« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Viếng lăng Bác


Tóm tắt Xem thử

- Viếng lăng Bác Viễn Phương I.
- Tác giả: Viễn Phương quê ở tỉnh An Giang.
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
- Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)..
- Tác phẩm: Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ là của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác..
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc..
- Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài..
- Cảm hứng bao trùm bài thơ: “Là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính..
- Lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ.
- Trình tự biểu hiện của bài thơ theo trình tự của cuộc vào lăng viếng Bác:.
- Đầu tiên là cảnh ở bên ngoài lăng với hình ảnh đậm nét nhất là hàng tre trong sương sớm..
- Tiếp đến gần hơn là hình ảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác..
- Tiếp theo là cảm xúc và những suy ngẫm của tác giả khi đã bước vào ở trong lăng được ngắm nhìn Bác..
- Cuối cùng là niềm mong ước tha thiết của tác giả muốn ở bên Bác mãi mãi khi cuộc thăm lăng kết thúc, khi sắp trở về quê hương..
- Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.
- Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?.
- Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu: Ấn tượng mạnh nhất đối với tác giả khi đặt chân đến lăng Bác là hình ảnh hàng tre chờn vờn trong sương sớm, hàng tre ấy mang nhiều ẩn dụ sâu sắc:.
- Tre còn là hình ảnh biểu tượng cho làng quê Việt Nam, đất nước thân yêu từ ngàn đời nay hình ảnh cánh đồng lúa, lũy tre xanh, con cò trắng đã khắc ghi trong trái tim mỗi người..
- Tre còn là hình ảnh biểu tượng cho tính cách của dân tộc Việt Nam: Anh dũng, quật cường sức sống bền bỉ dẻo dai “bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng”..
- Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ cuối: Tạo ra đầu cuối có sự tương ứng, làm đậm nét hình ảnh.
- Và phải chăng đó còn là hình ảnh những người lính cảnh vệ đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác mà nhà thơ Viễn Phương muốn gởi gắm..
- Tình cảm của nhà thơ là của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này..
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ..
- Sự tôn kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua phép ẩn dụ đặc sắc.
- Mặt trời của thiên nhiên đem ánh sáng xua tan đêm tối, mang tới.
- Mặt trời Bác Hồ đem ánh sáng cách mạng xua tan bóng đêm nô lệ, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Một ẩn dụ thật độc đáo vừa thể hiện vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn vinh lòng ngưỡng mộ của tác giả và của mọi người đối với Bác..
- Trời xanh là vĩnh hằng cũng như tên tuổi và sự nghiệp của Bác sẽ sống mãi với dân tộc Việt Nam, nhưng trong trái tim nhà thơ và trong trái tim mọi người vẫn quặn lên nhức nhối khi nghĩ tới một điều nghiệt ngã Bác đã không còn nữa.
- Từ khi Bác mất đến khi nhà thơ Viễn Phương được vào lăng viếng Bác đã bảy năm trôi qua những nỗi đau mất Bác trong lòng mọi người vẫn cứ như buổi ban đầu, chưa thể nguôi ngoai.
- Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ..
- Giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật rất phù hợp với nhau đều thể hiện sự trang nghiêm sâu lắng, niềm xót xa tự hào và sự đau đớn xót xa của tác giả khi đứng trước lăng Người..
- Ngôn ngữ hình ảnh: Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh thơ mang tính ẩn dụ sâu sắc, mặc dù những hình ảnh đã quen thuộc nhưng qua cách diễn đạt của tác giả lại có thêm những ý nghĩa mới mẻ..
- Học thuộc lòng bài thơ..
- Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ..
- “Khổ thơ thứ ba nói về cảm xúc khi đã vào trong lòng.
- Nhà thơ một mặt không muốn cảm nhận đây là giấc ngủ vĩnh viễn, ngủ ban ngày, mặt khác không thể không thấy một sự thật: Con người đang nằm đã vĩnh viễn ra đi:.
- Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh đặc biệt như thế nào, điều này không mới.
- Và lần này thì ở Viễn Phương.
- Vì thế, nhà thơ dường như không thể làm khác được.
- Khổ đầu của bài thơ – cảm nhận đầu tiên là cái bỡ ngỡ vừa lạ vừa quen:.
- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Vì vậy khi đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, cảm xúc của nhà thơ – đại diện cho những đứa con xa không khỏi ngỡ ngàng như bước vào giấc mơ tưởng chừng không có.
- Hình ảnh nhà thơ gặp gỡ đầu tiên khi ra thăm lăng Bác là hàng tre quen thuộc đến nao lòng.
- Một chữ “đã” trong câu “đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”..
- Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng..
- Đằng sau cái sương khói mơ hồ thực ảo thấp thoáng một dáng đứng Việt Nam, một dáng đứng bốn nghìn năm dựng nước “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, bền bỉ dẻo dai vĩnh hằng bất biến là những phẩm chất riêng chỉ dân tộc này mới có? Không khí của bài thơ được tạo ra bởi một nét cảm động mà bâng khuâng, xao xyến tận đáy lòng..
- Phải chăng những con người bất khuất trung kiên vào sống ra chết như thế nào trong cuộc sinh tử dữ dội mới có thể xúc động trước một hàng tre mà những kẻ vô tâm ít người để ý..
- Hai khổ thơ tiếp theo - phần chính của bài là sự bàng hoàng chiêm ngưỡng:.
- Và tứ thơ bỗng nhiên bất ngờ xuất hiện, xuất hiện rất kịp thời phù hợp với cảm nghĩ của nhà thơ:.
- Vũ trụ có mặt trời dân tộc cũng có mặt trời riêng của mình.
- Hồ Chí Minh vĩ đại biết bao nhiêu.
- Tuy vậy cũng có sự khác nhau: Mặt trời của thiên nhiên là im lặng vô hồn, còn cái vĩnh cửu của.
- mặt trời trong làng thuộc về con người, thuộc về sự sống.
- Khổ thơ nói về mặt trời trong lăng có ý nghĩa sâu xa:.
- Khổ cuối của bài thơ, về hình tượng có sự đối ứng với khổ thơ đầu..
- Địa danh miền Nam và hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng ý nghĩa tinh thần thì đã khác.
- Trở về nơi đã ra đi, từ nơi vừa đến là nước mắt ngập tràn hàng mi (thương trào nước mắt) và hàng tre gặp gỡ đã nâng thành một biểu tượng về tính cách, về nhân phẩm con người, thành cây tre trung hiếu, nguyện vọng hoá thân của nhà thơ trong cảm xúc dâng trào ấy:.
- Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây..
- sự thành kính đến nghiêm trang đầy xúc động thể hiện niềm tôn vinh của nhà thơ đối với một con người là linh hồn như còn phảng phất trong sương, trong nắng.
- Đồng thời nó làm nhiệm vụ hoàn tất bài thơ với niềm thương tiếc và kính yêu vô hạn.
- Có thể nói bài thơ là một tiếng nói giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó làm thổn thức lòng người mãi mãi.