Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Giải bài tập Ngữ văn bài 23: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

I. Kiến thức cơ bản

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

• Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người biết phát hiện và khái quát.

• Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

• Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Câu a. Vấn đề nghị luận của văn bản là một tác phẩm văn học, cụ thể là tác giả đã nêu lên những nhận xét của mình về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.

Những tiêu đề có thể đặt cho văn bản: Một vẻ đẹp đáng yêu, Thế hệ thanh niên thời chống Mĩ, Những âm vang trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, Có một con người như thế, Người anh hùng trên đỉnh núi........

Câu b. Những câu nêu lên luận điểm của bài văn:

+ Câu nêu vấn đề nghị luận: “Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của Lặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ ”.

+ Câu chủ đề của luận điểm thứ nhất: “Trước tiên nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình”.

+ Câu chủ đề của luận điểm thứ hai: “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo”.

+ Câu chủ đề của luận điểm thứ ba: “Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế, nhưng anh thanh niên sôi nổi và hiếu khách ấy lại rất khiêm tốn”

+ Câu kết luận vấn đề: “Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng thật đáng tin yêu”.

Câu c. Để khẳng định luận điểm người viết đã dẫn dắt, nêu và phân tích các luận điểm một cách chặt chẽ, hợp lí liền mạch. Bài viết đi theo quy trình tổng - phân - hợp, nghĩa là nêu vấn đề rồi sau đó đi vào phân tích diễn giải cuối cùng khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận.

III. Hướng dẫn luyện tập

Đoạn văn nghị luận về nhân vật Lão Hạc (truyện ngắn của Nam Cao) của Văn Giá.

+ Vấn đề nghị luận của đoạn văn: Đó là việc giải quyết cái sống cái chết của Lão Hạc.

+ Những ý kiến chính trong đoạn văn:

- Tình thế lựa chọn của nhân vật.

- Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ sống nhục.

- Lão Hạc đã dùng cái chết của mình để lấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền.

- Đó là sự lựa chọn tột cùng đau đớn cho thân phận con người.

+ Ý nghĩa: Những ý kiến ấy giúp chúng ta hiểu thêm về nhân cách cao đẹp của lão Hạc với một tình phụ tử thánh thiện vô cùng. Đồng thời ta cũng thấy nỗi đau khổ của con người trong xã hội cũ và tinh thần nhân đạo cao cả của nhà văn.

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. Kiến thức cơ bản

• Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

• Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu là các thực.

- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

• Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người biết về tác phẩm.

• Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Câu a. Các đề bài ở trang 68 và 69 trong SGK nêu những vấn đề về tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm để yêu cầu người đọc nhận xét đánh gía. Những đề nghị luận này đều ở dạng đề mở, không gò bó người làm về một kiểu bài nhất định có thể kết hợp đồng thời nhiều thao tác nghị luận.

Câu b. Các từ suy nghĩ và phân tích trong đề bài, đòi hỏi cách làm bài cũng phải khác nhau:

+ Để phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm rồi sau đó đưa ra nhận xét thiên về tính khách quan.

+ Đề nêu suy nghĩ yêu cầu nêu ra nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một góc nhìn nào đó, thiên về tính chủ quan.

III. Hướng dẫn luyện tập

Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam cao.

1. Lập Dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

b. Thân bài: Nêu những suy nghĩ về nhân vật:

- Cảnh ngộ éo le của Lão Hạc, vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.

- Tình thương con của một người cha (dù đói nhưng không bán mảnh vườn giữ lại để cho con ngày trở về).

- Niềm day dứt của Lão Hạc sau khi bán con chó vàng.

- Cái chết đau đớn của Lão Hạc.

- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật Lão Hạc.

2. Viết đoạn văn dựa vào các ý chính trên.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Viếng lăng Bác

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Mùa xuân nho nhỏ

Đánh giá bài viết
2 135
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm