« Home « Kết quả tìm kiếm

THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI VÀO VIỆC DẠY HỌC CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – CHƯƠNG TRÌNH THPT.


Tóm tắt Xem thử

- THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI VÀO VIỆC DẠY HỌC CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – CHƯƠNG TRèNH THPT.
- Mỗi thể loại VHNN sẽ có những đặc trưng về nội dung và hình thức riêng biệt.
- Làm thế nào để có những câu hỏi tốt nhất khi dạy học những thể loại VHNN ? Đó là loại câu hỏi nào? Mục đích NC của đề tài này là thiết kế bộ câu hỏi cho mỗi thể loại VHNN để sử dụng cho việc dạy học các thể loại VHNN trong chương trình THPT.
- báo cáo nêu rõ vấn đề lý luận: Câu hỏi trong dạy học và dạy học văn, vấn đề “Phân loạicâu hỏi và kĩ xảo đặt câu hỏi- yếu tố quyết định chất lượng câu hỏi dựa trên luận điểm của X.L.Rubinxtein “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một tình huống vấn đề, từ một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay một sự thắc mắc, từ một sự mâu thuẫn trong nhận thức”.
- Từ các “Nguyên tắc của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn” và cơ sở lý luận về Thể loại trong dạy học văn để xác định “Nguyên tắc của việc dạy học các thể loại VHNN” Từ đó, người dạy VHNN cần chú ý các yêu cầu khi đặt câu hỏi trong khi dạy các thể loại: a.
- Câu hỏi phải khơi gợi đ​ược hứng thú, ham mê của HS đối với VHNN.
- Câu hỏi phải phù hợp với văn bản, tác giả và trào l​ưu: c.
- Câu hỏi phải phù hợp với văn hoá trong thế so sánh có chọn lọc d.
- Mỗi đặc trư​ng thể loại VHNN phải có hệ thống câu hỏi phù hợp nhất.
- Thiết kế bộ câu hỏi theo đặc trưng thể loại khi dạy học VHNN: V.G.
- Trirkover và Nguyễn Viết Chữ [4, tr 58 ] đã có cách phân chia câu hỏi thành 9 loại câu hỏi khi dạy học văn, và phân theo 3 nhóm lớn đó là: C.H cảm xúc, C.H.
- hiểu và C.H.hình dung tưởng tượng Phát triển quan điểm đó và dựa trên các cơ sở lý luận (mục I), chúng tôi mạnh dạn đưa ra một Hệ thống câu hỏi gồm 8 loại câu hỏi ứng dụng vào trong dạy học các tác phẩm VHNN theo đặc trưng thể loại.
- Câu hỏi hiểu C.H xác định bức tranh nghệ thuật, nội dung toàn cảnh C.H hướng tới thi pháp tác giả và trào lưu VHNN C.H phân tích, lí giải về các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật và cấu trúc tác phẩm VHNN C.H đánh giá, nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm VHNN.
- Câu hỏi cảm xúc C.H khơi gợi cảm xúc của người đọc về hình ảnh, chi tiết, nhân vật, tác giả, tác phẩm VHNN.
- Tiếp theo, ở mục2.2, chúng tôi đã vận dụng 8 loại câu hỏi nêu trên để “Thiết kế bộ câu hỏi theo đặc trưng thể loại khi dạy học VHNN” với từng thể loại trong nội dung VHNN, chương trình THPT.
- Cụ thể: a.Với thể loại tự sự Xuất phát từ các đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của thể loại tự sự VHNN, chúng tôi đã thiết kế Bộ câu hỏi sử sụng khi dạy học các tác phẩm tự sự VHNN, trong đó loại câu hỏi hiểu được ưu tiên sử dụng.
- Với thể loại trữ tình trong VHNN: Xuất phát từ các đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của thể loại trữ tình trong VHNN chúng tôi đã thiết kế Bộ câu hỏi sử sụng khi dạy học các tác phẩm thể loại trữ tình VHNN, trong đó loại câu hỏi cảm xúc, câu hỏi hình dung tưởng tượng, được ưu tiên sử dụng..
- Với thể loại loại kịch VHNN: Từ những đặc trưng của loại kịch, chúng tôi thấy rằng khi dạy kịch nước ngoài GV có thể kết hợp cả 8 loại câu hỏi như trên, tuy nhiên phải ưu tiên sử dụng loại câu hỏi hình dung tưởng tượng về không gian, thời gian nghệ thuật, về hành động “ kịch”, “sân khấu” tùy theo mức độ khai thác văn bản của GV