intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

40
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đưa ra những kết luận mới về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó luận án đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng năng suất lao động xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------------- TRÇN THÞ THU HUYÒN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- TRÇN THÞ THU HUYÒN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HUY ĐỨC HÀ NỘI – 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam” là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Thu Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Huy Đức, người đã luôn đồng hành, định hướng khoa học, chỉ dẫn nhiệt tình và luôn nhắc nhở, động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Bên cạnh đó, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban lãnh đạo Khoa Kế hoạch và Phát triển cùng các thầy cô trong Khoa đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể tham gia và hoàn thành chương trình học tập. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, các Giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động lực giúp tác giả hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Thu Huyền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC.............................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 11 1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ............................................................... 11 1.2. Những nghiên cứu về phương pháp đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội.......................... 14 1.3. Khoảng trống nghiên cứu rút ra từ tổng quan nghiên cứu......................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI ................................................................................................................ 26 2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................................................... 26 2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế ........................................................................... 26 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ....................................................... 28 2.1.3. Thước đo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................................ 29 2.1.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ....................................... 31 2.2. Năng suất lao động xã hội............................................................................. 33 2.2.1. Khái niệm............................................................................................ 33 2.2.2. Vai trò của tăng năng suất lao động xã hội .......................................... 35 2.2.3. Thước đo năng suất lao động xã hội .................................................... 35 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội ........................... 36
  6. iv 2.3. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ........................................................................................................... 41 2.3.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 41 2.3.2. Cơ chế ảnh hưởng ............................................................................... 44 2.4. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ....................................................................... 46 2.4.1. Mô hình hạch toán tăng trưởng ............................................................ 46 2.4.2. Mô hình kinh tế lượng ......................................................................... 52 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 59 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ..... 60 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam ........................ 60 3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (GTGT) theo ngành ...................... 61 3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) theo ngành...................... 68 3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ............................................. 72 3.2. Thực trạng tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam ................. 75 3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam ....................................................................................... 83 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 91 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 92 4.1. Phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội bằng mô hình hạch toán tăng trưởng ............................... 92 4.1.1. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội .............................................................................. 92 4.1.2. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ............................................................................ 100
  7. v 4.2. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội bằng mô hình kinh tế lượng ............................................ 112 4.2.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 112 4.2.2. Thống kê mô tả các biến .................................................................... 113 4.2.3. Kết quả ước lượng ............................................................................. 115 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................... 132 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 134 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 134 5.2. Đề xuất một số khuyến nghị ....................................................................... 138 5.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................. 138 5.2.2. Một số khuyến nghị chính sách ......................................................... 139 5.3. Các hạn chế của luận án cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 141 5.4. Đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia đông Nam Á CBCT Chế biến chế tạo CCKT Cơ cấu kinh tế CCNKT Cơ cấu ngành kinh tế CDCCNKT Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GTGT (VA) Giá trị gia tăng GTSX (GO) Giá trị sản xuất KT-XH Kinh tế - xã hội NN-CN-DV Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ NSLĐ Năng suất lao động NSLĐXH Năng suất lao động xã hội TCTK Tổng cục thống kê
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả các biến trong hai mô hình hồi quy .............................................. 54 Bảng 3.1. Cơ cấu GTGT theo ngành của Việt Nam, 1995-2018............................. 62 Bảng 3.2. Cơ cấu GTGT các ngành kinh tế cấp 1 giai đoạn 1995-201 ................... 64 Bảng 3. 3. Cơ cấu GTGT khu vực dịch vụ giai đoạn 1995-2018 ............................ 67 Bảng 3.4. Tỷ lệ GTGT của các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ............. 70 Bảng 3.5. Cơ cấu GTSX của 20 ngành kinh tế, 1995-2018 .................................... 71 Bảng 3.6. Cơ cấu lao động 20 ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ......................... 74 Bảng 3.7. NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của các ngành kinh tế, 1995-2018 ............. 77 Bảng 3.8. NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của các ngành kinh tế cấp 1 của Việt Nam 80 Bảng 3.9. NSLĐXH của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2001-2016 .............. 82 Bảng 3.10: Tỷ trọng lao động, tỷ trọng sản lượng, tỷ lệ GTGT, mức NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của 20 ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ..................... 84 Bảng 3.11: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản lượng bình quân, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động bình quân và tốc độ tăng NSLĐXH ............................. 89 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong hai mô hình ......................................... 114 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 ..................... 114 Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 ..................... 115 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng theo mô hình Pooled OLS, FEM, REM ................. 116 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ......................................................... 117 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Davidson và MacKinnon........................................ 117 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng NSLĐXH ....................................................................................................... 118 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng NSLĐXH tại từng vùng kinh tế............................................................................ 122 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng từ mô hình Pooled, REM, FEM ............................. 123 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ....................................................... 124 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Davidson và MacKinnon...................................... 124 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản lượng tới tăng trưởng NSLĐXH ....................................................................................................... 125 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản lượng tới tăng trưởng NSLĐXH tại từng vùng kinh tế ....................................................................... 128
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ chế ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ................................................................................. 46 Hình 3.1. Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế và của 3 khu vực kinh tế, 1995-2018 . 60 Hình 3.2. Cơ cấu GTGT khu vực nông nghiệp, 1995-2018 .................................... 65 Hình 3.3. Cơ cấu GTGT khu vực công nghiệp giai đoạn 1995-2018 ...................... 66 Hình 3.4. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam và một số nước .............................. 68 Hình 3.5. Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 .......................... 69 Hình 3.6. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, 1995-2018............................... 73 Hình 3.7. NSLĐXH và tốc độ tăng NSLĐXH của Việt Nam, 1995-2018 .............. 76 Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng NSLĐXH bình quân của một số nước Châu Á giai đoạn 2001-2016 ........................................................................................ 81 Hình 4.1. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ..... 93 Hình 4.2. Phân tích đóng góp tĩnh và động của CDCC đến tăng trưởng NSLĐXH giai đoạn 1995-2018 ................................................................................ 95 Hình 4.3. Tỷ trọng đóng góp của 20 ngành vào tăng trưởng NSLĐXH .................. 96 Hình 4.4. Tỷ trọng đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐXH .. 97 Hình 4.5. Đóng góp thuần của các yếu tố vào tăng trưởng NSLĐXH Việt Nam .. 102 Hình 4.6. Biến động tỷ lệ GTGT của các ngành kinh tế, 1995-2018 .................... 104 Hình 4.7. Tốc độ tăng VA và tốc độ tăng GO của các ngành, 1995-2018............. 105 Hình 4.8. Phân tích đóng góp tĩnh và động của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng NSLĐXH giai đoạn 1995-2018 ........................................... 106 Hình 4.9. Đóng góp của 20 ngành kinh tế vào tăng trưởng NSLĐXH .................. 108 Hình 4.10. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng vào tăng trưởng NSLĐXH ....................................................................................................... 109
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt, tăng năng suất lao động xã hội (NSLĐXH) là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Năng suất lao động xã hội cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các vấn đề về tích lũy, tiêu dùng của nền kinh tế. Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế, thể hiện ở mức NSLĐXH tăng liên tục qua các năm. Năm 2018, NSLĐXH của Việt Nam đạt 102,2 triệu đồng/lao động, tăng gấp 13,4 lần so với năm 1995. Tuy nhiên, mức NSLĐXH của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Xét về giá trị tuyệt đối, theo số liệu của ngân hàng thế giới NSLĐXH (tính theo PPP 2011) của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% NSLĐ của Philipin. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức NSĐXH giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch mức NSLĐXH (tính theo PPP 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.559 USD năm 2011 lên 141.276 USD năm 2018; của Malaysia từ 42.389 USD lên 47.545 USD; của Thái Lan từ 14.977 USD lên 18.973 USD. Năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực đang là yếu tố cản trở đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐXH của các nước trong khu vực là rất lớn. Như vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước thì việc tăng nhanh NSLĐXH đối với Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Theo tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2014), để tăng nhanh NSLĐ có hai con đường cho các quốc gia: Một là tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề; Hai là chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn giúp năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất. Như vậy, đối với Việt Nam để tăng nhanh NSLĐ thì cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh
  12. 2 hơn nữa theo hướng gia tăng tỷ trọng những ngành có giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã kéo theo những thay đổi trong công nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi về lợi thế cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng… và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực theo hướng CNH-HĐH, thể hiện ở tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp có xu hướng tăng dần. Năm 2018, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83,7% GDP, tiến dần tới mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là 85% GDP. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là kết quả chuyển dịch này có tác động đến tăng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua không? Và tác động như thế nào? Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá và đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Khi nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế thì có hai loại cơ cấu thường được quan tâm nhiều nhất là cơ cấu sản lượng và cơ cấu lao động. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH tại Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Trần Thọ Đạt và Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), Giang Thanh Long (2015), Vũ Hoàng Ngân (2016), Vũ Thị Thu Hương (2017), Lê Huy Đức (2019)... Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung xem xét ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam thông qua phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành (ShiftShare Analyis – SSA) trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Trong khi đó nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH còn rất ít. Việc xem xét sự thay đổi về cơ cấu sản lượng sẽ cho phép quan sát được ảnh hưởng của biến chất lượng tăng trưởng và vì thế cho phép giải thích rõ hơn nguồn gốc tăng trưởng của NSLĐXH. Hơn nữa, tác giả chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp nào về chủ đề này, trong đó tiếp cận các phương pháp định lượng khác nhau để nghiên cứu đồng thời hai vấn đề: (i) ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐXH và (ii) ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH.
  13. 3 Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH. Đồng thời làm sáng tỏ hơn một số nhận định trong các nghiên cứu trước đó bằng cách sử dụng hai mô hình định lượng, bao gồm: mô hình hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng. Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những thông tin quan trọng trong việc định hướng và xây dựng các chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm thúc đẩy tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1995-2018 thông qua mô hình hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng sẽ cho phép đưa ra những kết luận mới về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó luận án đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng gia tăng năng suất lao động xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên thì luận án cần thực hiện các mục tiêu cụ thể là: - Hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLĐXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-2018 - Xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam - Đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam thông qua hai mô hình định lượng. - Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH ở Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2030.
  14. 4 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Chuyển dịch cơ cấu ngành ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội theo cơ chế nào? - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2018 diễn ra như thế nào? - Chuyển dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1995-2018 không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? - Khuyến nghị nào về chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng hiệu quả, bền vững trong giai đoạn đến năm 2030? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Cơ cấu ngành được phân tích là cơ cấu ngành kinh tế cấp 1 bao gồm cơ cấu ngành theo lao động và cơ cấu ngành theo sản lượng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở cấp ngành, cấp vùng và cấp quốc gia. b. Thời gian nghiên cứu: - Đối với cấp ngành và cấp quốc gia: thời gian nghiên cứu từ 1995-2018 - Đối với cấp tỉnh/thành phố và cấp vùng: thời gian nghiên cứu từ 2011-2018 c. Về nội dung: - Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành (thay đổi tỷ trọng của ngành) đến tăng trưởng NSLĐXH (NSLĐ tổng thể của nền kinh tế) ở Việt Nam theo hai loại cơ cấu là cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng. Đồng thời, luận án tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế cấp 1, không nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế cấp 1. - Các ngành kinh tế cấp 1 được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ – TTg, ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (chi tiết trình bày tại bảng 1 phụ lục 1). Theo quyết định này các ngành kinh tế cấp 1 bao gồm 21 ngành nhưng do số liệu thống kê về Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế không được cập nhật thường xuyên và ngành này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nền kinh tế, do
  15. 5 đó luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu giữa 20 ngành kinh tế còn lại. - Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã thay đổi ba lần vào năm 1993, 2007 và 2018 nên các ngành kinh tế cấp 1 từ năm 1995 đến năm 2018 không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Do đó 20 ngành kinh tế cấp 1 trong luận án sẽ được chia ra thành 2 giai đoạn 1995-2006 và 2007-2018 (chi tiết trình bày tại bảng 2 phụ lục 1). 4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể như sau: • Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp tổng hợp và phân tích từ các nghiên cứu, báo cáo, bài báo khoa học trong nước và ngoài nước, được sử dụng hầu hết trong các chương của luận án nhằm thừa kế, phát triển và hoàn thiện cơ sở lý luận về “Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội”. - Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng tăng trưởng NSLĐXH giữa các giai đoạn và giữa các ngành kinh tế. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLĐXH giữa các vùng kinh tế. - Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để xử lý thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp nhằm phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam. • Phương pháp nghiên cứu định lượng - Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-2018 theo 20 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế. - Phương pháp phân rã của Lê Huy Đức (2019) được sử dụng để đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH tại Việt Nam giai đoạn 1995-2018 theo 20 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế. - Phương pháp kinh tế lượng: bao gồm hai mô hình hồi quy số liệu mảng động để đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành (cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng) đến tăng trưởng NSLĐXH của 63 tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2018.
  16. 6 - Phần mềm xử lý số liệu: STATA • Nguồn dữ liệu - Các số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn của Tổng cục thống kê, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Viện năng suất Việt Nam (VNPI), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), và kế thừa bộ số liệu của các nghiên cứu, các báo cáo, các bài báo khoa học liên quan đến đề tài. - Quá trình thu thập và xử lý các số liệu thứ cấp sử dụng trong các mô hình nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày chi tiết trong phần mô tả nguồn số liệu của từng mô hình. 4.2. Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu như sau: Bước 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước để tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Bước 2: Hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH. Bước 3: Thu thập số liệu để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam. Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp. Bước 4: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam nhằm đánh giá tính phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng NSLĐXH. Bước 5: Phân tích định lượng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam thông qua hai mô hình hạch toán tăng trưởng và mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH. Bước 6: Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH ở Việt Nam tăng trưởng hiệu quả, bền vững đến năm 2030.
  17. 7 Tổng quan nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu Hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLĐXH - Nội hàm và thước đo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và NSLĐXH - Cơ chế ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NLSĐXH - Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NLSĐXH Thu thập số liệu Phân tích định tính Phân tích định lượng - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Tăng trưởng năng suất lao động xã hội - Mô hình hạch toán tăng trưởng - Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu - Mô hình kinh tế lượng ngành đến tăng trưởng NSLĐXH Đánh giá tính phù hợp Đánh giá mức độ ảnh hưởng Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng bền vững đến năm 2030 Nguồn: Nghiên cứu sinh Hình 1. Quy trình nghiên cứu của luận án
  18. 8 5. Khung phân tích của luận án Khung phân tích của luận án được đề xuất như sau: Chuyển dịch Tăng trưởng cơ cấu ngành Chuyển dịch cơ năng suất lao cấu lao động kinh tế động xã hội - Nội hàm - Nội hàm - Thước đo Chuyển dịch cơ - Thước đo - Xu hướng cấu sản lượng - Các yếu tố chuyển dịch ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội • Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế • Tăng cường trang bị vốn • Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo • Chất lượng lao động • Thể chế, chính sách Nguồn: Nghiên cứu sinh Hình 2. Khung phân tích của luận án 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, luận án đã làm rõ hơn ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến tăng trưởng NSLĐXH theo hướng phân bổ lại lao động từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao. Thứ hai, luận án đã bổ sung về lý luận tăng trưởng NSLĐXH theo cách tiếp cận của kinh tế phát triển là thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có tỷ lệ GTGT cao và có tốc độ tăng tỷ lệ GTGT cao sẽ thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng nhanh và bền vững. Thứ ba, luận án đã bổ sung thêm về mặt lý thuyết về giải pháp nâng cao NSLĐ trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và tăng cường hội nhập quốc tế, đó là tăng cường phát triển các ngành có chất lượng tăng trưởng cao (hay tỷ lệ GTGT cao) có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và có khả năng tiếp cận với công nghệ mới.
  19. 9 Thứ tư, luận án đã gợi mở cách thức chuyển dịch cơ cấu ngành trong xu thế mới, đó là phải trên cơ sở nắm bắt được các yêu cầu của thời đại công nghệ số và phải đi tắt, đón đầu chứ không chỉ tăng NSLĐXH theo kiểu tuần tự, truyền thống trước đây. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở các cấp khác nhau (cấp ngành, cấp vùng và cấp quốc gia). Thứ hai, kết quả thực nghiệm cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu sản lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng NSLĐXH theo chiều hướng trái ngược nhau. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động có ảnh hưởng cùng chiều, còn chuyển dịch cơ cấu sản lượng có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam tuy rằng mức độ ảnh hưởng là khá nhỏ. Thứ ba, các ngành có đóng góp lớn từ chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng NSLĐXH là ngành công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; hoạt động bán buôn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, tài chính và bảo hiểm; hoạt động tư vấn và kinh doanh bất động sản trong giai đoạn 1995-2018. Thứ tư, trong giai đoạn 2011-2018, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội có sự khác nhau giữa các vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động xã hội lớn nhất tại vùng Đồng bằng sông Hồng nhưng lại không có ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động xã hội tại vùng Tây Nguyên. Thứ năm, từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm luận án đã đề xuất bốn định hướng và sáu khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2030. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội
  20. 10 Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam Chương 4: Phân tích định lượng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1