« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang


Tóm tắt Xem thử

- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô) I.
- Tác phẩm: văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
- Rô-bin-xơn, tức Rô-bin-xơn Cru-xô, xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
- Một ngày cuối tháng 9 năm 27 tuổi, Rô-bin-xơn quê ở miền Y-oóc-sai, nước Anh, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang không có dấu chân người.
- Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô-bin-xơn, khi ấy đã 55 tuổi, mới trở về được nước Anh.
- Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang thoảng 15 năm..
- Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang dùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã..
- Rô-bin-xơn giới thiệu khái quát về mình..
- Rô-bin-xơn giới thiệu về trang phục của mình..
- Rô-bin-xơn giới thiệu về trang bị của mình..
- Phần bốn: (Còn lại): Rô-bin-xơn giới thiệu về diện mạo của mình..
- Vị trí và độ dài của phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình..
- Thông thường khi khắc họa chân dung nhân vật người ta đặt biệt chú ý đến diện mạo, nhưng đối với nhân vật Rô-bin-xơn phần này lại không được chú nhiều so với những phần khác lại được đẩy xuống cuối cùng, điều đó có lẽ vì những lí do sau:.
- Thứ nhất: Đây là câu chuyện do nhân vật “tôi” tự kể cho nên thường ít chú ý đến khuôn mặt, nếu do ngôi khác miêu tả khuôn mặt sẽ được chú ý nhiều hơn..
- Thứ hai: Sự khác biệt cuộc sống của Rô-bin-xơn ở đảo hoang so với mọi người ở Y-oóc-sai là ở trang phục kì quái và những đồ vật kì lạ, điều chủ yếu làm nên chân dung chúa đảo đầy ấn tượng..
- Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao?.
- Về trang phục của Rô-bin-xơn: Tất cả đều bằng da dê từ áo, quần đến mũ và bít tất giày dép, dây buộc túi: “Mũ làm bằng da một con dê, chiếc áo bằng tấm da dê, quần may bằng một tấm da một con dê đực, chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê.
- Trên hoang đảo không thể có vải vóc, len dạ theo từng mùa, cũng không có dụng cụ bàn may chỉ có da của những con dê núi phơi khô và tự Rô-bin-xơn tự may lấy trang phục của mình nên trông rất buồn cười “tôi không có bít tất, mà cũng chẳng có giày, nhưng tôi đã tự làm cho mình một đôi, chẳng biết gọi là gì giống như đôi ủng bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên, hình dáng hết sức bì cục.”.
- Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của nhân vật?.
- Rô-bin-xơn phải tự làm nhà, tự trồng lúa mạch, nuôi dê lấy sữa, tự chế trang phục, tự vượt qua bệnh tật khi đau ốm.
- Rơi vào hoàn cảnh như thế ai cũng sẽ thấy tuyệt vọng đau khổ than vãn là điều tất yếu, thế nhưng Rô-bin-xơn không như vậy..
- Sự lạc quan của Rô-bin-xơn: Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng Rô-bin-xơn rất lạc quan điều đó được thể hiện qua giọng kể hóm hỉnh, hài ước trẻ trung bay bổng: “Tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai diện mạo của tôi không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ”.
- Rô-bin-xơn trên đảo hoang là hình ảnh con người có nghị lực lớn lao, có tinh thần dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên.
- Năm 1705 thuỷ thủ Xen-kiếc bị lạc vào đảo hoang Gioăng-phéc-nan déc ở ngoài biển khơi Chi-lê, một hòn đảo xưa nay chưa có dấu chân người.
- Nhưng nếu trong câu chuyện thật, Xen-kiếc bị thiên nhiên khuất phục thì trong tiểu thuyết của Đi-phô Rô-bin-xơn đã khuất phục được thiên nhiên.
- Không thể cho rằng hình ảnh Rô-bin-xơn vật lộn với thiên nhiên trên đảo hoang chỉ là hình ảnh tự thuật của chính Đi-phô sống cô đơn luôn bị kẻ thù rình rập trong xã hội lúc bấy giờ, cũng không thể cho rằng tác giả xây dựng Rô-bin-xơn thành một nhân vật đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản thời đại đòi hỏi phát huy mọi khả năng nghị lực của cá nhân để làm giàu.
- Rô-bin-xơn là một mẫu người lí tưởng có ý nghĩa bao quát hơn: Sức lực và trí tuệ con người có khả năng thay đổi bộ mặt tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Rô-bin-xơn có những khía cạnh đứng cao hơn giai cấp tư sản.
- Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết có tác dụng giáo dục tốt, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên.
- Trong đoạn văn này nhà văn đã miêu tả cuộc sống của Rô-bin-xơn vào những năm cuối cùng của đoạn đời 30 năm trên đảo hoang.
- Nhân vật tôi Rô-bin-xơn, đã tự thuật tỉ mỉ cuộc sống của mình.
- Rô-bin-xơn thích kể lại hình thù của một chúa đảo, khi anh đóng lễ bộ vào người mũ, áo chẽn, quần ngắn thắt lưng toàn tự chế từ da dê cả.
- Khi nhớ lại hình ảnh này, Rô-bin-xơn kể bằng một giọng vui vẻ, hóm hỉnh thú vị.
- Rô-bin-xơn tiêu biểu cho sức sáng tạo vô song và sức sống mãnh liệt của một con người chân chính..
- Ngòi bút nhà văn đã chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện.
- Ông đã nhập hẳn vào nhân vật của mình để trò chuyện tỉ mỉ, kĩ lưỡng và tinh tế về cuộc sống đặc biệt của người thuỷ thủ Rô-bin-xơn trên hoang đảo.
- Hình thức là truyện phiêu lưu, nhưng nghệ thuật miêu tả nhân vật và hoàn cảnh lại hết sức hiện thực.
- Đã gần 300 năm nay, tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô cũng như nhân vật của nó đã tiến hành một cuộc phiêu lưu bất tận trong tâm hồn hàng triệu triệu độc giả khắp hành tinh