Academia.eduAcademia.edu
Chênh lệch theo Vùng và Đô thị hoá ở Đài Loan Deng-Shing Huang, Học viện Kinh tế, Academia Sinica Chun-Chien Kua, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh doanh công lập Đài Bắc Yo-Yi Huang, Khoa kinh tế học ứng dụng, Đại học quốc gia Ocean Đài Loan 16/2/2009 Từ khoá: Công nghiệp hoá, Đô thị hoá, Chênh lệch theo vùng, Thất nghiệp, Mô hình di cư 1- Giới thiệu Bất bình đẳng theo vùng là một vấn đề không thể tránh khỏi được nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế của Đài Loan đã chuyển từ một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp kém phát triển sang một nền kinh tế dựa trên đô thị dịch vụ. Khi công nghiệp hoá tiếp diễn, sự chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị trở nên nới rộng hơn. Có nhiều nhân tố góp phần vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị. Việc di cư lao động từ nông thôn ra thành thị đóng một vai trò đáng kể trong số những nhân tố đó. Ngoài việc di cư từ nông thôn ra thành thị, những biến động về mật độ dân số và cơ cấu nhân khẩu cũng đóng góp vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị. Hầu hết các tài liệu truyền thống trước đây về di cư từ nông thôn ra thành thị đều tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm của các nước kém phát triển (LDCs). Đài Loan có thể được xem như là một trong những nước có đô thị hóa trưởng thành so với hầu hết các nước kém phát triển khác. Bài báo này cố gắng giải thích những câu hỏi sau đây. Vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị điển hình và bất bình đẳng theo vùng có tồn tại ở Đài Loan không? Có những đặc điểm hay hiện tượng mang tính đặc trưng duy nhất ở Đài Loan so với kinh nghiệm của các nước kém phát triển khác không? Những bài học gì có thể được rút ra từ đô thị hoá và bất bình đẳng theo vùng của Đài Loan? Bài báo này xem xét các mô hình và những biến động về di cư từ nông thôn ra thành thị để minh chứng cho các mối liên kết giữa đô thị hoá và bất bình đẳng theo vùng ở Đài Loan. Chúng tôi mong đợi đạt được những hiểu biết thấu đáo có giá trị từ quá trình đô thị hoá ở Đài Loan trong thập kỷ gần đây. Phần còn lại của bài báo này được tổ chức như sau: Phần 2 cung cấp tổng quan về các chính sách công nghiệp hoá và mối liên hệ của nó với mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị ở Đài Loan trong thập kỷ qua. Phần 3 áp dụng số liệu thống kê dân số tăng cơ học để nhận dạng những vùng nhập cư thuần so với những vùng xuất cư thuần từ tất cả 23 hạt và/hoặc thành phố. Phần 4 so sánh sự chênh lệch theo vùng từ ba khía cạnh của tập trung dân số, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ phụ thuộc. Phần 5 kết luận bài báo này. 2- Công nghiệp hoá và mô hình di cư ở Đài Loan Như đã được dẫn chứng đầy đủ trong các tài liệu Xem Clark (1940) và Kuznets (1966), sự tiến triển của phát triển kinh tế ngay từ ban đầu đã kèm theo sự chuyển dịch sản xuất và việc làm từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp chế tạo. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu của những ngành công nghiệp chế tạo đã thay đổi về chất lượng từ khu vực sử dụng nhiều lao động sang khu vực sử dụng nhiều vốn và/hoặc từ những ngành công nghệ thấp tới những ngành công nghệ cao. Cuối cùng, tỷ trọng khu vực công nghiệp lại giảm dần cùng với sự tăng lên của khu vực dịch vụ, chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn “có xu hướng giảm công nghiệp hoá”. Mô hình công nghiệp hoá này cũng áp dụng cho kinh nghiệm của Đài Loan. Rất tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế của Đài Loan hiện đại chủ yếu là một con đường tiến triển từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp. Trong thời kỳ này, nhiều chính sách của chính phủ đã đóng những vai trò quan trọng trong việc hình thành mô hình cơ cấu kinh tế. Nhìn chung, quá trình đô thị hoá của Đài Loan trong thế kỷ vừa qua có thể được quy cho 3 kênh: thứ nhất là sự nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc đại lục trong thời gian cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950; thứ hai là sự gia tăng dân số tự nhiên; và thứ ba là sự di cư từ nông thôn ra thành thị. Sự di cư từ nông thôn ra thành thị là mối quan tâm chính của bài báo này. Về mặt lý thuyết, hướng di cư của lao động được dẫn dắt bởi khoảng cách chênh lệch mức lương hay cơ hội việc làm giữa khu vực khởi nguồn và khu vực đích đến Về những phân tích lý thuyết xem mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị truyền thống được đưa ra bởi Harris và Todaro (1970), và Zhan (1970). Cũng xem bài báo của Brueckner (1990), Brueckner và Kim (2001), và Bruekner và Zenou (1999).. Về vấn đề này, các chính sách công nghiệp hoá được chính phủ thông qua, bao gồm cả loại hình ngành công nghiệp mà chính phủ nỗ lực để phát triển và vùng mà ở đó các khu công nghiệp chế tạo được đặt, sẽ ảnh hưởng đến các mô hình di cư. Kinh nghiệm của Đài Loan cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, sẽ là hữu ích khi tổng thuật lại lịch sử chính sách công nghiệp hoá của Đài Loan trước khi khảo sát tỉ mỉ mô hình di cư và bất bình đẳng theo vùng như vậy gây ra. Hình 1: Con đường phát triển kinh tế và tiến triển của nông nghiệp 2.1. Quá trình công nghiệp hoá (1) Giai đoạn thay thế nhập khẩu (1950-1962) Khởi đầu từ đầu những năm 1950, các chính sách kinh tế đã nhằm vào sự phục hồi của nền kinh tế, trước hết là tái thiết lập ngành nông nghiệp để đạt được sự tự cung cấp đủ lương thực cho cả nền kinh tế, sau đó mới phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Như đã chỉ ra trong Hình 1, trong giai đoạn này, được biểu thị như giai đoạn I trên đồ thị, nền kinh tế đã chứng kiến sự mở rộng của khu vực nông nghiệp, được phản ánh thông qua số lượng nông hộ, dân số trong nông nghiệp, và việc làm trong khu vực nông nghiệp đang tăng lên. Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp duy trì cho tới những năm đầu thập kỷ 1970. (2) Giai đoạn mở rộng xuất khẩu (1963-1980) Bắt đầu từ năm 1963 tới năm 1980 là giai đoạn định hướng xuất khẩu, được biểu thị qua giai đoạn II trong Hình 1. Trong giai đoạn này, trọng tâm của công nghiệp hoá nhằm phát triển những ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Nhằm mục đích này, khu chế xuất đầu tiên được thành lập tại thành phố Cao Hùng năm 1965, và đã thu hút thành công nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư. Với kinh nghiệm thành công của khu chế xuất đầu tiên, hai khu tiếp theo đã được thành lập, một ở hạt Cao Hùng vào tháng 1/1969 và một ở hạt Đài Trung vào tháng 8/1969. Chiến lược công nghiệp hoá các khu chế xuất thành công đã thu hút nhiều lao động từ các khu vực nông nghiệp nông thôn, gây ra làn sóng di cư lao động đầu tiên từ nông thôn ra thành phố, hoặc từ khu vực nông nghiệp sang những khu vực công nghiệp nhẹ, ví dụ như giầy dép và may mặc. Không giống như giai đoạn đầu của những ngành chế biến nông sản, những ngành công nghiệp này đang thay thế cho những khu vực nông nghiệp thông thường. Do vậy, chúng tôi quan sát thấy một xu hướng quan trọng của sự suy giảm lao động việc làm và dân số trong khu vực nông nghiệp như đã chỉ ra trong Hình 1 trong giai đoạn ngay sau đầu thập kỷ 1970. Và rõ ràng là hai khu chế xuất ở Cao Hùng đã biến một khu vực Cao Hùng rộng lớn trở thành một đích đến của di cư cho lao động ở phía nam Đài Loan, và tương tự như vậy khu vực Đài Trung cũng đã trở thành một đích đến cho lao động xung quanh vùng giữa phía tây Đài Loan. Thời kỳ thứ hai của giai đoạn thay thế nhập khẩu, từ năm 1973 tới 1980 được đánh dấu như giai đoạn II’ trong Hình 1, nhằm tăng cung nội địa về các trang thiết bị chế tạo, chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều vốn. Chính sách này đẩy mạnh thêm công nghiệp hoá, và do đó kích thích di cư lao động hơn nữa ra khỏi khu vực nông nghiệp nông thôn. (3) Giai đoạn định hướng công nghệ (sau năm 1980) Bắt đầu từ những năm 1980 ngay sau cuộc khủng khoảng dầu mỏ lần thứ 2, chiến lược công nghiệp hoá là phải nâng cấp cơ cấu công nghiệp từ những ngành sử dụng nhiều lao động thông thường sang những ngành sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Một trường hợp nổi tiếng và thành công tiêu biểu cho giai đoạn này là sự thành lập Khu công nghệ cao Tân Trúc năm 1980. Khu công nghiệp này được thiết kế để thu hút những công ty công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Sự thành công của khu công nghệ cao Tân Trúc đã làm cho khu Tân Trúc trở thành khu đô thị nổi bật nhất trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Như sẽ được đề cập sau đây, cả thành phố và hạt Tân Trúc đều trải qua sự nhập cư dân số thuần trong những thập kỷ vừa qua. Đồng thời, các công ty của Đài Loan đã tích luỹ đủ năng lực để tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) này đã bắt đầu từ giữa thập niên 1980, và tăng lên đột ngột từ cuối những năm 1980, đặc biệt là sau khi FDI vào Trung Quốc đại lục đã chính thức được cho phép. Sự thu hẹp lại của những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và luồng FDI đảo chiều đã làm giảm nhu cầu lao động trong các khu vực chế tạo, gây nên sự thất nghiệp trong những hạt thành thị nơi có những nhà máy đặt tại đây. Nền kinh tế sau đó đã đi vào giai đoạn di cư quay trở về các khu vực nông thôn và nông nghiệp. 2.2. Di cư và đô thị hoá Về mặt lý thuyết, đô thị hoá xảy ra ở những nơi mà người ta tụ tập lại. Như đã giải thích trước đó, công nghiệp hoá ảnh hưởng tới sự phát triển của một khu vực nông thôn qua nhiều cách. Một trong những thay đổi điển hình là luồng lao động chảy vào khu vực chế tạo. Vì vậy, chúng tôi sẽ quan sát sự sụt giảm lao động trong khu vực nông nghiệp theo thời gian. Do đó, các hạt chuyên môn hoá trong ngành nông nghiệp sẽ trải qua sự xuất cư của lực lượng lao động trẻ, và đối mặt với vấn đề suy giảm dân số trong đội quân trẻ, và cuối cùng gặp phải vấn đề sự già hóa và tỷ lệ phụ thuộc cao. Ngược lại, những điểm đến của di cư cũng được mô phỏng để phát triển thành một vùng đô thị mới, chủ yếu là các khu chế tạo, đặc trưng bởi mức lương và những cơ hội việc làm cao hơn. Trong trường hợp Đài Loan, tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm đột ngột từ mức 30,4% trong đầu những năm 1970 tới mức 11,85% trong đầu những năm 1990 và 6,87% trong những năm gần đây, kèm theo với một xu hướng tăng lên trong ngành công nghiệp và khu vực dịch vụ. Đối với ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động của ngành này đã tăng từ mức 34,9% vào đầu những năm 1970 tới mức đỉnh là 41,6% vào giữa thập niên 1980 rồi sụt giảm sau đó. Tương tự như vậy, tỷ trọng lao động của khu vực dịch vụ đã thay đổi từ mức 34,7% tới 48,58% và cuối cùng lên tới 57,21% trong những năm gần đây. Ngoài sự giảm lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, dường như cũng đã có sự co hẹp lại trong sản lượng nông nghiệp, thay đổi trong gia đình, và cơ cấu xã hội, v.v... Cũng được chỉ ra trong Hình 1, quy mô dân số nông nghiệp đã tăng lên trong giai đoạn đầu, và bắt đầu giảm vào đầu những năm 1970, ngay giữa của giai đoạn công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu. Cùng với sự sụt giảm nông nghiệp là quá trình công nghiệp hoá, dẫn đến sự gia tăng lực lượng lao động công nghiệp. Kết quả là, lao động di cư từ các vùng nông thôn hay nông nghiệp sang những hạt nơi có nhà máy chế biến được đặt, chủ yếu ở phần phía tây của đảo bao gồm ba khu vực trung tâm của Cao Hùng, Đài Trung, và Tân Trúc Ghi nhớ rằng thành phố Cao Hùng là khu công nghiệp chế biến xuất khẩu sớm nhất từ năm 1965, sau đó là hạt Cao Hùng, Đài Trung năm 1969, và hạt Tân Trúc năm 1980.. Vì vậy, quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn ở ba khu vực này so với các khu vực khác. Như được chỉ ra bởi Selya (2004), có ba đặc điểm đặc trưng của quá trình đô thị hoá Đài Loan trong giai đoạn 1945-1995. Thứ nhất là đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của dân số. Thứ hai là sự tăng trưởng của các khu vực đô thị không đồng đều trên toàn hệ thống phân cấp đô thị theo thời gian. Dường như là các thành phố lớn hơn tăng trưởng chậm hơn những thành phố cỡ nhỏ và trung bình. Thứ ba là, sự phân bố theo không gian của những khu đô thị không đồng đều dọc theo Đài Loan do những giới hạn về địa hình Sự giới hạn địa hình làm cho phía Đông và Đông Bắc Đài Loan của các hạt Hoa Liên, Đài Đông và Nghi Lan có lợi thế so sánh trong ngành nông nghiệp. Kết quả là, do quá trình công nghiệp hoá diễn ra và cuối cùng làm giảm khu vực nông nghiệp, những hạt nông nghiệp này đã chứng kiến sự di cư lao động của họ tới những thành phố và/hoặc hạt nơi mà những nhà máy chế tạo đặt trụ sở. và khuôn khổ quản lý hành chính về đô thị lịch sử. 3. Nhập cư so với xuất cư Đài Loan có 23 hạt và thành phố, như trình bày trong Hình 2. Mỗi hạt được phú cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai khác nhau, chúng lần lượt quyết định lợi thế so sánh của mỗi hạt trong việc trở thành một vùng nông nghiệp hay vùng chế tạo, và gián tiếp quyết định mô hình di cư của hạt đó trong quá trình công nghiệp hoá. Để xác định liệu một hạt là vùng xuất cư hay vùng nhập cư, chúng tôi tính toán số dân tăng cơ học tích lũy cộng dồn từ năm 1996 tới 2007. Kết quả được báo cáo trong Bảng 1. Như được phản ánh trong cột NSIP (số dân tăng cơ học thuần), NSIP>0 ngụ ý rằng hạt tương ứng đã trải qua nhập cư dân số thuần trong 12 năm vừa qua. Ngược lại, NSIP<0 chỉ ra xuất cư dân số thuần. Hướng di cư tóm lược cho tất cả các hạt/thành phố được mô tả trong Hình 2. Bảng 1: Di cư thuần, Tỷ lệ Thất nghiệp, và Tỷ lệ Phụ thuộc 1996-2007 Vùng Net SIP Net SIPR HH Growth Uemp. Rate Dep. Ratio Thành phố Đài Bắc -104573 -0.1227 0.0006 3.54 55.51 Hạt Chương Hóa -45936 -0.0539 0.0029 3.24 56.87 Hạt Vân Lâm -43456 -0.0510 0.0060 3.42 53.37 Hạt Bình Đông -38049 -0.0446 0.0036 3.65 56.43 Hạt Gia Nghĩa -30430 -0.0357 0.0031 3.58 53.05 Hạt Nam Đầu -26251 -0.0308 0.0042 4.00 54.46 Hạt Cao Hùng -25634 -0.0301 0.0071 4.06 53.65 Hạt Đài Nam -21309 -0.0250 0.0128 3.74 53.10 Hạt Miêu Lật -20571 -0.0241 0.0066 3.51 55.55 Hạt Nghi Lan -19810 -0.0232 0.0036 4.12 55.51 Hạt Đài Đông -18381 -0.0216 0.0106 3.80 54.06 Hạt Hoa Liên -16987 -0.0199 0.0105 4.17 56.24 Hạt Đài Trung -2125 -0.0025 0.0024 3.90 55.31 Thành phố Cơ Long -1829 -0.0021 0.0014 4.49 55.94 Trung bình cụm -29667 -0.0348 0.0054 3.80 54.93 Hạt Bành Hồ 295 0.0003 0.0024 2.89 62.64 TP.ố Gia Nghĩĩa 1285 0.0015 0.0003 3.76 58.77 TP. Cao Hùng 3737 0.0044 0.0000 4.24 56.99 TP. Đài Nam 15274 0.0179 -0.0011 4.26 53.78 TP. Tân Trúc 15816 0.0186 -0.0008 3.63 54.58 Hạt Tân Trúc 30755 0.0361 0.0133 2.95 55.52 TP. Đài Trung 75732 0.0889 0.0023 3.93 56.67 Hạt Đài Bắc 140027 0.1643 -0.0061 3.84 54.79 Hạt Đào Viên 153955 0.1807 0.0022 3.36 56.93 Trung bình cụm 48542 0.0570 0.0014 3.65 56.74 Trung bình chung 9437 0.0111 0.0034 3.73 55.84 Net SIP biểu thị số dân tăng cơ học thuần; Net SIPR biểu thị tỷ lệ dân số tăng cơ học thuần; HHgrowth biểu thị tốc độ tăng trưởng của chỉ số HH; Uemp.R biểu thị tỷ lệ thất nghiệp; Depd. R biểu thị tỷ lệ phụ thuộc. Vài hiện tượng thú vị có thể quan sát được như sau: Như dự kiến về mặt lý thuyết, hầu hết các thành phố đô thị (năm trong bảy thành phố) có nhập cư nhiều hơn xuất cư, cho thấy mô hình di cư là nhập cư thuần. Chỉ có hai ngoại lệ là thành phố Đài Bắc và Cơ Long, đã trải qua xuất cư thuần trong giai đoạn nghiên cứu. Ngược lại, hầu hết các hạt bị chi phối bởi hoạt động nông nghiệp, tiết lộ một mô hình di cư xuất cư trong giai đoạn này, ngoại trừ một vài hạt như Đào Viên, Đài Bắc và Tân Trúc. Tất nhiên là dạng nhập cư khác thường của những hạt này có thể được giải thích bởi vị trí của khu công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp công nghệ cao Tân Trúc đối với hạt Tân Trúc. Cả hai hạt Đào Viên và Đài Bắc cũng đóng vai trò của một tiểu đô thị hoá cho cả thành phố Đài Bắc. Thật đáng ngạc nhiên, thành phố Đài Bắc đã tích lũy tới 104.573 người xuất cư thuần, xếp hạng thứ nhất trong 14 khu vực xuất cư thuần. Ngược lại, hạt Đài Bắc lại thể hiện như vùng nhập cư thuần (140.027 người trong cùng thời kỳ, xếp hạng thứ hai sau hạt Đào Viên), cho thấy tình trạng tiểu đô thị của hạt Đài Bắc cho tới gần trung tâm thủ phủ của thành phố Đài Bắc. Tuy nhiên, mô hình của Đài Bắc trong việc di chuyển từ thành phố tới hạt là độc nhất, không thể áp dụng cho những khu vực có cặp đôi hạt-thành phố khác, thậm chí không thể được với cả thủ phủ của thành phố Cao Hùng. Ở Cao Hùng, một vùng công nghiệp truyền thống, chúng tôi quan sát thấy mô hình hạt - hướng ra - và - thành phố - hướng vào, tương tự như vậy với khu vực Đài Nam, Gia Nghĩa, và Đài Trung. Xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị khác biệt giữa hai thành phố trung tâm của Đài Bắc và Cao Hùng đáng được thảo luận thêm. Đối với thành phố trung tâm phía bắc của Đài Bắc, dân số xuất cư hướng tới hạt Đài Bắc lân cận và một phần tới hạt Đào Viên. Trái lại, ở thành phố trung tâm phía nam của Cao Hùng, dân số tiếp tục tăng vì mọi người di chuyển từ hạt Cao Hùng vào thành phố. Nó không chỉ hàm ý xu hướng di chuyển chung của Đài Loan (từ Nam sang Bắc), mà còn biểu thị rằng mức độ phát triển khác nhau của những trung tâm kinh tế lớn sẽ dẫn tới mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị khác nhau. Nó chỉ ra rằng tiểu đô thị hoá rõ rệt đã được thúc đẩy bởi sự bão hoà trong các trung tâm kinh tế lớn và giá đất đô thị tăng lên. Các thành phố trung tâm càng phát triển tới độ trưởng thành, thì càng có nhiều người rời khỏi các quận kinh doanh trung tâm (CBD) khi giá đất tăng. Hình 2 Các Dạng Di Cư của 23 Hạt Đài Loan 4. Chênh lệch giữa các vùng nhập cư và xuất cư Bây giờ chúng tôi so sánh đặc điểm giữa các vùng, đặc biệt là giữa vùng nhập cư thuần và vùng xuất cư thuần. Ba khía cạnh sẽ được so sánh giữa 23 vùng cho mục đích này đó là: (i) sự phân bố dân cư, (ii) tỷ lệ thất nghiệp, và (iii) tỷ lệ phụ thuộc. 4.1. Phân bố dân cư và đô thị hoá Đối với mỗi hạt, đô thị hoá cho thấy quá trình tiến triển của việc ngày càng nhiều người di chuyển hướng đến khu buôn bán. Chúng ta sẽ chứng kiến sự phân bố dân cư trở nên ngày càng tập trung hơn vào một vài khu vực thành phố. Do vậy, một hạt hay thành phố được đô thị hoá hơn sẽ có sự phân bố dân cư tập trung hơn. Để đo được mức độ tập trung dân cư, chúng tôi sử dụng chỉ số Hirschman – Herfindahl thông dụng (sau đây là chỉ số HH). Giả sử là dân số của hạt i, thì chỉ số HH được xác định như sau: , trong đó biểu thị phần dân cư thường trú ở quận k của hạt i. Theo toán học, nếu hạt i gồm quận hay thị trấn, thì phạm vi của chỉ số HH là . Chỉ số HH cao hơn đại diện cho sự phân bố dân cư của một vùng tập trung nhiều hơn và chỉ số HH nhỏ hơn có nghĩa sự phân bố dân cư của một vùng tập trung ít hơn. Bảng 2 tóm tắt các chỉ số HH gần đây của 23 vùng ở Đài Loan từ năm 1996 đến 2007. Chỉ số HH trung bình của các vùng xuất cư nhỏ hơn mức trung bình chung của tất cả các vùng. Điều này hàm ý rằng phân bố dân cư tập trung hơn ở các vùng (thành thị) nhập cư so với các vùng (nông thôn) xuất cư. Rõ ràng phát hiện này phù hợp với lý thuyết, đó là, đô thị hoá nói chung xảy ra đối với vùng nhập cư và có nhiều người hơn tập trung gần khu buôn bán hay những nơi có khu vực chế tạo hiện đại. Ngoài ra, động lực của chỉ số HH có thể được quan sát từ tốc độ tăng trưởng trung bình qua từng thời kỳ của mỗi hạt. Hình 3 trình bày sự phát triển của tất cả các hạt theo tốc độ tăng trưởng HH tương ứng (trục tung) và tỷ lệ di cư thuần Để vẽ nhỏ đi số lượng di cư thuần, tỷ lệ di cư thuần tương ứng được sử dụng, nó được định nghĩa như là tỷ lệ của số lượng di cư thuần của một hạt so với tổng số lượng di cư thuần tuyệt đối của tất cả các hạt. (trục hoành). Những vùng có tốc độ tăng trưởng HH dương hàm ý rằng quá trình đô thị hoá đang diễn ra, điều mà về mặt lý thuyết chúng ta mong đợi quan sát trong các hạt hay thành phố nhập cư. Điều này quả thực đúng với những vùng nhập cư, chẳng hạn như hạt Tân Trúc, thành phố Đài Trung và hạt Đào Viên, như được biểu thị ở góc trên bên phải của Hình 3. Tuy nhiên, có thể thấy ở góc trên bên trái Hình 3, tất cả những vùng xuất cư (tỷ lệ di cư thuần âm) đều có một tốc độ tăng trưởng HH dương, hàm ý rằng sự phân bố dân cư ngày càng trở nên tập trung hơn thậm chí cả trong những hạt xuất cư. Điều này phản ánh một sự hình thành tiểu đô thị hóa đang diễn ra trong các khu vực nông thôn ở Đài Loan. Ví dụ, ngày càng nhiều lực lượng lao động ở hạt Hoa Liên chuyển đến thành phố Hoa Liên. Mặt khác, các chỉ số HH trung bình của các vùng nhập cư của thành phố Đài Nam, thành phố Tân Trúc, và thành phố Cao Hùng tương đối ổn định (tăng rất nhỏ) trong 12 năm qua. Điều này chỉ ra rằng, sự phân bố dân cư trong những vùng nhập cư này đã trở nên ổn định. Một trường hợp cực kỳ biệt lập là hạt Đài Bắc, một hạt nhập cư thuần đáng kể nhưng lại đặc trưng bởi chỉ số HH đang giảm xuống. Trường hợp này dường như trái ngược với lý thuyết đô thị hoá. Tuy nhiên, nếu chúng ta thừa nhận sự thật là hạt Đài Bắc đang nhận hầu hết người di cư từ trung tâm của thành phố Đài Bắc, và do đó hầu hết các quận có mật độ dân cư cao, bao gồm cả những quận cũ và hình thành trong thập kỷ trước, mở rộng dọc theo lòng chảo Đài Bắc, thì hiện tượng này là rõ ràng. Theo trực giác, một kiểu mẫu CBD phức hợp sẽ có khả năng tạo ra mô hình này về mặt lý thuyết. Hình 3: Tỷ lệ di cư thuần và tốc độ tăng trưởng HH ở Đài Loan 1996-2007 Bảng 2: Các chỉ số HH ở Đài Loan trong những năm 1996-2007 Khu vực/Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TP. Đài Bắc 0.0889 0.0890 0.0891 0.0891 0.0892 0.0892 0.0893 0.0893 0.0894 0.0895 0.0895 0.0895 Hạt Chương Hóa 0.0656 0.0656 0.0658 0.0660 0.0664 0.0665 0.0667 0.0671 0.0673 0.0674 0.0676 0.0678 Hạt Vân Lâm 0.0610 0.0612 0.0616 0.0620 0.0626 0.0628 0.0631 0.0635 0.0639 0.0642 0.0647 0.0651 Hạt Bình Đông 0.0839 0.0837 0.0840 0.0844 0.0849 0.0845 0.0851 0.0858 0.0865 0.0865 0.0870 0.0873 Hạt Gia Nghĩa 0.0700 0.0701 0.0707 0.0710 0.0713 0.0713 0.0717 0.0719 0.0722 0.0721 0.0723 0.0724 Hạt Nam Đầu 0.1220 0.1227 0.1236 0.1240 0.1246 0.1247 0.1253 0.1258 0.1264 0.1267 0.1273 0.1278 Hạt Cao Hùng 0.0986 0.0991 0.0996 0.1003 0.1010 0.1012 0.1019 0.1035 0.1049 0.1056 0.1063 0.1066 Hạt Đài Nam 0.0579 0.0590 0.0602 0.0610 0.0621 0.0625 0.0632 0.0638 0.0645 0.0651 0.0660 0.0666 Hạt Miêu Lật 0.0937 0.0945 0.0951 0.0959 0.0968 0.0972 0.0976 0.0983 0.0989 0.0994 0.1000 0.1008 Hạt Nghi Lan 0.1140 0.1135 0.1139 0.1141 0.1142 0.1141 0.1149 0.1159 0.1167 0.1172 0.1181 0.1186 Hạt Đài Đông 0.2200 0.2230 0.2254 0.2284 0.2317 0.2324 0.2332 0.2348 0.2386 0.2399 0.2444 0.2469 Hạt Hoa Liên 0.1582 0.1601 0.1619 0.1634 0.1651 0.1661 0.1668 0.1689 0.1716 0.1732 0.1754 0.1775 Hạt Đài Trung 0.0661 0.0662 0.0664 0.0667 0.0668 0.0669 0.0670 0.0672 0.0674 0.0676 0.0677 0.0678 TP. Cơ Long 0.1487 0.1487 0.1493 0.1495 0.1496 0.1498 0.1504 0.1506 0.1509 0.1509 0.1508 0.1510 Trung bình cụm 0.1035 0.1040 0.1048 0.1054 0.1062 0.1064 0.1069 0.1076 0.1085 0.1089 0.1098 0.1104 Hạt Bành Hồ 0.3793 0.3579 0.3820 0.3864 0.3887 0.3747 0.3819 0.3848 0.3874 0.3832 0.3867 0.3894 TP. Gia Nghĩa 0.5001 0.5002 0.5002 0.5002 0.5003 0.5003 0.5002 0.5002 0.5003 0.5013 0.5016 0.5017 TP. Cao Hùng 0.1341 0.1338 0.1342 0.1346 0.1349 0.1349 0.1350 0.1353 0.1350 0.1346 0.1344 0.1341 TP. Đài Nam 0.1804 0.1799 0.1808 0.1813 0.1816 0.1822 0.1825 0.2327 0.1771 0.1774 0.1778 0.1783 TP. Tân Trúc 0.3824 0.3825 0.3801 0.3787 0.3784 0.3787 0.3788 0.3792 0.3797 0.3795 0.3790 0.3791 Hạt Tân Trúc 0.1297 0.1311 0.1321 0.1335 0.1347 0.1355 0.1372 0.1392 0.1417 0.1438 0.1470 0.1500 TP. Đài Trung 0.1500 0.1506 0.1511 0.1515 0.1520 0.1525 0.1525 0.1527 0.1532 0.1533 0.1537 0.1538 Hạt Đài Bắc 0.0831 0.0816 0.0810 0.0805 0.0802 0.0798 0.0796 0.0794 0.0790 0.0785 0.0782 0.0777 Hạt Đào Viên 0.1151 0.1148 0.1148 0.1150 0.1155 0.1159 0.1161 0.1167 0.1174 0.1177 0.1178 0.1179 Trung bình cụm 0.2282 0.2258 0.2285 0.2291 0.2296 0.2283 0.2293 0.2356 0.2301 0.2299 0.2307 0.2313 Trung bình chung 0.1659 0.1649 0.1666 0.1672 0.1679 0.1673 0.1681 0.1716 0.1693 0.1694 0.1702 0.1709 Tóm lại, kết hợp tốc độ tăng trưởng HH và tỷ lệ di cư thuần, chúng ta có thể thấy được các mô hình khác nhau của 23 khu vực ở Đài Loan như trong Hình 3. Chúng ta thấy rằng, tất cả những vùng xuất cư đều tập trung ở giai đoạn III (tốc độ tăng trưởng HH dương và tỷ lệ di cư âm). Điều này hàm ý sự phân bố dân cư đã trở nên tập trung hơn. Có 6 vùng nằm ở giai đoạn I (tốc độ tăng trưởng HH dương và tỷ lệ di cư dương). Sáu vùng này mô tả sự nhập cư và mô hình phân bố dân cư tập trung hơn, nhưng thành phố Cao Hùng và thành phố Gia Nghĩa có tốc độ tăng trưởng HH nhỏ nhất (gần bằng không) có thể đại diện cho mô hình đô thị ổn định và trưởng thành, tức là dân số nhập cư và sự phân bố dân cư tập trung ổn định. Có 3 vùng rơi vào giai đoạn II (tốc độ tăng trưởng HH âm và tỷ lệ di cư dương). Điều này hàm ý cho sự hình thành những vùng tiểu đô thị mới phát triển đặc biệt là thành phố Đài Nam, thành phố Tân Trúc, và hạt Đài Bắc. 4.2. Bất ổn định trong vấn đề thất nghiệp Bảng 1 cũng cho thấy rằng, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của các vùng xuất cư ở mức 3,8% cao hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình chung của Đài Loan ở mức 3,73% và tỷ lệ thất nghiệp trung bình của các vùng nhập cư ở mức 3,65% thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình chung của Đài Loan. Mô hình Harris – Todaro (gọi tắt là mô hình HT) dự báo tỷ lệ thất nghiệp này có thể tăng lên trong khu vực thành thị (các vùng nhập cư) do cung lao động ngày càng tăng và nhu cầu lao động cố định ở khu vực đô thị. Quan sát của chúng tôi trong 12 năm qua đã không ủng hộ mô hình HT, thay vào đó một mô hình đảo ngược đã được tìm thấy. Hình 4 mô tả chi tiết sự phân bố thất nghiệp cho từng năm ở Đài Loan. Hình 4. Phân bố tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 1996-2007 Một vài hiện tượng thú vị có thể được thấy trong hình trên đó là: Thứ nhất, phạm vi tỷ lệ thất nghiệp của 23 hạt đã thu hẹp lại theo thời gian, bắt đầu từ sau năm 2001 khi nền kinh tế đã rơi vào chu kỳ suy thoái và thậm chí phạm vi này còn thu hẹp hơn nữa sau cuộc suy thoái năm 2003. Sự hội tụ của tỷ lệ thất nghiệp trên tất cả các hạt có thể được giải thích ít nhất một phần bởi thực tế của hệ thống giao thông vận tải rộng khắp đảo đã được cải thiện, như mạng lưới đường cao tốc và hệ thống giao thông đại chúng đã trở nên hoàn thiện hơn,… Nói cách khác, chúng ta có thể nói rằng sự chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp ở những vùng khác nhau sẽ trở nên nhỏ hơn do nền kinh tế trở nên trưởng thành và phát triển tốt hơn. Thứ hai, vẫn còn tồn tại những vấn đề khó giải quyết và đáng được khảo sát hơn nữa để tìm ra cơ chế hay những nguyên nhân đằng sau hiện tượng này. Trước năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp ở 23 hạt đã có sự khác biệt rất lớn, dao động từ 1,5% đến hơn 4%. Trong giai đoạn có sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp cao này, dường như là, tính trung bình các khu vực xuất cư có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao hơn so với các khu vực nhập cư. Tóm lại, chúng ta đã thấy rằng, tỷ lệ thất nghiệp nói chung của các vùng xuất cư cao hơn so các vùng nhập cư. Hiện tượng này ngược lại với những gì mà mô hình HT thông thường đã dự báo. Một giải thích khả dĩ cho kết quả này hầu như chắc chắn là do thực tế rằng hầu hết những số liệu thống kê chính thức không thể đại diện cho nền kinh tế ngầm đặc biệt là trong các thành phố nhập cư. Một khả năng khác là mô hình HT có thể không thích hợp với Đài Loan bởi vì Đài Loan là một nước công nghiệp hoá trưởng thành hơn so với các nước thế giới thứ ba. 4.3. Chênh lệch tỷ lệ phụ thuộc Bảng 1 cũng cho chúng ta thấy rằng, tỷ lệ phụ thuộc trung bình của các vùng xuất cư ở mức 54,93% là thấp hơn tỷ lệ phụ thuộc trung bình chung của Đài Loan ở mức 55,94% và tỷ lệ phụ thuộc trung bình của các vùng nhập cư ở mức 56,74% là cao hơn tỷ lệ phụ thuộc trung bình chung của Đài Loan. Thoạt nhìn xu thế này có thể trở thành vấn đề nan giải vì hầu hết các tài liệu di cư đều minh họa tỷ lệ phụ thuộc giảm trong khu vực thành thị và tỷ lệ phụ thuộc tăng trong các khu vực nông thôn do sự di cư của lao động trẻ từ khu vực nông thôn ra thành thị. Một sự giải thích khả dĩ về tỷ lệ phụ thuộc cao hơn trong khu vực nhập cư (thành thị) có thể phản ánh Đài Loan, một nước công nghiệp hoá trưởng thành, đã trải qua việc di cư trở lại của lực lượng lao động từ khu vực thành thị về nông thôn trong suốt mười hai năm gần đây nhất. Lý do khác cho tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn của các vùng xuất cư (nông thôn) theo quan sát của chúng tôi có thể phản ánh các động lực dân số với tỷ lệ tử vong lớn hơn tỷ lệ sinh trong khu vực nông thôn ở Đài Loan. Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh sự khác nhau về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (NIR) cho từng vùng. NIR cao sẽ phản ánh dân số tương đối trẻ của một vùng. Bảng 3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học của ở một số vùng lựa chọn Thành phố Tân Trúc Hạt Tân Trúc Hạt Hoa Liên Hạt Đài Đông Năm NIR (0/00) SIR(0/00) NIR (0/00) SIR(0/00) NIR (0/00) SIR(0/00) NIR (0/00) SIR(0/00) 2007 7.09 3.69 6.52 10.01 -0.73 -5.09 -0.65 -9.13 2006 7.16 3.19 6.14 14.61 -0.01 -5.75 0.21 -12.79 2005 6.15 3.47 5.51 16.57 -0.41 -4.90 -0.20 -5.77 2004 7.07 3.46 6.50 10.68 0.86 -6.57 0.34 -10.55 2003 6.71 4.05 7.24 7.25 1.27 -4.14 1.65 -6.27 2002 8.02 6.61 8.53 5.67 2.40 -5.19 2.88 -5.53 2001 7.74 5.35 8.82 6.05 2.80 -4.19 3.22 -6.08 2000 9.23 8.52 11.22 2.40 4.74 -10.54 5.25 -15.35 1999 8.24 7.68 10.29 3.14 4.41 -6.98 4.52 -13.11 1998 7.49 5.06 9.23 5.50 4.01 -8.14 4.25 -16.44 1997 10.66 6.10 12.15 4.08 6.48 -8.11 6.51 -9.79 1996 10.35 6.26 12.53 2.90 7.03 -7.93 6.15 -8.30 Chú ý: NIR== Natural Increase Rate (tỷ lệ tăng tự nhiên) SIR== Social Increase Rate (tỷ lệ tăng cơ học) Như được thể hiện trong Bảng 3, đối với những vùng có SIR<0, nghĩa là những hạt di cư thuần như Hoa Liên và Đài Đông, chúng cũng xuất hiện một sự giảm đáng kể về tỷ lệ tăng tự nhiên trong thập kỷ qua. Ngược lại, đối với những vùng có SIR>0, tức là các hạt nhập cư thuần như thành phố Tân Trúc và hạt Tân Trúc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng là dương và cao hơn nhiều tỷ lệ trung bình chung của Đài Loan. Hiện tượng này phản ánh một thực tế rằng những người rời khỏi các khu vực xuất cư thuần hầu hết là đội ngũ trẻ. Do đó, tỷ lệ phụ thuộc trong khu vực xuất cư thuần sẽ cao hơn trong các khu vực nhập cư thuần. 5. Kết luận Trong quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị trong vài thập kỷ qua, sự phát triển của khu vực nông thôn thậm chí đã chìm xuống hơn nữa, ngày càng nhiều lao động di cư đến các thành phố và các khu công nghiệp, để lại đằng sau vùng nông thôn chỉ những người già và trẻ em. Cấu trúc gia đình và xã hội cũng đã thay đổi một cách mạnh mẽ và một loạt các vấn đề xã hội bên cạnh tình trạng nghèo đói và nạn thất nghiệp trá hình đã nảy sinh trong giai đoạn này. Thất nghiệp trong các khu vực chế tạo ở thành thị đã được chứng minh bằng tài liệu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khó khắc phục. Trong bài báo này, chúng tôi thảo luận mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá và sự di cư từ nông thôn ra thành thị và sử dụng các số liệu thống kê theo vùng và đô thị để nhận dạng các mô hình di cư đối với từng khu vực trong số 23 hạt/thành phố. Sau đó, chúng tôi so sánh sự khác biệt giữa các hạt từ 3 khía cạnh động lực tập trung dân cư thường trú, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ phụ thuộc. Các phát hiện chủ yếu được tóm lại như sau: Cường độ tập trung dân cư ở các vùng (thành thị) nhập cư cao hơn ở các vùng (nông thôn) xuất cư, như lý thuyết về đô thị hoá đã dự kiến. Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của các vùng xuất cư cao hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình chung của Đài Loan và tỷ lệ thất nghiệp trung bình của các vùng nhập cư ở mức 3,65% là thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình chung của Đài Loan. Tỷ lệ tăng tự nhiên ở các vùng nhập cư cao hơn đáng kể so với vùng nông thôn xuất cư, phát hiện này phù hợp với niềm tin chung của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ phụ thuộc trung bình của các vùng xuất cư thấp hơn so với tỷ lệ phụ thuộc trung bình của các vùng nhập cư. Con số này trái ngược với niềm tin chung của chúng tôi về một tỷ lệ phụ thuộc cao ở khu vực nông thôn, vì hầu hết những người di cư từ nông thôn đều là những người trẻ và trong độ tuổi lao động. Điều này hầu như là do một số lỗi thống kê chưa biết, như dữ liệu mất hoặc đo lường sai sót đặc biệt trong các vùng nông thôn. Mặt khác, phát hiện khác thường như tỷ lệ phụ thuộc thấp ở các vùng xuất cư là một vấn đề nan giải và đáng được nghiên cứu sâu hơn nữa. Hầu hết các vùng xuất cư cũng đã trải qua một xu hướng tập trung dân cư ngày càng tăng, hàm ý việc hình thành tiểu đô thị hoá đang diễn ra trong các khu vực nông thôn ở Đài Loan. Một trường hợp trái ngược lại với lý thuyết đô thị hoá chung đó là hiện tượng của Hạt Đài Bắc, một vùng nhập cư thuần nhưng lại đặc trưng bởi cường độ tập trung đang giảm trong thập kỷ qua. Thực tế này hàm ý rằng một mô hình CBD phức hợp là cần thiết để tạo ra mô hình này. Tài liệu tham khảo Brueckner, J.K. (1990), “Phân tích đô thị hoá Thế giới thứ ba: Mô hình với bằng chứng thực nghiệm,” Phát triển kinh tế và thay đổi văn hoá, 77?, pp. 587-610. Brueckner, J.K. and H-A Kim (2001), “Thị trường đất đai trong mô hình Harris-Todaro: Nhân tố mới cân bằng di cư từ nông thôn ra thành thị,” Tập san Khu vực học, 41(3), pp.507-520. Brueckner, J.K. and U. Zenou (1999), “Mô hình Harris-Todaro với thị trường đất,” Khu vực học và kinh tế học đô thị, 29, pp. 317-339. Harris, J.R. and Todaro, M.P. (1970), “Di cư, thất nghiệp và phát triển: Phân tích hai khu vực”, Tạp chí Kinh tế Mỹ, 60, pp.126-142. Kuznets, S. (1966), “Tăng trưởng kinh tế học hiện đại”, Hew Haven: Nhà xuất bản Đại học Yale. Selya, R. M. (2004), “Phát triển và thay đổi nhân khẩu ở Đài Loan 1945-1995”. PAGE 20 TP. Tân Trúc Hạt Gia Nghĩa TP. Đài Bắc Hạt Đào Viên Hạt Tân Trúc Hạt Miêu Lật Hạt Đài Trung P. Đài Trung Hạt Chương Hóa TP Gia Nghĩa TP. Đài Nam Hạt Bình Đông Hạt Cao Hùng TP. Cao Hùng Hạt Nghi Lan Hạt Hoa Liên Hạt Đài Đông Hạt Đài Bắc TP. Cơ Long Hạt Nam Đầu Hạt Đài Nam Hạt Vân Lâm Hạt Tân Trúc TP. Đài Nam TP. Tân Trúc Hạt Đài Bắc Tốc độ tăng trưởng HHI Tỷ lệ di cư thuần 0.2 0.15 0.1 0.05 0 biểu thị hạt nhập cư thuần biểu thị hạt xuất cư thuần -0.05 -0.1 -0.15 1.5 1 0.5 0 -0.5 -1 Hạt Đài Nam Hạt Hoa Liên Hạt Đài Đông Hạt Đào Viên TP. Đài Trung TP. Đài Bắc Hạt Vân Lâm Hạt Nam Đầu Hạt Cao Hùng Hạt Miêu Lật Hạt Chương Hóa Hạt Bình Đông Hạt Nghi Lan Hạt Gia Nghĩa Hạt Đài Trung Hạt Bành Hồ TP. Cơ Long TP. Cao Hùng TP. Gia Nghĩa Phân bố Tỷ lệ Thất nghiệp của 23 Hạt Đài Loan 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TP. Cơ Long(-) Hạt Tân Trúc(+) (+) biểu thị Net SIP>0, Vùng nhập cư thuần (-) biểu thị Net SIP<0, Vùng xuất cư thuần, T Hạt Đào Viên(+) TP. Đài Nam(+) TP. Cao Hùng(+) Hạt Hoa Liên (-) TP. Đài Bắc (-) Hạt Đài Đông (-) Hạt Bình Đông(-) Hạt Đài Bắc (+)