« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Mùa xuân nho nhỏ


Tóm tắt Xem thử

- Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải I.
- Tác giả: Thanh Hải quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tác phẩm: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được biết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm mến yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả..
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc..
- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo..
- Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý:.
- Từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).
- Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ..
- Mạch cảm xúc của bài thơ:.
- Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ sự ngây ngất mê say của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp trong trẻo của dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim vang lừng”.
- Từ mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên nhà thơ nghĩ tới mùa xuân đi lên của đất nước của dân tộc, dẫu có vất vả gian lao nhưng đất nước Việt Nam mến yêu vẫn là vì sao sáng trên bầu trời nhân loại.
- Từ sự đi lên của mùa xuân đất nước nhà thơ ước nguyện đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để dựng xây đất nước..
- Bố cục bài thơ gồm có ba phần:.
- Phần một (hai khổ thơ đầu): Vẻ đẹp của mùa xuân đất trời.
- Phần hai (hai khổ tiếp theo): Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước..
- Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?.
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên:.
- Không gian: Mùa xuân được mở ra từ không gian bao la thoáng đãng của bầu trời cao rộng và của dòng sông mêng mang, một không gian trữ tình nên thơ..
- Thời gian: Có lẽ đây là những ngày đầu của mùa xuân, không phải mùa xuân đến trên giàn hoa thiên lí như trong thơ Hàn Mạc Tử mà từ “một bông hoa tím biếc” giữa dòng sông xanh..
- Đó là những sắc màu tràn đầy sức sống của mùa xuân tươi đẹp..
- Âm thanh: Tiếng hát thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện, làm tác giả hết sức ngỡ ngàng thốt lên “ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời”.
- Chỉ với một từ “chi” tác giả đã thể hiện được giọng điệu riêng của con người xứ Huế trong cách ăn nói mặn mà duyên dáng.
- Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:.
- Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước nhà thơ Thanh Hải đã xây dựng được hình tượng rất có ý nghĩa lộc trên lưng người ra đồng và lộc trên lưng người ra trận.
- Hai nhiệm vụ trọng yếu nhất của đất nước chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở tiền tuyến và sản xuất xây dựng đất nước ở hậu phương..
- Nhịp độ khẩn trương: Cả đất nước cùng khẩn trương gấp gáp “Tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao” già trẻ, gái trai miền xuôi miền ngược, tiền tuyến hậu phương.
- đều gắng hết sức mình để xây dựng đất nước, đưa đất nước bước vào mùa xuân mới..
- Cảm xúc của tác giả: Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước, trong lòng tác giả rạo rực một niềm ngất ngây say mê.
- Âm điệu lời thơ thể hiện sự thân thương trìu mến đi con chim chiền chiện gọi con chim hay gọi cả mùa xuân đang về, Thanh Hải như đang mở cả lòng mình để đón chào mùa xuân..
- Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót.
- Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa.
- Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời.
- Ước nguyện của tác giả (khổ một): Trước không khí khẩn trương của đất nước vào xuân, tác giả bày tỏ suy nghĩ, khát vọng muốn được đóng góp sức lực của mình cho công cuộc dựng xây đất nước..
- Ta làm, ta làm.
- điệp ngữ được lặp lại đều đặn trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người.
- làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi ca cuộc sống, ngợi ca mùa xuân tươi đẹp.
- Tâm niệm của tác giả (khổ hai): Tuổi hai mươi và khi tóc bạc là hai quãng đời đối lập trái ngược.
- Điệp ngữ dù là, dù là biểu hiện sự quyết tâm cao độ, đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang ở trên giường bệnh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng đáng quý biết bao..
- Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gợi cảm, gần gũi với dân ca.
- Thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ thể thơ truyền thống của dân tộc, dễ đi vào lòng người bởi có nhạc điệu sôi nổi trong sáng thiết tha phù hợp với âm điệu của mùa xuân, và rất gần với những làn điệu dân ca của miền trung..
- Điệp ngữ: Đây là biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong bài thơ, tạo nên sự đối xứng và đó cũng là lí do bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc..
- Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ..
- Nhan đề bài thơ: Không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nước, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người..
- Chủ đề: Niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát vọng được cống hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả..
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện.
- Trong khổ đầu, chỉ bằng vài nét chấm phá, tác giả đã gợi tả được khung cảnh tươi đẹp, rộn rã của mùa xuân đất trời cùng với tâm trạng náo nức xôn xao của nhà thơ.
- Bức tranh mùa xuân mở ra với không gian cao rộng của bầu trời và dòng sông bao la.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân được thể hiện trong sự cảm mhận vẻ đẹp tươi sáng và âm thanh trong trẻo vô cùng của tiếng chim, đồng thời còn thể hiện qua động tác nâng niu trân trọng đón nhận mùa xuân: Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng..
- Bài Mùa xuân nho nhỏ giàu nhạc điệu.
- Có lẽ chính thể thơ năm chữ với cách gieo vần đầy biến hoá tạo cho bài thơ một ưu thế diễn tả niềm vui có phần nhí nhảnh yêu đời của mùa xuân nho nhỏ kia.
- Tiếng chim hót giữa trời xanh tưởng như vô tình này lại được hình ảnh hoá thành “Từng giọt long lanh rơi” là một sáng tạo rất gợi cảm của nhà thơ.
- Chất nhạc chất thơ của bài “Mùa xuân nho nhỏ” được cất lên từ chính cuộc sống vất vả và gian lao đang hối hả đi lên phía trước của cả một đất nước mang đầy thương tích của hai cuộc chiến tranh và cũng đang phải đối phó với giặc ngoài nhưng vẫn hăm hở dựng xây cơ đồ của mình..
- Một đặc sắc khác của bài thơ là sự diễn tả của nhân vật trữ tình một cách thoải mái, dung dị và luôn luôn biến đổi – nhân vật ban đầu xuất hiện trong tư thế một thi nhân đang hoà mình vào thiên nhiên.
- Chuyển từ cảnh mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên sang cảnh mùa xuân của cuộc sống cách mạng của nhân dân đất nước:.
- Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng.
- Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa.
- Ở đây nhà thơ “ta” và cũng là tất cả mọi người.
- Đọc khổ thơ, chúng ta vẫn thấy một cách diễn đạt hào hứng, sảng khoái và tự nhiên, không gợn chút lên gân ta làm con chim hót, ta làm một nhành hoa, ta làm một nốt trầm ta trở thành người mang lại niềm vui cho cuộc đời một cách khiêm tốn đáng yêu..
- Ở hai khổ thơ cuối, mùa xuân được chuyển thành mùa xuân của lí tưởng của tiếng lòng cao cả.
- Đây là tiếng hát của người muốn cống hiến sức mình cho cuộc sống cách mạng, cho đất nước không biết đến tuổi tác, coi đó là niềm vui lẽ sống.
- Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay vì đã nói lên được những tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả một thời đại.