trong và ngoài tỉnh để mở các khóa đào tạo ngắn hạn,
về tài chính – quản trị - pháp luật. Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo của các khóa học
trên chƣa đồng đều do còn nặng lý thuyết, giảng viên thiếu kinh nghiệm, chƣa có
phƣơng pháp giảng dạy phù hợp. Quy mô tuyển sinh chỉ đáp ứng tối đa khoảng 400
học viên/năm, ngoại ngữ chuyên ngành chƣa thực sự tốt đang là một rào cản rất lớn
cho việc cung cấp nhân lực cho loại hình du lịch MICE.
Về hình thức đào tạo trong doanh nghiệp, hiện nay một số khách sạn, khu du
lịch tại Khánh Hòa tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Ví dụ nhƣ các khách
sạn 4-5 sao nhƣ Vinpearl, Sunrise, Novotel, Sofitel, Melia,... đều thuê công ty quản
lý nƣớc ngoài cung cấp dịch vụ quản lý khách sạn đồng thời đào tạo luôn đội ngũ
nhân viên tại chỗ theo tiêu chuẩn của chính họ. Đây chính là nơi cung cấp nguồn
nhân lực có chất lƣợng nhất phục vụ cho ngành du lịch hiện nay tại Khánh Hòa,
giúp các khách sạn cao cấp tại đây có thể phục vụ tốt cho loại hình du lịch MICE.
Còn lại những khách sạn, doanh nghiệp ở mức độ 2-3 sao hay thấp hơn thƣờng mời
giảng viên về đào tạo hay cán bộ lãnh đạo, cấp quản lý trong công ty tự tổ chức đào
tạo, huấn luyện nhân viên, điều này chứng tỏ nhận thức về đào tạo nhân lực của các
doanh nghiệp là khá cao. Tuy nhiên hình thức này còn tốn nhiều chi phí hoặc hiệu
quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đủ kiến thức và trình độ cần thiết.
Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch của Khánh Hòa đến 2020
Đơn vị tính: ngƣời
Loại lao động 2005 2010 2015 2020
Lao động trực tiếp trong du lịch 1.800 13.500 20.000 38.000
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 3.500 19.900 40.000 75.000
Tổng cộng 5.300 33.400 60.000 113.000
Nguồn: UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006; 2011B.
Với thực tế đào tạo kể trên và nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch
46

Khánh Hòa, tính đến nay, nhân lực phục vụ trong ngành du lịch chỉ mới có khoảng
30 - 40% đƣợc qua đào tạo, mỗi năm cũng chỉ đào tạo đƣợc khoảng 13.000 lao
động, khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu toàn ngành du lịch nhƣ dự báo. Đây là
một thách thức không nhỏ cho các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt đối với du lịch
MICE thì Khánh Hòa gặp phải một khó khăn lớn là đội ngũ nhân viên thiếu kinh
nghiệm trong việc tổ chức hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp và sự năng động
trong kỹ năng và điều hành tổ chức, phục vụ và khai thác thị trƣờng du lịch MICE.
2.2.3. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch
Trƣớc yêu cầu của xu hƣớng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với
việc đầu tƣ định hƣớng vào ngành kinh tế chủ lực là du lịch, tháng 8 năm 2001,
Trung tâm Xúc tiến Du lịch – Thƣơng mại đƣợc thành lập nhằm tổ chức các hoạt
động quảng bá, xúc tiến du lịch, góp phần kêu gọi đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng khách
du lịch trong và ngoài nƣớc. Đến năm 2009, Trung tâm đƣợc đổi tên thành Trung
tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Khánh Hòa, theo quyết định số 1272/QĐ – UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch có chức năng thực hiện các hoạt động xúc
tiến du lịch: cung cấp thông tin, tƣ vấn, tổ chức và tham gia hội chợ du lịch, giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch, phối hợp kêu gọi thu hút đầu tƣ và tiến hành các
hoạt động xúc tiến khác với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong
và ngoài nƣớc, nhất là các doanh nghiệp quốc tế - đối tƣợng của loại hình MICE.
Trung tâm đã từng bƣớc trƣởng thành, củng cố uy tín và tạo dựng đƣợc mối
quan hệ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, thƣơng mại trong và ngoài tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thƣơng mại
nhƣ hội chợ, triển lãm, quản lý khuyến mại, cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ doanh nghiệp và các hoạt động quảng bá du lịch, tham gia triển khai
các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội của địa phƣơng. Trong thời gian qua, Trung
tâm đã tổ chức và chủ trì đƣợc nhiều hoạt động hiệu quả nhƣ: Liên hoan du lịch
quốc tế Hà Nội 2005, Hội chợ du lịch quốc tế ITE 2004 – 2006, Hội chợ thƣơng
mại quốc tế Việt – Trung tại Lào Cai, Hội chợ Thƣơng mại trong thời gian diễn ra
Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2008, Festival biển 2007 và 2009,... ; tham dự quảng bá
du lịch tỉnh Khánh Hòa tại Hội chợ Sao Vàng Đất Việt tại Hà Nội, Hội chợ Thƣơng
47

mại quốc tế CREXPO 2008 tại Đà Nẵng, Hội chợ thƣơng mại quốc tế V.I.TRADE
2008 tại TP.HCM, Hội chợ Du lịch Quốc tế TRAVEX 2009 tại Hà Nội, Hội chợ
Otdykh Leisure Moscow 2011 tại Nga,... (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2011B)
Trung tâm còn đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng và trực tiếp quản lý
website của ngành du lịch địa phƣơng là www.vietnamtourism.com/khanhhoa và
địa chỉ www.nhatrang-travel.com cùng Bản đồ du lịch điện tử Thành phố Nha
Trang. Các website này đƣợc cập nhật thƣờng xuyên về các tin tức, sự kiện xúc tiến
thƣơng mại, đầu tƣ, quảng bá du lịch. Ngoài ra, Trung tâm đã xúc tiến, cung cấp
thông tin và quảng bá du lịch tỉnh Khánh Hòa cho nhiều hãng truyền hình trên thế
giới nhƣ Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,... tranh thủ trên
các kênh tham tán và tùy viên thƣơng mại Việt Nam tại các nƣớc nhƣ Chi-lê, Tây
Ban Nha, New Zealand,... đến làm việc tại Khánh Hòa để thông báo tình hình phát
triển du lịch địa phƣơng và gửi các ấn phẩm quảng bá du lịch Khánh Hòa đến thị
trƣờng nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị chức năng xuất bản
nhiều ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá du lịch nhƣ: hơn 500 VCD tiếng Anh,
Pháp, Hàn Quốc, Việt Nam để quảng bá du lịch, 20.000 tập gấp, 10.000 tờ rơi,
4.650 cẩm nang sản phẩm du lịch tiêu biểu của địa phƣơng, 6.350 logo du lịch
Khánh Hòa, 10.000 bản đồ du lịch.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2005 – 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Khánh Hòa cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM đã ký kết Chƣơng
trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2005 – 2010 và đã đạt đƣợc một số kết quả
đáng ghi nhận. Ngành Du lịch hai địa phƣơng đã phối hợp quảng bá hình ảnh, sản
phẩm du lịch của mỗi địa phƣơng thông qua các sự kiện văn hóa du lịch nhƣ: Ngày
hội du lịch TP.HCM, Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM (ITE), Lễ hội các món ngon.
Tại hội nghị vào tháng 12 năm 2011, lãnh đạo hai Sở đã tiếp tục ký kết Chƣơng
trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2012 – 2017. (Sở VH,TT&DL, 2012)
Việc quảng bá xúc tiến du lịch không chỉ đƣợc sự quan tâm của tỉnh mà các
doanh nghiệp cũng rất mạnh tay trong việc quảng bá thƣơng hiệu cho riêng mình.
Lãnh đạo Sở VH,TT&DL Khánh Hòa đánh giá, những năm qua, công tác
xúc tiến du lịch đã đƣợc chú trọng hơn. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến, quảng bá
48

các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa vẫn chƣa tƣơng xứng với sự phát triển du lịch
của tỉnh; việc xúc tiến ở thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là các nƣớc có nhiều khách du
lịch đến với Khánh Hòa, vẫn còn yếu. Kinh phí xúc tiến du lịch còn ít, dẫn đến khó
khăn trong việc đẩy mạnh công tác quảng bá thƣơng hiệu du lịch Khánh Hòa sang
các thị trƣờng khách du lịch trọng điểm và tiềm năng nhƣ Anh, Pháp, Nhật, Nga,
Đức, Úc,... Bà Phan Thanh Trúc – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Khánh Hòa cho
rằng, những năm qua, lƣợng khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng nhƣng đó là nhờ sự
hƣởng lợi từ nhiều phía, chứ không phải do chúng ta làm tốt công tác xúc tiến du
lịch. (Báo Khánh Hòa, 2012)
Vì vậy, mặc dù đã có nhiều đầu tƣ và phát triển, hoạt động quảng bá và xúc
tiến du lịch tại Khánh Hòa cần phải có những hoạt động đột phá để thay đổi tình
hình, đẩy mạnh công tác xúc tiến để đạt nhiều hiệu quả hơn nữa trong việc xây
dựng hình ảnh Khánh Hòa trở thành một điểm đến lý tƣởng cho MICE quốc tế
trong mắt du khách nƣớc ngoài.
2.2.4. Hoạt động quản lý của chính quyền
Hiện tại, có 2 cơ quan chính quản lý hoạt động du lịch tại tỉnh Khánh Hòa là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du
lịch Khánh Hòa trực thuộc Sở. (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2009B; 2009C)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, tham mƣu và giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nƣớc về: văn hóa; thể dục; thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo (trừ quảng
cáo trên các phƣơng tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuẩt bản phẩm),...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dƣới sự quản lý của các cơ quan ban ngành kể trên, trong thời gian vừa qua,
hoạt động du lịch tiếp tục đạt đƣợc những kết quả khả quan và có nhiều mặt tiến bộ
rõ rệt. Điểm nổi bật là các mục tiêu chủ yếu phát triển du lịch đều có mức tăng
trƣởng bình quân cao hơn so với kế hoạch đề ra. Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc nâng
cấp và đầu tƣ với tiêu chuẩn chất lƣợng cao, đặc biệt một số điều kiện cơ sở hạ tầng
cho loại hình Du lịch MICE tiếp tục đƣợc đầu tƣ, tạo điều kiện tổ chức thành công
49

các sự kiện, lễ hội có quy mô Quốc gia và Quốc tế, làm nổi bật các hoạt động văn
hóa du lịch, góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh Khánh Hòa trong và ngoài nƣớc.
Công tác quản lý nhà nƣớc về địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Công tác quy
hoạch, đầu tƣ xây dựng, phát triển năng lực kinh doanh; công tác thông tin, quảng
bá, xúc tiến du lịch và phát triển du lịch văn hóa; công tác an ninh trật tự, vệ sinh
môi trƣờng; công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã đƣợc quan tâm và
đẩy mạnh (Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012A).
Bên cạnh đó còn có sự liên kết hợp tác giữa các chính quyền trong việc phát
triển du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cùng với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch TP.HCM đã ký kết Chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch giai
đoạn 2005 – 2010 và đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận. Sở VH,TT&DL
TP.HCM đã tổ chức các đoàn famtrip khảo sát du lịch, tổ chức cho các doanh
nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tƣ tại Khánh Hòa. Đến nay, trên địa bàn Khánh Hòa có
26 dự án du lịch do các nhà đầu tƣ TP.HCM làm chủ đầu tƣ với tổng số vốn trên
6.000 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả
cao. Ngoài ra, ngành du lịch hai địa phƣơng cũng đã trao đổi kinh nghiệm trong
công tác quản lý, hợp tác bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, hợp tác xây
dựng, phát triển các sản phẩm du lịch nhƣ tổ chức đón khách du lịch tàu biển,... Tại
hội nghị vào tháng 12 năm 2011, lãnh đạo hai Sở đã ký kết Chƣơng trình hợp tác
phát triển du lịch giai đoạn 2012 – 2017. Theo đó, việc hợp tác phát triển du lịch
giữa hai địa phƣơng sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực: trao đổi thông tin về tình hình phát
triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch;
phát triển sản phẩm du lịch; quy hoạch, kêu gọi đầu tƣ. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa
và TP.HCM sẽ tổ chức họp sơ kết định kỳ hai năm một lần để đánh giá tình hình
hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phƣơng.
Có thể thấy công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Khánh Hòa đƣợc củng
cố và tăng cƣờng, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển, giữ vững an ninh, quốc phòng địa phƣơng. Tuy nhiên, xét về mặt chuyên môn
hóa theo loại hình du lịch, thì việc quản lý của cơ quan chính quyền vẫn chƣa thực
sự sâu sát, đặc biệt là đối với loại hình du lịch MICE.
Mặc dù nhận thức đƣợc những lợi thế để phát triển loại hình du lịch MICE
50

và định hƣớng chính theo loại hình này, nhƣng các cơ quan quản lý đến nay chƣa có
một bộ phận chuyên biệt nào phụ trách loại hình này, tại Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Khánh Hòa cũng chƣa có một cơ sở dữ liệu nào thống kê số liệu về loại
hình này cũng nhƣ chƣa có những chính sách đặc biệt nào để đầu tƣ phát triển cho
loại hình này. Đến nay, chỉ có Tổng cục Thống kê Việt Nam tổ chức những cuộc
điều tra về chi tiêu và lƣu trú của khách du lịch quốc tế, nhƣng những cuộc điều tra
này không thƣờng xuyên và cập nhật theo thời gian. Điều này khiến các hoạt động
về MICE của các tổ chức, doanh nghiệp còn riêng lẻ và chƣa có sự liên kết mạnh
mẽ với nhau, và thể hiện sự quan tâm chƣa đúng mức của chính quyền địa phƣơng
trong việc định hƣớng phát triển loại hình du lịch giàu tiềm năng này. Thêm vào đó,
các văn bản pháp quy dành cho loại hình này, những chiến lƣợc phát triển MICE
cũng chƣa đƣợc hoàn chỉnh hay phổ biến rộng rãi, khiến các doanh nghiệp, tổ chức
dịch vụ MICE chƣa nhận thức đƣợc định hƣớng cụ thể của ngành du lịch.
2.3. Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa
2.3.2. Những kết quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua
Trong giai đoạn 2005 – 2011, Khánh Hòa đã có những bƣớc phát triển khá
toàn diện và vững chắc. Các nội dung cơ bản của chƣơng trình phát triển du lịch
Khánh Hòa đã đƣợc triển khai khá đồng bộ, hầu hết các chỉ tiêu đều vƣợt kế hoạch
đề ra.
Xét về vị thế trong loại hình du lịch MICE, Khánh Hòa đƣợc đánh giá là một
trong những tỉnh thành có khả năng khai thác mạnh loại hình này trên cả nƣớc, cùng
với Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng và Đắc Lắc
(AVALA, 2011). Trong thời gian vừa qua, các chỉ số về doanh thu, lƣợt khách, tỷ
trọng đóng góp của du lịch MICE tỉnh Khánh Hòa đối với cả nƣớc đều tăng theo
thời gian. Khánh Hòa dần khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm
du lịch hàng đầu của Việt Nam có khả năng đáp ứng những yêu cầu chuyên nghiệp
theo tiêu chuẩn quốc tế của du lịch MICE.
Về cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật, Khánh Hòa tự hào là một trong những
địa phƣơng có giao thông ổn định, phát triển nhất nƣớc. Với cảng hàng không quốc
tế Cam Ranh và cảng biển du lịch quốc tế Nha Trang, số lƣợt du khách quốc tế đến
Khánh Hòa ngày càng tăng. Thêm vào đó, Khánh Hòa đã và đang xây dựng thêm
51

nhiều khách sạn, khu nghỉ dƣỡng nổi tiếng trong nƣớc và khu vực nhƣ: Evason
Hideaway at Ana Mandara, Sunrise, Vinpearl Land, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Ana
Mandara, Diamond Bay,... Nhiều tập đoàn quản lý du lịch nổi tiếng thế giới đã có
mặt tại Khánh Hòa nhƣ: Accor, StarWood, Six Senses Resort & Spa, Mariott,...
Về công tác xúc tiến du lịch, những năm gần đây, Khánh Hòa đã không
ngừng đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm cỡ
quốc gia và quốc tế nhƣ: Hoa hậu Việt Nam 2006, Hoa hậu thế giới ngƣời Việt
2007 và 2010, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010, các chƣơng trình
Festival Biển 2007 và 2009; tham gia các Hội chợ trong nƣớc và quốc tế, góp phần
quảng bá hình ảnh Khánh Hòa, từng bƣớc khẳng định thƣơng hiệu du lịch Khánh
Hòa. Đây là những bƣớc đi đầu tiên trong lộ trình xây dựng Khánh Hòa trở thành
điểm đến hàng đầu về du lịch và tổ chức sự kiện của Việt Nam.
Khánh Hòa không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch với quy mô
và sản phẩm ngày càng đa dạng, hấp dẫn, đặc biệt là hoạt động tham quan, nghỉ
dƣỡng, vui chơi giải trí thể thao trên biển, du lịch lặn biển, du lịch sinh thái biển núi
kết hợp, du lịch văn hóa gắn với làng nghề, với cộng đồng dân cƣ, du lịch MICE;
không ngừng có các chính sách đào tạo nhân lực cho ngành du lịch; chính quyền địa
phƣơng không ngừng đề ra các chính sách hợp tác và phát triển du lịch, tạo điều
kiện thuận lợi cho loại hình MICE ngày càng phát triển.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù những kết quả đạt đƣợc trong thời gian vừa qua của loại hình du lịch
MICE Khánh Hòa là rất đáng khích lệ, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế khiến địa
phƣơng chƣa phát huy hết tiềm năng phát triển loại hình này. Kết quả thu đƣợc từ
hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE của ngành du lịch Khánh Hòa còn rất
khiêm tốn so với một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội và TP.HCM. (Vietmarks, 2011)
Thứ nhất là sự thiếu đồng bộ và đa dạng trong việc đầu tư xây dựng, phát
triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch MICE. Cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật của Khánh Hòa trong thời gian qua không ngừng đƣợc đầu tƣ xây
dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các du khách quốc tế. Tuy nhiên sự
phát triển này vẫn chƣa đồng bộ khi nhiều khách sạn, khu nghỉ dƣỡng cao cấp xuất
hiện nhƣng lại thiếu chỗ ăn uống, vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm lớn dẫn đến
52

hạn chế mức chi tiêu của du khách, cũng nhƣ thời gian lƣu trú tại địa phƣơng; nhiều
đơn vị chỉ tập trung khai thác những cái sẵn có chứ chƣa tạo ra sản phẩm du lịch
đặc biệt, mang tính đặc trƣng để thu hút và giữ chân du khách MICE.
Thứ hai, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch MICE còn yếu, chưa tương
xứng với tiềm năng và sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Anh Luyện Mạnh
Cƣờng, phó giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch bày tỏ: “Tiềm năng du
lịch của Khánh Hòa không hề thua kém những điểm du lịch biển nổi tiếng thế giới
nhƣ Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) nhƣng chƣa đƣợc du khách quốc tế biết
nhiều. Ở thị trƣờng quốc tế, thƣơng hiệu du lịch Khánh Hòa còn khá yếu.” (xem
thêm Phụ lục 2). Công tác xúc tiến du lịch của Khánh Hòa chƣa thực sự chuyên
nghiệp và hiệu quả, cũng nhƣ chiến lƣợc xúc tiến bài bản và lâu dài, chƣa đƣợc đầu
tƣ kinh phí và hỗ trợ các chính sách nhiều, nên đã ảnh hƣởng đến việc thu hút khách
quốc tế. Có thể nói, xúc tiến du lịch vẫn là một vấn đề nóng, một câu chuyện dài
của ngành Du lịch Khánh Hòa.
Thứ ba, cung lao động của du lịch Khánh Hòa chưa đáp ứng đủ cả về số
lượng và chất lượng. Về công tác phát triển nguồn nhân lực, mặc dù Khánh Hòa đã
nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đầu tƣ phát
triển nhiều cơ sở đào tạo đa dạng về hình thức, nhƣng đầu ra về nhân lực này vẫn
chƣa đáp ứng đủ yêu cầu cả về chất lƣợng và số lƣợng, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lƣợng cao để có thể phục vụ cho loại hình du lịch MICE. Nguyên nhân của
thực trạng này là do chƣơng trình đào tạo của các cơ sở còn rập khuôn, thiếu chuyên
nghiệp, mang tính lý thuyết cao; thiếu cán bộ giáo viên giảng dạy nghiệp vụ chuyên
nghiệp; thiếu cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu thực hành kỹ năng nghề; chƣa có sự
liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề, các kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và các
doanh nghiệp sử dụng lao động nhằm nhận dạng một cách có hệ thống và thƣờng
xuyên nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch.
Bên cạnh đó, giữa các khách sạn, các đơn vị lữ hành, các đơn vị kinh
doanh dịch vụ du lịch cũng chưa có sự liên kết để khai thác lượng khách quốc tế
đến với Khánh Hòa, trong khi MICE đòi hỏi một sản phẩm tổng hợp của nhiều
dịch vụ cung ứng trọn gói cho các đoàn gồm vận chuyển, lƣu trú, tổ chức hội nghị,
hội thảo, xây dựng chƣơng trình nhóm, chƣơng trình tham quan,...; công tác quản
53

lý, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng chƣa chặt chẽ; chính quyền chưa thực sự
quan tâm đúng mức đến loại hình du lịch MICE khi chƣa có chính sách quản lý,
quy hoạch phát triển tập trung vào loại hình này, chƣa có định hƣớng cụ thể về
hƣớng đi chính của ngành du lịch, chƣa có sự liên kết giữa các đơn vị quản lý nhà
nƣớc với các doanh nghiệp làm du lịch; đặc biệt là chƣa thành lập một cơ quan ban
ngành nào chuyên phụ trách loại hình du lịch MICE nhằm quản lý, xúc tiến và
khuyến khích đầu tƣ phát triển loại hình này;... là những hạn chế cần đƣợc khắc
phục của ngành du lịch Khánh Hòa để có thể phát triển tƣơng xứng với tiềm năng
của tỉnh.
Sơ kết chƣơng 2: Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã đƣợc xây dựng ở Chƣơng 1,
Chƣơng 2 chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của
loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 thông qua
các chỉ tiêu đặc trƣng của du lịch quốc tế nhƣ số lƣợt khách, doanh thu, cơ cấu
khách du lịch, chi tiêu và thời gian lƣu trú trung bình. Bên cạnh đó, căn cứ vào cách
điều kiện phát triển du lịch MICE ở Chƣơng 1, Chƣơng 2 còn giới thiệu thực trạng
phát triển loại hình du lịch này trong thời gian qua, từ đó rút ra những thành quả đã
đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, cùng với nguyên nhân của những thành quả
và hạn chế này. Đây chính là cơ sở để đƣa ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực
nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa hiệu quả nhất, tƣơng
xứng với những tiềm lực và khả năng mà địa phƣơng đang sở hữu.
54

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU


LỊCH MICE TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2020
3.1. Một số dự báo xu hƣớng phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam,
khu vực và trên thế giới
3.1.1. Xu hƣớng phát triển MICE trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, loại hình du lịch MICE đang đƣợc các nhà tổ chức du
lịch quan tâm đặc biệt, triển khai và phổ biến trên nhiều quốc gia, vì nó tạo ra nhiều
lợi ích kinh tế và xã hội, tạo sự giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia. Đến nay, loại
hình này ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực đã mang những sắc thái và tiến độ phát triển
khác nhau, ngày càng đa dạng và phong phú theo những cách khai thác và sáng tạo
khác nhau. Việc tìm hiểu và dự báo xu hƣớng phát triển loại hình du lịch MICE trên
thế giới và khu vực sẽ là cơ sở khoa học nhất đề định hƣớng con đƣờng phát triển
du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hiệp hội, Hội nghị thế giới (ICCA), giá trị
kinh tế của loại hình du lịch MICE là rất đáng chú ý:
- Chi tiêu trung bình của mỗi cuộc hội họp quốc tế lên đến
343USD/ngƣời/ngày.
- Chi tiêu trung bình mỗi năm của các hiệp hội, các công ty lớn trên thế giới
dành cho việc hội họp là 3 tỷ USD.
- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thƣởng (trong nƣớc và quốc
tế) đạt 280 tỷ USD.
Mỗi năm, du lịch MICE đóng góp khoảng 300 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng
GDP của toàn nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo gần 5.490 tỷ USD cho các lĩnh
vực, ngành nghề có liên quan. (Vietmarks, 2011)
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch này đã phát triển mạnh ở các
nƣớc châu Âu, khi các nƣớc này đứng đầu thế giới về thị phần du lịch MICE. Số
lƣợng các cuộc hội nghị quốc tế tổ chức ở lục địa này luôn chiếm hơn 50% tổng số
các hội nghị quốc tế trên toàn thế giới. Các nhóm khu vực tiếp đến là châu Á – Thái
Bình Dƣơng, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi (SEE Business Travel & Meetings,
2010). Một số quốc gia đứng đầu về số lƣợng các cuộc hội họp, hội nghị là: Mỹ,
Anh, Đức, Nhật,... Những quốc gia mà ngành du lịch MICE đang phát triển: Úc,
55

Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch,... Các nƣớc này đang đƣợc đánh
giá có nhu cầu cao và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc hội họp, hội thảo.
Tuy nhiên, theo xu hƣớng mới mà Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự
đoán, du lịch MICE đã và đang dần phát triển mạnh ở các nƣớc châu Á. Điển hình
nhất phải kể đến Trung tâm Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), một trong những
nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất châu Á – Thái Bình Dƣơng, với 4,5 triệu
lƣợt khách/ năm. Trung tâm Hội nghị Impact (Thái Lan) thu hút khoảng 3 triệu
khách MICE/năm, nƣớc này hiện nay là điểm đến thứ 18 của thế giới đối với khách
MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế đƣợc tổ chức mỗi năm. Bên cạnh đó còn có
quốc gia Nhật Bản nổi bật ở loại hình hình này khi năm 2010 đƣợc công bố là năm
MICE Nhật Bản tại Hội nghị Nhóm công tác về Du lịch của APEC (TWG) ở Peru
năm 2011 (Bộ VH,TT&DL Việt Nam, 2010).
UNWTO (2012A) cũng dự báo lƣợt khách du lịch quốc tế đang trên đà đạt
kỷ lục, mặc dù tăng trƣởng du lịch sẽ chậm hơn một chút vì nhiều lý do. Sẽ có sự
tăng trƣởng mạnh mẽ hơn ở châu Á – Thái Bình Dƣơng và châu Phi, cả hai đều từ
4% đến 6%, trong khi mức tăng trƣởng ở châu Mỹ và châu Âu là 2% đến 4%.
UNWTO hy vọng số lƣợt khách du lịch sẽ đạt 1,8 tỷ vào năm 2030. Bên cạnh đó,
các loại hình du lịch truyền thống nhƣ du lịch sinh thái sẽ nhƣờng chỗ cho các loại
hình du lịch mới nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch khám phá và du lịch MICE. Trong
thập niên tới, UNWTO dự báo loại hình du lịch MICE tiếp tục tăng trƣởng do nhu
cầu hội họp giữa các tổ chức, Chính phủ, tập đoàn kinh tế để giải quyết các vấn đề
mới sẽ thúc đẩy du lịch MICE phát triển. Đối tƣợng khách doanh nhân, tập đoàn và
tổ chức lớn vẫn là ƣu tiên và quan tâm nhiếu nhất của các nhà kinh doanh du lịch.
Theo Giám đốc chiến lƣợc marketing và xu hƣớng du lịch của UNWTO,
John Kester, loại hình du lịch MICE sẽ tiếp tục tuân theo xu hƣớng này trong nhiều
năm nữa, các điểm đến mới nổi sẽ tốt hơn các nƣớc phát triển. Nhu cầu và thị hiếu
của nhóm khách du lịch MICE sẽ có xu hƣớng tăng cao và phức tạp hơn, sẽ là sự
cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia và khu vực. Loại hình này còn khó bị ảnh
hƣởng bởi suy thoái kinh tế, bởi nó đã chứng minh khả năng hồi phục khá nhanh;
hội nghị, triển lãm là những kế hoạch dài hạn và đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nên sẽ
không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào ở lĩnh vực này (Hospitalite Việt Nam, 2012).
56

3.1.2. Xu hƣớng phát triển du lịch MICE tại Đông Nam Á


Nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng phát triển năng động và cạnh
tranh, trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á luôn đƣợc đánh giá là điểm
đến an toàn, thân thiện và thu hút đối với du khách quốc tế của mọi loại hình. Nhận
thức đƣợc giá trị của du lịch MICE quốc tế, khu vực này đã có nhiều đầu tƣ đáng kể
vào loại hình du lịch kết hợp hội nghị, khen thƣởng, hội thảo và triển lãm này nhằm
đẩy mạnh phát triển. Các điểm đến nhƣ Singapore, Bangkok, Jakarta, Kuala
Lumpur,... đã trở nên quá quen thuộc với đối tƣợng du khách MICE quốc tế. Đặc
biệt, phải kể đến hai quốc gia Thái Lan và Singapore đã có nhiều thành tựu đáng kể
trong thời gian qua.
Singapore tập trung đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những dự án lớn để
phát triển du lịch và những điểm tham quan thu hút du khách. Đến nay, tại nƣớc này
đã có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn
ngƣời nhƣ Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Suntec Singapore, Trung tâm
Thƣơng mại Quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa.
Theo thống kê của STB, hàng năm khách làm ăn kinh doanh và khách MICE chiếm
khoảng 28% tổng lƣợt khách đến Singapore, và đem lại gần 35% doanh thu của
toàn ngành du lịch (khoảng 4 tỷ SGD). Đến nay, Singapore đƣợc đánh giá là trung
tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á. (Ministry of Foreign Affairs Singapore,
2012)
Thái Lan đang có những kế hoạch táo bạo trong việc thu hút các cuộc hội
thảo, hội nghị, triển lãm về nƣớc này với ngày càng nhiều văn phòng marketing
đƣợc khai trƣơng trên thế giới, phấn đấu trở thành địa điểm tổ chức ngành công
nghiệp MICE đƣợc yêu thích ở khu vực ASEAN và trên toàn cầu theo tầm nhìn dài
hạn (Báo Doanh nhân Sài Gòn, 2010). Hiện nay, nƣớc này đã có 5 trung tâm hội
nghị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế và 2 trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.
Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đƣợc đánh giá tiềm năng phát triển du lịch
MICE cao nhờ cảnh quan thiên nhiên ƣu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên
thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển,...
Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại
nhiều quốc gia và khu vực, thì Đông Nam Á đƣợc thế giới công nhận nhƣ là một
57

điểm đến thân thiện và an toàn, trở thành khu vực phát triển MICE năng động và có
mức độ cạnh tranh cao.
3.1.3. Xu hƣớng phát triển ở Việt Nam
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đƣợc đánh giá là “Ngôi sao đang lên”,
một điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới, một điểm
đến an toàn, thân thiện và là thị trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Với tiến trình hội nhập toàn
cầu, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các sự kiện quốc tế, vì vậy
lƣợng khách MICE đến với Việt Nam cũng không ngừng tăng nhanh. Thời gian vừa
qua, Việt Nam tự hào với sự thành công rực rỡ của các sự kiện mang tầm cỡ khu
vực và quốc tế diễn ra tại đây nhƣ ASEM 5, APEC 2006, cuộc thi bắn pháo hoa
quốc tế tại Đà Nẵng, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010 tại
Khánh Hòa,... đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trƣờng du lịch quốc tế,
quảng bá tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam.
Từ năm 2011, Chính phủ đã đƣa ra những chính sách trực tiếp hỗ trợ ngành
Du lịch Việt Nam theo 4 trọng tâm (Báo Lao động, 2011):
- Chiến lƣợc phát triển sản phẩm – thị trƣờng: Xây dựng các dòng sản phẩm
du lịch đặc trƣng (du lịch mạo hiểm, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa theo dòng
lịch sử), tập trung vào thị trƣờng khách cao cấp với những sản phẩm mới nhƣ: du
lịch MICE, du lịch chữa bệnh và làm đẹp,...
- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc đào
tạo cũng nhƣ tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng phát
triển nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội.
- Chiến lƣợc xúc tiến quảng bá: Thay đổi phƣơng thức, lấy sản phẩm du lịch
và thƣơng hiệu du lịch làm trọng tâm nội dung xúc tiến quảng bá. Ngoài việc duy trì
và khai thác các thị trƣờng khách truyền thống cần tăng cƣờng xúc tiến quảng bá tại
thị một số thị trƣờng khách tiềm năng (Ấn Độ, Nam Phi, Trung Đông,...).
- Chiến lƣợc đầu tƣ và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông thiếu và
kém là rào cản trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tăng cƣờng
đầu tƣ hơn nữa vào cơ sở hạ tầng (giao thông, lƣu trú), phải có quy hoạch và quản
lý phù hợp với hiện trạng và phát triển của từng địa phƣơng. Đặc biệt, cần chú trọng
58

đến việc nâng cấp hạ tầng cho du lịch tàu biển khi hầu hết các cảng đón khách hiện
nay đều là cảng công nghiệp. Chọn và nâng cấp nhằm phục vụ riêng cho đối tƣợng
khách tàu biển tại một số khu vực trọng điểm.
Đƣợc sự hỗ trợ của chính phủ và nhận thấy loại hình du lịch MICE thu đƣợc
nhiều lợi ích đáng kể hơn các loại hình thông thƣờng, các công ty du lịch của Việt
Nam hiện nay đang tập trung vào kinh doanh hình thức này. Các hãng lữ hành, hàng
không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm,...
đang liên kết dịch vụ với nhau để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy
loại hình du lịch MICE. Việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO) vào năm 2007 đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam cho
các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Theo các chuyên gia, du lịch MICE tại Việt Nam sẽ
tăng trƣởng trong thời gian tới bởi lƣợng khách đến nƣớc ta thông qua MICE nhằm
tìm kiếm cơ hội đầu tƣ phát triển kinh doanh còn tiếp tục tăng. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp cần lên kế hoạch để khai thác loại hình này một cách hiệu quả, tăng
cƣờng liên kết để xây dựng một thƣơng hiệu du lịch MICE vững chắc, hấp dẫn tại
Việt Nam (Du lịch Trái tim Việt, 2011). Từ năm 2012, hình ảnh Việt Nam với vẻ
đẹp bất tận (Vietnam – The timeless charm) sẽ đƣợc quảng bá rộng rãi trên các
phƣơng tiện truyền thông quốc tế và các tạp chí thế giới, thu hút sự chú ý của du
khách MICE khắp nơi trên thế giới.
Tóm lại, có thể khẳng định du lịch MICE đang là một định hƣớng tốt của du
lịch Việt Nam trong tƣơng lai. Phát triển MICE đem lại nhiều cơ hội để mở rộng thị
trƣờng du lịch, tăng lƣợng khách quốc tế và nâng cao uy tín cho du lịch Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam chính là một trong 10 điểm đến hàng đầu của du lịch MICE
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, có tiềm năng là đối thủ cạnh tranh ngang
tầm với các trung tâm MICE khác trong khu vực Đông Nam Á là Singapore và Thái
Lan.
3.2. Quy hoạch tổng thể và định hƣớng phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020.
Cơ hội và thách thức đồi với loại hình MICE tại Khánh Hòa
3.2.1. Định hƣớng phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020
Đầu năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp nghe Sở Kế hoạch và
Đầu tƣ và Viện Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ báo cáo
59

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Theo
đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng Khánh Hòa trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế
mạnh và phát triển năng động với cơ cấu kinh tế hiện đại; là một trong những trung
tâm kinh tế lớn của cả vùng và cả nƣớc; có một số sản phẩm sản xuất và dịch vụ có
thƣơng hiệu uy tín tầm quốc gia và quốc tế; có đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân
giỏi và nguồn nhân lực có chất lƣợng khá so với vùng và cả nƣớc. Hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ, một số công trình hiện đại đạt trình độ tiên tiến so với cả nƣớc và
khu vực.
Trong đó, Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
(UBND Khánh Hòa, 2006) đề ra định hƣớng phát triển nhƣ sau:
- Phát triển du lịch theo hƣớng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng
phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.
- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất
lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bƣớc đột phá.
- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong
đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch
nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.
- Phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng
du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nƣớc, là đầu mối phân phối khách du lịch
cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của
các thành phần kinh tế khác.
- Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội,
có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Cụ thể các chỉ tiêu nhƣ sau:
- Khách du lịch: Tăng cƣờng thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón
2.300 ngàn lƣợt trong đó có gần 900 ngàn lƣợt khách quốc tế; năm 2020 đón đƣợc
3.400 ngàn lƣợt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lƣợt khách quốc tế.
- Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015
60

khoảng 5.000 tỷ VND (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VND
(doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đƣa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 2.400 tỷ
(9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VND ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cƣờng đầu tƣ, xây dựng các khu du lịch tổng hợp
và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phƣơng
(2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến,
điểm du lịch quốc gia và địa phƣơng trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ
sở lƣu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt
tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020
đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có
4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao.
- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến
năm 2015 toàn ngành du lịch Khánh Hoà đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có
khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó
có hơn 38.000 lao động trực tiếp).
Để phù hợp với thị hiếu của các thị trƣờng khách và khai thác có hiệu quả
tiềm năng du lịch, tỉnh Khánh Hòa định hƣớng phát triển chủ yếu là loại hình du
lịch nghỉ dƣỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy
biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển,...; các loại hình và sản phẩm bổ trợ: du lịch
sinh thái núi, du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch công vụ, thăm ngƣời thân
(VFR). Mục tiêu chính là đầu tƣ phát triển nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch
Khánh Hoà nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch
quốc tế, đƣa Khánh Hoà thực sự là một trọng điểm du lịch của Nam Trung Bộ nóí
riêng và cả nƣớc nói chung.
3.2.2. Cơ hội và thách thức của du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa
3.2.2.1. Cơ hội
- Trong khi tình hình thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp, mất ổn định tại
nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới thì Việt Nam đƣợc quốc tế đánh giá là điểm
đến an toàn với nền chính trị ổn định, kinh tế không bị ảnh hƣởng nhiều bởi suy
thoái toàn cầu, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều.
61

- Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng nói chung và ASEAN nói riêng đang là
một thị trƣờng đầy tiềm năng về loại hình du lịch MICE với các trung tâm tổ chức
MICE nổi tiếng nhƣ Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Malaysia,... trở
thành khu vực phát triển MICE năng động nhất và có mức độ cạnh tranh cao.
- Du khách MICE đang có xu hƣớng tìm kiếm những điểm đến mới lạ, và Việt
Nam đang đƣợc đánh giá là một điểm đến đầy tiềm năng và thú vị của loại hình du
lịch này. Thêm vào đó, thời gian qua Việt Nam đã đứng ra tổ chức nhiều sự kiện
mang tầm cỡ quốc tế và khu vực nhƣ ASEM 5, APEC 2006,... riêng tại tỉnh Khánh
Hòa là một phần APEC 2006, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010,... đã
thực sự xây dựng hình ảnh Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có thể tổ
chức sự kiện chuyên nghiệp, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới.
- Cùng với tiến trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam tham gia thành công WTO
và đang là thị trƣờng hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện để
phát triển du lịch MICE. Thêm vào đó, Chính phủ còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ
tối đa cho du lịch nhƣ miễn thị thực visa cho các nƣớc ASEAN và một số nƣớc nhƣ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,...
- Du lịch MICE đã và đang đƣợc sự quan tâm, phát triển của chính quyền tỉnh
Khánh Hòa, với những chính sách đầu tƣ phát triển theo hƣớng trọng tâm thu hút
khách quốc tế cao cấp, cũng chính là đối tƣợng du khách MICE.
3.2.2.2. Thách thức
- Khánh Hòa đƣợc biết đến là một địa danh nổi tiếng về du lịch biển đảo, chƣa
thực sự là một điểm đến phổ biến đối với khách du lịch MICE, mới chỉ là một điểm
dừng chân. Một số trang web nổi tiếng về việc giới thiệu địa điểm du lịch MICE
trên thế giới (nhƣ www.micepoint.com) vẫn chƣa có sự xuất hiện của tỉnh Khánh
Hòa.
- Sự cạnh tranh của các trung tâm MICE quy mô lớn và đã hoạt động lâu dài
nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia,... trong khu vực ASEAN. Trong khi những
trung tâm này không ngừng đầu tƣ những khoản lớn, cũng nhƣ phát triển sản phẩm
dịch vụ toàn diện, mới mẻ (nhƣ công nghệ BTMICE tại Singapore đầu tƣ với số vốn
khoảng 2 tỷ SGD).
- Chƣa có sự liên kết, hợp tác giữa các vùng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm
62

du lịch, dẫn đến sự nhàm chán, kém thu hút và giảm khả năng giữ chân du khách
MICE.
- Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang có xu hƣớng tăng cao, ảnh hƣởng đến
việc phát triển du lịch MICE.
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tinh Khánh
Hòa từ nay đến 2020
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tại tỉnh Khánh Hòa, nhận thức và dự báo
đƣợc xu hƣớng phát triển của loại hình du lịch MICE trong nƣớc, khu vực và trên
thế giới, có thể thấy du lịch MICE thực sự rất tiềm năng, đem lại nhiều lợi ích cả về
mặt kinh tế, xã hội cho tỉnh và xứng đáng trở thành loại hình du lịch trọng điểm mà
tỉnh Khánh Hòa nên đầu tƣ và có những giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Bằng những nghiên cứu và kiến thức của mình, cùng với kết quả khảo sát về đánh
giá mức độ cần thiết của việc cải thiện một số yếu tố nhằm phát triển du lịch MICE
của du khách đến Khánh Hòa, ý kiến của một số chuyên gia trong ngành qua phỏng
vấn, thực địa (xem thêm phần Phụ lục), dƣới đây tác giả xin phép đề xuất một số
giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình này một cách hiệu quả và trọng tâm tại
tỉnh Khánh Hòa.
3.3.1. Giải pháp thành lập cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE
tại Khánh Hòa – MICE Bureau
3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Thực trạng cho thấy ở Khánh Hòa hiện nay, các cơ sở khai thác kinh doanh
loại hình du lịch MICE là nhiều hơn hẳn và nổi trội hơn so với các loại hình khác,
chính vì thế việc quản lý và định hƣớng cho loại hình này là không thể thiếu.
- Học tập kinh nghiệm của Singapore, thể hiện định hƣớng phát triển loại hình
du lịch MICE là một trong những chiến lƣợc kinh tế trọng tâm của chính quyền tỉnh
Khánh Hòa trong tƣơng lai, khắc phục hạn chế thiếu định hƣớng phát triển cụ thể và
thể hiện sự quan tâm đúng mực của chính quyền cho du lịch MICE giống nhƣ
TP.HCM hay những địa phƣơng khác.
- Việc thành lập một cơ quan chuyên trách sẽ khuyến khích và liên kết phát
triển MICE giữa các đơn vị khai thác và kinh doanh hình thức du lịch này, đóng vai
trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE.
63

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp


Có thể nói, việc Khánh Hòa chƣa có một trung tâm chuyên nghiệp chuyên
trách cho việc phát triển loại hình du lịch MICE nhƣ các nƣớc trên thế giới để điều
phối chung cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này, đã phần nào khiến cho việc
phát triển MICE chƣa hiệu quả và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng
này.
Mặc dù hiện nay ở nƣớc ta đã có một số tổ chức chuyên trách MICE nhƣ
Câu lạc bộ Vietnam Meeting and Incentive tập hợp các công ty du lịch lớn, một số
khách sạn 5 sao và Hàng không Việt Nam cũng nhƣ Trung tâm CITE (Center of
Incentive Tour & Events) của Bến Thành tourist, đã góp phần quảng bá hình ảnh du
lịch MICE cho Việt Nam, nhƣng vẫn còn nhiều mặt hạn chế do khách hàng thiếu
thông tin về Việt Nam, khách hàng Việt Nam có thói quen tự tổ chức, Việt Nam
chƣa có thị trƣờng, chƣa có tên tuổi và chiến lƣợc marketing để phát triển thị phần
MICE. Chính vì thế, việc thành lập MICE Bureau là hết sức cần thiết để phát triển
hiệu quả loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa.
Sở VH,TT&DL Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan ban ngành phụ trách
mảng du lịch của tỉnh thành lập một Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE – MICE
Bureau – nhằm làm nòng cốt để điều khiển mọi hoạt động kinh doanh loại hình du
lịch MICE của tỉnh:
- Trung tâm này hoạt động nhƣ một tổ chức tự chủ về tài chính, có thu chi
riêng trong quá trình hoạt động.
- Nguồn vốn đƣợc hình thành từ ngân sách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và từ các dịch vụ phục vụ cho khách hàng và các đơn vị kinh doanh MICE.
- Trung tâm này là một tổ chức chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, đƣợc thành lập để tƣ vấn, đề ra các chính sách, định hƣớng chung, giải
quyết các vấn đề xảy ra về hoạt động MICE, liên kết các đơn vị kinh doanh lĩnh vực
này cũng nhƣ phụ trách các đề án hỗ trợ phát triển du lịch Khánh Hòa một cách toàn
diện.
- Trung tâm phụ trách chính hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch MICE của
Khánh Hòa trong nƣớc và trên thế giới, xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm
đến MICE lý tƣởng, cũng nhƣ đảm bảo cho các sự kiện quốc tế và khu vực tại đây
64

diễn ra suôn sẻ, chuyên nghiệp và tạo dấu ấn.


Qua quá trình nghiên cứu, kết hợp với một số kiến thức, tác giả xin phép
đƣợc đƣa ra một mô hình cơ cấu Trung tâm xúc tiến phát triển MICE Khánh Hòa
nhƣ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE Khánh Hòa –
MICE Bureau

Giám đốc
trung tâm

Ủy ban Ủy ban
đối ngoại đối nội

Phòng
Phòng Phòng Phòng tổ Phòng tài
nghiên Phòng
dịch vụ chức liên chính -
Marketing
sự kiện kế toán cứu - lập thông tin
kết kế hoạch

Nguồn: tác giả nghiên cứu.


Cơ cấu của Trung tâm sẽ bao gồm hai Ủy ban: đối nội và đối ngoại, với cơ
cấu và nhiệm vụ của các phòng ban nhƣ sau:
- Phòng Marketing: phụ trách các công tác quảng bá, xúc tiến cho loại hình du
lịch MICE, xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến thu hút và hấp dẫn đối
với du khách MICE trên thế giới qua nhiều kênh xúc tiến. Trong đó, cần thiết nhất
là lập riêng một website cho MICE Bureau nhằm quảng bá, cập nhật thông tin và là
cầu nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh MICE. Thêm vào đó, bộ phận này có vai
trò tìm hiểu nhu cầu của du khách và quảng bá trong và ngoài nƣớc.
- Phòng dịch vụ sự kiện: cung cấp thông tin về cơ sở vật chất, địa điểm, dịch
vụ, các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, các cơ sở lƣu trú, dịch vụ sau sự kiện,
giúp đỡ các công tác hành chính,... nhằm hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị trong
việc tổ chức hội nghị - hội thảo, triển lãm, khen thƣởng, các sự kiện quốc tế đƣợc
thành công nhƣ kế hoạch.
- Phòng tổ chức liên kết: liên kết hoạt động MICE trong và ngoài nƣớc, thiết
lập mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức kinh doanh du lịch MICE trong tỉnh, các
địa phƣơng lân cận khai thác MICE trong vùng miền và các nƣớc đối tác trong khu
65

vực nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tận dụng nguồn du khách tiềm năng.
- Phòng tài chính – kế toán: phụ trách quản lý ngân sách, quản lý các hoạt
động thu chi của Trung tâm.
- Phòng nghiên cứu – lập kế hoạch: thu thập thông tin về thị trƣờng MICE,
nhu cầu và thị hiếu du khách MICE, các trung tâm tổ chức MICE và các dịch vụ hỗ
trợ,...; điều tra xu hƣớng phát triển MICE để đề ra những kế hoạch cụ thể cho việc
phát triển loại hình này một cách hiệu quả và tận dụng hết tiềm năng.
- Phòng thông tin: điều tra, thu thập, cập nhật kịp thời các thông tin cần thiết
về hoạt động MICE, cũng nhƣ các hoạt động du lịch hỗ trợ khác tại tỉnh Khánh
Hòa, tại Việt Nam, khu vực và trên thế giới. Phối hợp với phòng Marketing quản lý
website của MICE Bureau.
Để Trung tâm ra đời và làm việc hiệu quả, cần có sự phối hợp của chính
quyền tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, các doanh
nghiệp có liên quan đến hoạt động MICE tại địa phƣơng. Trung tâm phải tạo mối
liên kết tốt với các trung tâm tổ chức và khai thác MICE trong và ngoài tỉnh. Các kế
hoạch và đề án của Trung tâm phải cụ thể, khoa học, đi theo định hƣớng chung của
toàn ngành du lịch và đƣợc sự phê duyệt, hỗ trợ thực hiện của chính quyền địa
phƣơng.
3.3.1.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
- Có định hƣớng rõ ràng về việc phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh
Khánh Hòa, góp phần xúc tiến và khuyến khích các tổ chức khai thác kinh doanh
MICE phát triển hiệu quả.
- Nâng cao khả năng hoạt động và cạnh tranh về tổ chức MICE của tỉnh
Khánh Hòa khi có sự định hƣớng, liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên
quan.
- Cung cấp thông tin hiệu quả cho du khách MICE tiềm năng trên thị trƣờng
quốc tế, tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp, các địa phƣơng và các quốc gia tham
gia vào thị trƣờng du lịch MICE.
- Góp phần xây dựng một hình ảnh Khánh Hòa – điểm đến lý tƣởng của du
lịch MICE quốc tế.
3.3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào du lịch Khánh Hòa
66

3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp


- Du lịch MICE đƣợc xem là loại hình du lịch cao cấp, cần nhiều nguồn vốn
đầu tƣ để có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cao cấp nhằm phục vụ tốt
nhất cho loại hình du lịch này, cũng nhƣ toàn ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
- Muốn xây dựng cơ sở vật chất theo chiều hƣớng đồng bộ, đa dạng hóa các
dịch vụ du lịch nhƣ mua sắm, vui chơi, giải trí,... cho du khách MICE; cải thiện các
công trình đã xuống cấp và không còn thu hút du khách nữa, cần phải có nguồn vốn
lớn ngoài ngân sách của tỉnh để có thể đầu tƣ đầy đủ.
3.3.2.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, về mặt tài chính: UBND Khánh Hòa, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ cùng
các cơ quan hành chính khác của tỉnh cần có một số ƣu đãi cho các công ty tham gia
vào loại hình du lịch MICE nhƣ: giảm hoặc miễn thuế trong thời gian đầu hoạt động
của dự án. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng đối với các nguyên vật liệu phải nhập
từ nƣớc ngoài cũng cần phải có những khung thuế ƣu đãi nhất định để cho loại hình
đầu tƣ dạng này có điều kiện phát triển nhanh hơn và có nhiều nhà đầu tƣ hơn.
Ngoài ra, chính quyền tỉnh cũng cần năng động hơn trong việc thẩm định các dự án
dạng này. Một mặt, phải thẩm định kỹ lƣỡng nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền
vững của tỉnh, mặt khác, cũng nên có sự nhanh chóng cho các dự án nhằm phát
triển du lịch MICE tại tỉnh.
Thứ hai, về giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tƣ. Đây là vấn đề nan giải
của các dự án do giấy phép cũng chỉ có thời hạn trong vài năm, vì thế UBND
Khánh Hòa, Chi cục Quản lý đất đai Khánh Hòa cần có chính sách nhằm đảm bảo
cho việc giải phóng mặt bằng một cách nhanh chóng hơn. Biện pháp có thể nhắc
đến ở đây là chính quyền nên công minh trong việc đền bù (nếu có), không nên
cƣỡng ép nếu chƣa thật sự cần thiết. Trong vấn đề này, chính quyền cần mềm dẻo
trong việc giải thích những lợi ích mang lại cho tỉnh mà họ - ngƣời dân trong tỉnh sẽ
đƣợc hƣởng. Bên cạnh đó, một việc khó khăn hơn là tạo niềm tin nơi họ, giúp họ tin
và nhân ra đƣợc sự quan tâm thật sự của chính quyền và hợp tác cùng chính quyền.
Thứ ba, ngoài những chính sách nhƣ vậy, cũng cần có một phƣơng tiện nhằm
đƣa những chính sách đó đến tay nhà đầu tƣ. Có thể có những nhà đầu tƣ rất quan
tâm đến Khánh Hòa, họ tự tìm đến xin đầu tƣ, xây dựng. Nhƣng những vị khách
67

nhƣ vậy không nhiều, và chủ yếu là xây mới, ít chú trọng đến việc tôn tạo lại các
địa điểm đã xuống cấp. Chính vì thế, ngoài việc dùng các phƣơng tiện truyền thông
nhƣ e-mail, các website của tỉnh, các công văn mời đầu tƣ,... Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ Khánh Hòa cũng nên có một “Ngày hội Đầu tƣ” của
tỉnh, nhằm giới thiệu các dự án, các chính sách dành cho đầu tƣ; bên cạnh đó, các
nhà đầu tƣ cũng có thể hỏi thêm hoặc đóng góp ý kiến cho các công trình, các dự án
tại đây.
Ngoài ra, ngân sách của tỉnh dành cho du lịch cũng cần phối hợp chặt chẽ
với các nhà đầu tƣ, tránh việc tỉnh kêu gọi một đƣờng, phát triển một nẻo, làm cho
việc đầu tƣ dàn trải, thiếu tập trung và trở nên vô ích.
3.3.2.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
Thông qua các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tƣ, cả các nguồn vốn
trong và ngoài nƣớc, ngành du lịch Khánh Hòa sẽ có thêm tiềm lực để phát triển,
đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình, các cơ sở vật chất cao cấp phục vụ
tốt nhất cho loại hình du lịch MICE. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tƣ
cũng góp phần giới thiệu tiềm năng phát triển và kinh doanh du lịch MICE của
Khánh Hòa với các du khách tiềm năng trong nƣớc và quốc tế.
3.3.3. Giải pháp đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật một cách
đồng bộ
3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Ngoài việc đầu tƣ nâng cấp vào các cơ sở lƣu trú, khách sạn, khu nghỉ
dƣỡng, trung tâm hội nghị,... nhƣ thời gian trƣớc đây, Khánh Hòa cần phải có
những chính sách đầu tƣ đồng bộ vào các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí nhằm
thu hút, giữ chân và thỏa mãn nhu cầu của khách MICE. Giải pháp sẽ khắc phục
điểm yếu của du lịch MICE Khánh Hòa khi chƣa kích thích chi tiêu và giữ chân du
khách đúng mức với tiềm năng, học tập kinh nghiệm của các trung tâm MICE khác
trong việc nâng cao hiệu quả của đầu tƣ xây dựng.
3.3.3.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần đầu tƣ phát triển cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và cảng
biển du lịch quốc tế Nha Trang để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế đến
Khánh Hòa. Hiện nay, số tuyến đƣờng bay quốc tế ở sân bay Cam Ranh còn ít, chỉ
68

mới có những tuyến bay trực tiếp đến 2 nƣớc là Singapore và Nga. Vietnam
Airlines và các doanh nghiệp kinh doanh hàng không khác ở Khánh Hòa cần tiếp
tục nghiên cứu tăng các tuyến bay nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đến và đi tại
Sân bay quốc tế Cam Ranh; đồng thời, để Sân bay quốc tế Cam Ranh hoạt động tốt
cần có cơ chế hỗ trợ từ các hãng hàng không, các tour du lịch, chính quyền địa
phƣơng các tỉnh, thành phố lân cận. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, công tác quảng bá đón tiếp các chuyến bay
quốc tế đến Sân bay quốc tế Cam Ranh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối
hợp với Hiệp hội Du lịch thống nhất với các doanh nghiệp về cam kết ƣu đãi đối với
các chuyến bay quốc tế đến Sân bay quốc tế Cam Ranh. Về cảng du lịch quốc tế
Nha Trang, cần đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp để chuyên môn hóa thành cảng du lịch,
tách phần hàng hóa khỏi cảng theo định hƣớng của chính quyền, xây dựng thêm các
trung tâm mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi trong cảng để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu
của du khách MICE quốc tế.
Thứ hai, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh MICE tại Khánh Hòa (nhƣ
Vinpearl, Diamond Bay, Sunrise,... hay một số nhà đầu tƣ mới trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ du lịch) cần hoàn thiện hệ thống các cơ sở phục vụ nhu cầu khách
MICE. Cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ làm cho các nhà tổ chức sự kiện quốc tế và các
công ty tổ chức du lịch khuyến thƣởng yên tâm hơn về khả năng đáp ứng nhu cầu
vận chuyển và phòng ở, địa điểm tổ chức sự kiện cho khách hàng. Xây dựng các
trung tâm thƣơng mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ
thuật, các điểm vui chơi, giải trí,... tạo nhiều điểm đến cho khách du lịch, kích thích
chi tiêu, giữ chân khách quốc tế. Chi cục Quản lý đất đai Khánh Hòa cần tổ chức
đấu giá quyền sử dụng các khu đất đã đƣợc quy hoạch để triển khai xây dựng và
kinh doanh phát triển du lịch trong thời gian tới.
3.3.3.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
- Tăng lƣợt khách quốc tế đến với Khánh Hòa, thu hút, giữ chân và tăng kích
thích chi tiêu đối với các du khách MICE quốc tế. Từ đó, doanh thu của loại hình du
lịch MICE nói riêng và của toàn ngành du lịch Khánh Hòa sẽ tăng thêm.
- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật phục vụ loại hình du
lịch MICE tại Khánh Hòa, biến Khánh Hòa thành điểm đến của du lịch MICE,
69

không chỉ là điểm dừng chân nhƣ trƣớc đây.


3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Khắc phục hạn chế về cung lao động du lịch còn thiếu cả về số lƣợng và chất
lƣợng. Đặc biệt, loại hình du lịch MICE đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng
cao mới có thể đáp ứng những tiêu chuẩn của du khách quốc tế.
3.3.4.2. Nội dung của giải pháp
Trong ngắn hạn:
- Đào tạo tại chỗ: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch MICE thuê chuyên gia
MICE nƣớc ngoài hoặc trong nƣớc có kinh nghiệm đào tạo cho nhân viên. Hiện
nay, có một số trƣờng của Singapore, Mỹ, Úc,... có cơ sở đào tạo ở Việt Nam học
sau đó có thể liên thông thực tập tại nƣớc ngoài mạnh về du lịch MICE nhƣ
Singapore, Anh, Úc. Thông qua khoá học này sẽ giúp học viên có dịp trao đổi, hỏi
kinh nghiệm trong thực tế về trình độc phục vụ, kỹ năng tổ chức điều hành và quản
lý các sự kiện một cách chuyên nghiệp hơn từ nhà trƣờng cho đến các doanh
nghiệp, từ quy mô nhỏ cho đến lớn.
- Đào tạo ở nƣớc ngoài: Sở VH,TT&DL Khánh Hòa có thể hợp tác với các
trƣờng đại học ở Thái Lan, Singapore, Thụy Sĩ, Úc, Anh hoặc các trƣờng đại học
khác ở Châu Âu, đều có cung cấp các khoá học về du lịch MICE. Để có thể lựa
chọn một số lực lƣợng nòng cốt sang nƣớc ngoài học nghiệp vụ ngoài việc chọn
trong các doanh nghiệp và sở du lịch. Để thêm tính công bằng và thu hút đƣợc
nhiều nhân tài. Tỉnh có thể phát động cuộc thi “MICE và định hƣớng tƣơng lai”, các
thí sinh có thể là sinh viên du lịch hay những ngƣời đã và đang làm trong ngành du
lịch. Chủ đề cuộc thi là nói về giải pháp phát triển du lịch MICE cho Nha Trang
trong thời gian tới. Đề tài nào có tính khả thi cao và hay nhất sẽ đoạt giải, ngƣời
đoạt giải sẽ đƣợc một xuất du học về MICE và về tỉnh làm việc trong vòng 2 năm
sau khi đƣợc đào tạo. Điều kiện này có thể vừa thu hút đƣợc nhân tài và vừa giữ
đƣợc nhân tài. Đối với sở du lịch Nha Trang – Khánh Hoà, nên cử một số nhân viên
trong Sở đi học hỏi về cách tổ chức và quản lý du lịch MICE để sau này trở thành
lực lƣợng nòng cốt trong Trung tâm xúc tiến hội nghị, hội thảo và triển lãm sau này.
Thông qua các khoá học tại nƣớc ngoài, các học viên có thể học hỏi, trao dồi kiến
70

thức và tiếp xúc đƣợc với thực tế nhiều hơn về cách hoạt động, tổ chức các sự kiện
MICE, và có kinh nghiệm trong việc điều hành trung tâm xúc tiến hội nghị, hội
thảo. Việt Nam hiện nay đang có hiện tƣợng chảy máu chất xám, một số sinh viên
đặc biệt là sinh viên du lịch khi qua học tập ở nƣớc ngoài đã làm việc tại đó. Để có
thể thu hút đƣợc nguồn nhân lực này, tỉnh nên có một số chính sách thu hút ngƣời
tài. Xét cho cùng việc đào tạo ở nƣớc ngoài, về lâu dài thì hình thức này sẽ đóng
góp đáng kể vào quá trình hình thành một đội ngũ chuyên gia đào tạo cho ngành du
lịch Nha Trang – Khánh Hoà. Và đội ngũ chuyên gia này lại là ngƣời hƣớng dẫn
cho lớp đàn em sau này.
Trong dài hạn: Sở VH,TT&DL cùng các cơ quan ban ngành phụ trách du
lịch của tỉnh Khánh Hòa có chính sách khuyến khích các trƣờng có chuyên ngành
du lịch ở Khánh Hòa nhƣ trƣờng Cao Đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Nha
Trang, trƣờng Đại học Nha Trang,... nên đƣa các chƣơng trình về MICE vào giảng
dạy, với những giáo trình cập nhật, cùng những phƣơng pháp gắn liền với thực tiễn
hơn.
3.3.4.3. Lợi ich dự kiến của giải pháp
Việc đầu tƣ vào đào tạo nhân lực sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành du lịch
cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ, tạo uy tín
cũng nhƣ đem lại sự hài lòng cho đối tƣợng khách du lịch quốc tế, tạo dựng một
thƣơng hiệu đạt tiêu chuẩn cao cho du lịch Khánh Hòa.
3.3.5. Giải pháp tăng cƣờng xúc tiến du lịch MICE – xây dựng hình ảnh Khánh
Hòa trở thành một điểm đến thu hút, lý tƣởng của du lịch MICE trên thế giới
3.3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Mặc dù Khánh Hòa đƣợc đánh giá là có tiềm năng ngang tầm với các trung
tâm MICE trong khu vực nhƣ Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Singapore,...
cùng với nhiều lợi thế về du lịch khác, nhƣng Khánh Hòa vẫn chƣa xây dựng đƣợc
một hình ảnh là một điểm đến của du lịch MICE. Thực tế cho thấy, du khách MICE
quốc tế đến Việt Nam tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng; Khánh
Hòa chỉ đƣợc biết đến nhƣ một địa điểm dừng chân trong hành trình của họ. Học
tập kinh nghiệm Singapore, Khánh Hòa cần có giải pháp xây dựng nên một thƣơng
hiệu du lịch MICE phổ biến và đƣợc nhiều du khách quốc tế biết đến, khắc phục sự
71

thiếu hiệu quả và chuyện nghiệp của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời
gian qua.
3.3.5.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần phải xây dựng các thông điệp về du lịch cho tỉnh Khánh Hòa
để du khách hay các nhà tổ chức có thể hiểu rõ về khả năng phát triển du lịch MICE
của Khánh Hòa, tạo vị thế của Khánh Hòa so với các địa phƣơng khác chuyên về
MICE trong nƣớc, trong khu vực hay trên thế giới. Sở VH,TT&DL, Trung tâm
Thông tin xúc tiến Du lịch phối hợp với các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp
kinh doanh MICE đẩy mạnh truyền thông trong nƣớc và quốc tế với các thông điệp
nhƣ: “Khánh Hòa – điểm đến lý tƣởng cho công việc và nghỉ dƣỡng”, “Khánh Hòa
– the MICE center of Vietnam”, “Khánh Hòa – trung tâm tổ chức sự kiện quốc
tế”,... hoặc các thông điệp bằng hình ảnh nhƣ logo, clip giới thiệu, quảng cáo
ngắn,... với ý nghĩa nêu bật đƣợc những đặc trƣng, những lợi thế của du lịch MICE
Khánh Hòa nhƣ lợi thế về du lịch biển đảo, là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới,
quần thể khách sạn, resort xếp hạng 5-6 sao quốc tế,... Các thông điệp này cần đƣợc
xuất hiện thƣờng xuyên trên các tạp chí, các kênh truyền hình, các sự kiện xúc tiến
du lịch, và các kênh quảng bá khác nhằm tạo ấn tƣợng cho du khách quốc tế và xây
dựng nên một hình ảnh đặc trƣng về du lịch MICE Khánh Hòa.
Thứ hai, mặc dù trong thời gian vừa qua, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du
lịch đã tận dụng mọi kênh xúc tiến nhƣ các kênh truyền hình trong nƣớc và quốc tế,
các ấn phẩm, các phim giới thiệu, tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài
nƣớc,... nhƣng công tác này vẫn còn mù mờ và hiệu quả không cao, cũng nhƣ chƣa
có định hƣớng đúng đắn về đối tƣợng xúc tiến và thiếu kinh phí để tập trung xúc
tiến tối đa. Vì thế cần phải lập những cơ chế, chính sách kêu gọi các doanh nghiệp
đóng góp kinh phí thông qua việc tổ chức các hội chợ quảng bá, các sự kiện văn hóa
du lịch trong nƣớc và quốc tế,... để đóng góp vào nguồn ngân sách của tỉnh dành
cho việc quảng bá xúc tiến. Việc tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế là rất
đáng khích lệ, điển hình một số hội chợ nhƣ JATA (Nhật Bản), TOPRESA (Pháp)
tháng 9, ITB châu Á (Singapore) tháng 10, WTM (Anh) tháng 11,... Chính quyền
tỉnh phối hợp với các đơn vị khai thác MICE xây dựng chiến lƣợc quảng bá thu hút
tại các sự kiện này, tốt nhất là mở riêng một gian hàng quảng bá hình ảnh du lịch
72

MICE của tỉnh Khánh Hòa. Thêm vào đó, các kênh tham tán, các đại sứ quán của
Việt Nam tại nƣớc ngoài có thể là một kênh xúc tiến hiệu quả nếu biết tận dụng, vì
trong đối tƣợng khách MICE cũng có các quan chức chính phủ, những chính trị gia
tham gia vào các diễn đàn quốc tế. Có thể tận dụng các kênh xúc tiến này qua việc
đƣa thông tin du lịch MICE Khánh Hòa lên các website của đại sứ quán Việt Nam
tại các nƣớc; đồng thời trang bị thêm các thứ tiếng cho các website giới thiệu du
lịch của Khánh Hòa và liên kết với các website của đại sứ quán Việt Nam. Ngoài ra,
đẩy mạnh việc sử dụng các các phƣơng tiện thông tin hiện đại nhƣ: email, internet,
báo đài, tạp chí du lịch, đăng ký quảng bá tại các website quốc tế giới thiệu về du
lịch MICE,... hoặc chủ động tài trợ cho các sự kiện quốc tế nhằm đem thông điệp
ngôn ngữ và hình ảnh của du lịch MICE Khánh Hòa đến khắp nơi trên thế giới.
Thứ ba, Khánh Hòa nên tận dụng các cơ hội đƣợc chọn là địa điểm tổ chức
các sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế nhƣ các Hội nghị APEC, các cuộc thi Hoa
hậu quốc tế, Bóng chuyền bãi biển quốc tế, Đua thuyền buồm quốc tế,...; chủ động
tổ chức các sự kiện nổi bật nhƣ Festival Biển, Tháng Tám Nha Trang điểm hẹn,...
để quảng bá hình ảnh du lịch MICE Khánh Hòa, cũng nhƣ thể hiện Khánh Hòa là
nơi có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cơ sở vật chất cao cấp, khả năng tổ
chức sự kiện chuyên nghiệp, cũng nhƣ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các đối
tƣợng của loại hình du lịch này. Việc đƣợc chọn hay chủ động tổ chức các sự kiện
trên thể hiện tự tin trong định hƣớng phát triển trở thành một địa điểm lý tƣởng cho
các sự kiện tầm cỡ, đủ khả năng cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho các đoàn
khách MICE quốc tế.
Cuối cùng, cần phải có sự xây dựng hình ảnh toàn diện về du lịch Khánh
Hòa, từ con ngƣời, cảnh quan cho đến môi trƣờng,... xây dựng Khánh Hòa thành
một điểm đến “an toàn, văn minh, thân thiện” với khách du lịch MICE nói riêng và
du khách quốc tế nói chung. Điều này cần sự phối hợp với công tác đào tạo nhân
viên, con ngƣời, công tác quản lý môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,...
3.3.5.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
Xây dựng nên một hình ảnh Khánh Hòa – trung tâm tổ chức MICE chuyên
nghiệp, hiệu quả và lý tƣởng trên trƣờng quốc tế; không chỉ nổi tiếng bởi hình ảnh
bãi biển đẹp và du lịch biển mạnh, Khánh Hòa sẽ trở thành trung tâm hội nghị, hội
73

thảo, triển lãm nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, hình ảnh du
lịch Khánh Hòa “an toàn, văn minh, thân thiện” sẽ ngày càng thu hút du khách
MICE, tăng hiệu quả doanh thu của loại hình này trong tƣơng lai.
3.3.6. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng hình thức liên kết
3.3.6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và giảm bớt sự cạnh tranh giữa các
trung tâm MICE trong nƣớc, khu vực và trên thế giới, giải pháp hiệu quả là nên có
sự liên kết hợp tác. Ngoài ra, du lịch Khánh Hòa nổi tiếng phong phú, có thể phát
triển cùng lúc nhiều hình thức du lịch, việc liên kết du lịch MICE với các hình thức
du lịch khác sẽ thu hút du khách quốc tế về địa phƣơng này nhiều hơn.
3.3.6.2. Nội dung của giải pháp
- Giữa các địa phƣơng: Phối hợp với các tỉnh nằm trong vùng liên kết du lịch
để phát huy những thế mạnh, bổ sung những hạn chế và cùng tham gia các hội chợ,
triễn lãm du lịch ở nƣớc ngoài. Sở VH,TT&DL lập những kế hoạch kết nối cụ thể
trong hoạt động du lịch MICE giữa Khánh Hòa và TP.HCM, Khánh Hòa và các tỉnh
miền Trung vốn nổi tiếng có nhiều bãi biển đẹp, các di sản văn hóa thế giới, hay các
thế mạnh khác về cảnh quan mà Khánh Hòa không có.
- Giữa các quốc gia: Tổ chức các đoàn Famtrip cho các hãng lữ hành lớn trên
thế giới và giới báo chí. Mở rộng thị trƣờng thông qua quan hệ với báo chí quốc tế,
tổ chức các đoàn Famtrip, cho các hãng lữ hành, nhà báo nƣớc ngoài chuyên viết về
du lịch MICE để đến tìm hiểu, làm quen với các sản phẩm du lịch MICE tại Nha
Trang - Khánh Hòa để quảng bá du lịch Nha Trang- Khánh Hòa.
- Giữa các loại hình: đối tƣợng khách MICE đều là những du khách thích
khám phá, tìm hiểu, giao lƣu văn hóa. Vì thế việc kết hợp giữa các loại hình du lịch
với nhau sẽ giúp thu hút và giữ chân khách MICE một cách hiệu quả. Thứ nhất, duy
trì và đẩy mạnh các họat động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội; thứ hai, có
chính sách củng cố và mở rộng làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho du khách
MICE tham gia tìm hiểu, giao lƣu văn hóa với ngƣời dân địa phƣơng.
3.3.6.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch MICE tại Khánh Hòa bằng hình thức liên
kết, thu hút và giữ chân du khách MICE, đem lại nhiều lợi nhuận.
74

- Quảng bá hình ảnh du lịch MICE Khánh Hòa thông qua việc liên kết với các
địa điểm MICE khác trong nƣớc và quốc tế, có thể thu đƣợc khoản hoa hồng từ việc
liên kết này.
- Học hỏi kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác, hạn chế cạnh tranh cũng nhƣ
nắm bắt đƣợc xu thế phát triển chung của du lịch MICE trong nƣớc và quốc tế.
3.3.7. Giải pháp phát triển sản phẩm mới – tận dụng những ƣu thế có sẵn
3.3.7.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Tận dụng ƣu thế sẵn có của tỉnh Khánh Hòa về cảnh quan thiên nhiên, truyền
thống văn hóa đa dạng, phong phú, tiềm lực phát triển loại hình du lịch MICE cao,
những điểm mạnh này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa so với
những nơi khác trong loại hình du lịch MICE.
3.3.7.2. Nội dung của giải pháp
Sở VH,TT&DL Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch, các
cơ quan ban ngành có liên quan triển khai một số chƣơng trình xây dựng sản phẩm
mới nhƣ sau:
- Tạo ra nhiều lễ hội, sự kiện trong năm và có sự dàn trải trong các mùa để
tránh tình trạng ứ đọng khách vào một mùa cao điểm, từ các sự kiện, lễ hội chính
của Khánh Hòa đã có (Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá Voi, Lễ hội Am Chúa, Festival
Biển, các sự kiện lịch sử, giải trí, thể thao quốc tế,...) phát triển thêm các sự kiện, lễ
hội nhƣ:
+ Lễ hội “Ẩm thực miền biển”: giới thiệu, quảng bá các món ăn là đặc sản của
vùng biển Khánh Hòa, các món ăn đƣợc chế biến từ thủy sản của các vùng miền
nƣớc ta qua việc liên kết giữa các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh và các địa phƣơng
vùng biển lân cận.
+ Tuần lễ thời trang biển: phát động và liên kết các công ty may mặc trong
nƣớc giới thiệu sản phẩm cho du khách quốc tế, từ đó đẩy mạnh việc mua sắm của
du khách khi tham gia tuần lễ thời trang này.
+ Tuần lễ thể thao biển: Phát động các phong trào thể thao cho tất cả ngƣời dân
Khánh Hòa, đặc biệt khuyến khích sự tham gia của các du khách quốc tế trong thời
gian này, khiến du khách cảm thấy gần gũi hơn với con ngƣời Khánh Hòa.
- Tạo nhu cầu giải trí: kết hợp các hình thức giải trí với nghệ thuật, nhất là
75

phát triển và mở rộng nghệ thuật nhạc nƣớc, không chỉ biểu diễn ở Vinpearl Land
mà cần phải đƣợc tổ chức ở nhiều địa điểm khác. Thêm vào đó, cần mở thêm nhiều
trung tâm giải trí về đêm, là một mảng còn thiếu của du lịch Khánh Hòa, nhằm thu
hút, giữ chân và kích thích du khách chi tiêu nhiều hơn.
- Phát triển hình ảnh văn hóa Khánh Hòa đa dạng, hấp dẫn, độc đáo: mảnh đất
Khánh Hòa đa dạng với văn hóa của nhiều dân tộc anh em nhƣ Việt, Chăm, Raglai,
Hoa, Giẻ Triêng, Ê-đê, Tày, Nùng, Mƣờng, Chăm,... đem lại nhiều bản sắc cho văn
hóa địa phƣơng. Có thể xây dựng Bảo tàng Văn hóa – Lịch sử Khánh Hòa nhằm
giới thiệu rộng rãi đến du khách quốc tế, đầu tƣ ngân sách trùng tu các kiến trúc cổ
nhƣ Tháp Bà Ponaga, chùa Long Sơn, dinh Bảo Đại, lăng mộ Yersin,... phát triển
các hình thức du lịch gần gũi với đồng bào tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh,...
3.3.7.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp
Việc phát triển các sản phẩm du lịch mới sẽ giúp cho Khánh Hòa thêm đa
dạng và phong phú khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc
biệt là du khách MICE. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch MICE
Khánh Hòa với các địa phƣơng khác trong nƣớc, trong khu vực cũng nhƣ trên thế
giới.
3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng và các đơn vị kinh tế hoạt
động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa
3.4.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam
- Có thêm nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ về mặt tài chính cũng nhƣ
đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, các thủ tục đăng ký tổ chức hội nghị, hội
thảo, triển lãm hay các sự kiện khác có liên quan đến việc khai thác và phát triển du
lịch MICE.
- Xây dựng mô hình liên kết giữa các nhà kinh doanh phục vụ cho du lịch
MICE trong nƣớc (vận tải, lƣu trú, lữ hành,...), cũng nhƣ liên kết giữa các địa
phƣơng khai thác MICE nhằm phát triển loại hình du lịch này một cách đồng bộ.
- Tăng cƣờng nhận thức về chất lƣợng và lợi ích của loại hình du lịch MICE
cho toàn thể ngƣời dân nhằm cùng nhau góp phần xây dựng và làm cho loại hình
này ngày càng phát triển toàn diện ở Việt Nam.
76

- Chuyển cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cho Tổng công ty Cảng hàng
không miền Nam quản lý và khai thác của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa
nhằm đƣợc quan tâm, đầu tƣ nâng cấp hiệu quả hơn. (Báo Dân trí, 2011)
3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại Khánh Hòa
- Chính quyền tỉnh Khánh Hòa thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ
trợ loại hình du lịch MICE, cũng nhƣ định hƣớng rõ ràng chiến lƣợc phát triển
MICE trong tƣơng lai, liên kết các đơn vị kinh doanh, khai thác MICE trong tỉnh để
phát triển đồng bộ.
- Thành lập cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE.
- Hỗ trợ và phối hợp thực hiện các dự án quảng bá, xúc tiến, nhất là hỗ trợ chi
phí quảng bá rộng rãi các sự kiện, lễ hội nhằm xây dựng Khánh Hòa trở thành điểm
đến lý tƣởng cho du lịch MICE qua việc thống nhất biểu tƣợng, thông điệp giới
thiệu về du lịch Khánh Hòa.
- Lãnh đạo tỉnh cần làm việc với Tổng Công ty Cụm cảng hàng không miền
Trung để chấn chỉnh hoạt động đƣa đón khách ở Sân bay Cam Ranh, phải tạo sự
thoải mái cho du khách khi ra vào sân bay, thu hút các chuyến bay quốc tế đến Sân
bay quốc tế Cam Ranh; quản lý chặt các đối tƣợng xin ăn, bán hàng rong, dẹp bỏ tệ
nạn “chặt chém” du khách; tăng cƣờng hệ thống wifi để khách cập nhật thông tin về
du lịch Khánh Hòa, đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác hải quan và
xuất nhập cảnh, hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị cho sân bay.
- Hỗ trợ các công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch MICE nói riêng
và du lịch quốc tế nói chung.
- Xây dựng hệ thống đƣờng cao tốc để rút ngắn thời gian cho các phƣơng tiện
vận chuyển khách du lịch từ cảng hàng không quốc tế Cam Ranh về thành phố Nha
Trang – trung tâm của tỉnh Khánh Hòa.
3.4.3. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp khai thác du lịch MICE tại
tỉnh Khánh Hòa
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vƣc này nên có sự cộng tác và phân
phối trong quá trình hoạt động để việc kinh doanh cũng nhƣ phát triển MICE diễn
ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Các doanh nghiệp cần có sự trao đổi thông
tin một cách kịp thời và chi tiết để nhanh chóng nắm bắt đƣợc thị trƣơng và cùng
77

nhau phát triển.


Đặc biệt các công ty lữ hành cần năng động hơn trong việc tìm kiếm và tổ
chức du lịch MICE để tạo động lực cho khách ngày càng có cái nhìn tốt hơn về du
lịch MICE tại Khánh Hoà, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, công tác quảng bá đón tiếp
các chuyến bay quốc tế,...
Sơ kết chƣơng 3: Chƣơng 3 cung cấp thông tin về một số dự đoán cho xu hƣớng
phát triển của loại hình du lịch MICE ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới trong
tƣơng lai, định hƣớng quy hoạch tổng thể cho ngành du lịch Khánh Hòa đến năm
2020, từ đó phân tích những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển loại hình
du lịch MICE trong giai đoạn sắp tới. Đây là những nội dung cơ bản để có thể xây
dựng đƣợc những giải pháp thiết thực nhằm định hƣớng và phát triển loại hình du
lịch MICE tại Khánh Hòa một cách hiệu quả, tận dụng hết tiềm năng, và từ đó có
thể đƣa ra những kiến nghị phù hợp đến các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm
tạo điều kiện cho việc thực thi các giải pháp đã đề ra đƣợc thuận lợi.
78

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu có thể thấy, loại hình du lịch MICE đang là một loại hình
đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển ở nhiều nơi, nhờ những lợi ích mà nó mang lại không
chỉ về mặt kinh tế. Đặc biệt trong xu hƣớng hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch
MICE lại là loại hình không bị ảnh hƣởng hay tác động bởi những yếu tố nhƣ suy
thoái kinh tế, cộng với những tiềm lực và khả năng có sẵn, việc phát triển loại hình
du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa là cần thiết và hết sức có ý nghĩa.
Mặc dù đã cố gắng đầu tƣ tối đa về mặt thời gian, công sức và tài chính với
mong muốn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh
Hòa” đạt đƣợc tính thực tiễn ở mức cao nhất, nhƣng trong khuôn khổ hạn hẹp về
thời gian và kiến thức, đề tài đã nêu bật đƣợc những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, đề tài đã giới thiệu tổng quan về loại hình du lịch MICE, đặc điểm,
cũng nhƣ những điều kiện cần thiết để có thể phát triển loại hình này tại một địa
phƣơng, tổng quan những tiềm năng vốn có của tỉnh Khánh Hòa có thể đáp ứng
mục tiêu phát triển du lịch MICE và ý nghĩa của việc phát triển này. Bên cạnh đó là
nghiên cứu một vài địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế tiêu biểu về du lịch MICE
nhằm rút ra đƣợc những kinh nghiệm thiết thực, có thể áp dụng đƣợc cho du lịch
MICE Khánh Hòa.
Thứ hai, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác và
phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 thông
qua các chỉ tiêu đặc trƣng của du lịch, cũng nhƣ tình hình đáp ứng các điều kiện
phát triển MICE của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn đó. Từ đó, đề tài đã rút ra
đƣợc kết luận về những thành quả đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Thứ ba, đề tài đã đề xuất đƣợc một số giải pháp cụ thể bám sát tình hình phát
triển loại hình du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, nhằm đạt
đƣợc hiệu quả tốt trong giai đoạn từ nay đến 2020. Bên cạnh đó là những kiến nghị
đối với các cơ quan, ban, ngành có liên quan nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc thực
hiện các giải pháp phát triển du lịch MICE trong tƣơng lai.
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy hạn chế lớn nhất còn tồn tại của du lịch
MICE Khánh Hòa là chƣa xây dựng đƣợc một hình ảnh đặc thù là một điểm đến lý
79

tƣởng cho du khách MICE quốc tế. Vì thế, những giải pháp mà đề tài đƣa ra chủ
yếu tập trung vào công tác xây dựng hình ảnh tỉnh Khánh Hòa trở thành trung tâm
MICE nổi tiếng, qua việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá
xúc tiến hiệu quả, phát triển toàn diện và lâu dài, vừa phát huy hết các tiềm lực và
khả năng, vừa sẵn sàng đón đầu các cơ hội mới để nâng cao sức cạnh tranh với các
trung tâm MICE khác trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, để các
giải pháp này phát huy hiệu quả tối đa, cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan,
ban, ngành có liên quan đối với các kiến nghị đƣợc nêu ra trong đề tài.
Với những giải pháp và kiến nghị đƣợc xây dựng trong phạm vi khóa luận
tốt nghiệp “Loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa”, tác giả hy vọng sẽ
đóng góp đƣợc một phần nhỏ vào công cuộc phát triển ngành du lịch Khánh Hòa
nói riêng và phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung. Do hạn chế về thời gian nghiên
cứu và khả năng tiếp cận các nguồn tài liệu cần thiết, cùng với kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn hẹp, phạm vi nghiên cứu của đề tài vẫn chƣa đƣợc sâu và chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và chủ quan trong việc đề xuất những giải pháp
trong bài. Tác giả hy vọng sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ thầy cô, các
chuyên gia cũng nhƣ bạn đọc, để có thể hoàn thiện đề tài này hơn trong tƣơng lai.
Xin chân thành cảm ơn.
80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, 2010, Định hướng phát triển ngành
du lịch giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.
2. John Swarbrooke, 2007, Business travel and Tourism, Butterworth –
Heinemann, British.
3. Kbiz Consulting, 2008, Báo cáo nghiên cứu Phát triển ngành du lịch Khánh
Hòa, Khánh Hòa.
4. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, tháng 1/2012A, Báo cáo tổng kết công tác 2011,
Khánh Hòa.
5. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, tháng 1/2012B, Báo cáo các chỉ tiêu thống kê du
lịch 2011, Khánh Hòa.
6. Stephen Page and Joanne Connell, 2006, Tourism: a modern synthesis,
Thomson.
7. Tổng cục thống kê, 2006, Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2005,
NXB Tổng cục Thồng Kê, Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê, 2010, Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2009,
NXB Tổng cục Thồng Kê, Hà Nội.
9. UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa
đến 2020, Khánh Hòa.
10. UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011A, Tài liệu hội thảo: Khánh Hòa –Vận hội đầu tư
và phát triển, Khánh Hòa.
11. UBND tỉnh Khánh Hòa, 2011B, Báo cáo đánh giá các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của TP. Nha Trang giai đoạn 2006 – 2010, Khánh Hòa.
12. AVALA, 15/06/2011, Các tỉnh đáp ứng được du lịch MICE tại Việt Nam,
http://www.avala.vn/tt_chitiet.php?id=1206&page=4, truy cập 15/02/2012.
13. Báo Dân trí, 04/12/2011, Đề nghị đổi chủ quản sân bay quốc tế “4 không”,
http://dantri.com.vn/c76/s76-544248/de-nghi-doi-chu-quan-san-bay-quoc-te-4-
khong.htm, truy cập 10/03/2012.
14. Báo Doanh nhân Sài Gòn, 06/07/2010, Học Thái Lan làm du lịch MICE,
http://doanhnhansaigon.vn/online/doanh-nhan/trong-mat-nha-kinh-
doanh/2010/07/1045538/hoc-thai-lan-lam-du-lich-mice/, truy cập 12/03/2012.
81

15. Báo Khánh Hòa, 15/02/2012, Xúc tiến du lịch: Cần thay đổi cách nghĩ, cách
làm, http://www.baokhanhhoa.com.vn/Kinhte-Dulich/201202/Can-thay-doi-
cach-nghi-cach-lam-2131459/, truy cập 10/03/2012.
16. Báo Khánh Hòa, tháng 8/2008, Tình hình cơ sở hạ tầng du lịch Khánh Hòa,
http://www.baokhanhhoa.com.vn/diemdulich/#, truy cập 20/02/2012.
17. Báo Lao động, 08/01/2011, Du lịch MICE – Việt Nam vẫn đang chờ bùng nổ,
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Du-lich-MICE--Viet-Nam-van-dang-cho-bung-
no/28364, truy cập 16/02/2012.
18. Báo Thanh Niên, 12/02/2012, Cảng Nha Trang trở thành cảng du lịch,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120212/cang-nha-trang-tro-thanh-cang-
du-lich.aspx, truy cập 10/03/2012.
19. Báo Thanh Niên, 2011, Du lịch MICE đến Singapore có thể được hỗ trợ 30%
kinh phí tổ chức sự kiện,
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200650/173889.aspx, truy cập ngày
20/02/2012.
20. Bộ Tài chính, 20/06/2006, Hội nghị Chuyên viên Tài chính APEC lần thứ 22
trong Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2006,
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/cttk?p_persid=&p_folderid=
&p_itemid=2637312&p_year=, truy cập ngày 15/02/2012.
21. Du lịch Trái tim Việt, 12/08/2011, Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội
thảo) – ngành công nghiệp cần được đẩy mạnh tại VN,
http://dulichtraitimviet.com/Tin-tuc-du-lich/Du-lich-MICE-du-lich-ket-hop-hoi-
nghi-hoi-thao-nganh-cong-nghiep-can-duoc-day-manh-tai-
VN/pageid/2/ctl/2/itemid/85072, truy cập 20/02/2012.
22. GTCTOUR, tháng 1/2012A, Diamond Bay Resort & Spa,
http://vietnamresorts.vn/detail_message.asp?lang=1&fold=872&SubCatID=872
&msgID=2285&tr=0&dr=0, truy cập 05/03/2012.
23. GTCTOUR, tháng 1/2012B, Six Senses Ninh Van Bay,
http://vietnamresorts.vn/detail_message.asp?lang=1&fold=872&SubCatID=872
&msgID=2334&tr=0&dr=0, truy cập 05/03/2012.
24. GTCTOUR, tháng 1/2012C, Vinpearl Resort Nha Trang,
82

http://vietnamresorts.vn/detail_message.asp?lang=1&fold=872&SubCatID=872
&msgID=2287&tr=0&dr=862, truy cập 05/03/2012.
25. Hospitalite Việt Nam, 20/01/2012, Lượt khách du lịch đạt kỷ lục 1 tỷ: UNWTO,
http://www.hospitalite.vn/2012/01/20/luot-khach-du-lich-dat-ky-luc-1b-unwto/,
truy cập 10/03/2012.
26. International Congress and Convention Association, 2007, FAQs “Definition of
M.I.C.E”, http://www.iccaworld.com/aeps/aeitem.cfm?aeid=29, truy cập
17/02/2012.
27. Ministry of Foreign Affairs Singapore, tháng 1/2012, The world comes to
Singapore, http://www.mfa.gov.sg/experience/Oct2010/images/CoverStory.pdf,
truy cập 20/02/2012.
28. SEE Business Travel & Meetings, 13/10/2010, MICE tourism – the most
rewarding type of tourism for the development of destinations,
http://www.seebtm.com/en/mice-tourism-–-the-most-rewarding-type-of-
tourism-for-the-development-of-destinations/, truy cập 20/02/2012.
29. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 03/01/2012, Hợp tác du lịch Khánh Hòa với Thành
phố Hồ Chí Minh cần có những bước tiến mới, http://nhatrang-
travel.com/index.php?cat=0501&itemid=1501, truy cập 10/03/2012.
30. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 18/09/2009A, Giao thông Đường Sắt,
http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=2003&itemid=110, truy cập
03/03/2012.
31. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 18/09/2009B, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Khánh Hòa, http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=2501&itemid=359, truy
cập 03/03/2012.
32. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 18/09/2009C, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du
lịch Khánh Hòa,
http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=2501&itemid=368, truy cập
12/03/2012.
33. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 24/08/2011A, Travel firms and airlines vow to
develop MICE tourism,
83

http://www.nhatrang-travel.com/en/index.php?cat=0101&itemid=319, truy cập


15/03/2012.
34. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 8/2011B, Các hoạt động xúc tiến du lịch Khánh
Hòa, http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=0506, truy cập 10/03/2012.
35. Sở VH,TT&DL Khánh Hòa,19/09/2009D, Khánh Hòa tiềm năng và triển vọng,
http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=0101&itemid=21, truy cập
21/02/2012.
36. Sở VH,TT&DL TP.HCM, 2011, Số liệu thống kê định kỳ,
http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/so-lieu-thong-ke-dinh-ky,
truy cập 15/03/2012.
37. Tổng cục Du lịch Việt Nam, cập nhật năm 2012, Thống kê về du lịch,
http://www.vietnamtourism.com/v_pages/news/index.asp?loai=1&chucnang=07
, truy cập 05/03/2012.
38. UNWTO, 2012A, Tourism 2020 Vision,
http://www.unwto.org/facts/eng/vision.htm, truy cập 10/03/2012.
39. UNWTO, 2012B, UNWTO World Tourism Barometer,
http://mkt.unwto.org/en/barometer, truy cập 12/03/2012.
40. VietCCR, 13/12/2011, Sân bay Cam Ranh: Vươn mình cùng cảng hàng không
quốc tế, http://vietccr.vn/xem-tin-tuc/san-bay-cam-ranh-vuon-minh-cung-cang-
hang-khong-quoc-te-default.html, truy cập 11/03/2012.
41. Vietmarks, cập nhật tháng 10/2011, MICE – Hướng phát triển đột phá của
ngành du lịch, http://www.vietmark.vn/tintuc_details.php?nid=16#, truy cập
20/02/2012.
84

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng khảo sát du khách MICE đến Khánh Hòa và tổng kết.
Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn trực tiếp chuyên gia
85

Phụ lục 1: Questionnaire


Hello visitors!
I am a senior student of Foreign Trade University HCMC. I am doing research
for my thesis named “The development of international MICE tourism in
Khanh Hoa”. I really appreciate it if you would make some time to help me
fulfill this questionnaire, which greatly supports me in my effort to attract more
international MICE tourists to Khanh Hoa. All of your information will be kept
secret and only be used for researching purposes.
Thank you so much!!

1. Where are you from?…………………………………………


2. How many days are you going to stay in Khanh Hoa?...................days
3. How did you know about Khanh Hoa MICE tourism?
 By international tourism exhibitions  Just spend time with the
company
 By internet and media  Other....................................
4. When you are in MICE tour of Khanh Hoa, what is your opinion about
those below? (Please tick [X] on the square which expresses your idea)
Beyond Satisfied Acceptable Discontent Unacceptable
expectation
Infrastructure
MICE service
Local Management
Sightseeing
Shopping Malls,
Souvenirs,...
Entertainment

Other:...........................................................................................................................
.........
86

5. In your viewpoint, is it necessary to improve the following conditions of


MICE tourism in Khanh Hoa in the near future?
Completely Very Maybe Unnecessary Completely
essential essential essential unnecessary
Entertainment
Shopping malls
Professional personnel
Building MICE Bureau

Other:...........................................................................................................................
.........
Once again, thank you very much for your answer!!!! I wish you have a nice day
and an unforgettable trip/business in Viet Nam. Welcome you to Khanh Hoa next
time!
87

TỔNG KẾT KHẢO SÁT


Số phiếu phát ra: 200 phiếu
Số phiếu thu lại: 103 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 86 phiếu
Câu hỏi Câu trả lời Số lựa chọn Tỷ lệ
1. Quý khách đến từ đâu? a. Úc 12 13,95%
b. Nhật 8 9,30%
c. Pháp 11 12,79%
d. Anh 10 11,63%
e. Nga 13 15,12%
f. Mỹ 11 12,79%
g. Trung Quốc 5 5,81%
h. Canada 6 6.98%
i. Hàn Quốc 6 6,98%
j. Đức 4 4,65%
2. Quý khách sẽ ở lại Khánh a. >5 7 Trung
Hòa trong bao nhiêu ngày? b. 5 13 bình:
c. 4 25 ~3,76
d. 3 34
e. <3 7
3. Làm thế nào quý khách biết a. Qua triển lãm du lịch 23 26,74%
đến du lịch MICE Khánh quốc tế
Hòa? b. Qua báo đài, internet 20 23,26%
c. Chỉ đi theo kế hoạch 28 32,56%
của công ty
d. Khác 15 17,44%
88

4. Khi quý khách tham gia


Không
vào du lịch MICE Khánh Rất Hài Bình Kỳ vọng
hài Tệ
Hòa, đánh giá của quý tuyệt lòng thƣờng toán học
lòng [0-20]
khách về những điều kiện [80-100] [60-80] [40-60] [/100]
[20-40]
sau nhƣ thế nào?
a. Cơ sở hạ tầng 24 35 24 3 0 68,6
b. Dịch vụ MICE 6 31 39 8 2 57,2
c. An ninh trật tự của địa
31 30 19 4 2 69,53
phƣơng
d. Khu mua sắm, hàng lƣu
7 37 27 12 3 57,67
niệm
e. Khu vui chơi, giải trí 29 25 25 7 0 67,67
Hoàn
5. Theo quý khách, có cần
Hoàn Có thể Không toàn
thiết phải cải thiện những Cần Kỳ vọng
toàn cần cần cần không
điều kiện sau đây để phát thiết toán học
thiết thiết thiết cần
triển du lịch MICE Khánh [60-80] [/100]
[80-100] [40-60] [20-40] thiết
Hòa trong tƣơng lai?
[0-20]
a. Khu vui chơi, giải trí 17 46 14 6 3 65,81
b. Khu mua sắm 24 29 30 3 0 67,21
c. Nhân lực chuyên nghiệp
39 36 9 2 0 76,04
hơn
d. Xây dựng Trung tâm xúc
41 30 12 3 0 75,34
tiến, phát triển MICE
89

Phụ lục 2: Bài phỏng vấn trực tiếp anh Luyện Mạnh Cƣờng – Phó giám đốc
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa.
1. Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa hiện nay đang hƣớng tới những thị trƣờng mục tiêu
nào? Tại sao?
Xúc tiến Du lịch Khánh Hòa hiện nay đang hướng vào các thị trường chính
là Nga, Úc, Mỹ và Anh. Vì những thị trường này thường có lượng khách ổn định và
chi tiêu cao. Thêm vào đó, đây cũng là những thị trường mục tiêu chung của toàn
ngành du lịch quốc tế Viêt Nam. Hiên nay hầu hết các công tác xúc tiến của Khánh
Hòa đều đi theo kế hoạch chung của cả nước.
2. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, du khách nƣớc nào có xu hƣớng đến Khánh Hòa
nhiều nhất và ngày càng tăng? Lý do tại sao những du khách này lựa chọn Khánh
Hòa làm điểm đến? Để đạt đƣợc kết quả này, thời gian qua, tỉnh có những chính
sách hay hoạt động gì để thu hút và khuyến khích khách các nƣớc này đến Khánh
Hòa? Nếu có mong anh nói cụ thể hoạt động gì? Thu hút khách nƣớc nào?
Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, du khách nước Nga có xu hướng đến
Khánh Hòa nhiều nhất. Có thể nêu hai lý do, thứ nhất, cảng hàng không quốc tế
Cam Ranh hiện nay đã mở hơn 3 tuyến bay trực tiếp từ Nga đến Khánh Hòa, tạo
điều kiện thuận lợi cho du khách Nga đến đây một cách nhanh chóng. Thứ hai, du
khách MICE của Nga đặc biệt ưa thích bãi biển tại thành phố Nha Trang, Khánh
Hòa, khi ở nước họ không có những bãi biển như thế.
Trong thời gian qua, ngoài các hoạt động xúc tiến chung, Khánh Hòa còn có
rất nhiều ưu đãi đối với khách Nga.Ví dụ như việc đầu tư cấp tốc vào ngôn ngữ tại
các khách sạn, trung tâm du lịch lớn, cũng như những kiến thức văn hóa cơ bản và
những nhu cầu cần thiết của du khách Nga. Các nhà hàng, quầy quà lưu niệm cũng
trang bị bảng hiệu, menu bằng tiếng Nga. Thêm vào đó là những hoạt động của các
khách sạn, trung tâm du lịch lớn như tổ chức Noel riêng cho người Nga (khách với
lịch của các nước phương Tây khác), tổ chức bầu cử tống thống Nga tại đất Việt,...
Ngoài ra du lịch Khánh Hòa còn từng được giới thiệu trên chương trình”Top
Gear” trên kênh truyền hình nước Nga khoảng một tiếng đồng hồ.
3. Anh đánh giá nhƣ thế nào về mức độ khả năng phát triển du lịch MICE của
Khánh Hòa? (So với các địa phƣơng khác có ƣu thế gì? Có thể cạnh tranh với các
90

trung tâm MICE trên thế giới, trong khu vực hay không?...). Tỉnh có nên định
hƣớng MICE trở thành loại hình du lịch phát triển chính hay không? Xin anh cho
biết ý kiến.
Nhìn chung, Khánh Hòa hiện nay nổi trội hơn hẳn các địa phương khác ở cơ
sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch MICE. Từ việc xây dựng cảng
hảng không và cảng biển quốc tế cho đến việc đã có nhiều trung tâm hội nghị, hội
thảo, sự kiện tầm cỡ quốc tế. Thêm vào đó việc tổ chức thành công nhiều sự kiện
quốc tế trong những năm gần đây cũng chứng tỏ loại hình du lịch MICE có tiềm
năng phát triển rất lớn tại tỉnh Khánh Hòa. Việc định hướng MICE trở thành một
trong những loại hình du lịch phát triển chính có lẽ là tương lai không xa.
4. Anh có đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị gì cho xúc tiến du lịch nói riêng, xây
dựng thƣơng hiệu du lịch Khánh Hòa nói chung, để phát triển đúng với tiềm năng?
Có đóng góp gì cho loại hình du lịch MICE của Khánh Hòa hiện nay?
Thực tế có thể thấy hiện nay xúc tiến du lịch Khánh Hòa còn gặp nhiều khó
khăn về nguồn kinh phí. Nguồn vốn mà chính quyền tỉnh rót về cho xúc tiến du lịch
mỗi năm không đủ để Trung tâm có những kế hoạch riêng và sáng tạo, mà thường
đi theo kế hoạch chung của cả nước. Vì thế có thể nói đến nay Khánh Hòa chưa
thực sự xây dựng được một hình ảnh du lịch riêng cho mình. Việc cần thiết trước
tiên là tạo ra nguồn ngân sách dồi dào để công tác xúc tiến du lịch được phát huy
hiệu quả. Sau đó cần có những chiến lược cụ thể về việc xây dựng thương hiệu du
lịch cho Khánh Hòa. Đối với du lịch MICE hiện nay Khánh Hòa chưa thực sự được
lựa chọn nhiều là điểm đến, đa phần chỉ là điểm dừng chân. Do đó, phải có những
chiến lược cụ thể cho việc xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến lý tưởng
cho du lịch MICE. Hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị lâu dài cả về kinh phí
lẫn ý tưởng. Cần thiết là nên lập một bộ phận chuyên trách cho loại hình du lịch
này mới có thể định hướng phát triển toàn diện.

You might also like